Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đặc điểm từ ngữ và câu trong hai tiểu thuyết nắng đồng bằng và ăn mày dĩ vãng của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.29 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ ngữ và câu là hai đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là những đơn vị
quan trọng thể hiện sự hành chức của ngôn từ trong giao tiếp. Trong tác phẩm
văn học, một mặt các đơn vị này thực hiện chức năng truyền tải thông tin, mặt
khác chúng thể hiện rõ phong cách và khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Chu Lai là nhà văn quân đội, có nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến
tranh, về nhân vật người lính. Ngơn ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai có nhiều đặc
điểm thú vị, tạo thành dấu ấn riêng, cần được phân tích từ góc độ ngơn ngữ học.
Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài : “ Đặc điểm từ ngữ và câu trong hai tiểu
thuyết Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”.
2. Lịch sử vấn đề.
Nhà văn Chu Lai xuất hiện trên văn đàn với truyện ngắn đầu tay “Hũ
muối người Mơ Nông” đăng trên báo độc lập 1963, nhưng phải đến 1978 với tập
truyện “Người im lặng” ra mắt bạn đọc thì ông mới tạo được dấu ấn trong lòng
độc giả. Đặc biệt sự nghiệp sáng tác của ông, từ khi tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng
ra đời 1992 thì những sáng tác đó mới thực sự có được vị thế trong lòng bạn đọc
và được dư luận chú ý.
Từ đây, các nhà nghiên cứu, phê bình cũng bắt đầu quan tâm đến cây bút
quân đội này. Đã xuất hiện nhiều trong các bài phê bình, bình luận đăng trên các
báo, tạp chí viết về tác phẩm của Chu Lai. Ngồi cuộc thảo luận Ăn mày dĩ vãng
của tuần báo Văn nghệ, có hơn 20 bài viết và điểm sách về Chu Lai. Mấy năm
gần đây, Chu Lai là cây bút được quan tâm nhiều trên báo, truyền hình với các
tác phẩm được xuất bản và chuyển tải thành phim, đặc biệt cịn có một số tác
phẩm được dịch và xuất bản ra nước ngoài như tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và
tiểu thuyết Phố nhà binh.
Năm 2008 là năm ông gặt hái được nhiều thành công trên con đường sáng
tác của mình. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình Văn học đã có những nhận xét,
1



đánh giá từ đề tài bút pháp, nghệ thuật viết văn, đến kết cấu tác phẩm của Chu
Lai.
Đa số các ý kiến cho rằng : Chu Lai là một trong những nhà văn có nhiều
tác phẩm viết về chiến tranh trong đó hình tượng trung tâm là người lính.
Một số ý kiến tiêu biểu:
Xuân Thiều cho rằng: “Tác phẩm của Chu Lai đầy chất lính, giọng văn
băm bổ, sơi động và các tình cảm riêng tư được đẩy đến tận cùng” (27, 04)
- Nhà phê bình văn học Lý Hồi Thu, nhận xét truyện ngắn “Phố nhà
binh”, đã có sự nhìn nhận tổng thể về sáng tác của Chu Lai ở các mặt : đề tài,
thể loại, phạm vi phản ánh, đặc điểm, nhân vật, kết cấu…tác giả đưa ra nhận
định về văn Chu Lai như sau : "Văn Chu Lai rất gần với ngơn ngữ điện ảnh. Có
cảm giác như, ngòi bút của anh cũng “lia” cũng “lướt” từ nhiều góc độ cũng
tiến cận cảnh, cũng lùi xa viễn cảnh như ống kính của người quay phim… Văn
Chu Lai gân guốc, khỏe khoắn nhưng nhiều chỗ hơi thô, bỗ bã quyết liệt nhưng
nhiều chỗ hơi ồn ào. Có lẽ anh quan tâm nhiều đến phương diện tạo hình của
ngơn ngữ mà ít chú ý đến chiều sâu tâm lý của nó" (28, 95)
Hồng Diệu khẳng định rằng : “Chu Lai là nhà văn thuỷ chung với đề tài
chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận:
văn học, sân khấu, điện ảnh” (20, 56)
Bùi Việt Thắng đưa ra những ý kiến khá bao quát về mọi khía cạnh trong
sáng tác của Chu Lai : “Truyện ngắn Chu Lai phần lớn thường viết về những
chiến sỹ đặc công” (24, 89)
Lê Tất Cứ trong một bài báo đã cho rằng:
“ Chu Lai xây dựng được cốt truyện hấp dẫn phù hợp với ý đồ tư tưởng
mà anh muốn gửi đến người đọc, đó là số phận của mỗi người trong cuộc chiến
và sau cuộc chiến, những nỗi đau thậm chí là cả sự bất công đến vô lý vẫn
ngang nhiên tồn tại” (20, 06).
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về văn của Chu Lai chủ yếu vẫn là
những nhận xét, đánh giá về các mặt nội dung, tư tưởng, đề tài, bút pháp nghệ
thuật viết văn, kết cấu tác phẩm…

2


Số ít trong các cơng trình nghiên cứu về văn Chu Lai, nếu đề cập đến
phương diện ngôn ngữ với tư cách là nghệ thuật ngơn từ thì cũng chỉ mới chú ý
đến đặc điểm sử dụng từ ngữ, câu văn miêu tả… mà chưa chú ý đến phương
diện cụ thể ở đây là ngôn ngữ tiểu thuyết của ông về đề tài chiến tranh và người
lính.
Tóm lại, tính đến thời điểm hiện nay thì chúng ta chỉ có thể bắt gặp những
bài viết nói đến ngơn ngữ văn của Chu Lai trong những cơng trình nghiên cứu,
lý luận hoặc những nhận định chung có tính khái qt trong các giáo trình, sách
tham khảo, sách giáo khoa Ngữ Văn giành cho sinh viên hoặc học sinh phổ
thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng chúng tôi khảo sát trong đề tài này gồm hai cuốn tiểu thuyết
của Chu Lai, Nắng đồng bằng, Nxb Lao động, 2009 và Ăn mày dĩ vãng Nxb Hội
nhà văn, 1995.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khn khổ của một khóa luận, chúng tơi chỉ giới hạn đi vào khảo
sát và tìm hiểu kĩ từ ngữ và câu văn từ những lời nói của nhân vật trong hai
cuốn tiểu thuyết Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng, để từ đó tìm ra hình thức
và nội dung ngôn ngữ ngôn ngữ tiểu thuyết Chu Lai qua Nắng đồng bằng, Ăn
mày dĩ vãng nói riêng và các tiểu thuyết của ơng nói chung.
4. Cái mới của đề tài.
Đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết của Chu
Lai. Qua khảo sát cụ thể, khoá luận nhằm chỉ ra những đặc điểm về từ ngữ, về
câu văn trong tiểu thuyết Chu Lai, đồng thời tìm ra các đặc điểm nội dung do
cấu trúc đó chuyển tải, qua đó đi đến những nhận xét tổng quát nhất về đặc điểm
phong cách ngơn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai và đóng góp mà ông đưa lại cho

nền văn học Việt đương đại về đề tài chiến tranh và người lính.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng đồng thời các
phương pháp:
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát hai cuốn tiểu thuyết Nắng đồng bằng và Ăn
mày dĩ vãng của Chu Lai, để tìm ra những tác phẩm mà ở đó có sự xuất hiện lời
thoại của nhân vật. Sau đó chúng tơi thống kê và phân loại ngôn ngữ của các
nhân vật nhằm khảo sát nội dung ngữ nghĩa của lời và hình thức biểu thị của
chúng qua đó khái qt lên đặc điểm ngơn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai.
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Trên cơ sở những vấn đề đã thống kê phân loại, chúng tôi bước đầu so
sánh ngôn ngữ tiểu thuyết Chu Lai với các nhà văn khác, so sánh câu văn trong
lời nhân vật với lời tác giả…
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp.
Từ sự phân loại thống kê, so sánh chúng tơi phân tích ngơn ngữ trực tiếp
của các nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai trên hai bình diện: Đặc điểm từ ngữ
và câu văn, qua đó tổng hợp, khái quát lên những những đặc điểm phong cách
ngôn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai và đồng thời thấy rõ đóng góp của Chu Lai
trong việc thể hiện ngơn ngữ tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và người lính.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của
khóa luận được triển khai ở 3 chương.
Chương 1 : Những giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2 : Đặc điểm về từ ngữ trong Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ
vãng.

Chương 3 : Đặc điểm về câu trong Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ
vãng.

4


Chương 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm chung về ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Tiểu thuyết
Khái niệm về tiểu thuyết có nhiều ý kiến khác nhau. Theo tác giả M.
Bakhtin trong “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết”: “ Tiểu thuyết chỉ những tác
phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn
không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc
đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt
giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. (8, 328)
1.1.2. Ngơn ngữ tiểu thuyết
Theo M. Bakhtin trong "Lý luận và thi pháp tiêủ thuyết": "Ngôn ngữ tiểu
thuyết là cả một hệ thống những ngôn ngôn ngữ soi lẫn nhau, đối thoại với
nhau. Không thể mơ tả và phân tích nó như một ngơn ngữ thống nhất. Những
hình thái ngơn ngữ và phong cách khác nhau là thuộc về những hệ thống khác
nhau trong ngôn ngữ tiểu thuyết, giả sử ta xóa đi tất cả mọi sự phân chia bè
giọng và phong cách, mọi khoảng cách khác nhau giữa những "ngôn ngữ" được
miêu tả với tiếng nói trực tiếp của tác giả thì ta chỉ có được một tập hợp xộc
xệch và vơ nghĩa những hình thái ngơn ngữ và phong cách khác biệt nhau về
chất. Ngôn ngữ tiểu thuyết không thể xếp đặt trên một bình diện, kéo nối thành
một tuyến. Đó là hệ thống những bình diện tương giao." (1, 96-97)
Ngơn ngữ văn học được tái tạo trong tiểu thuyết không phải như một ngơn
ngữ thơng nhất đã hồn chỉnh tồn bộ và khơng cịn phải bàn cãi, mà được tái
tạo trong trạng thái có nhiều tiếng nói khác nhau sống động trong sự chuyển
biến và đổi mới của nó. Ngơn ngữ tác giả ln cố gắng khắc phục tính "văn

chương" hời hợt của các phong cách đã lỗi thời, đang tàn lụi và các ngơn ngữ
trào lưu văn học thời thượng, nó đổi mới mình bằng cách tiếp thụ những nhân tố
quan trọng của văn học dân gian (nhưng không tiếp thu những vĩ ngữ ngôn dung
tục, thô bỉ)
5


1.2. Hội thoại và các dạng tồn tại của hội thoại
1.2.1. Hội thoại
Hội thoại được xảy ra khi một nhân vật đưa ra lời trao và nhân vật khác
đưa ra lời giải đáp bằng ngôn ngữ. Đây là hoạt động căn bản, thường xuyên, phổ
biến của giao tiếp ngôn ngữ.
“ Hội thoại là một trong những hoạt động thường xuyên của ngôn ngữ
thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định
mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngơn ngữ hay hành vi nhận thức
nhằm đi đến đích nhất định” (16, 18)
1.2.2. Các dạng tồn tại của hội thoại
Hội thoại thường tồn tại ở hai dạng:
- Lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người.
- Lời trao đáp của các nhân vật, trong trường hợp này, hội thoại đã được
cá thể nhà văn tái tạo lại trong các tác phẩm văn chương.
Trong khố luận này, chúng tơi khảo sát dạng tồn tại thứ hai.
Hội thoại nhân vật có đặc điểm : “ Bên cạnh các yếu tố ngôn từ của các
nhân vật tham gia cuộc thoại cịn có sự tham gia của các yếu tố phi ngôn ngữ
( điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, ngữ cảnh…) được nhà văn thể hiện bằng lời chú giải
thêm, được đặt trước hoặc sau câu nói, nhằm miêu tả cảm xúc chủ quan của
người tham gia hội thoại” (8, 15).
Thí dụ:
Trần Hồi Linh – Trung đội trưởng trung đội trinh sát đặc công thuộc
D73. Sau khi sống sót trở về sau chuyến chuyển gạo đầy cam go, nguy hiểm còn

bị nghi ngờ là đào ngũ, bị đưa ra tra hỏi.
Ví dụ:
“Người đầu sói nghe Kiêu giới thiệu, khẽ ngẩng đầu lên gật đầu chào rồi
lại cúi xuống ghi chép… nhưng sau đó lại tháo kính nhìn Linh chăm chú:
- Linh…Trần Hồi Linh phải không?
6


- Dạ!...
Linh nhấp một ngụm nước nóng của Kiêu đưa cho như uống cả cái ấm áp
của gian hầm. Kiêu đứng lên có vẻ vội vã:
- Báo cáo Anh Sáu, anh làm việc với đồng chí Linh… Tơi qua làm việc
với ban tham mưu rồi còn kịp theo giao liên về tiểu đồn.
Anh Sáu hỏi Linh:
- Thế này đồng chí Linh nhé! – Cái giọng vừa ấm vừa lạnh vang
lên.
- Dạ… - Linh trả lời mà mắt cứ trĩu xuống. Nói nhanh đi mà đuối
q rồi”! (12, 72)
Trong đoạn trích trên có 2 loại lời : Lời tác giả, lời nhân vật. Lời nhân vật
chính là hội thoại. Lời tác giả miêu tả, dẫn dắt, liên kết lời nhân vật…
1.3. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật
1.3.1. Nhân vật trong tác phẩm văn chương
Trong tác phẩm văn chương, mỗi thời có một đề tài, một phạm vi phản
ánh khác nhau như : Nơng thơn, người nơng dân, tình u, chiến tranh, gia
đình…
Với mỗi kiểu phản ánh thì sẽ có những cách thể hiện đặc thù. Thiên về ca
ngợi những người anh hùng với những chiến tích lớn lao vĩ đại, gắn với số đơng
cộng đồng thì sử thi là mảnh đất màu mỡ nhất để nhà văn xây dựng kiểu nhân
vật tương ứng.
Thiên về mơ mộng với những cuộc tình lãng mạn… thì bút pháp lãng mạn

được khai thác triệt để. Trái lại, đi sâu vào từng ngõ ngách, góc cạnh của đời
sống thường nhật, phơi bày tất cả cái xấu cũng như cái tốt thì bút pháp hiện thực
được nhà văn khai thác đến tận cùng. Và theo đó, những kiểu nhân vật khác
nhau được xuất hiện tương ứng với các đề tài.
Tự lực văn đoàn, sử dụng bút pháp lãng mạn, nhân vật thường là những
người trí thức, người nông dân, những thế hệ thanh niên, những người phụ nữ
7


với những lối sống mới, tư tưởng mới ảnh hưởng từ Phương Tây. Sau này, xuất
hiện những người anh hùng trận mạc như chị Út Tịch (Nguyễn Thị Út), Nguyễn
Văn Trỗi, Võ Thị Sáu. Hay có loại nhân vật tuổi trẻ như: Lê Văn Tám, Kim
Đồng…
Viết về chiến tranh, người lính là nhân vật trung tâm, là linh hồn trong
những trang viết của các nhà văn, như nhân vật trong tác phẩm của Lê Lựu,
Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê… chiến tranh dù đã kết thúc nhưng đề tài
chiến tranh vẫn được tiếp tục trong sáng tác của nhiều nhà văn, nhân vật người
lính cứ trở đi, trở lại trong nhiều trang viết.
Đặc biệt, nhà văn Chu Lai, tiếp tục khai thác đề tài ngi lớnh mi
phng din. Trong chiến tranh, đó là những người anh hùng với những phẩm
chất sáng ngời gắn với những chiến công vĩ đại, ở thời bình, đó là những người
lính ln mang những nỗi ám ảnh, những day dứt, những “ hoài niệm rừng
xanh”. Tâm trạng lúc này cũng thay đổi, có sự nhìn nhận lại chiến tranh cũng
khác đi, thiên về suy ngẫm, chiêm nghiệm, triết luận nhiều hơn.
Khái niệm “nhân vật văn học” được dùng để chỉ tất cả những con người
được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học.
Nhân vật thể hiện qua từ xưng hô, qua lời kể của tác giả. Nhân vật có tên
hoặc khơng có tên, có hiện hình rõ nét, chân thực, sinh động từ ngoại hình, lai
lịch, đến bản chất, tính cách. Nhân vật cũng có thể xuất hiện mờ nhạt trong tác
phẩm.

Nhân vật là cốt lõi của tác phẩm văn học, bởi đó là hình thức cơ bản để
nhờ đó nhà văn phản ánh khái quát thế giới một cách hình tượng. Thông qua
việc sáng tạo nhân vật, nhà văn thể hiện nhận thức, quan niệm của mình về một
kiểu người, một loại người, một vấn đề nào đó trong xã hội. Nhân vật trong tác
phẩm văn học rất đa dạng, mỗi nhân vật là một thế giới riêng, có hình dáng, suy
nghĩ, nhận thức, vị thế xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp không giống nhau.

8


Do đó, khi tham gia giao tiếp, lời nói của nhân vật khác là khác nhau. Mỗi
nhân vật khi giao tiếp, đưa ra nội dung mình định nói, chọn từ xưng hơ phù hợp,
đặt mình trong mối quan hệ trao qua đáp lại, từ định vị, vị thế phát ngôn của
mình với nhân vật giao tiếp, lựa chọn những yếu tố tình thái để thể hiện những
sắc thái tình cảm, thái độ ứng xử, xử lý các tình huống hội thoại. Đồng thời nhân
vật khi tham gia giao tiếp là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hành động trong
quá trình hội thoại.
Vậy nhân vật văn học là: “ Một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” (8, 202)
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử… Trong tác
phẩm văn học đặc điểm nhân vật quy định chính ngơn ngữ mà nhà văn vận dụng
để khiến lời nhân vật. Nhân vật văn học còn thể hiện chức năng nghệ thuật và lý
tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật ln gắn chặt với chủ
đề của tác phẩm. M. Gorki nói: “ Ngơn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng”. Nếu
ngôn ngữ ví là cái áo của tư tưởng thì nhân vật là hình thù con người mặc cái áo
ấy. Chính vì vậy mà khi ta khảo sát về ngôn ngữ nhân vật, không thể không quan
tâm đến nhân vật.
1.3.2. Ngôn ngữ nhân vật
Các phương thức thể hiện nhân vật trong tác phẩm hết sức đa dạng. Nhà

văn có thể dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng
nhân vật, có khi nhân vật cịn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự
kiện… và một phương tiện đặc biệt nữa là nhân vật được thể hiện bằng các
phương tiện ngôn ngữ.
“Từ điển thuật ngữ văn học”, Lê Bá Hán (chủ biên) đã khẳng định: “Ngôn
ngữ nhân vật là một tổng số các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng
nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính của nhân vật” (8, 214).

9


Trong các tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngơn ngữ bằng cách nhấn
mạnh cách đặt câu, ghép từ, lối phát âm đặc biệt của nhân vật. Cho nhân vật lặp
lại những từ, câu mà nhân vật thích nói, kể cả từ ngoại lai và từ địa phương…
Dù tồn tại ở dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao
giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tình khái quát.
Nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngơn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời ăn
tiếng nói riêng. Mặt khác, ngơn ngữ ấy lại phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một
tầng lớp người nhất định, gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn
hóa… vậy ngơn ngữ nhân vật thường tồn tại ở dạng nào?
Trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ nhân vật có hai dạng tồn tại:
+ Dạng thứ nhất: Đó là những lời nói, phát ngơn của tự thân nhân vật, sản
phẩm ngơn từ của chính nhân vật có được khi giao tiếp trong các hoàn cảnh.
Dạng này tập trung ở lời thoại nhân vật.
Theo các nhà ngữ dụng học trong tác phẩm văn học lời thoại của nhân vật
có những dạng biểu hiện phong phú, nó được thể hiện thành hai loại:
- Loại một: Ngơn ngữ bên ngồi (ngôn ngữ đối thoại – ngôn ngữ thành
tiếng).
Ngôn ngữ đối thoại: “ Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học ” của
Nguyễn Như Ý cho rằng: Đối thoại là một trong những dạng thức của lời nói,

trong đó có sự hiện diện của người nói đối với người nghe và mỗi phát ngôn dù
trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế của
cuộc thoại.
- Loại hai: Ngôn ngữ bên trong ( ngôn ngữ độc thoại – ngôn ngữ không
thành tiếng).
Cũng theo “ Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học” của Nguyễn Như
Ý: Ngôn ngữ độc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng đến bản thân mình
mà khơng tính đến phản ứng của người đối thoại.

10


Trong tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật được tác giả truyền đạt
dưới hình thức nguyên vẹn, trực tiếp được hình thức hóa bởi các dấu câu để
phân biệt với lời tác giả và động từ dẫn vào lời nói trực tiếp, cũng có thể đối
thoại mà khơng cần lời dẫn.
Cịn lời độc thoại, ở dạng ngơn ngữ này cũng có những hình thức, dấu
hiệu nhận biết nhất định.
Theo “ Từ điển thuật ngữ văn học”, do Lê Bá Hán (chủ biên): “ Độc thoại
là lời phát ngôn của nhân vật tự nói với chính mình, thể hiện tiếp q trình tâm
lý nội tâm, mơ phỏng hành động, cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng
chảy trực tiếp của nó ”.(8, 49)
Độc thoại nội tâm nhân vật được truyền đạt gần như khơng có sự can
thiệp của tác giả, phản ánh được cả ý thức, lẫn vô thức của nhân vật
+ Dạng thứ hai: Ngôn ngữ nhân vật được thể hiện trong sự miêu tả của
nhà văn. Nhà văn không để cho nhân vật tự bộc lộ ngơn ngữ của nó mà lại miêu
tả về ngơn ngữ ấy. Vì thế qua lời tác giả, ta cũng có thể nhận diện được những
đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật.
Với hai dạng tồn tại trên, ngôn ngữ nhân vật có khả năng cá thể hóa tính
cách nhân vật, làm nổi bật cốt truyện, gián tiếp bộc lộ thái độ và phong cách của

tác giả và nó góp phần làm cho giọng điệu tác phẩm thêm đa dạng, phong phú.
1.4. Tác giả và ngôn ngữ tác giả
1.4.1. Tác giả văn học
Nhìn bề ngồi, tác giả là người làm ra văn bản ngôn từ: Bài thơ, bài văn,
bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả là người làm ra cái mới, người
sáng tạo ra các giá trị văn học mới.
Xét về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống và
thời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới, một cách
hiểu mới về các hiện tượng đời sống, bày tỏ một lập trường xã hội và công dân
nhất định. (8, 194)
11


1.4.2. Ngôn ngữ tác giả
Ngôn ngữ tác giả là tất cả các hệ thống ngôn từ được tác giả sử dụng bằng
tài năng của mình vận dụng vào trong tác phẩm để miêu tả, đánh giá, nhận xét
bình luận và thể hiện tư tưởng của mình.
Tác giả có khi xuất hiện cái tơi có khi ẩn sau nhân vật tơi, tác giả dẫn
truyện…
Trong các tác phẩm văn xuôi, bên cạnh ngơn ngữ tác giả cịn có ngơn ngữ
nhân vật. Những nhân vật đó được tác giả gán cho những thứ ngôn ngữ nhất
định.
Ngôn ngữ tác giả hay ngôn ngữ người trần thuật theo “Từ điển thuật ngữ
văn học” do Lê Bá Hán (chủ biên) : “Là phần lời văn độc thoại thể hiện quan
điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác
giả)đối với cuộc sống được miêu tả, có những cách thống nhất trong việc lựa
chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ". (8, 212)
1.5. Chu Lai và sự nghiệp sáng tác
1.5.1. Tác giả Chu Lai
Chu Lai tên đầy đủ là Chu Văn Lai, ông sinh ngày 05 – 02- 1946. Quê

gốc là ở Thôn Tam Nông, xã Hưng Hạo huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông
là nhà văn Học Phi. Gia đình Chu Lai chuyển lên Hà Nội sống từ lâu, bởi vậy
trong tâm hồn nhà văn Chu Lai chẳng những có hương vị ngọt ngào của q
hương làng mạc, mà cịn có cốt cách lịch lãm của một người con đất kinh kì.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Chu Lai theo học đại học nhưng hết năm
thứ nhất ơng tình nguyện nhập ngũ và được điều về đồn kịch nói của tổng cục
chính trị. Sau đó, ơng được chuyển về đơn vị đặc cơng chiến đấu tại Sài Gịn cho
đến ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng 1975. Cuối năm 1975, ơng làm trợ lý
tun huấn tại quân khu 7. Năm 1976, ông về dự trại sáng tác văn học của tổng
cục chính trị, rồi theo học tại trường viết văn Nguyễn Du khóa I. Sau khi tốt
nghiệp, Chu Lai chuyển về làm công tác biên tập tại Tạp chí Văn nghệ quân đội
12


cho tới nay. Ông đã nhận được giải thưởng văn học của Hội đồng văn học chiến
tranh cách mạng và lực lượng vũ trang của hội nhà văn (Tiểu thuyết Ăn mày dĩ
vãng, giải thưởng văn học Bộ quốc phòng 1994), giải thưởng tiểu thuyết của
Nhà xuất bản Hà Nội (tiểu thuyết Phố)… hiện nay, ông sinh sống và công tác tại
thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.2. Q trình sáng tác
Chu Lai sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau như: Truyện ngắn, tiểu
thuyết, bút ký, kịch …
Ông được đánh giá cao ở tiểu thuyết với nhiều tác phẩm có giá trị vµ đã
được cơng nhận.
Các tác phẩm tiêu biểu gồm:
- Người im lặng ( Truyện ngắn - 1976).
- Nắng đồng bằng ( Tiểu thuyết - 1977).
- Đôi ngả thời gian ( Truyện ngắn - 1979).
- Vùng đất xa xăm ( Truyện ngắn - 1981).
- Sông xa ( Tiểu thuyết - 1982).

- Út ten ( Truyện thiếu nhi - 1983).
- Gió khơng thổi từ biển ( Tiểu thuyết - 1985).
- Vịng tròn bội bạc ( Tiểu thuyết - 1990).
- Bãi bờ hoang lạch ( Tiểu thuyết - 1990).
- Ăn mãy dĩ vãng ( Tiểu thuyết - 1992).
- Phố nhà binh ( Truyện ngắn - 1992).
- Nhà lao cây dừa ( Ký sự - 1992).
- Phố ( Tiểu thuyết - 1993).
- Truyện ngắn Chu Lai ( 2003 ).
Ngồi ra, ơng cịn viết một số kịch bản sân khấu và điện ảnh.
Mười năm lăn lội và chiến đấu ở một đơn vị đặc công nơi chiến trường
Nam Bộ đã đem đến cho Chu Lai nhiều trải nghiệm và một vốn sống thực tế
13


phong phú. Đó chính là nguồn cảm hứng chủ đạo chi phối sự nghiệp cầm bút
của ông, ngay cả khi chiến tranh đã lùi xa.
Từ những tác phẩm đầu tay, Kỷ niệm vùng ven, Lửa mắt… đến những tác
phẩm sau này, Chu Lai luôn trung thành với đề tài chiến tranh và người lính.
Trong sáng tác của ơng, mảng đề tài này luôn được thể hiện một cách chân thực
dung dị với âm hưởng chủ đạo là ngợi ca. Càng về sau, ông lại thiên về suy
ngẫm, triết lý sâu xa. Nhiều tác phẩm của Chu Lai có được sức sống lâu bền
trong lịng người đọc bởi ơng đã dồn nhiều tâm huyết cho những tác phẩm của
mình và có sự tìm tịi đổi mới trong cách viết. Ơng mượn những câu chuyện bất
ngờ và thú vị, với những chi tiết li kỳ ngoạn mục để khắc họa, tái hiện đến tận
cùng hiện thực chiến tranh và cuộc sống, đồng thời những tác phẩm này, cùng
với những tình huống gay cấn, ly kì để tạo nên sức hấp dẫn trong những sáng tác
của ơng. Trong q trình sáng tác, Chu Lai đã có được những thành cơng và
đóng góp đáng quý vào văn xuôi đương đại Việt Nam.
1.5.3. Tác phẩm Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng

1.5.3.1. Nắng đồng bằng
Nắng đồng bằng là tiểu thuyết đầu tay của Chu Lai, cuốn tiểu thuyết này,
được viết ngay sau những năm đầu hịa bình lặp lại ( 1977). Tác phẩm in đậm
màu sắc sử thi, gam màu lãng mạn nhiều hơn cái trần trụi của chiến tranh. Khi
đó vốn sống cịn tràn ngập và tươi nguyên cộng với niềm đam mê của sức trẻ,
Chu Lai viết cuốn tiểu thuyết đầu đời này chỉ trong vòng hai tháng ở Đà Lạt,
trước khi vào trường viết văn Nguyễn Du. Trong tác phẩm còn rất rõ, rất mới
dấu ấn của một nhà văn – người lính vừa từ chiến trường bước ra. Hơi văn còn
nguyên mùi thuốc súng. Tác giả như hiện thân vào Linh, nhân vật chính của
truyện sau bao nhiêu tháng ngày ở rừng, sau một cuộc hành quân rồi bị lạc
đường quá lâu, Linh vui sướng vì tìm được lại đơn vị. Anh tận hưởng cái “Nắng
đồng bằng” một cách háo hức, đam mê. Đời lính là vậy, thiếu thốn đủ thứ. Thiếu
cả nhứng thứ bất tận, bất cùng mà không một ai phải bỏ tiền mua là không gian.
14


Dưới cái nắng đồng bằng, da thịt Linh như được mơn man, tâm hồn như được
tưới mát bởi trước mặt anh là "Bàu con gái" - “ Linh lại đứng trước bàu con
gái. Mới gần một tháng mà nước đã ngập lênh láng. Thảm cỏ may vẫn vật vờ
trước gió, nổ bơng trắng xóa. Bàu rộng ra, trịn hơn lại càng đìu hiu. Chỗ suối
lấy măng ở bên kia phải khơng? Đằng sau đó là “ nhà” rồi! Nửa tiếng lội nước
nữa là đến nơi, là gặp lại tất cả. Linh rưng rưng”. ( 12, 63)
Tâm hồn người lính vẫn là như thế, khơng chỉ là ý chí sắt đá, lòng quả
cảm và gan dạ hay ánh mắt rực lửa mỗi khi vào trận đánh, người lính cịn mang
trong mình một trái tim chứa chan tình cảm. Đó là tính đồng đội, đồng chí gắn
bó keo sơn như máu mủ ruột rà.
Chu Lai ln quan sát, tìm tịi và phản ánh đúng hai mặt của cuộc chiến
tranh. Nhà văn đã tự đánh giá: Nắng đồng bằng tôi viết khi vừa bước qua cuộc
chiến tranh nên cảm xúc còn tươi xanh, vì thế thiếu đi mảng trần trụi mất mát.
1.5.3.2. Ăn mày dĩ vãng

Ăn mày dĩ vãng ra đời sau đó mười lăm năm (1992), tác phẩm đã lấy lại
được cái mà Nắng đồng bằng chưa phản ánh hết đó là mảng trần trụi và mất mát
nhưng tác phẩm vẫn không đánh mất cảm xúc của Nắng đồng bằng đã có. Chu
Lai đã nhận định: Cho đến bây giờ nhiều người nói rằng: Nắng đồng bằng là tác
phẩm hay nhất của tơi, nhưng Ăn mày dĩ vãng làm tơi hài lịng hơn vì nó miêu tả
được hai mặt của cuộc chiến
Ăn mày dĩ vãng, cùng với độ lùi của thời gian cho phép sự chiêm nghiệm
suy tư, chín chắn thể hiện rất rõ trong cách viết của ông. Trong tác phẩm này,
cuộc chiến được soi ngắm qua nhiều góc độ khác nhau. Một điều dễ nhận thấy ở
Ăn mày dĩ vãng là tác giả thực sự quan tâm đến góc độ đời tư của nhiều nhân
vật, đồng thời chú ý đến những nhu cầu mang tính bản năng, rất đời thường, rất
con người trong những nhân vật của mình.
Những suy tư về chiến tranh có lẽ đã đến độ chín. Những sự kiện lịch sử
và cả những sự kiện đời thường, được phản chiếu qua tâm hồn của người lính.

15


Ngòi bút Chu Lai đi sâu khai thác những vấn đề rất “ con người ”, những
vấn đề ấy mang đậm sắc màu xương máu.
Nắng đồng bằng và Ăn mãy dĩ vãng là hai tiểu thuyết xuất sắc của Chu
Lai viết theo hai gam màu khác nhau, ở hai thời điểm khác nhau. Vì thế, người
lính cũng được khai thác trong hai hồn cảnh khác nhau, đó là người lính trong
trận mạc và người lính thời hậu chiến. Hai gam màu lãng mạn và trần trụi bổ
sung cho nhau. Cùng với biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cách sử dụng vốn sống
thực, vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của mình, nhà văn Chu Lai đã tạo nên sự thành
công cho các tác phẩm.
Tiểu kết
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đề tài đặc điểm ngôn ngữ tiểu
thuyết Chu Lai qua Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng, chúng tơi đi vào các

vấn đề lý thuyết có liên quan và thơng qua hệ thống lý thuyết đó để làm tiền đề
khảo sát và nghiên cứu đề tài. Trong quá trình tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của Chu Lai cho chúng ta thấy được nhà văn này một cách đầy đủ nhất
qua đó thấy được phong cách sáng tác của nhà văn này và đóng góp của ông
mang lại cho nền văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới sau 1975.
Trong khố luận này, chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu: Đặc điểm từ ngữ và
câu trong hai tiểu thuyết Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, để
thấy được ngôn ngữ đặc sắc độc đáo của tiểu thuyết Chu Lai thể hiện về người
lính và chiến tranh, trong cái nhìn tồn diện nhất.

16


Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ TRONG NẮNG ĐỒNG BẰNG
VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG
2.1. Các lớp từ ngữ trong Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng.
Phong cách ngôn ngữ của nhà văn phải được thể hiện trên mọi cấp độ
ngôn từ của tác phẩm. Tuy nhiên, sự biểu hiện đó ở mỗi tác giả lại khơng giống
nhau.Trong mỗi cấp độ mỗi yếu tố của cấp độ, cá tính của nhà văn in dấu đậm
nhạt khác nhau.Ở đây chúng tôi sẽ tập trung cố gắng chỉ ra những nét đặc sắc
trong sử dụng ngôn từ của Chu Lai. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu một cách cụ
thể sâu sắc, cặn kẽ bản chất thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm văn học cũng
như phong cách ngôn ngữ của nhà văn, nhất thiết phải gắn bó với thể loại “bởi
mỗi thể loại địi hỏi một thứ ngơn ngữ riêng, ngôn ngữ của thể loại” (19, 257)
Từ ngữ trong văn tự sự có những đặc trưng riêng bởi văn xi tự sự có
khả năng tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lý con người trong sự sâu rộng, đa
chiều vốn có của nó. Nó bất chấp mọi lớp từ, mọi biến thái mọi chiều kích thậm
chí cả sự xơ bồ , phồn tạp đến cực độ, không phải văn xuôi không cần sự trau
chuốt về từ ngữ, mà sự trau chuốt từ ngữ của một nhà văn rất khác với sự trau
chuốt từ ngữ của một nhà thơ, đối với nhà văn, mục tiêu rõ nhất là làm sao từ

ngữ lột tả được đối tượng một cách chính xác nhất qua cách nhìn của anh ta. Do
cách tổ chức khá phóng túng, ngơn ngữ tự sự sẵn sàng dung nạp mọi lớp từ ngữ,
mọi cách nói, khơng phân biệt sang hèn, thanh tục, cao thấp, miễn sao nó thể
hiện tốt nhất dụng ý nghệ thuật của người viết. Chính vì vậy, trong văn học hiện
đại những từ ngữ thuộc các lớp từ khác nhau như : Từ hội thoại, từ nghề nghiệp,
từ địa phương, từ láy…đều trở thành một trong các phương tiện tu từ từ vựng rất
hiệu quả. Chu Lai là một trong số ít các tác giả sử dụng phương tiện tu từ đạt
hiệu quả nhất. Tạo nên những cách thể hiện độc đáo trong ngôn ngữ nhân vật,
đặc biệt là nhân vật người lính trong chiến tranh và thời hậu chiến.

17


2.1.1.Thống kê, phân loại từ được sử dụng trong Nắng đồng bằng
và Ăn mày dĩ vãng
2.1.1.1. Khái niệm từ
Bàn về khái niệm “Từ”, từ trước tới nay, có khá nhiều ý kiến ở những
góc độ khác nhau. Chẳng hạn: Khái niệm từ đầu tiên do nhà ngôn ngữ học
Ấn Âu đưa ra. Một vài ý kiến tiêu biểu như sau:
Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa : “Từ Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ
nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết
hoặc một “chữ viết rời” (5, 72).
Đỗ Hữu Châu xác định: “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết
cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định nằm trong một phương thức
(hoặc kiểu cấu tạo) cấu tạo nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo
nhất định, tuân theo những kiểu ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong Tiếng
Việt và nhỏ nhất trong cấu tạo câu”.(4, 139)
Định nghĩa về từ theo tác giả, Đỗ Thị Kim Liên: “Từ là một đơn vị
của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết có ý nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo
hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu”.(16, 18)

Nhìn chung, các ý kiến về định nghĩa từ cịn nhiều nhưng ở đây chúng tơi
chỉ nêu những định nghĩa có tính chất tiêu biểu.
2.1.1.2. Khảo sát từ trong hai tiểu thuyết Nắng đồng bằng và Ăn mày
dĩ vãng về mặt cấu tạo.
a. Từ đơn
Từ đơn là từ được tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị (1 âm tiết,
1tiếng) được sử dụng trong câu. Nó có cấu tạo đơn giản, khơng có cấu trúc bên
trong, là lớp từ cơ bản, đóng vai trị quan trọng trong Tiếng Việt, chúng có khả
năng tham gia cấu tạo ra hàng loạt từ phức.
Khảo sát đặc điểm từ ngữ và câu trong tiểu thuyết Chu Lai thể hiện trong
các đoạn thoại, ta thấy đa số đối thoại giữa các nhân vật thường có cấu tạo câu
18


ngắn gọn, có tính khẩu lệnh, vì vậy từ đơn xuất hiện với tần số cao. Từ đơn
nhằm để truyền đạt thông tin dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn và một nghĩa.
Thí dụ :
Đoạn thoại giữa Tám Tính, Ba Thành:
- Má thằng Hùng! Bắc Kì mà nóng dữ vậy mày? Cha chả là lạnh!
Có thuốc, đốt cho điếu hút bậy coi. Má mày!
Ba Thành nhét điếu thuốc rê vào cặp môi tái nhợt của hắn.
- Hết cơn chưa con ?
- Tạm hết.
- Biết sợ chưa con ?
- Chưa ! (11, 50)
Đoạn thoại giữa nhân vật Tám Tính và Ba Thành, trong từng câu nói từ
đơn được dùng nhằm thể hiện các ý ngắn gọn, rõ ràng, khơng dài dịng, cầu kì,
nó đúng với phong cách nói của những người lính.
Hay đoạn thoại giữa Ba Sương và Hai Hùng cũng vậy.
-


Nếu một ngày nào đó…

- Anh….
- Sao em ?
- Khơng !...Chị Hai với anh Tám liệu có. (11, 54)
Trong đoạn thoại này, nhân vật Ba Sương và Hai Hùng chỉ sử dụng từ đơn
để nói, thể hiện nội dung thơng tin về chuyện tình cảm giữa Hai Hợi và Tám
Tính trong suy nghĩ của hai người với việc sử dụng các từ đơn tạo cách nói gần
gũi, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
b. Từ ghép
Từ ghép là những từ cấu tạo phương thức ghép trong đó có các hình vị kết
hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Có hai loại quan hệ:
quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ.

19


Từ ghép là loại từ được sử dụng trong ngôn ngữ tiểu thuyết Chu Lai
chiếm số lượng không nhiều, thường thiên về thuật ngữ quân sự. Theo thống kê
của chúng tôi, loại từ này xuất hiện trong Nắng đồng bằng xuất hiện 32 lần, còn
trong Ăn mày dĩ vãng xuất hiện 28 lần.
Các nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai thường là người lính, hồn
cảch sinh hoạt là chiến trường hay những môi trường khác, nhưng đều nằm
trong “tư tưởng” người lính, vậy nên ngơn ngữ nhân vật có hướng thiên về đề tài
chiến tranh. Các từ ghép cũng đã góp phần minh định điều này .
Thí dụ:
Kiêu nhìn nhanh tiểu đồn trưởng:
- Tơi xài chưa thạo bản đồ địa bàn, anh Sáu !...
- Chả ai thạo hết ! Trợ lý tham mưu phát biểu ngon vậy mày !

Ráng đi Linh nó cắt khá đấy !
- Cịn cơng việc tác chiến ở nhà…?
- Rồi vậy đó ! – Giọng Sáu Hóa lại chùng xuống – Tơi đi !
Cả tiểu đồn trơng vào mấy hạt gạo đó thơi. (12, 36)
Chỉ một đoạn thoại ngắn đã xuất hiện 8 từ ghép mà trong đó 5/8 là thuật
ngữ quân sự. Chứng tỏ, khi sử dụng từ ghép trong lời nói của mình, người lính
ln sử dụng từ ghép thuật ngữ qn sự.
Lời Hai Hùng khi nói đến bọn ngụy bao vây địa bàn:
Ai đời, một khoảnh rừng bé xíu chưa đầy hai sào ruộng mà chúng đùng
đùng án ngữ tới ba tầng, cả bộ binh, thám kích và cơ giới. (11, 192)
Qua hai tác phẩm chúng tôi khảo sát, số lượng từ ghép trong ngôn ngữ
tiểu thuyết Chu Lai chiếm số lượng khơng cao, theo như khảo sát phía trên của
chúng tơi thì ở Nắng đồng bằng chiếm khoảng 13% so với các loại từ khác, còn
trong Ăn mày dĩ vãng từ ghép chiếm 10%, từ ghép thường xuất hiện khi các
nhân vật nói đến các thuật ngữ quân sự như: Tác chiến, tham mưu, du kích, bộ
độ, vũ khí…
20


Loại từ ghép này, chiếm đến 75% so với các từ ghép thuộc các chuyên
ngành khác. Chúng tôi nhận thấy, những từ ghép này thường là từ ghép đẳng
lập, loại từ ghép chính phụ xuất hiện rất ít. Qua hai tác phẩm chúng tôi khảo sát,
từ ghép thường xuất hiện ở ngôn ngữ gián tiếp – ngôn ngữ tác giả, khi bình luận
về một vấn đề gì hay một nhân vật một sự kiện nào đó trong ngơn ngữ của tác
giả.
c. Từ láy
* Một số vấn đề về từ láy
Về từ láy, có nhiều định nghĩa khác nhau, chúng tơi dẫn theo định nghĩa
của tác giả Đỗ Hữu Châu.
Theo định nghĩa của Đỗ Hữu châu: Từ láy là những từ được cấu tạo theo

phương thức láy, đó là láy tồn bộ hay láy bộ phận hình thức âm tiết, với thanh
điệu giữ nguyên hay biến đổi theo phương thức biến thanh, tức là quy tắc thanh
điệu biến đổi theo hai nhóm cao: Thanh hỏi , thanh sắc, thanh ngang và nhóm
thấp: Thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng, của một hình vị hay đơn vị có nghĩa.
Trong vốn từ Tiếng Việt, từ láy là lớp từ nhiều về số lượng và đáng quan
tâm khảo sát về nhiều mặt: Cấu tạo, ngữ nghĩa và giá trị sử dụng. Khi tiếp xúc
với các văn bản thuộc các phong cách chức năng khác nhau của Tiếng Việt có
một điều dễ nhận thấy là: Từ láy hầu như chỉ được dùng trong phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật, nhất là trong ngôn ngữ thơ. Điều này giả định rằng, phải có một
sự tương hợp nào đó giữa đặc trưng và yêu cầu của tác phẩm văn chương với
những đặc điểm hình thức và phẩm chất ngữ nghĩa của từ láy. Chính sự tương
hợp đó đã tạo truyền thống lâu đời và đắc dụng trong sáng tác văn học bằng
Tiếng Việt – truyền thống sử dụng từ láy.
Tác dụng từ láy mang lại cho lời nói và trong sáng tác văn học là rất quan
trọng. Nó tạo ấn tượng mạnh cho người nghe, người đọc bởi không chỉ là tính
nhạc do ngữ âm hài hồ của nó mang lại mà cịn bởi những hình ảnh, những
hoạt động, những tình cảm, thái độ đi kèm với từ láy sẽ có một sắc thái riêng
21


khác với từ đơn, từ ghép có nghĩa tương đương. Chính vì vậy mà từ láy là lớp từ
được xếp vào một trong số những phương tiện tu từ từ vựng nổi bật.
Từ láy là lớp từ độc đáo cả về âm thanh lẫn ngữ nghĩa, trong sáng tác văn
chương, từ láy là lớp từ có tần số xuất hiện cao và trở thành một phương tiện
ngôn ngữ quan trọng trong việc tạo dựng tính hình tượng biểu cảm.
Chu Lai là một nhà văn ý thức được khá hiệu quả ngơn từ mà từ láy manh
lại. Chính vì vậy, trong các sáng tác của ông nhất là thể loại tiểu thuyết ấn tượng
mạnh nhất và dễ thấy nhất là cách sử dụng từ láy như một biện pháp nghệ thuật
để truyền tải ý đồ nghệ thuật của mình. Ta có cảm giác như Chu Lai đã buộc từ
láy phải làm việc hết công suất để mang lại cho những trang viết của mình hiệu

quả cao như vậy.
* Từ láy trong Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng.
Từ láy là lớp từ xuất hiện khá nhiều trong ngôn ngữ tiểu thuyết Chu Lai,
đặc biệt là qua Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng. Đây là lớp từ thiên về cụ thể
gần gũi, quen thuộc, gợi hình trong cách nói của nhân vật trong tiểu thuyết Chu
Lai nói chung và hai tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Nắng đồng bằng nói riêng.
Từ láy được sử dụng trong ngơn ngữ nhân vật qua Nắng đồng bằng và Ăn
mày dĩ vãng chiếm một số lượng khá nhiều và có giá trị biểu đạt cao. Nó thiên
về thể hiện thái độ đánh giá chủ quan của người nói ở mức độ cao.
Theo thống kê của chúng tôi, trong tác phẩm Nắng đồng bằng riêng khảo
sát ở ngơn ngữ nhân vật có 95 từ láy, Ăn mày dĩ vãng có 198 từ láy.
Những từ láy này thường chủ yếu là láy bộ phận và trong láy bộ phận thì
láy phụ âm đầu là chiếm đa số. Nắng đồng bằng láy hoàn toàn xuất hiện 25 lần,
láy bộ phận xuất hiện 70 lần. Còn ở Ăn mày dĩ vãng láy hồn tồn có 30 lần, láy
bộ phận xuất hiện 168 lần.
Thí dụ:
- Trật rồi, cha ! Chắc như nằm…

22


- Bậy bạ nào - Anh ta chau mày trợn mắt nhưng cái miệng lại
rộng tốc ra - Mình rón rén mò tới êm re như mèo và ngồi xuống tựa
chiếc lá rớt. (12, 68)
Thấy nét mặt Linh sa sầm anh ta vội đứng dậy.
- Ơng ở tiểu đồn đặc công hả? Ngồi xuống ! Ngồi xuống ! Làm
sao mặt mày vêu vao vậy? Làm bậy hớp trà đi. (12, 69)
- Cái gì? Nói to lên ! Sao cậu lúc nào cũng khẽ khàng như tỏ tình
thế ? Liều B41 thối à ? (11, 74)
+ Kết hợp từ láy với danh từ

Danh từ là lớp từ có ý nghĩa khái quát sự vật, đó là những từ chỉ vật thể
(người, động vật, thực vật, đồ vật) những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội
và những khái niệm trừu tượng… được con người nhận thức và phản ánh như
các vật thể tồn tại trong hiện thực. Để làm cho sự vật hiện lên một cách sinh
động, có hồn trong lối diễn đạt ngơn ngữ của mình, chúng tơi nhận thấy Chu Lai
thường đặt từ láy bên cạnh các danh từ.
Sự kết hợp từ láy với danh từ khá phổ biến và lặp lại nhiều lần trong tiểu
thuyết của Chu Lai qua Nắng đồng bằng và Ăn mày dĩ vãng. Trong những cách
kết hợp giữa từ láy với danh từ, Chu Lai thường sử dụng cách kết hợp, đặt từ láy
sau danh từ cần bổ nghĩa.
Chu Lai miêu tả một người lính Mỹ trong cách nhìn của Tám Linh.
Linh thống thấy rõ cái mặt đỏ bự, bộ ngực loang lổ, cái bụng phúng
phính, cũng đỏ như tơm chín của thằng Mỹ đứng ở cửa sổ máy bay. (12, 55)
Cách kết hợp: Bộ ngực loang lổ, cái bụng phúng phính khi miêu tả thằng
Mỹ ngồi việc thể hiện hình dáng của thằng Mỹ cịn thể hiện cách nghĩ của nhân
vật khi nhìn người Mỹ đó là sự no đủ trong cuộc sống và sự tàn bạo trong tính
cách.
Chu Lai miêu tả cảm giác của Linh

23


Anh đưa lên mũi: Thơm sực cái vị ngầy ngậy, béo béo của hành, của tỏi
(12, 55)
Một mùi hôi như cùng một lúc theo gió cuộn vào. Linh nín thở. Một
cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng anh. (12, 58)
Cách miêu tả kết hợp: Cái vị ngầy ngậy, một cảm giác rờn rợn thể hiện
suy nghĩ của nhân vật Tám Linh một cách cụ thể hình tượng nhất cảm giác về sự
vật anh nói đến.
Cách đặt từ láy ngay sau danh từ và cụm danh từ của Chu Lai đã làm dáng

vẻ sự vật được miêu tả trở nên rõ nét, sinh động trước mắt người đọc.
Ngoài ra, ta cịn thấy một vài trường hợp ơng đặt từ láy đứng trước danh
từ để một lần nữa nhấn mạnh thêm sắc thái hình ảnh mà mình cần miêu tả. Cách
này tuy có nhưng khơng nhiều, chỉ bắt gặp ở một số trường hợp. Nhưng giá trị
nghệ thuật mà nó đưa lại thì rất lớn. Hình ảnh được miêu tả như đập vào các
giác quan của người đọc, ta cảm nhận đựơc khơng chỉ bằng mắt mà ta như cịn
đang chạm vào chúng, dường như Chu Lai muốn người đọc cũng có được cái
cảm giác mà ơng đang có hay nhân vật của ơng đang có khi đứng trước sự vật
đó.
Sau đây là miêu tả cảm giác của Hai Hùng khi đứng trước nhà hàng sang
trọng mà Quân dẫn ông đến:
Ngay từ giây phút đầu tiên bước xuống xe, toàn thân ngợp chống trong
các ngọn đèn các cỡ, trong mn vàn âm thanh các loại, vừa gợi chút bồng lai
vừa bảng lảng mùi địa ngục. (11, 58)
- Tất cả đều thoáng đãng, tất cả đều chan chứa nắng. (12, 25)
Cách miêu tả: Bảng lảng mùi địa ngục, chan chứa nắng, cách nói bảng
lảng mùi địa địa ngục thể hiện suy nghĩ của Linh khi đi lượm xác tử sĩ anh như
có cảm giác cái chết đang vây lấy anh. Còn cách kết hợp chan chứa nắng thể
hiện cái nắng tràn ngập lan toả ra không gian rộng lớn trong suy nghĩ cảm nhận
của Tám Linh khi anh cảm nhận cái nắng của đồng bằng.
24


Chu lai đã đặt từ láy bên cạnh những danh từ, cụm từ danh từ cần miêu tả
đã mang lại hiệu quả nghệ thuật khơng nhỏ khi thơng qua hình thức ngôn ngữ
thể hiện nội dung. Khi đặt cạnh danh từ ông muốn người đọc cảm nhận được các
sắc thái, đặc điểm của sự vật. Qua đó, để người đọc dự cảm được một phần về
tính cách nhân vật, nếu như đó là câu miêu tả về nhân vật.
+ Kết hợp từ láy với tính từ
Tính từ là những từ có nghĩa chỉ tính chất, màu sắc. Khi kết hợp các từ láy

bên cạnh tính từ sẽ làm tăng thêm tính sinh động cho những đặc trưng của sự
vật.
Kiểu kết hợp này cũng khá phổ biến trong tiểu thuyết Chu Lai và mang lại
hiệu quả nghệ thuật cao. Sau khi đi vào phân tích một vài trường hợp chúng ta
sẽ thấy rõ điều này:
Ví dụ :
Sau một thân cây to, một nòng súng AK và một quả đạn B40, tròn trùng
trục trong bóng đêm đều giàn về một hướng. (12, 57)
Thật xa nữa, những mái tôn trăng trắng, hàng tre, con đường, cụm cao
su, cái chuồng cu cao ngất nghểu… (12, 61)
Bây giờ gặp chắc chả ai nhận ra… cái thằng Linh bị rào khơng biết mệt,
cành thức đêm càng tươi hơn hớn. (12, 61)
Cách kết hợp các tính từ với từ láy: tròn trùng trục, cao ngất nghểu, tươi
hơn hớn thể hiện rõ nét cụ thể các đặc điểm tính chất của sự vật được nói đến
trong miêu tả của nhân vật hoặc của tác giả tạo cho cách thể hiện thêm phần sinh
động đầy màu sắc cuốn hút người đọc.
Cách thể hiện từ láy đi trước tính từ cũng thể hiện một tài năng nghệ thuật
độc đáo và chứa nội dung thể hiện sâu sắc.
Đội hình đánh giặc ngang tàng năm xưa giờ đây, trừ vài thằng may mắn
khơn ngoan, chẳng hiểu vì ngun cớ nào đều bị cuộc đời dồn chung vào một

25


×