Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

cooktai tinh yeuda sua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
A: Phần mở đầu ....................................................................................
1
I: Lí do chọn đề tài ..................................................................................................
1
II. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................
2
III. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................
2

B: Nội dung ..........................................................................................
3
Chương 1: Vài nét về tiểu thuyết "Cocktail cho tình yêu"- Trần Thu Trang ....................
3
I. Giới thuyết về tiểu thuyết hiện đại ......................................................................
3
II.Tiểu thuyết "Cocktail cho tình yêu"- Trần Thu Trang. .......................................
5
1. Tác giả.................................................................................................................
5
2. Tác phẩm ............................................................................................................
6
Chương 2: Nét đặc sắc nghệ thuật trân thuật trong "Cocktail cho tình yêu" ......................
9
I. Lời văn ................................................................................................................
9
1.Hệ thống vốn từ phong phú .................................................................................
9

1




1.1. Lớp từ ngữ vay mượn ......................................................................................
9
1.2 Lớp từ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày .......................................................
10
1.3. Lớp từ mang tính chất thuật ngữ khoa học ......................................................
11
2. Giọng điệu ..........................................................................................................
12
II. Lời nhân vật .......................................................................................................
14
2. Lời nửa trực tiếp .................................................................................................
18

C.Kết luận ............................................................................................
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
21

A: Phần mở đầu
I: Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tác động lớn đến đời sống của con
người, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự xuất hiện của Internet
đã khắc phục được những hạn chế về không gian, khoảng cách, tiết kiệm được
thời gian cho con người. Ở nước ta số người sử dụng mạng tương đối nhiều,
khoảng hơn chục triệu người, trong đó đa phần là tầng trí thức. Nhiều website
2



xuất hiện phục vụ nhu cầu sự dụng của con người. Website "Vanhocmang.net"
-đó là tập hợp những sáng tác "100% mạng" từ các tác giả viết văn trên mạng,
đầu tiên chỉ đơn giản mang tính chất như một blog chung của những người viết
văn học mạng nhưng sau đó số người sáng tác tăng lên những tác phẩm ra đời
thu hút số lượng độc giả lớn tạo thành một trào lưu văn học trên mạng với những
tác giả: Trang Hạ, Đặng Thiều Quang, Trần Thu Trang, Giao Chi, Cẩm Khánh
Vân, Phong Điệp...
Các nhà văn mạng Việt Nam còn rất trẻ thường là thế hệ 8x. Những tác
phẩm của họ tuy chưa được xuất bản thành sách nhiều nhưng chúng đã gây được
tiếng vang và sự chú ý nhất định của xã hội. Tuy nhiên, báo chí và giới phê bình
hiện nay còn nhiều định kiến với văn học mạng, coi chúng như những thứ giải
trí rẻ tiền. Trong khi đó, kề bên nước ta, ở Trung Quốc văn học mạng ra đời cách
đây gần 10 năm lại được coi trọng, ủng hộ để nó ngày càng phát triển mạnh với
những tên tuổi: Quách Kính Minh, Hàn Hàn, An Ni bảo bối...
Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật trong tiểu
thuyết "Cocktail cho tình yêu"-

một tiểu thuyết mạng của một nhà văn mạng

Trần Thu Trang- người được coi là Quỳnh Dao của Việt Nam để thấy rằng, dù
rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nhưng thứ bị coi là "giải trí rẻ tiền" đó cũng
mang trong nó những quan niệm, tư tưởng sáng tạo nghiêm túc, cũng được chau
chuốt, tạo dựng lên bằng cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật như bao sáng tác
văn học khác. Từ đó có cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn hơn về dòng văn học
mạng ở Việt Nam- một dòng văn học mới lạ: "Văn học mạng là một cuộc cách
mạng trong cuộc tiếp cận giữa người sáng tác và người tiếp nhận. Sự tương tác
nhờ tiện ích từ công nghệ giúp tác giả chia sẻ quan điểm, nhận sự phản hồi hồn
thiện tác phẩm", có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.
II. Phạm vi nghiên cứu
Trước một tiểu thuyết được độc giả đón nhận hồ hởi và tạo nên mơt luồng

sinh khí mới cho giới trẻ như "Cocktail cho tình u", có rất nhiều vấn đề cần
khám phá tìm hiểu. Ở đây chúng tơi chi đi sâu nghiên cứu một số đặc sắc nghệ

3


thuật của tiểu thuyết: Lời văn và lời nhân vật, để thấy được nét độc đáo tiểu
thuyết của Trang- một tiểu thuyết mạng.
III. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở văn bản tác phẩm chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê tư
liệu. Sau đó, trong q trình phân loại ngữ liệu tiến hành đối chiếu và chọn
những ngữ liệu đặc sắc, nổi bật về mặt nghệ thuật trần thuật. Từ đó phân tích,
tổng hợp thành những nét đặc sắc về nghệ thuật cho tiểu thuyết mình nghiên
cứu.

B: Nội dung
Chương 1: Vài nét về tiểu thuyết "Cocktail cho tình yêu"- Trần Thu Trang
I. Giới thuyết về tiểu thuyết hiện đại
Hiện nay còn tồn tại nhiều cách hiểu về khái niệm tiểu thuyết nhưng cách
hiểu phổ biến được nhiều người sư dụng là khái niệm trong "Từ điển thuật ngữ
văn học": Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
4


đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả
các điều kiện sinh hoat giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.
Cũng như các thể loại khác, tiểu thuyết mang trong mình những đặc trưng
riêng. Tiểu thuyết lấy con người làm đối tượng phản ánh tuy nhiên nó quan tâm
đặc biệt đến các quan hệ mang tính chất đời tư, bản chất thực của con người.

Ngay từ khi ra đời tiểu thuyết Việt Nam đã hướng vào thế giới đời tư: "Thầy
Larazô phiền" là câu chuyện tình cảm, rồi tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng
hướng tới những mối quan hệ gia đình. Trong giai đoạn 1930-1945, tiểu thuyết
cua Tự lực văn đoàn hướng vào những câu chuyện tình yêu, tiểu thuyết hiện
thực phê phán lấy điểm xuất phát từ bi kịch đời tư cá nhân để nói tới những vấn
đề xã hội có ý nghĩ lớn lao. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ (19451975) do yêu cầu của lịch sử tiểu thuyết bị sử thi hố nên chất đời tư có phần mờ
nhạt. Nhưng ngay sau khi giành độc lập thống nhất đất nước 1975 chất đời tư lại
quay trở lại với tiểu thuyết đặc biệt là sau đổi mới 1986.
Mục tiêu tiểu thuyết hướng tới là khắc hoạ bức tranh cuộc sống một cách
chân thực từ góc độ đời tư. Mà bản thân cuộc sống rất phức tạp cho nên bức
tranh trong tiểu thuyết cũng rất phức tạp, ngổn ngang. Để thể hiện điều đó các
trường phái, trào lưu, các nhà văn co cách khai thác chất văn xuôi khác nhau,
chất văn xuôi trở thành một đặc trưng của tiểu thuyết. Đây là khái niệm ít nhiều
có tính ước lệ, đối lập với chất thơ, chất trữ tình. chất văn xi thể hiện sâu đậm
nhất trong tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 và sau 1986, khi
tiểu thuyết đi sâu phản ánh mặt trái của xã hội.
Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm văn học. Đó là
những con người cụ thể được phản ánh trong tác phẩm. Nhân vật trong tiểu
thuyết thường là con người nếm trải, nhân vật nếm trải-nhằm chỉ sự lớn lên,
trưởng thành của nhân vật, nhưng không phải do tuổi tác mà sự lớn lên của ngân
vật gắn liền với tư duy con người, nói như Giáo sư Trần Đinh Sử: "nhân vật lớn
lên do cuộc đời dạy bảo". Nhân vật trong văn xi Trung đại thường có tính
cách ổn định gắn với những khung đã hình thành. cịn ở tiểu thuyết hiện đại tính
5


cách nhân vật có sự vận động phát triển, có những nét ổn định, có nét biến đổi
nhiều khi trái ngược hẳn tính cách ban đầu. Chẳng hạn, nhân vật Tám Bính trong
"Bỉ vỏ"-Nguyên Hồng, đầu tiên xuất hiện là người hiền lành, chất phát nhưng
đến khi trở thành Bỉ vỏ thì ranh mãnh, quỷ quái. Tiểu thuyết sau 1975 tính chất

nếm trải của nhân vật được thể hiện rất rõ đó là sự lớn lên trong ý thức cá nhân.
Khoảng cách trần thuật cũng là một đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết,
trong sử thi khoảng cách trần thuật là một khoảng cách dài, xa giữa người trần
thuật và đối tượng. Bởi mục đích của sử thi là ca ngợi, ngưỡng mộ, cho nên đối
tượng trần thuật thường ở vị trí cao hơn tạo ra khoảng cách lớn. Tiểu thuyết phơi
bày hiện thực ở mọi góc độ vì vậy khoảng cách trần thuật được rút ngắn lại, để
có thể thể hiện tất cả các sự việc một cách chân thật khoảng cách tiếp xúc phải
gần, người trần thuật và đối tượng đơi khi như hồ lẫn vào nhau, có thể cảm
nhận niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau...của nhân vật bằng chính những kinh nghiệm
của mình. Đồng thời khoảng cách trần thuật gần còn tạo ra sự đa thanh, đa giọng
điệu, có giọng nhân vật, giọng tác giả, tạo ra những đối thoại giữa các giọng
điệu.
Đó là một số đặc trưng chung của tiểu thuyết Việt Nam. Trong quá trình
vận động phát triển mỗi giai đoạn khác nhau tiểu thuyết lại có những đặc trưng
riêng phù hợp với lịch sử xã hội. Sau năm 1986 tuy khơng có nhiều thành tựu
nhưng cũng có những thành cơng nhất định, với những điểm mới về cả nội dung
và nghệ thuật. Sau đổi mới tiểu thuyết đặc biệt quan tâm đến bi kịch con người:
Bi kịch thời hậu chiến, nghèo đói cơ cực, khơng chỉ nhìn ở những vết thương cụ
thể mà cịn ở mặt tinh thần. Ví dụ: "Lạc rừng"-Nguyễn Trung Đỉnh, "Bến không
chồng"....Bi kịch của con người phải vật lộn trong những phức tạp của đời sống
kinh tế thị trường, bị đồng tiền tha hoá biến chất:" Ngõ lỗ thủng" - Nguyễn
Trung Đỉnh, "Phố"- Chu Lai, " Thời xa vắng "- Lê Lựu... đồng tiền có thể can
thiệp tới đời sồng tinh thần, tác động đến số phận của người trí thức: " Đám cưới
khơng có giấy giá thú"- Ma Văn Kháng... Bi kịch trong tình u, hơn nhân và
gia đình. Đây là góc nhìn về phương diện đời tư để các nhà văn khai thác, có khi

6


do đồng tiền, có khi do sự khác biệt về tính cách, lí tưởng sống: "Gia đình bé

mọn"- Dạ Ngân, "Mùa lá rụng trong vườn"- Ma Văn Kháng...
Về nghệ thuật cũng có những đổi khác, quan niệm về cuộc đời, con
người, về chức năng của văn học có phần tự do, phong phú hơn, dân chủ hơn.
Nếu như trước đây nhà văn thường suy tư con người lí tưởng tiên tiến thi đến
nay lại quan tâm đến con người trong sự tồn vẹn của nó( cả mặt tốt- xấu, cao
cả- thấp hèn) trong hiện tực bề bộn phức tạp.
Chức năng của van học giai đoạn này cũng đượcc tư duy lại, nếu trước
đây thường dề cao chức năng giáo dục, thẩm mỹ, nhận thức thì nay cịn thêm
những chức năng khác nữa như chức năng giải trí:" Văn học là một thứ trị chơi"
(Phan Thị Vàng Anh) làm giảm tính thiêng liêng của văn học, kéo văn học gần
cuộc sống tạo cái nhìn dân chủ trong văn học.
II.Tiểu thuyết "Cocktail cho tình yêu"- Trần Thu Trang.
1. Tác giả
Trần Thu Trang sinh ngày 02/02/1982 ở Hà Nội, được mọi người biết đến
như một trong những tác giả tiên phong trong văn chương trên mạng với những
bút danh: Nhất Thân Tầm. Đan Vân, Ngạc Tầm và biệt danh: Thiếu iốt, Quỳnh
kéo.
Trang sinh ra trong một gia đình khơng ai theo nghề chữ nghĩa, bản thân
Trang tốt nghiệp khoa tiếng Anh ở Đại học Dân lập Thăng Long. Thế nhưng
ngay từ thời đi học Trang đã được làm quen với văn chương và được mọi người
trong gia đình uảng hộ. Cuối cấp III Trang có các bài gửi đến tập san dành cho
tuổi mới lớn. Khi vào đại học Trang tham gia làm cộng tác viên cho báo Hoa
học trị, đồng thời có những bài viết nhỏ đăng rải rác trên các báo, tạp chí, tuyển
tập thơ văn, nội san. Trang cũng thừa nhận từng viết truyện vừa dười dạng nhật
kí và vài bản nháp cho truyện dài. Điều đó chứng tỏ niềm say mê và sự cố gắng
trên con đường văn chương của Trang.
Trang là nhà văn trẻ nhưng rất có ý thức đối với văn chương. Trong cuộc
phỏng vấn với chuyên đề "Nhà văn trẻ nghĩ gì, hiểu gì về văn chương" (Thụ
Nhân thực hiện), Trang đã nói: "Viết văn là cơng việc chữ nghĩa. Tơi nghĩ mình
7



chỉ có một điểm sáng duy nhất là thai độ tơn trọng chữ nghĩa". Cịn trong
"Cocktail cho tình u" Trang đã để nhân vật phát biểu: "Văn chương xoa dịu
nỗi đau của nhân loại" đó như một lời tun ngơn về quan điểm nghệ thuật của
mình.
Đặt ra quan điểm cho mình, lại có ý thức viết văn, những tác phẩm của
Trang đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều nhà xuất
bản đã nhận xuất bản sách của Trang như NXB Lao Động, NXB Văn học... Cho
ra đời những cuốn sách như: " Phải lấy người như anh", "Cocktail cho tình u",
"Nhật kí tình u TIO ", "99 tuần buôn chuyện". Hiện tại Trang dang viết và cho
đăng trên mạng tác phẩm " Chuyện chưa có tên". Phần lớn nội dung các tác
phẩm của Trang mang đề tài hiện đại, đẫm hơi thở của cuộc sống với lớp từ ngữ
rất đặc trưng của Net.
2. Tác phẩm
Cuối tháng 5/2005 trong chuyến tham gia du lịch ngẵn ngày với mấy
người bạn gái sinh hoạt chung ở diễn đàn(forum) trên mạng. Một buổi tối ngồi
ăn uồng dưới chân núi Ba Vì Trang đã mạnh dạn bày tỏ với bạn bè về ý nghĩ mà
Trang cho là " khá ngông cuồng, viển vông" về việc viết một cuốn tiểu thuyết
tình cảm "đâu ra đó". Thật may cho Trang bạn bè khơng những khơng bác bỏ mà
ngược lại cịn rất ủng hộ, vì thế chưa đầy 48 tiếng đồng hồ của chuyến đi một
phần cốt truyện đã hình thành.
Trong vịng ba tuần lễ Trang đã viết hầu như liên tục và chia sẻ với những
người bạn trên mạng. Họ đã dõi theo, phê bình, góp ý, chỉnh sửa và động viên
Trang hồn thành tác phẩm này. Đây khơng phải là tác phẩm đầu tiên của Trang
nhưng xứng đáng là tác phẩm đầu tay của Trang. Tuy nhiên, vì một số lí do cả
chủ quan và khách quan mà "Cocktail cho tình u" hồn thành trong năm 2005
nhưng mãi đến năm 2007 mới được cơng ty Dân trí và NXB Lao Động xuất bản
thành sách.
"Cocktail cho tình yêu" xoay quanh câu chuyện tình u của Hồi Đan và

Lập. Lập là tổng giám đốc của một tập đoàn lớn về du lịch, cao ngạo, tự tin, mà
cũng tràn ngập cơ đơn. Hồi Đan- một nhà thiết kế trẻ, xinh xắn, bướng bỉnh, đã
8


từng đổ vỡ trong mối tình đầu gần như khơng thể tin vào tình yêu được nữa. Họ
đã gặp nhau như được định trước, tình yêu của họ mang đến những bất ngờ, lãng
mạn nhưng cũng rất hiện thực.
Trang dẫn người đọc vào không gian đặc biệt của câu chuyện. Đó là một
khơng gian xê dịch, có tính đa quốc gia. Khơng gian truyện lọt vào giữa Hà Nội,
Ba Vì, Hà Nội, London, Paris, rồi lại Hà Nội -một không gian kiểu thời đại tồn
cầu hố kích thích thị giác, thính giác và cả cảm giác con người. Trong khơng
gian rộng đó phản chiếu những phần nóng của cuộc sống thế hệ trẻ: làn sóng du
học, nỗi lo trong kì thi đại học, phong vị cocktail, thế giới Iternet....Và những
con người là hệ quả tất yếu của làn sóng đổi mới ấy, lớp du học Đông Âu, thế hệ
cuối cùng lớn lên còn chạm chân vào những năm tháng bao cấp, một xã hội với
đầy đủ những quá độ, thời cơ mà cũng đầy thử thách.
Điểm đáng chú ý nữa ở "Cocktail cho tình yêu" là lời thoại của các nhân
vật. Đã lâu lắm rồi mới có một tiểu thuyết Việt Nam có những câu thoại mạch
lạc, đời thường và ý nhị đến thế. Nó bật ra rất tự nhiên gần như khơng có sự sắp
đặt trước. Khơng có ngững đối thoại sáo rỗng, khơng có những thơng điệp triết lí
lủng củng gượng ép, khơng có những tơ vẽ kĩ lưỡng đội sau lớp vỏ đạo đức cô
bé quàng khăn đỏ và con sói già. Một thủ pháp mà Trang đã sử dụng khá khéo
léo là việc sử dụng lời thoại như một chất liệu phác hoạ cho tính cách và tâm lí
nhân vât. Dù chưa đắt và quái được như trong văn Nguyễn Huy Thiệp nhưng nó
cũng giúp truyện thoat khỏi những câu văn kể lể tóm tắt tính cách thơng thường.
Nhân vật có khơng gian tự bộc lộ mình, khơng đứng chơng chênh dưới tác động
chủ quan của người kể chuyện.
Các nhân vật của Trang có các identity và profile rất rõ ràng. Lập- thế hệ
Đông Âu cũ trải qua những thăng trầm của cuộc sống trên con đường lập

nghiệp, từng kiêm đủ mọi nghề để mưu sinh. Anh có nét cá tính và mẫu hình lí
tưởng đối với phụ nữ trẻ và lãng mạn, anh vừa thăng trầm vừa mạnh mẽ. Đan
ngược lại, là thế hệ cửa ngõ 8x, chạm chân vào thời kì bao cấp nhưng được
những năm tháng đất nước đổi mới đỡ từng bước chân. Đan, vì thế có sự ngây
thơ trong sáng, đầy háo hức của thế hệ không bị đè nặng bởi những khuôn khổ
cũ, những năm tháng cũ và quá khứ cũ, có sự tự tin của một thế hệ được chấp
9


nhận, đồng thời có cả sự yên lành của một thế hệ bằng ổn. Đan có cái gần gũi
như một người chị, người bạn. Lập thì có nét lung linh của một hình bóng lí
tưởng. Một xa xơi, một gần gũi kích thích trí tưởng tượng và mơ ước của người
đọc. Đan xen với Đan và Lập là Thạch, Thảo, người mẫu Minh Ánh, An... Tất cả
tạo thành một khung tiểu thuyết hoàn chỉnh, mạch lạc, nhân vật đa dạng vốn
hiếm thấy trong những cây bút trẻ chuyên viết truyện ngắn và mạn đàm.
Bên cạnh đó là Beatles, là cung số tử vi, là cocktail, là nhà may, thời
trang, quán cafe, bar... Đọc "Cocktail cho tình u" có cảm giác ngân nga nào đó
mà những "Jane Eyre", "Tình sử Angelique", "Thiên thần áo đen", mơt thời đã
đẻ lại. Có điều trí tưởng tượng khơng phải bay đến những vung đất xa xơi mà
ngay ở tại Hà Nội, ngay trong lịng Việt Nam.
Ngân nga bởi sau những giờ làm việc mệt mỏi và đầy stress ở văn phịng,
trong cơng việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, những áp lực từ gia đình, người
ta có lẽ sẽ nản khi cầm những Kafka, Kundera, hay thậm chí cả Haruki để đọc.
Lúc ấy, có cảm giác những Daniel Steel, Sidney Sheldon, và "Cocktail cho tình
u" dễ đọc, dễ làm cho con người thốt khỏi hiện thực với bao mệt mỏi đó.
Khơng dám ước mơ Trần Thu Trang sẽ được như Quỳnh Dao thậm chí
như Arthur Hailey- một tượng đài. Chỉ mong sẽ lại có những truyện như
"Cocktail cho tình yêu" để thoat khỏi những căng thẳng, để ước mơ xa xỉ trong
vài phút, để ngân nga trong một lúc hay nhiếu lúc, để yêu đời hơn, yêu người
hơn.


Chương 2: Nét đặc sắc nghệ thuật trân thuật trong "Cocktail cho tình yêu"
I. Lời văn
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học": Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ
thuật, là hình thức ngơn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lời thơ, lời trần
thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ
phận tạo thành lời văn nghệ thuật.

10


"Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ"- từ nhân vật đến không gian, thời
gian, chi tiết, cốt truyện, kết cấu, khơng nằm ngồi ngơn ngữ của tác phẩm. Có
thể nói mỗi bình diện của thi pháp lại biểu hiện thành một bình diện của lời văn
tác phẩm, địi hỏi phải khám phá một lớp ngôn từ của tác phẩm. Nghiên cứu lời
văn khơng có nghĩa là "giở bản đồ tìm địa danh" đọc rồi chỉ ra đây là hốn dụ,
kia là ẩn du, so sánh...mà phải chỉ ra nguyên tắc nghệ thuật dùng từ dùng câu
trong tác phẩm, đòi hỏi phải khám phá nội dung, tính quan niệm của các phương
pháp ấy để nhận ra cách chiếm lĩnh đời sống tác phẩm.
Nghiên cưú một tác phẩm văn học điều quan trọng là phải "chiếm lĩnh lời
văn nghệ thuật của nó" (Lí luận văn học). Đó là yếu tố quan trọng cấu thành
nghệ thuật của một tác giả, tác phẩm...Cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ và
tái tạo ngôn ngữ góp phần quan trọng trong việc cấu thành giong điệu trần thuật
của tác giả.
Trong "Cocktail cho tình yêu" Trần Thu Trang đã cho thấy một cách viết
không giả dối không lên gân lỗi thời nhưng cũng không quá tầm thường khi viết
về cuộc sống bình thường. Cái hay của tiểu thuyết là ngôn ngữ -một ngôn ngữ
rất đời thường, tự nhiên, bướng bỉnh, cá tính mà thơng minh, sắc sảo.
1.Hệ thống vốn từ phong phú

1.1. Lớp từ ngữ vay mượn
Đọc tác phẩm chúng ta bắt gặp rất nhiều những từ ngữ vay mượn như:
rook, guitarsolo, sandal, blog, resort, cocktail....
Theo thống kê: Trong toàn bộ tiểu thuyết gồm 311 trang viết có:
95/311 trang viết khơng xuất hiện từ vay mượn chiếm 30,5%.
56/311 trang viết chỉ xuất hiện một từ vay mượn chiếm 18%.
260/311 traqng viết có xuất hiện từ vay mượn từ 2 lần trở lên chiếm
51,5%. Trong đó đặc biệt ấn tượng ở trang viết 227 các từ vay mượn xuất hiện
tới 25 lần: "...Từ Whiskey thì có Manhattan. Với Tequila, em pha được Tequila
Sunrise và có lẽ cả mấy biến thể của Margarita nếu đủ nguyên liệu. Hurricane và
Mojito cho Rum, cho Vodka thì có Vodka Martini, Bloody Mary..."(Tr.227)
Mặc dù lớp từ này xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm nhưng khơng vì thế
mà nó làm cho trang văn trở lên khó hiểu. Lớp từ vay mượn mà Trang sử dụng
11


trong tác phẩm đều là những từ ngữ thuộc từ loại danh từ, trong đó phần lớn là
danh từ riêng -tên gọi của những sự vật cụ thể: Đó là công ty thời trang Ivy, nhà
may Molly, học viện thời trang Milano. Đó là tên của các loại rượu như: Gin,
Vodka, Rum, Tequila, Whiskey...và những li cocktail phong phú: Gin Tonic,
Black Russian, Bloody Mary,...Đó là xe Lexus, xe Wase, là đồng hồ Swatch...
Bên cạnh đó là nhưng danh từ chung -chỉ chủng loại sự vật (ý nghĩa loại
sự vật là ý nghĩa khái quát thành phạm trù) như: bar, blog, resort, salon, sandal,
bartender,...
Đó đều là những từ ngữ mang tính định danh sự vật, hơn nữa lại quen
thuộc trong thời đại hiện nay- thời đại mở cửa hội nhập, thời đại tồn cầu hố.
Chúng ta đâu cịn lạ lẫm với những blog, web, bar, cafe,...,có thể bắt gặp ở đây
đó trên đường phố chúng ta đi qua. Rồi sự xuất hiện của ban nhạc Beatle và bài
hát "The long and winding road that leads to your door..."
Chính vì vậy những trang văn của Trang khơng làm cho người đọc có cảm

giác xa vời mà ngược lại nó kéo người đọc lại gần hơn với hiện thực, mang hơi
thở của thời đại.
1.2 Lớp từ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày
Trong tác phẩm xuất hiện nhiều những từ ngữ như: sếp, chát chít, lên
mạng, nấu cháo điện thoại, dân gay, bồ,...đó là những tứ ngữ mà hiện tại đang
được chúng ta sư dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trang đã rất khéo léo đặt lời
ăn tiếng nói hàng ngày vào mỗi nhân vật, mỗi kiểu người tạo những dấu ấn
riêng. Qua những từ ngữ ấy mà tính cách nhân vật được bộc lộ, góp phần xây
dựng nhân vật thành cơng hơn. Những cách nói tưng hửng, và khi nóng giận
cũng chửi thề, văng tục. Dương như các nhân vật đều ý thức đươcj mình là ai,
đang làm gì và muốn gì, các nhân vật như chủ động dẫn dắt câu chuyện chứ
không phải tác giả định đoạt trước.
Vợ chồng Nga-Thịnh, những người bạn học thân thiết, cùng mở hiệu may
Molly với Đan. Thế nhưng trước sức cuốn hút của đồng tiền họ đã không ngần
ngại dùng thủ đoạn lưa gạt Đan.Trước mặt Đan họ vẫn là những người bạn tốt,
sau lưng Đan bản chất thực lộ rõ:
"...-Nhưng dễ nó xù vì tiếc của lắm, cái con dở hơi ấy...
-Ăn nói cẩn thận tí đi!
12


-Ơi dào, nó khơng đến đâu. Em biết tính nó rồi, đúng giờ bỏ cha ra.
...-Chắc máu quá quên hết sư đời rồi. ..."
Hay nhân vật Kim Dung-chủ phòng trà Đường Xưa giàu có nhất nhì thành
phố, nhưng lẳng lơ. Khi giận dữ:
"...-Sư bố chúng nó.
Kim Dung chửi tục. Nỗi giận dữ bốc lên đầu ngùn ngụt. Hoá ra thằng
chồng mụ...vẫn cịn tiếc rẻ con ranh đó..." (Tr.182)
Sự vơ tư suồng sã của tình cảm bạn bè lâu ngày giữa Đan và Thái Vân:
"...-Con ranh con, toàn làm bạn bè đứng tim." (Tr.194)

Đan xen vào đó cịn là những cụm từ cố định, những thành ngữ quen
thuộc của người Việt:
"...-Sao Đan biết? - Công nhận tinh thật. Không qua được mắt lửa ngươi
vàng." (Tr.25)
"...-Trường em cũng thế! Bọn năm thứ nhất chân ướt chân ráo vào
trường ..." (Tr.27)
Còn nhiều những cụm từ như vậy: cầu được ước thấy, chân dài óc ngắn,
chân chỉ hạt bội, đường đi nước bước, chó ăn đá gà ăn cát, há miệng mắc quai,
mèo khen mèo dài đuôi.... Được Trang sử dụng linh hoạt gợi cho người đọc cảm
giác gần gũi thân quen, đồng thời cũng chứng tỏ được vồn văn học dân gian
phong phú của tác giả.
1.3. Lớp từ mang tính chất thuật ngữ khoa học
Không chỉ khéo léo trong việc sử dụng lớp từ vay mượn, linh hoạt trong
sử dụng lớp từ sinh hoạt mà lớp từ thuật ngữ khoa học cung được Trang sử dụng
rất tinh tế.
Chúng ta bắt gặp những thuật ngữ dùng nhiều trong lĩnh vực thời trang
như: người mẫu, trình diễn, nhà thiết kế, thời trang,... Rồi những thuật ngữ dùng
phổ biến trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật: máy tính xách tay, điện thoại di
động, máy ảnh, quay phim...Trong lĩnh vực kinh tế: công ty, hợp đồng, cộng tác,
đối tác, nhân viên, giám đốc, doanh nghiệp, trưởng phòng,...
Lớp từ này quả thực khơng thể thiếu đơí với hệ thống nhân vật kiểu: Lậpgiám đốc của một tập đoàn lớn, chủ của nhiều khu du lịch sinh thái. Bên cạnh đó
13


là Đan- cựu sinh viên trường Mĩ thuật công nghiệp, nhà thiết kế thời trang triển
vọng. Rồi đó cịn là Thạch, An...đều là những người trẻ tuổi có trình độ và thành
đạt.
Với hệ thống vốn từ phong phú các mặt của đời sống đều được nhà văn
động chạm tới có thể chưa sâu nhưng nó có sức gợi lớn, người đọc cảm nhận
được khơng khí của thời đại sinh động và đầy phức tạp. Qua đó tài năng sử dụng

từ ngữ của Trang cũng được bạn đọc ghi nhận.
2. Giọng điệu
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học": Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dung từ, sắc điệu tình cảm, cách
cảm thụ xa gần, thân xơ, thành ngữ hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm...Thiếu
một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra đươc một tác phẩm, mặc dù
đã có đủ tài liệu và sắp xếp được hệ thống nhân vật.
Khi đọc các tác phẩm của các nhà văn nữ trong văn học đương đại như:
Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài...Người
đọc dễ bị lôi cuốn bởi giọng điệu trần thuật của các nhà văn. Các nhà văn nữ
hiện đại tìm đến con người trong bề sâu hiện thực ẩn kín và khám phá họ trong
mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa cao cả và thấp hèn. Chọn chỗ đứng
bình đẳng với nhân vật, để cho nhân vật được nói tiếng nói của mình. Thật khó
phân biệt được đâu là giọng tác giả đâu là giọng nhân vật...tạo lên lối viết văn đa
thanh và hiện đại.
Cũng như các nhà văn nữ hiện đại thường chọn giọng điệu trữ tình thiết
tha, trong "Cocktail cho tình yêu" Trang đã thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, trữ
tình, sâu lắng nhưng cũng có khi chua chát, sắc lạnh, táo tợn.
Là phái nữ nên rất nhạy cảm với những biến thái dù tinh vi nhất của con
người. Khi viết về tình yêu, về những rung cảm được chắt lọc từ trong sâu thẳm
tâm hồn. Lúc ấy giọng điệu thật nhẹ nhàng, êm dịu, sâu lắng như chia sẻ, giãi
bày:
"...Lập đan tay vào tay cô...
14


- Em nói gì đi.
- Nói gì bây giờ?
- Anh khơng biết.

- Em cũng khơng biết..." (Tr.140)
Những câu nói tưởng như rất vô nghĩa nhưng lại rất đúng tâm trạng của
người đang yêu:
"...- Anh làm gì mà ngẩn ra thế?-Đan nhìn anh, cười bằng mắt.
- À, anh đang tính xem làm thế nào để bắt em về ở suốt đời trong phịng này.
- Khó đấy! " (Tr.156)
Hay:
"...- Rồi đây em biết làm gì khi nhớ anh? ...
- Nhớ là biểu hiện rất vơ bổ, em bé cưng ạ!
- Có lẽ em sẽ cố tìm cái gì đỡ vơ bổ hơn để làm.
- Không cần phải cố, chỉ cần về với anh ngay lập tức." (Tr.240)
Bằng giọng điệu trữ tình êm dịu ấy ngơn ngữ trong "Cocktail cho tình
u" trở lên mềm mại hơn, câu chữ có hồn hơn. Ta như cảm nhận được sự ấm áp
của hơi thở thổi vào văn chương, nó lãng mạn hố đối tượng mà vẫn khơng làm
mất đi tính chân thật của cuộc sống.
Với Trang: " giá trị lớn nhất của tác phẩm văn chương là chữ thật" (“Nhà
văn trẻ nghĩ gì, hiểu gì về văn chương”-Thụ Nhân), Trang không ngần ngại khi
tái hiện hiện thực xung quanh ta, hiện thực phức tạp, hỗn độn khơng chỉ có êm
dịu nhẹ nhàng mà cịn có cả sự chua chát, sắc lạnh:
"...Lập nhếch mép vớ điện thoại...(gọi Minh Ánh)
- Cô mua tên miền ở đâu đẹp đấy! Tổng cộng hết mười mấy đô để
tôi chuyển tiền qua thanh tốn cho?
- Tơi khơng hiểu anh đang nói cái gì.
- Thơi đi người mẫu ơi, mấy cái ảnh chụp hồi thi hoa hậu Sóng và
Cát đấy chỉ có cơ mới giữ thơi, chứ tơi xố lâu rồi..."
Hay:
"...-À, cơ em theo dõi tôi đấy à? Hay cô định chuyển mục tiêu?
15



- Tơi chỉ tình cờ nhìn thấy thơi. Chả có mục tiêu nào ở đây cả!...
- Tại sao cô cứ thích lơi thằng Thạch vào đây thế? Chẳng lẽ tơi
khơng để mắt đến cơ là khơng tơn trọng nó à?
- Này anh, anh nói lảm nhảm cái gì thế?... (Tr.54)
"Cocktail cho tình u" như một câu chuyện tâm tình khơng đặc sắc về
cốt truyện song lại có khả năng lắng đọng ở người đọc bởi chiều sâu tâm lí, tính
cách, bởi cái da diết của tình người, tình đời.
II. Lời nhân vật
Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân
vật ấy được thể hiện bằng hành động, cử chỉ, lời nói trong hồn cảnh, tình huống
nhất định nào đó.
Lời nhân vật (lời nói của nhân vật, ngôn ngữ nhân vật) là một trong những
phương diện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá
tính nhân vật. Đó là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm văn học được
biểu đạt bằng các tín hiệu ngơn ngữ nhằm khắc hoạ một cách sinh động tinh tế
tính cách, đặc điểm, tâm lí nhân vât. Lời nhân vật được hiểu với nghĩa rộng bao
gồm cả đối thoại và độc thoại.
Trong "Cocktail cho tình yêu" Trang đã sử dụng đối thoại như một thủ
pháp nghệ thuật nhằm khắc hoạ, xây dựng nhân vật của mình.
1. Đối thoại
Đối thoại là một hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân
vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về
hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định.
Trong văn học đương đại, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một nhà văn có
phong cách ngơn ngữ hội thoại của nhân vật độc đáo nhất, trong đó lộ ra những
nhân vật đầy cá tính, góc cạnh. Phản ánh được một thực tại chứa đựng được
nhiều quẫn bách, bế tắc, mâu thuẫn. Không được như Nguyễn Huy Thiệp nhưng
trong "Cocktail cho tình yêu", Trang đã tạo ra được nhiều cuộc đối thoại với
những câu thoại mạch lạc, đời thường mà ý nhị.
Trong tác phẩm văn học, khi một nhân vật bắt đầu sử dụng lời thoại, sử

dụng ngôn ngữ là lúc nhân vật ấy bắt đầu bộc lộ chân dung của mình, bắt đầu tự
16


giới thiệu với đồng loại về chính bản thân mình qua những đường nét cụ thể
nhất, chi tiết nhất. Biêlinxki nhận định: "Thông qua ngôn ngữ, nhân vật tự bộc lộ
một cách rõ ràng tính cách, tâm lí của mình", chính vì vậy "ngơn ngữ nhân vật là
một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện
cuộc sống và cá tính nhân vật" (Từ điển thuật ngữ giải thích văn học).
Lập xuất hiện trong trang truyện với vẻ lạnh lùng:
- "...Anh cần gì thêm ạ?
- Tơi định nói là cần thêm chút ánh sáng, nhưng cô đã cho rồi "(Tr.36).
Lại thêm chút càn quấy, khắc nghệt với kiểu ăn nói cộc lốc:
- "...Tơi hết bia rồi.
- Vâng...
- Tôi không gọi bia. Cô không thấy uông hai chai bia liên tiếp là quá nhàm à.
- Rất xin lỗi. - Đan mở quyển thực đơn. -Mời anh chọn đồ uống khác.
- Cơ khơng biết khách cần gì sao?"(Tr.38).
Cũng có khi tỏ ra thơ lỗ:
- "...Em xong việc rồi, mình đi chứ?
- Đồ quái thai! Mẹ kiếp!” (Tr.168).
Nhưng cũng lại rất dịu dàng:" Lập đưa tay quàng lại chiếc khăn len đỏ
trên cổ vợ, giọng uy quyền:
- Cứ quàng đấy, đừng cởi ra nhé! Vừa nãy em có nhớ uống thuốc không?" (Tr.235).

Hay:
-" Em hãy học cho tốt nhé, và nhớ không được bỏ bữa sáng, hay bất cứ
bữa nào. Sang đấy vẫn ho thì đi bác sĩ ngay khơng được chần chừ." (Tr. 238).
Rồi kiểu ăn nói buộc người ta phải suy nghĩ thật kĩ trước khi trả lời:
-" Lập đến đây tìm tơi chắc là trời sắp có bão qua?

- Mùa hanh rồi!" (Tr.179).
Chúng ta cũng bắt gặp những cuộc đối đáp tưng hửng, đốp chát của các nhân vật:

17


-" Anh mà đi xe máy phân phối lớn nữa là có thể treo biển hành nghề địi
nợ th được đấy.
- Thế này cũng đủ dùng rồi!
- Tất nhiên bộ dạng của anh thì hợp từ trong trứng rồi. Nhưng chẳng ai đi
BMW đi địi nợ cả.
- Phải nói là chẳng ai đi BMW đi địi có 80 triệu cả!( Tr.103).
Cũng vẫn kiểu nói ấy:
- Mình ăn sáng ở đâu nhỉ? ...
- Này anh, tôi xin nhắc anh một vấn đề thủ tục nho nhỏ là trước khi nói
chuyện ăn ở đâu, anh nên hỏi xem tôi đã ăn chưa?
- Tơi biết em thường bỏ bữa sáng.... Đấy là thói quen xấu! Từ nay em nên
sửa đi ". (Tr.104).
Lập hiện lên vừa đẹp trai, cao ngạo, giàu có, quyền lực giống Nicksinclair
của " Tiếng sét xanh", vừa có nét phiêu bạt trải đời của thuyền trưởng Ross trong
" Tình viễn xứ", Lại vừa có vẻ nghiêm nghị người lớn, giằng xé nội tâm của Tần
Hán trong những phim Quỳnh Dao gác đầu giường thời thiếu nữ những năm 90.
Hẳn đó là những nhân vật lí tưởng được xây dựng trong trí tưởng tượng,
trong ước mơ của tác giả cũng như của những người phụ nữ nói chung, nhưng
cũng lại rất thực với vẻ thô lỗ đáng ghét.
Đối ngược với Lập là cậu em trai trẻ tuổi. mới bước vào đời. Thạch hiện
lên với sự bỡ ngỡ hồn nhiên:
-" Anh hỏi cái này hơi riêng tư, Đan đã yêu bao giờ chưa?
- Rồi anh ạ!... Bọn em vừa mới chia tay trước khi em lên đây.
- Ồ anh xin lỗi...

- Không sao đâu anh...
- Ừm... Nhưng hồi trước... Đan có biết tại sao mình u khơng?" (Tr.25).
Rụt rè, non nớt trong tình yêu nhưng Thạch lại tỏ ra hiểu biết trong công
việc thời buổi này khi đồng tiền chi phối tới nhiều mặt của đời sống xã hội:

18


- " Anh nói cái này hơi hồ đồ nhưng Đan có thấy là mình đang bị lợi dụng
khơng? Lúc khơng lợi dụng được nữa thì họ lại dùng mọi cách kêu gọi lịng
thương của Đan. Khơng chừng cưới và có con cũng là một cách đấy" (Tr.91).
Tuy nhiên Thạch cũng không tránh khỏi sự bồng bột, ngốc nghếch của
tuổi trẻ:
-" Anh có cịn là người nữa khơng? Ban ngày ban mặt ở đây làm chuyện
đồi bại với em dâu mình.
- Em khơng phải vợ anh...
- Em im đi, em không biết anh ta thế nào đâu! - Thạch gầm lên, mặt đỏ
gay. - Bao nhiêu đàn bà với anh ta cũng không đủ. Bây giờ anh ta định dùng thủ
đoạn bẫy em vao tròng đấy!..." (Tr.256).
Qua những đoạn hội thoại dài, và nhiều cuộc thoại gay cấn, Trang đã
dựng lên hệ thống nhân vật thật sinh động, nhân vật có mặt xấu, mặt tốt, mặt
đáng yêu, mặt đáng ghét, mặt được, mặt chưa được làm cho thế giới nhân vật
trong truyện như những con người thật ở ngoài đời. Đan từng đổ vỡ trong tình
u, có vẻ từng trải, cái nhìn trầm tĩnh và sáng suốt, là người bạn tâm tình và lí
tưởng, nhưng trong cơng việc dù có tài năng nhưng những mánh khoé ở thời
buổi kinh tế thị trường thì lại tỏ ra non nớt:
-" Em khơng nghĩ là họ cố tình. Ba người chơi vơi nhau cũng lâu rồi. Làm
ăn chung cũng ổn. Ngoài việc bất đồng quan điểm ra, em thấy khơng có vấn đề
gì" (Tr.91).
Xâu chuỗi, tổng hợp những nét cụ thể , chi tiết ấy của toàn bộ tác phẩm,

người đọc thấy được giai cấp, tầng lớp, lớp người mà nhân vật ấy đại diện. Lậpthế hệ Đông Âu cũ, đi du học, trải qua bao thăng trầm cuộc sống trên con đường
lập nghiệp. Đan và Thạch- thế hệ cửa ngõ 8x, trẻ tuổi, bồng bột mà nhiệt huyết
si tình, cũng háo hức bức vào đời, hiếu thắng và tràn ngập sĩ diện. Rồi cơ người
mẫu Minh Ánh, bà chủ phịng trà Kim Dung, Thịnh, Nga... đại diện cho những
con người bị tha hoá trong nhịp sống hiện đại, thực dụng, chạy theo đồng tiền,
bất chấp đạo lí. Cịn Thảo- điển hình cho cô thôn nữ mới lớn chưa va chạm
trường đời rất hồn nhiên, trong sáng.
19


2. Lời nửa trực tiếp
Trong "Cocktail cho tình yêu" những cuộc thoại dài giúp Trang rất nhiều
trong việc xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy có lẽ nhân vật của
Trang chưa gây được ấn tượng mạnh đến vậy. Khác với các nhà văn trẻ hiện nay
như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hồi...
Để khắc sâu hình ảnh nhân vật của mình trong lịng người đọc, họ dùng những
đoạn độc thoại- lời phát của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp q
trình tâm lí, nội tâm, mơ phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người
trong dòng chảy trực tiếp của nó. Cịn với Trang, bên cạnh hội thoại- thủ pháp
xây dựng nhân vật, Trang sử dụng những đoạn văn mà chúng ta khó có thể tách
biệt đâu là lời độc thoại của nhân vật, đâu là lời của tác giả. Ở mặt này Trang có
sự gặp gỡ với Nam Cao- một trong những tác gia tiêu biểu cho dòng văn học
hiện thực phê phán 1930- 1945, Tơ Hồi trong “Vợ chồng A-Phủ”… đó là cách
sử dụng lời nửa trực tiếp- biện pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề
ngồi thuộc về tác giả, nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật.
Đây là phương thức tu từ được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật gây
ấn tượng về sự "hiện diện" của ý thức nhân vật cho người đọc, cho phép người
đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật: "... Đan giật mình bng rơi
đũa. Bãi Hạc, Bãi Hạc là nơi Lập nhắc đến. Anh đang ở đó..." (Tr.128). Vừa như
lời của tác giả vừa như tiếng thốt lên trong Đan.

" Bàn tay với những chiếc móng vẽ cầu kì của Ánh luồn vào áo anh vuốt
ve. Lập đưa tay ngăn lại, anh lùi ra một khoảng và cố nén cam giác bực bội với
chính mình. Mấy tuần nay anh được gặp Đan qua những cuộc điện thoại đêm
khuya. Anh không phải là thánh, cịn người đàn bà trước mặt lại q bíêt cách...
Sao bây giờ anh mới định nghĩa ddược nét đẹp của cơ ta nhỉ?..." (Tr.151). Hình
thức là lời của tác giả nhưng ta thấy đó như là lời của Lập đang nói với chinh
mình trong cuộc đấu tranh nội tâm trước cám dỗ của nhục dục.
Với nhân vật Đan, tác giả cũng đưa người đọc đi sâu vao nội tâm, chứng
kiến những giằng xé, nghi ngờ, băn khoăn của nhân vật. Trong chừng mực nào
đó, Đan đã hiểu và khơng cịn oàn trách về giải thưởng bị đánh cắp nữa, nhưng
20


Đan ln bị ám ảnh bởi tiếng thở đầy kích động của Minh Ánh trong chiếc đĩa.
Vì thế Đan ln co mình, thủ thế trước Lập: "Anh đã làm gì để lấy được chiếc
máy ghi âm thứ nhất của cô ta?... Có lẽ anh đã ơm hơn, vuốt ve, thậm chí hơn
thế, để rồi khi đạt được mục đích rồi thì sỉ vả và tát cơ ta khơng nương nhẹ. Cơ
tự hỏi, có bao nhiêu người đàn bà đã bị anh đối xử như vậy? Liệu rồi người tiếp
theo có phải là cô không? ..." (Tr.237).
Hay những băn khoăn, ghen tuông của Lập: "Anh tự hỏi, từ bao giờ cô có
cái kiểu chủ động chết người này? Và cơ đang gọi anh là gì? Ơng già ư? Anh
q già so với cô sao?..." (Tr292).

C.Kết luận
Trong báo cáo của hội đồng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết 1998- 2000,
Nguyễn Trí Huân viết: "Cịn rất vắng bóng tiểu thuyết viết về cuộc sông đương
đại. Càng thưa vắng hơn các tác giả trẻ, ở độ tuổi 30, 40 trong đội ngũ các cây
bút tham gia cuộc thi. Vì sao thế? Vì cịn chưa đủ độ từng trải, sự tích luỹ, sự kết
tinh, độ lùi? Còn mải mê với các thể loại ngắn? Còn rụt rè, dè dặt, thiếu tự tin?
21



Hay còn đang e ngại về một sự cách tân khơng được sự đón nhận do sự thiếu cởi
mở, khơng thoả đáng của người đọc..." (Báo Văn nghệ số 37, ngày 15/9/2001).
Điều đó phản ánh thực tế tiểu thuyết Việt Nam đương đại, so với thể loại
truyện ngắn thì thể loại tiểu thuyết còn rất thiếu vắng, đặc biệt là những tiểu
thuyết viết về cuộc sống đương đại. Vì vậy những tác phẩm như "Cocktail cho
tình yêu" và sự xuất hiện tên tuổi trẻ như Trần Thu Trang là rất có ý nghĩ, góp
thêm những thành tích mới cho tiểu thuyết đương đại. Dù là tác phẩm thuộc
dòng văn học mạng nhưng
"Cocktail cho tình yêu" vẫn mang trong mình những đặc trưng của thể
loại tiêu thuyết hiện đại. Lấy đề tai tình yêu, đi vào phản ánh chất đời tư nhân
vật qua đó dựng lên bức tranh hiện thực phức tạp, bề bộn với những mưu toan
trong thời buổi kinh tế thị trường: "Đánh cắp giải thưởng", lừa dối, lợi dụng bạn
bè, vì đồng tiền mà vứt bỏ tình yêu, bất chấp đạo lí ở đời...
Giống như truyện cổ tích thời hiện đại khơng bước qua màn ảnh truyền
hình từ Seoul, qua Đài Bắc Hồng Kông hay qua Paris hoa lệ và Rome lỗi hẹn.
Là truyện cổ tích từ một Lập, một Đan nào đó ngồi đời sống vừa thực vừa hư,
đem đến cho người đọc những suy nghĩ mới về tình u, cơng việc, cách cư xử...
Sau vẻ hồn nhiên nghịch ngợm là ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí chân
thực sống động, ẩn lấp trong vẻ đốp chát, tưng hửng, gai góc là một tâm hồn đầy
nữ tính. Những câu chuyện thường ngày nhất trở nên hấp dẫn.
Hi vọng rằng trong tương lai, cùng sự phát triển của khoa học kĩ thuật là
sự phát triển mạnh của dịng văn học mạng Việt Nam với những đóng góp có ý
nghĩa cho nền văn học Việt Nam đương đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo văn nghệ số 37, ngày 15 tháng 09 năm 2001
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn
học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006


22


3. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Hà
Nội,1996.
4. Nguyễn Thị Thu Hương, Luận văn: Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn
của các nhà văn nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, Đại học Vinh, 2004.
5. Trần Đình Sử, Thi pháp hiện đại NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Trần Thu Trang, Tiểu thuyết Cocktail cho tình yêu, NXB Văn học, Hà
Nội, 2007.
Các trang web tham khảo
1. evan.com.vn
2. Google.com.vn.
3. Tranthutrang.net
4. Vanhocmang.net
5. Vanhocnghethuat.org.vn
6. Vietnamnet.vn

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×