Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

GIỌNG điệu TRẦN THUẬT và VAI TRÒ của GIỌNG điệu TRẦN THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.04 KB, 100 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giao lưu là xu thế của thời đại là động lực cho sự phát triển
R.Tagore từng cho rằng: “sức sống của một nền văn hoá là biết thừa kế tinh
hoa từ hai nguồn truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, dung hợp cái
muôn đời vào cái khoảng khắc”. Nghĩa là giữ lại cái tinh tuý nguồn cội, bản
sắc, đồng thời giao lưu tiếp thu tinh hoa nhân loại. Tư tưởng này của Tagore
khơng chỉ đúng với văn hố ấn Độ thời kỳ Phục hưng mà còn đúng với xu thế
hội nhập, giao lưu quốc tế hoá của thế giới ngày này. Và tất nhiên văn học
cùng nằm trong xu thế đó bởi “khơng có nền văn học nào khơng nảy sinh từ
một nền văn hoá nhất định”. Khi văn học nằm trong xu thế này thì sẽ có các
mối quan hệ ảnh hưởng và tiếp nhận văn học trên bình diện quốc tế. Có con
mắt quốc tế một hiện tượng văn học của một nền văn học sẽ được định vị,
đánh giá một cách có căn cứ và tăng độ nhạy cảm của việc phát hiện ra những
cái riêng. Từ đó ch khẳng định được cái độc đáo có ý nghĩa đặc trưng của
hiện tượng văn học. Vì vậy, nhìn nhận nghệ thuật trần thuật của hai tác phẩm
văn học Người đẹp say ngủ (Yasunari Kawabata) và Hồi ức về những cô gái
điếm buồn của tôi (G. Marquez) trong mối quan hệ giao lưu quốc tế dưới cái
nhìn đối sánh là con đường mà chúng tôi lưạ chọn ở đây.
1.2. Nghệ thuật trần thuật là một vấn đề cốt yếu trong xây dựng tác
phẩm văn xi tự sự
Mỗi loại hình văn học đều có một phương thức biểu hiện đặc trưng
riêng. Nếu kịch phản ánh đời sống thông qua hệ thống những mâu thuẩn,
xung đột được diễn đạt chủ yếu bằng ngơn ngữ thì thơ lại nói bằng thứ ngơn
ngữ biểu cảm và nghệ thuật trùng điệp. Trong văn xuôi tự sự cách thức tổ
chức, phản ỏnh được thể hiện thông qua nghệ thuật trần thuật. Nghệ thuật trần
thuật hay cách kể chuyện chính là “đặc trưng của văn xi nghệ thuật”.

1



Không phải ngẫu nhiên mà Lai Nguyên Ân từng chỉ ra: “Trần thuật (Narition)
phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình văn học
tự sự [1; 146].
Với loại hình văn xi tự sự, nghệ thuật trần thuật là một trong những
yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, nó cịn là yếu tố cơ bản thể
hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Chính vì thế tìm hiểu về nghệ thuật trần
thuật là viềc làm cần thiết trong cái nhìn đối sánh hai tác phẩm Người đẹp
say ngủ, (Yasunari Kawabata) và Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi
(G.Marquez) để nhận ra phong cách, tài năng, cỏ tính sáng tạo của nhà văn.
1.3. Yasunari Kawabata là một bậc thầy, một trong những nhà tiểu
thuyết xuất sắc nhất thế giới với bộ ba tác phẩm đoạt giải Nôbel văn học: Xứ
tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc. Đồng thời, ông cũng là một trong những phong
cách đại diện cho nên văn hố phương Đơng, duy mỹ, duy cảm, duy tình.
Người đẹp say ngủ là tiểu thuyết cuối đời của ông khi bút lực và phong cách
đạt đến điểm chín của nó. Đó là cuốn tiểu thuuyết dịng ý thức đỉnh cao của
ơng, nó khơng chỉ mang tính hồi cổ mà cịn khá hiện đại, phảng phất màu sắc
huyền ảo. Marquez là nhà văn Côlômbia, đại diện cho chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo, đạt giải Noben văn học năm 1982. Trong tác phẩm của ông, ta bắt
gặp ảo mộng ngập tràn. Thế nhưng Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi
ra đời sau khi Marquez đọc Người đẹp say ngủ làm ông chú ý đến văn học
Nhật bản lại giàu hiện thực, ít mộng ảo hơn. Cùng một đề tài nhưng họ cú
cách chiếm lĩnh và thể hiện khác nhau. Qua cái nhìn đối sánh, nó góp phần
cho ta hiểu được những đóng góp của những nhà văn lớn cho nền văn học thế
giới, thấy được sự giao thoa của các nền văn hoá, văn học dù khác xa nhau.

2


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Kawabata là một hiện tượng văn học đặc biệt ở thế kỷ XX. Ông

được xếp vào vị trí quan trọng trong văn học thế giới và được bạn đọc khắp
thế giới đón đọc, nghiên cứu về ông.
Năm 1971, Nxb Mátcơva đã cho xuất bản tuyển tập tác phẩm của
Kawabata với nhan đề Kawabata sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật. Đến năm
1975, Nxb này lại một lần nữa cho in cuốn Y. Kawabata sự tồn tại và khám
phá cái đẹp, từng có cả tình u và lòng căm thù. Việc dịch tác phẩm của Y.
Kawabata ra tiếng Nga sớm tạo điều kiện cho bạn đọc ở Nga và cho cả bạn
đọc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam được tiếp xúc với hiện tượng văn
học độc đáo này.
Ở Việt nam, tác phẩm của Y. Kawabata được biết đến lần đầu tiên vào
năm 1969 với bản dịch tiểu tuyết, Xứ tuyết của Chu Việt. Cùng năm này, Tạp
chí văn (Sài Gịn) đã cho ra số đặc biệt về Y. Kawabata. Trong đó có hàng loạt
truyện ngắn cùng các bài nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông.
Tuy nhiên từ sự nhạy cảm đầu tiên này đối với “hiện tượng văn học”, Y.
Kawabata, chúng ta mới có được biết tác phẩm thứ hai của ông thông qua bản
dịch. Tiếng rền của núi của Ngơ Q Giang. Kể từ đó, tác phẩm của Y.
Kawabata liên tục được giới thiệu rộng rãi vào Việt Nam. Năm 1990, Giang
Hà Vị dịch Ngàn cánh hạc, Vũ Đình Phịng dịch Người đẹp say ngủ. Đến
2001 Nxb Hội nhà văn cho xuất bản Tuyển tập Y. Kawabata gồm 4 tiểu
thuyết: Xứ Tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ. Gần
đây nhất, trung tâm văn hố ngơn ngữ Đơng Tây đã cho ra đời tuyển tập Y.
Kawabata gồm khá đầy đủ các tác phẩm của ông trên tất cả các thể loại: 6
truyện ngắn, 46 Tuyện trong lòng bàn tay, 6 tiểu thuyết cùng một số bài
nghiên cứu về Y. Kawabata trong và ngoài nước. Đây là cuốn sách tổng hợp,
tạo điều kiện tiếp xúc một cách khá đầy đủ và có hệ thống về các sáng tác của
Y. Kawabata.

3



Trong hệ thống các sáng tác của Y. Kawabata được dịch vào Việt Nam,
Người đẹp say ngủ được dịch và giới thiệu muộn hơn (1990). Người đọc chủ
yếu biết đến bộ ba tác phẩm nổi tiếng của ông là: Xứ Tuyết, Ngàn cánh hạc,
Cố đô. Khi tư duy văn chương được cởi mở hơn, Người đẹp say ngủ, cũng
được nhỡn nhận và thu hút bạn đọc Việt Nam khám phá. Đặc biệt khi cuốn
hồi ức được thể hiện dưới dạng truyện ngắn là Hồi ức về những cô gái điếm
buồn của tơi được dịch vào Việt Nam thì Người đẹp say ngủ càng trở nên hấp
dẫn, cuốn hút bạn đọc bởi sự tương đồng nhất định ở hai tác phẩm. Cho đến
nay, bạn đọc Việt Nam đã quen và yêu thích Người đẹp say ngủ, đặc biệt là
những người hâm mộ Kawabata.
Năm 1968, Kawabata nhận được giải thưởng Nobel văn học, Viện Hàn
lâm Thuỵ Điển đã có bài giới thiệu giải Nobel văn chương đã bao hàm sự
nghiên cứu sơ giản về Kawabata. Đồng thời đây cũng chính là cơng trình đầu
tiên trực tiếp bàn đến “nghệ thuật kể chuyện” của Kawabata. Bài giới thiệu
đã ngợi ca nghệ thuật bậc thầy của Kawabata qua hai tác phẩm Xứ tuyết và
Ngàn Cánh hạc. Từ đó đi đến khẳng định mang tính bao quát về nghệ thuật kể
chuyện của Kawabata “làm lu mờ kỹ thuật kể chuyện của châu Âu”. Đây là
cơ sở gợi ý để chúng tơi tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật tài tình của
Kawabata ở tác phẩm Người đẹp say ngủ trờn cơ sở đối sánh với nghệ thuật
trần thuật của G. Marquer trong tác phẩm Hồi ức về những cô gái điếm buồn
của tôi.
Cùng nhận định về nghệ thuật trong tác phẩm của Kawabata, Donald
kene đã chỉ ra rằng, “người ta cần đọc Kawabata một cách cẩn thận [….] văn
phong ơng có thể khó nắm bắt lại dựa vào khả năng độc đáo để tạo sự mơ hồ,
dù cho lối truyền đạt biểu cảm được cung cấp đầy đủ bởi chính ngơn nữ Nhật
Bản” [15;1058] . Sự khó nắm bắt, mơ hồ trong tác phẩm của ơng một phần là
do sự đảo lộn thời gian, cốt truyện dịng ý thức của ơng.

4



ở Việt nam những cơng trình nghiên cứu khái qt về cuộc đời và sự
nghiệp của Kawabata cũng đã có những nhận định khái quát chung về phong
cách nổi bật của Kawabata. Tiêu biểu là chuyên luận Kawabata, cuộc đời và
tác phẩm (1997) của Lưu Đức Trung. Trong chuyên luận của mình Lưu Đức
Trung đã kết luận, Phong cách nổi bật của Kawabata mà người đọc dễ dàng
cảm nhận được là “chất trữ tính sâu lắng, nổi buồn êm dịu”. Đây là một sự
khái quát phong cách đồng thời có thể phân biệt được với phong cách
Marquez.
Bàn về những vấn đề liên quan đến phong cách của Kawabata trong 100
nhà lý luận phê bình văn học thế kỷ XX, mục từ Yasunari Kawabata của Đỗ
Thu Hà có nhắc đến nghệ thuật viết văn của Kawabata: “Cấu trúc tác phẩm là
dòng ý thức được kỹ thuật chắp cánh”. Đây là điểm tựa cho chúng tơi nghiên
cứu về thủ pháp dịng ý thức trong Người đẹp say ngủ
Còn Chu Sỹ Hạnh trong Yasunarri Kawabata dưới nhãn quan phương
Đơng (1969) đã có những cảm nhận sắc sảo về bút pháp của nhà văn này như
âm hưởng chung về cái cô đơn, những suy ngẫm nội tâm… trong tác phẩm
của Kawabata.
Cơng trình bàn về nghệ thuật kể chuyện của Kawabata mang tính cơng
phu nhất đó là Văn hố Nhật Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị Thu
Hằng xuất bản năm 2007. Trong cơng trình này tác giả đã đi sâu vào nghệ
thuật kể chuyện, một hướng tiếp cận từ góc độ tự sự học. Từ đó đã có nhiều lý
giải sau sắc về sáng tạo nghệ thuật cũng như khái quát phong cách Kawabata
thông qua nghệ thuật trần thuật. Những khái quát về người kể chuyện, điểm
nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật là những cơ sở vô cùng quan trọng để
chúng tôi tiến hành tìm hiểu về những vấn đề đó trong nghệ thuật trần thuật
của Người đẹp say ngủ. Điều đặc biệt là chúng tơi tìm thấy ở cơng trình này
bài nghiên cứu so sánh Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm của Yasunari
Kawabata và Garcia Marauez. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên về hai tác giải


5


Marquer và Yasunari Kawabata trong cái nhìn đối sánh. Nó gợi ý cho chúng
tôi trong thực hiện đề tài đối sánh nghệ thuật trần thuật trong hai tác phẩm cụ
thể của hai nhà văn này. Nhất là khi trong bài viết đó có sự đối sánh về giọng
điệu hai tác giả tuy đang ở mức sơ lược khái quát.
Ngoài ra cịn có một số luận văn, luận án tuy khơng đi sâu vào nghệ
thuật trần thuật nhưng ở đó cũng có một số ý kiến nghiên cứu về vấn đề này.
Chẳng hạn trong Tiểu thuyết Người đẹp say ngủ của Yasunari Kawabata (từ
góc nhìn lý thuyết hiện sinh), của Nuyễn Khánh Ly đó đề cập đến kết cấu và
điểm nhìn trần thuật, thủ pháp phân mảnh, thủ pháp dòng ý thức. Hay trong
Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của Y. Kawabata (qua khảo sát bộ ba
tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô), Lê Thanh Huyền cũng đã đề cập
đến sự lựa chọn ngơi kể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Yasunari
Kawabata… Còn trong luận văn thạc sỹ Nghệ thuật trữ tình trong tiểu thuyết
Yasunari Kawabata (qua khảo sát tuyển tập Yasunari Kawabata) có đề cập
đến giọng điệu cùng sự linh hoạt điểm nhìn và thủ pháp trong tiểu thuyết Y.
Kawabata.
2.2. Là một nhà văn đại diện cho một khuynh hướng văn học “chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo”, Marquez từ lâu đã được bạn đọc trên thế giới biết đến.
Tuy nhiên đến giải Nobel văn chương (1982) mới là sự tôn vinh của cả thế
giới giành cho Marquez ở tầm cao tài năng nhân loại. Vị trí của Marquez trên
bầu trời văn học MỹLatinh và văn học thế kỷ XX được xác lập rõ ràng hơn,
và cũng từ đây tên tuổi của ông được đọc và nghiên cứu trên khắp thế giới,
đặc biệt là ở phương Tây.
Tại Việt Nam, những tác phẩm của Marquez ngày càng được độc giả
biết đến nhiều hơn qua các bản dịch của các dịch giả: Nguyễn Trung Đức,
Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng, Phan Quang Minh, Lê Xuân Quỳnh,
Nguyễn Mạnh Tứ, Đồn Định Ca… mà cơng đầu tiên thuộc về cố dịch giả

Nguyễn Trung Đức. Những tác phẩm của ông đựơc dịch và giới thiệu vào

6


Việt Nam từ cuối thập niên 60 thế kỷ XX. Đến nay số lượng tác phẩm của ông
được giới thiệu vào Việt Nam khá nhiều. Về tiểu thuyết có: Giờ xấu (1963),
Trăm năm cơ đơn (1967), Tình u thời thổ tả (1985), Tướng quân giữa mê
hồn trận (1989), Tình yêu và những con quỷ khác (1994). Về truyện ngắn:
Bão lá (1955), Ngài đại tá chờ thư (1961), Đám tang của mẹ vĩ đại (1962),
Chuyện buồn không thể tin được của Erendiran ngây thơ và người bà bất
lương (1972), Mười hai truyện phiêu dạt (1992), Hồi ức về những cô gái
điém buồn của tơi (2004)… Về ký sự, phóng sự: Chuyện kể của người bị
chìm tàu (1970), Chi lê đảo chính và bọn Mỹ (1974), Tin tức về một cuộc bắt
cóc (1997), Sống để kể lại (2002). Tuy nhiên, trên thực tế mọi sự chú ý của
các dịch giả và các nhà nghiên cứu về Marquez chưa toàn diện, hầu như chỉ
tập trung ở một số tác phẩm, nhiều tác phẩm chưa được chú ý đến, đặc biệt là
kịch và kịch bản phim chưa được giới dịch thuật quan tâm. Do đó, Marquez
vẫn là một hiện tượng, mơt ẩn số chưa được giải đáp đối với độc giả Việt
Nam.
Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi được xuất bản năm 2004. Tin
cuốn sách sắp xuất bản lập tức thu hút hàng triệu người hâm mộ Marquez trên
thế giới, mọi người đã mong chờ sự kiện này rất lâu. Chỉ sau tuần lễ phát
hành, cuốn sách đã được bán với số lượng lớn và hiện đã được dịch ra nhiều
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay dù tác phẩm
đã được nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến nhưng độc giả vẫn chưa có sự định
hướng khi tiếp cận tác phẩm.
Marquez đã được bạn đọc Việt nam biết đến từ cuối những năm 60 của
thế kỷ XX. Vậy nhưng, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu
nào về những tác phẩm của ông một các quy mô, công phu. Trong số tác

phẩm của ơng dường như chỉ có Trăm năm cơ đơn là được chú ý nhiều. Bạn
đọc Việt Nam mới biết về Marquez qua cuộc đời, sự nghiệp và những tác
phẩm của ông dưới dạng đơn thuần văn bản. Trong Cái kỳ ảo trong tiểu

7


thuyết Trăm năm cơ đơn của G. Marquez, khố luận tốt nghiệp 2008, Trần Thị
Thanh Tâm đã giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp, về chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo. Trong đó, Trần Thị Thanh Tâm có đề cập đến những đột phá trong nghệ
thuật biểu hiện của Marquez,như: phản ánh nghệ thuật truyền thống, tiêu
biểu là chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX như: Sự miêu tả cuộc sống y như thật
bằng hình thức tương ứng với bản thân cuôc sống […] đồng thời ông cũng đã
sáng tạo ra những phản ánh mới phù hợp với việc biểu hiện tâm trạng bất an,
lạc lồi nổi lo âu và tình trạng lưu đày của con người trước hiện tại.
2.3. Điểm lại quá trình dịch, giới thiệu, nghiên cứu về hai tác giả và hai
tác phẩm trong phạm vi tài liệu bao quát được chúng tôi nhận thấy:
- Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về Kawabata nhìn chung đã
đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên còn khiêm tốn. Các cơng trình
đã bước đầu đề cập đến một số phương diện nghệ thuật của Kawabata nhưng
chưa có tính hệ thống. Cho đến nay chưa có cơng trình nào bàn về nghệ thuật
trần thuật trong Người đẹp say ngủ.
- Từ cuối những năm 60 độc giả Việt Nam biết đến Marquez qua các
tác phẩm dịch nhưng đến nay những tác phẩm dịch chưa bao quát được hết
các mảng tác phẩm của ơng. Đặc biệt chưa có được những cơng trình chun
sâu nghiên cứu về tác phẩm của ơng bằng tiếng Việt. Bởi vậy, cho đến nay
Marquez vẫn là hiện tượng văn học lạ đối với bạn đọc Việt Nam. Cơng trình
nghiên cứu về tác phẩm Marquez cịn khiêm tốn, chỉ tập trung vào Trăm năm
cơ đơn. Cịn lại các tác phẩm của ông hầu như chỉ dừng lại ở dạng giới thiệu.
Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tơi cũng nằm trong số đó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Người đẹp say ngủ
(Kawabata) và Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (Marquez) trong
cái nhìn so sánh.

8


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sỏt của khúa luận là tiểu thuyết Người đẹp say ngủ
(1991), NXb văn học và Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tơi (2007),
Nxb tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Ngồi ra, chúng tơi cịn liên hệ những tác
phẩm có liên quan.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích của đề tài được thể hiện ngay ở tên đề tài đó là nghiên
cứu nghệ thuật trần thuật trong Người đẹp say ngủ (Kawabata) và Hồi ức về
những cô gái điếm buồn của tơi (Marquez) trong cái nhìn đối sánh.
4.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất: Chỉ ra được nhân vật trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong
cái nhìn so sánh hai tác phẩm.
Thứ hai: Chỉ ra được giọng điệu trần thuật trong cái nhìn so sánh hai tác
phẩm.
Thứ ba: Chỉ ra được một số thủ pháp cơ bản trong cái nhìn so sách hai
tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận vận dụng lý luận văn học so sánh trên cơ sở sử dụng các
phương pháp, như:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, so sánh.

- Phương pháp tổng hợp.

9


Chương 1
NHÂN VẬT TRẦN THUẬT VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG
NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ HỒI ỨC VỀ NHỮNG CÔ GÁI ĐIẾM BUỒN
CỦA TÔI
1.1. Nhân vật trần thuật
1.1.1. Nhân vật trần thuật và vai trò của nhân vật trần thuật trong tác
phẩm tự sự
1.1.1.1. Khái niệm nhân vật trần thuật.
“Người trần thuật” là một khái niệm tương đối phức tạp, có sự khơng
thống nhất giữa các ý kiến của các nhà nghiên cứu. Theo Andrew Hplaks,
“Vấn đề người trần thuật là vấn đề trung tâm, còn giọng điệu trận thuật là vấn
đề trung tâm của trung tâm”. Các nhà nghiên cứu Pháp mà đại diện là G.
Gennette thì hiểu người trần thuật có chức năng tác giả vừa kể chuyện vừa chỉ
huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin, vừa thuyết phục người đọc… Các nhà
nghiên cứu Anh, Mỹ, thì lại thiên về hiểu người trần thuật là một vai trò thụ
động do tác giả điều khiển, tác giả cần nó vì cần giọng điệu, cần một điểm
nhìn, cách nhìn. Nhà lý luận Mỹ Johnathan Culler cho rằng, Bất cứ trần thuật
nào đều phải có người trần thuật, bất kể người trần thuật ấy có được xác định
rõ ràng hay khơng. Bởi vì vấn đề trung tâm của chủ đề mỗi câu chuyện đều là
vấn đề mối quan hệ giữa người trần thuật hàm ẩn (phạm vi tri thức, quan niệm
giá trị) với câu chuyện mà nó kể ra, Do đó muốn giải thích một đoạn tự sự bắt
buộc phải xác nhận người kể chuyện hàm ẩn trong đó, xác nhận các bộ phận
thuộc về cái nhìn của nó, phân biệt bản thân hành động và sự quan sát của
người trần thuật với hành động đó.
Vì sự khơng thống nhất trên của các ý kiến nên chúng tôi giới thuyết

khái niệm “người trần thuật” để làm điểm tựa cho sự nghiên cứu, phân tích,
khảo sát về người trần thuật trong Người đẹp say ngủ (Ykawabata) và Hồi ức

10


về những cô gái điếm buồn của tôi (G. Marquer). Theo Lê Bá hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Người trần thuật là
một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ
của anh ta tạo thành” [8;221]. Trong trần thuật viết có tính chất văn học thì
người trần thuật trở thành một nhân vật trong tác phẩm, tuy là nhân vật đặc
thù nhưng cũng là nhân vật trên giấy do nhà văn tạo ra thực hiện chức năng tự
sự. Người trần thuật trong tác phẩm là một người trần thuật được trần thuật ra.
Như vậy, người trần thuật là kết quả sáng tạo của nhà văn, từ nhà văn mà ra
thay mặt tác giả đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả.
Tác giả không bao giờ trực tiếp đứng ra kể lại câu chuyện, mà thường
sáng tạo ra nhân vật khác (nhân vật trần thuật) thay mình đứng ra tự sự với
người đời. Chính vì thế nhân vật trần thuật vừa là người thay mặt tác giả kể
chuyện vừa là nhân vật trong tác phẩm.
Tuy nhiên mức độ hố thân thành vai trị người trần thuật khác nhau và
tạo ra những hình thức biểu hiện khác nhau. “Có thể chia ra người trần thuật
lộ diện và người trần thuật ẩn tàng. Người trần thuật lộ diện là người trần
thuật theo “ngơi thứ nhất”, cịn người trần thuật ẩn tàng là người trần thuật
theo “ngôi thứ ba” [8;222]. Người trần Thuật theo ngôi thứ nhất là người trần
thuật xuất hiện trực tiếp, thường xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”trong tác phẩm,
trần thuật lại câu chuyên. Về người trần thuật theo ngôi thứ ba trong Về khái
niệm “truyện kể” ở ngôi thứ ba và “người kể chuyện ở ngôi thứ ba”, Nguyễn
Thị Thuy thuỷ đã phân biệt truyện kể ở ngôi thứ ba (hàm ẩn) kể theo điểm
nhìn của mình. Truyện kể ở ngơi thứ ba kể theo điểm nhìn của nhân vật là
trường hợp nhân vật và truyện kể có người kể chuyện ngơi thứ ba kể theo

điểm nhìn hợp truyện kể có người kể chuyện khác người tiêu điểm hoá (người
thể hiện quan điểm đánh giá về thế giới nhân vật sự kiên trong tác phẩm,
người mà thông qua những hành động, cảm nhận suy nghĩ làm điểm tựa cho
người kể chuyện thực hiện hành vi kể hay còn gọi là người phản ánh), “tựa

11


vào điểm nhìn nhân vật để kể chuyện và anh ta đã hồ vào nhân vật đến mức
ta khó phân biệt được giọng kể của anh ta với giọng kể của nhân vật. Và
thường chỉ thấy giọng nhân vật, giọng nhânvật nổi trội hơn” [24;140]. Nhờ
nấp sau cái giọng nhân vật mà người trần thuật dễ dàng thâm nhập vào nội
tâm của nhân vật, dễ dàng hoà quyện vào câu chuyện, đặt các sự kiện nhân
vật trước độc giả mà khơng cần một lời giới thiệu nào cả. Nhưng có lúc người
kể chuyện không nấp được sau cái giọng của nhân vật, ấy là ở chỗ mà giọng
nhân vật không phù hợp với sự kiện được kể.
Còn truyện kể ở ngơi thứ ba kể theo điểm nhìn của mình là trường hợp
người kể chuyện đồng thời là người tiêu điểm hố, khơng xuất hiện trực tiếp
trong tác phẩm. “Người kể chuyện có vị trí quan sát ở bên ngồi thế giới nhân
vật, người kể chuyện khơng kể theo điểm nhìn của một nhân vật nào cả mà kể
theo điểm nhìn của chính mình” [24;143]. Ở đây người kể chuyện hàm ẩn
đứng ngoài thế giới hiện thực trong truyện và kể lại những gì mà mình quan
sát và cảm nhận được. Chính vì vậy trường hợp này là truyện kể có người kể
hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình.
Như vậy người trần thuật ngơi thứ ba hàm ẩn có hai kiểu người trần
thuật hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật và người trần thuật hàm ẩn kể theo
điểm nhìn của chính mình.
Ngồi ra, người trần thuật cịn có thể phân chia thành người trần thuật
“tham gia vào truyện” và người trần thuật “bàng quan” đứng ngoài.
Từ những dẫn giải trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm người trần thuật

như sau: Người trần thuật (người kể chuyện) là khái niệm để chỉ người thay
mặt tác giả, đại diện cho tác giả thuật lại câu chuyện trong tác phẩm là người
dẫn dắt, định hướng và khơi gợi khả năng đối thoại, tranh luận cho người đọc
và là người làm điểm tựa để tác giả bộc lộ quan điểm của mình. Đồng thời
người trần thuật cũng là nhân vật trong tác phẩm, tham gia vào tác phẩm. Và

12


dựa vào mức độ hoá thân và tham dự vào tác phẩm mà ta nhận ra được người
trần thuật trong tác phẩm.
1.1.1.2. Vai trò của người trần thuật
Văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của ntgười trần thuật tạo thành.
Do đó, người trần thuật có vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo dự tác
phẩm tự sự. Có thể nói hành vi ngơn ngữ của người trần thuật là một yếu tố
hàng đầu không thể thiếu trong văn bản tự sự mà đặc biệt là nghệ thuật trần
thuật trong văn bản đó. Chưa có người trần thuật thì chưa có văn bản tự sự.
Tác phẩm nào cũng có người trần thuật. Người trần thuật có khi tham dự vào
câu chuyện có khi bàng quan, đứng ngồi. Khi người trần thuật trong tác
phẩm tự sự kể lại các sự kiện, con người như những gì xảy ra bên ngồi mình,
khơng phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của anh ta chính là lúc người trần
thuật đã tạo nên tính khách quan cho tác phẩm tự sự. Mà người trần thuật là
sản phẩm của nhà văn, do đó tính khách quan của tự sự là ảo giác nghệ thuật
về tính khách quan của văn học là cái khách quan thứ hai, so với tính khách
quan văn học mang tính thứ nhất. Tuy nhiên, người trần thuật bên cạnh sự
khách quan vẫn tạo cho tác phẩm có sự chủ quan, cái nhìn bên cạnh sự khách
quan vẫn tạo cho tác phẩm có sự chủ quan, cái nhìn chủ thể của tác giả bởi xét
đến cùng thì tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo, là tiếng nói của tác giả.
Người trần thuật là trung gian giữa tác giả và thực tại được miêu tả nên tác giả
có thể hiện hình trong tác phẩm thơng qua người trần thuật mà vẫn đảm bảo

được tính khách quan nhờ đảm bảo khoảng cách với thế giới được miêu tả và
vừa giản cách, vừa hướng đạo được cho người đọc. Thông qua nhân vật trần
thuật, tác giả hiện hình để phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận làm sáng
tỏ mọi qua hệ giữa nhân vật với hồn cảnh Gocrki nói: “Trong tiểu thuyết
trong truyền những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự
giứp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, tác giả mách cho người

13


đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn sau những hành động
của các nhân vật được miêu tả tô đậm thêm cho những tâm trạng của họ bằng
những đoạn mơ tả thiên nhiên trình bày hồn cảnh và nói chung là ln ln
giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự
do và nhiều khi rất khéo léo nhưng lại rất võ đốn. Mặc dù người đọc khơng
nhận thấy những hành động những lời lẽ, những việc làm nhưng mối tương
quan của họ, ln ln tìm mọi cách để làm cho nhân vật trong truyện được
rõ nét và có sức thuyết phục đến mức tối đa về phương diện nghệ thuật”. Như
vậy Gorki đã cho thấy cụ thể nhiều mặt vai trò của người trần thuật. Trong Từ
điển thuật ngữ văn học có nói đến năm chức năng khác nhau của người trần
thuật: “Chức năng truyền đạt đóng vai một yếu tố của tổ chức tự sự, chức
năng chỉ dẫn, thuộc phương pháp trần thuật, chức năng bình luận; chức năng
nhân vật hoá” [22,307]. Khi thực hiện những chức năng nhiều mặt đó, rõ ràng
người trần thuật đã thực hiện vai trị của mình.
Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm,
sáng tác của nhà văn trong tác phẩm. Quan điểm chỉ có thể thể hiện qua
“điểm nhìn”, “tầm nhận thức” của người trần thuật như một hiện tượng ít
nhiều mang tính tồn tại độc lập. Người kể chuyện có thể tỏ thái độ với thế
giới câu chuyện được kể lại. Phần nào đây là một “hình tượng thái độ”. Thái
độ của người kể chuyện phần nào trùng khít với quan điểm tác giả, nhưng

khơng bao giờ trùng khít hồn tồn. Người trần thuật do vậy, vừa là hình thức
thể hiện quan niệm của tác giả, vừa là người tồn tại độc lập nhất định có quan
điểm riêng theo lơgíc hiện thực nhất định. Do đó người trần thuật phần nào
tạo nên sự đối thoại với độc giả của tác phẩm tự sự.
Như vậy, chúng ta có thể thấy người kể chuyện có vai trị quan trọng
trong tác phẩm tự sự, là yếu tố đầu tiên trong nghệ thuật trần thuật của tác
phẩm. Hiểu được người trần thuật và nắm được vai trò của người trần thuật là
cơ sở để chúng tơi tìm hiểu về người trần thuật trong Người đẹp say ngủ và

14


Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, góp phần làm nổi bật nghệ thuật
trần thuật trong hai tác phẩm.
1.1.2. Nhân vật trần thuật trong Người đẹp say ngủ (Y.Kawabata)
Như chúng tơi đã nói từ trước, căn cứ vào mức độ hoá thân, người trần
thuật thường được phân biệt: người trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất) người
trần thuật ẩn trong (ngôi thứ ba). Tuy nhiên, người trần thuật ngồi hai kiểu
thơng thường đó, các nhà nghiên cứu ngày nay cịn bàn đến người trần thuật ở
ngơi thứ hai với tư cách là người đối thoại với độc giả. Khi bàn về giọng J.A.
Cuddton trong Từ điển Penguin về thuật ngữ và lý luận văn học có nhắc đến
Plato và Aristole với sự phân biệt ba kiểu người kể chuyện cơ bản sau: “(a)
người kể hoặc nhà thơ (hoặc bất kỳ kiểu nhà văn nào) sử dụng giọng của
chính mình; (b) người giả vờ giọng người khác hoặc giọng những người khác,
và nói bằng giọng khơng phải giọng của mình; (c) người sử dụng sự trộn lẫn
giọng của chính mình và giọng của những người khác” [dẫn theo Đào Thị
Thu Hằng]. Như vậy theo Plato và Aristole thì “giọng” cũng thể hiện được vị
trí kể chuyện. Giọng (a) chính là giọng cảu người kể chuyện xưng “tơi”, ngơi
thứ nhất, giọng (b) là người kể chuyện giấu mặt ngôi thứ ba, còn giọng (c) là
giọng của người kể chuyện nữa trực tiếp, hay cũng có thể là một vị trí cịn

gây nhiều tranh cãi. Kể từ ngơi thứ hai nhưng ngơi thứ hai ít được nói đến và
ở đề tài này chúng tôi chỉ quan tâm đến ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Người trần thuật trong tác phẩm của Y. Kawabata thường ở ngôi kể thứ
nhất và ngôi thứ ba. Trong đó theo sự thống kê của Đào Thị Thu Hằng thì
tồn bộ tiểu thuyết của Kawabata được kể bằng ngôi thứ ba chiếm 2/3 số
lượng tác phẩm. Sự lựa chọn ngôi kể người trần thuật này đã thể hiện phong
cách và tài năng của tác giả bởi theo G.N Pospelop thì “những tác phẩm hay
nhất là những tác phẩm trong đó tác giả cố gắng che đậy quan niệm riêng của
mình nhưng đồng thời lại tỏ ra luôn luôn trung thành với vô số tất cả những

15


nơi mà người ta thấy tác giả lộ ra” [22;94]. Đó chính là trường hợp của
Kawabata.
Người kể chuyện dấu mặt hay cịn gọi là người kể chuyện “ngơi thứ ba”
được coi là một “thượng đế tồn thơng” trong tiểu thuyết truyền thống. Anh ta
biết hết mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện, hồn tồn có thể di chuyển theo
thời gian và khơng gian theo ý muốn của chính mình, có thể xâm nhâp vào
suy nghĩ, động cơ tình cảm bên trong cũng như hành động công khai của nhân
vật. Do đó “người kể tồn thơng”đã cho mình tồn quyền và định hướng cảm
thụ cho độc giả, khiến độc giả bị áp đặt sự yêu ghét, buồn vui, đồng tình hay
phản đối của anh ta.
Ngày nay, để khách quan hố tự sự và khẳng định vai trị của độc giả
trong tiếp nhận văn họ, tiểu thuyết hiện đại có xu hướng di chuyển điểm nhìn
vào nhân vật, người kể chuyện xưng “tôi” hoặc cũng là người kể chuyện dấu
mặt nhưng đã “dời” chỗ vào nhân vật” (Flaulert), nhìn bằng cách nhìn của
nhân vật.
Y.Kawabata với tài năng của mình đã tiếp thu mặt tích cực và loại bỏ
hạn chế của truyền thống và tiếp thu hiện đại hợp thành tạo nên người trần

thuật độc đáo trong tác phẩm của mình. Là một tác phẩm gần như cuối đời khi
mà bút lực và tinh hoa đạt đến đỉnh cao của tài năng Người đẹp say ngủ là
một tác phẩm điển hình của sự kết hợp đó.
Người đẹp say ngủ là một sự trần thuật phi cốt truyện (hiểu theo cốt
truyện truyền thống trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc). Câu
chuyện khơng có gì nhiều đáng nói, thiên về cốt truyện tâm lý tình cảm, được
triển khai theo dịng ý thức của nhân vật. Chính vì vậy mà việc lựa chọn nhân
vật trần thuật là vô cùng quan trọng để làm sao có thể vừa đi sâu vào dòng ý
thức nhân vật mà trần thuật lại vừa đảm bảo tính khách quan cho hiện thực
được miêu tả tạo nên sự cuốn hút kì lạ, lơi cuốn hấp dẫn người đọc, làm cho
họ đọc đi đọc lại mà không chán. Một việc thật là khó khăn như vậy đặt ra

16


trong sáng tạo nghệ thuật lại được Y.Kawabata giải quyết hết sức khéo léo tài
tình bằng việc xây dựng người trần thuật ba ngôi thứ ba hàm ẩn di chuyển
điểm nhìn vào nhân vật chính, nhìn bằng thế giới được miêu tả bằng con mắt
của nhân vật chính ơng già Eguchi.
Người trần thuật trong Người đẹp say ngủ đã ẩn, tựa vào điểm nhìn của
nhân vật chính là Êguchi để kể. Vì vậy từ những trang đầu tiên, độc giả đã bị
cuốn vào câu chuyện đầy hấp dẫn không phải bằng cảnh tình tiết éo le, xung
đột gay cấn, sự kiện nóng bỏng mà bằng lối dẫn dắt của nghệ thuật kể chuyện
tài tình của một tâm hồn Nhật Bản. Người trần thuật đã ẩn đi, di chuyển điểm
nhìn vào nhân vật Êguchi nên dường như người trần thuật đã hồ vào nhân
vật Êguchi đến mức ta khó mà phân biệt được đâu là giọng của người trần
thuật hàm ẩn, đâu là giọng của Êguchi. Và ta thường chỉ thấy giọng của
Êguchi trong tác phẩm. Y.Kawabata đã chuyển dịch phần lớn ưu thế giành
điểm nhìn cho người trần thuật hàm ẩn ở những tác phẩm trước (Xứ tuyến,
Ngàn cánh hạc…) sang điểm nhìn của nhân vật ở Người đẹp say ngủ. Nhờ sự

chuyển dịch này ta thấy giọng của nhân vật Êguchi trội hơn, mạch chính của
tác phẩm được tạo bởi cách nhìn nhận, đánh giá cuộc đời của nhân vật chính
Êguchi, chứ người trần thuật vẫn giấu mặt. Chính vì “dời chỗ” vào nhân vật
Êguchi để trần thuật câu chuyện nên người trần thuật có thể đi sâu sát vào câu
chuyện tạo cho độc giả sự tin cậy, niềm tin vững vàng vào câu chuyện ông ta
kể bởi cái nhìn trong cuộc. Người trần thuật vì thế có thể thâm nhập vào đời
sống nội tâm của nhân vật Êguichi bởi không ai thấu hiểu đời sống nội tâm
Êguchi hơn chính bản thân ơng ta. Êguchi đã kể lại cuộc đời mình như là sự
trải nghiệm, độc giả hồi hộp, sống cùng tâm trạng, sự trải nghiệm của ông.
Đồng thời, người trần thuật hàm ẩn thông qua Êguchi cũng dễ dàng hoà nhập
vào câu chuyện, các sự kiện, nhân vật trong không gian của “kiểu nhà chứa
hiện đại” ra trước độc giả mà không cần một lời giới thiệu nào cả.

17


Sự chuyển dịch chủ yếu vai trò trần thuật sang ông già Êguchi của
người trần thuật, trao điểm nhìn cho nhân vật đã tạo nên điểm xuất phát trần
thuật của truyền là khoảng thời gian “xế chiều” mà Êguchi ở tuổi sáu mươi
bảy. Từ điểm xuất phát đó, dưới con mắt của chính mình Êguchi đã cho chúng
ta một cái nhìn tồn vẹn về cuộc đời của ơng: hiện tại là những lần đến bên
người đẹp say ngủ với những xúc cảm tâm trạng, kết hợp với tâm tưởng – ý
thức đưa ta về với quá khứ một thời trai trẻ, tiến đến tương lai nhuốm màu
xám xịt của một xuất phát hiện tại đầy cô đơn, u sầu. Nhờ cái nhìn của người
trong cuộc, tự trần thuật về cuộc đời bản thân của Êguchi đã cho ta thấy một
cuộc đời sống động, phức tạp bày ra trước mắt đáng tin cậy, đặc biệt là những
dòng hồi tưởng, cuộc đời trong kí ức của Êguchi bởi kí ức nhân vật thì khơng
ai có thể biết được trừ chính bản thân người mang kí ức. Quá khứ hiện về rõ
mồn một với những cuộc tình ghi dấu ấn khơng thể phai mờ. Đó là sự hồn
nhiên và thân hình đẹp vơ song của cơ gái ở mối tình đầu; đó là sự ghen

tuông của cô gái do mùi sữa khi ông đã có vợ, đó là sự thoải mái khơng cảm
thấy tội lỗi của cơ gái đã có chồng ở Kơbê mang lại; đó là bà vợ ơng giám
đốc, đó cịn là những kỉ niệm về con cái… Quá khứ đó và hiện tại, tương lai
cứ đan xen vào nhau nhờ người kể chuyện hàm ẩn luôn dẫn dắt để nhân vật
luôn ở tư thế chủ động trong câu chuyện, đặt nhân vật vào những tình huống
mở để ơng ta có thể trần thuật câu chuyện theo liên tưởng, tưởng tượng cuả
mình. Sự liên tưởng, tưởng tượng ấy khơng chỉ cho Êguchi nhìn lại quá khứ
của mình mà cũng là điểm tựa để cho ơng có thể tự bộc lộ bản thân. Vì thế sự
chuyển dịch điểm nhìn trần thuật sang Êguchi phần lớn của người trần thuật
hàm ẩn đã tạo điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật trong tác
phẩm. Đằng sau những câu chuyện về người đẹp say ngủ là những suy nghĩ,
cảm giác thể hiện tâm lý nhân vật. Đó là tâm lý tị mị của Êguchi qua lời giới
thiệu của ơng bạn đã đưa ông đến với những người đẹp say ngủ. Sau đó qua
sự trải nghiệm của chính bản thân và sự chất vấn về những suy nghĩ cảm giác

18


của những ơng già, khi đến “ngơi nhà bí mật”, cuối cùng Êguchi đã cho ta
một cái nhìn về lý do các ông già đến đây. Đến để được nghỉ ngơi hồn tồn,
để tìm thấy thời trai trẻ của mình, đến vì khơng bị một hậu quả phiền phức
nào về sau, đến vì biết đâu cịn tìm được sự dâng hiến của một cơ gái cịn
thanh xn ở buổi xế chiều… Qua những lý do này, chúng ta cảm nhận được
một sự nuối tiếc thời trai trẻ và muốn kéo dài tuổi xuân của ông già Êguchi và
những ông già khác. Nó cịn cho thấy tâm lý cơ đơn, sợ tuổi già bởi cơ đơn
nêu muốn tìm đến các cơ gái cịn trinh ngun an ủi mình lúc khơng cịn “sinh
lực” nữa, mong tìm thấy thời trai trẻ dĩ vàng của mình bởi về già con người ta
thường hồi niệm. Nhưng trong khi đến với các cô giá thanh xuân thì Êguchi
lại vẫn thấy cơ đơn bởi những thân hình đẹp đẽ kia đang bị say ngủ vì thuốc
khơng thể đáp trả lại ơng. Ơng cảm thấy cơ đơn, sợ tuổi già và sợ mình sẽ vơ

nghĩa với cuộc đời và nó làm cho ơng khơng chịu nổi” cứ để cơ ấy ngủ, cứ để
cơ ấy khơng nói năng gì, cứ để cơ ấy khơng thấy mình, khơng nghe thấy
giọng nói mình, nói tóm lại cứ để cơ ấy trong trạng thái say ngủ như thế này,
hoàn toàn thản nhiên với con người tên là Êguchi đang trước mặt cô. ý nghĩ
ấy bỗng lại làm ông không chịu nổi, số phận ơng, con người ơng hồn tồn vơ
nghĩa đối với cô gái này” [14;21]. Sợ tuổi già, nổi cô đơn nên Êguchi đã đến
đây và vì thế sợ số phận mình sẽ vơ nghĩa. Muốn nó có ý nghĩa, Êguchi đã
đánh thức cơ gái hai lần, thậm chí muốn làm quen nhưng không được do vấp
phải những quy định không thành văn của nhà trọ. Và từ cái cô đơn của tuổi
già ấy, ta nhận thấy Êguchi dần có sự “trắc ẩn” đối với các cơ gái. “Êguchi
bỗng có cảm giác cơ đơn và u sầu. Có lẽ đúng hơn là cảm giác u sầu lạnh lẽo
của tuổi già, rồi cảm giác ấy nhường chỗ cho lịng thương xót trìu mến đối với
cơ gái mà mùi da thịt đang tốt lên bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân. Phải
chăng do một cảm giác tội lỗi bùng lên trong lịng ơng già Êguchi mà ông
thấy như một điệu nhạc vang lên từ thân thể cơ gái? Tiếng nhạc chứa đầy tình
ái, Êguchi muốn chạy trốn khỏi đây [….] nó đã nhốt cô giá đang ngủ say vào

19


chung với một ông già!” [14;21]. Những cảm giác này chỉ có thể có được
dưới cái nhìn tự bạch của Êguchi. Nó cho ta thấy sự dã man của nhà chứa
hiện đại dùng phụ nữ như những búp bê sống cho những ơng già liệt dương,
bất lực khơng cịn mơ ước gì hơn là được chết bên cơ gái đẹp loã lồ.
Bằng cách để cho Êguchi tự bộc lộ bản thân mình, đời sống nội tâm sâu
sắc được soi chiếu góp phần thể hiện quan điểm của tác giả ẩn kín một cách
khách quan, khơng bình luận, bàn giải trực tiếp mà thơng qua hình tượng nhân
vật giúp độc giả nhận ra. Người trần thuật ở đây không tham gia trực tiếp vào
câu chuyện nhưng lại kể với tư thế của một người trong cuộc. Cốt truyện là
của nhân vật, người kể chuyện không can thiệp vào, nhưng những chỗ cần

đến chất suy tư thì điểm nhìn lại được chủ quan hoá bằng kinh nghiệm cá
nhân trong nghệ thuật trở thành một giá trị và thực chất thành điểm nhìn nghệ
thuật của tác giả. Dẫn dắt cho Êguchi nhớ lại lời của Kiga “đến đây ngủ
giống như ngủ với đức Phật nấp kính đâu đây vậy” [14;22] phần nào cho thấy
quan niệm mà người trần thuật hàm ẩn muốn nói về vấn đề bản chất của sắc
dục khi biết “thưởng thức” đúng cách. Hay khi Êguchi thắc mắc khơng hiểu
vì sao mình lại nhớ về hai nỗi nhớ kỉ niệm cùng một lúc, người trần thuật hàm
ẩn đã chủ quan hố điểm nhìn, như trực tiếp đứng ra triết lý: “Thật ra khi
đụng đến q khứ thì kí ức, con người ta in hình sự việc đâu có căn cứ vào
thời điểm xảy ra từ lâu nhiều hay ít. Nhiều khi chuyện xảy ra từ thời thơ ấu,
cách đây sáu chục năm mà vẫn giữ lại trong kí ức rõ nét hơn cả việc mới xảy
ra hôm qua. Nhất là khi về gìa, con người ta lại dễ tái hiện trong óc những kỉ
niệm xa xưa. Hơn nữa nhiều khi chính những sự việc xảy ra từ thời thơ ấu
mới thực sự tạo nên tính cách riêng cho mỗi chúng ta và quyết định số phận
cho cả cuộc đời” [14;25].
Tuy nhiên, cái giọng chủ quan hố này ít khi xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện
khi người trần thuật có nhu cầu bình luận, đánh giá suy tư triết lý. Hầu hết
người trần thuật hàm ẩn đã chuyển dời sang Êguchi điểm nhìn để Êguchi trần

20


thuật câu chuyện. Nhờ đó người trần thuật ở đây khơng cịn là “thượng đế
tồn thơng” nữa mà đã rút tối đa sự ảnh hưởng của mình tạo nên mối quan hệ
hết sức bình đẳng với nhân vật Êguchi. Tơn trọng nhân vật, tôn trọng quyền
tự do ngôn luận của nhân vật, người kể chuyện trong tác phẩm chỉ giữ vai trị
mơi giới để cho các nhân vật gặp gỡ những sự kiện, tình huống tạo lên sự liên
tưởng, tưởng tượng ở nhân vật mà thôi. Chẳng hạn, trong đêm thứ nhất lúc
Êguchi đang được quyền thoải mái ngắm toàn bộ thân thể cô gái, nhắm mắt
lại thư giản, người trần thuật khéo dẫn dắt cho ông ngửi thấy mùi trẻ sơ sinh

sộc vào mũi, đó chính là mùi người mẹ đang cho con bú để từ đó khơi dậy sự
liên tưởng, tưởng tượng: “hay đấy là do ông tưởng tượng ? Mặc cho thứ gì đó
ám ảnh khiến ơng bị rối loạn khứu giác? Hay do óc ơng chợt nghĩ đến chuyện
gì xa xưa và ký ức về cái mùi ấy trở lại trong óc ơng?” [14;21]. Để cuối cùng
những kỉ niệm không vui làm ông hối tiếc liên quan đến mùi sữa đàn bà hiện
lên trong óc ơng. Đó chính là kỉ niệm về sự ghen tng của cố nhân tình khi
thấy mùi trẻ sơ sinh và kỉ niệm về cơ người u có núm vú rớm máu, và
những kỉ niệm này được tái hiện bởi sự trần thuật tin cậy của chính Êguchi –
người có những kỉ niệm.
Bằng sự “dời chỗ”, người trần thuật ở ngôi thứ ba hàm ẩn đã kể cho độc
giả nghe những cảm xúc, suy nghĩ và quan sát của Êguchi bằng chính điểm
nhìn của chính ơng ta. Êguchi khơng phải là “người nói” trong tác phẩm
Êguchi thuộc về cái mà tác giả hàm ẩn chọn làm điểm xuất phát để kể chuyện,
là phương tiện để thể hiện điểm nhìn của người trần thuật. Êguchi chính là
người “tiêu điểm hố” của người trần thuật tạo nên truyện có người trần thuật
ngơi thứ ba hàm ẩn trần thuật theo điểm nhìn “tiêu điểm hố”.
Như vậy, người kể chuyện trong Người đẹp say ngủ đã ẩn đi và trao
điểm nhìn cho Êguchi. Êguchi soi rọi các sự kiện, tình huống bằng cái nhìn tự
thân anh ta kể chuyện. Vì thế khi độc giả khám phá tác phẩm chỉ thấy hiện lên
một Êguchi thật sinh động, giàu cảm xúc, yêu cuộc sống và ham sống theo

21


quan niêm riêng của ông ta. Và người đưa câu chuyện, đưa độc giả đến với
những miền hồi ức chính là ông ta chứ không phải là người kể chuyện hàm
ẩn. Người kể chuyện mất đi vai trị “tồn thơng” không thể đang kể chuyện
này ở nơi này lại tự ý di chuyển sang chuyện khác ở nơi khác. Người kể
chuyện phải phụ thuộc vào những cảm giác liên tưởng của nhân vật với sự
kiện Êguchi chứng kiến để trần thuật chứ không được tự ý quyết định. Và

việc người kể chuyện đưa ta đến khám phá cuộc đời, kỉ niệm, những giấc mơ
của nhân vật chính là nhờ Êguchi đã tự thân tham gia vào trò chơi dẫn dắt ấy.
Tuy nhiên, khơng có một kỉ niệm nào, một giấc mơ nào của Êguchi lại khơng
có mối liên hệ với thực tại. Và thực tại thì người trần thuật hàm ẩn lại đảm
nhiệm vai trị trần thuật của mình một cách rõ nét. Có người đã ví sự kết hợp
giữa trần thuật câu chuyện tự thân mình của Êguchi với người trần thuật trong
tác phẩm như hai vai chính trong một vở kịch. Mỗi vai đảm nhận một phần
quan trong như nhau: Người kể chuyện kể về hiện tại, nhìn thấy các sự kiện,
tình huống ở hiện tại và nhân vật thì kể về quá khứ qua những lần nhớ, giấc
mơ. Đó là sự kết hợp tài tình giữa một người nhắc và một người nhớ. Câu
chuyện được kể nhuần nhụy tới mức độc giả hoàn toàn quên mất người kể
chuyện giấu mặt, dù đó là một người kể chuyện vô cùng thông minh và khéo
léo.
1.1.3. Nhân vật trần thuật trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn
của tôi (G. Marquez)
Ở Người đẹp say ngủ được trần thuật bởi nhân vật tiêu điểm hoá
Êguchi, được người trần thuật trao cho điểm nhìn để trần thuật. Do đó trong
tác phẩm dường như ta thấy Êguchi kể về những hồi ức của mình dưới sự dẫn
dắt của người trần thuật hàm ẩn. Khác với Người đẹp say ngủ, Hồi ức buồn về
những cô gái điếm buồn của tôi dù cũng là câu chuyện được kể dưới dạng hồi
ức nhưng lại được trần thuật bằng người trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

22


Nếu như người kể chuyện ngôi thứ ba hàm ẩn trao điểm nhìn cho nhân
vật, ẩn khuất đằng sau nhân vật, đẩy nhân vật ra phía trước để kể và đối thoại
với độc giả thì người trần thuật ở ngơi thứ nhất trực tiếp lộ diện trong tác
phẩm kể về cuộc đời mình một cách trực diện và độc giả biết rằng anh ta đang
kể về chính cuộc đời mình. Do đó, với người kể chuyện ở ngơi thứ nhất, độc

giả đã có được niềm tin vững vàng vào câu chuyện mà anh ta kể và nếu đó là
câu chuyện về cuộc đời anh ta thì độ tin cậy càng lớn, tiểu thuyết ấy chẳng
khác nào tiểu thuyết tự thuật. Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi là
một trong những trường hợp như thế.
Người trần thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi” trong Hồi ức về những cô gái
điếm buồn của tôi đã trần thuật về cuộc đời mình và hồi ức đó chính là hồi ức
của anh ta – người trần thuật. Ngay từ đầu tác phẩm, ta đã nhận thấy nhân vật
“tôi” xuất hiện với vai trị là người kể chuyện: “Vào cái năm trịn chín mươi
tuổi, tơi muốn tự thưởng một đêm tình cuồng điên với một thiếu nữ còn trinh
nguyên” [19;9]. Và từ cái điểm xuất phát đó nhân vật đã trần thuật về tất cả;
về ngôi nhà, cha mẹ, về nghề nghiệp, về thời trai trẻ, về người bạn mai mối và
đặc biệt nhất và cũng là điều cốt yếu trọng tâm của sự trần thuật của “tôi” là
về bé gái mà trong đêm đón đợi tuổi chín mươi ý muốn của ơng đã đưa ơng
đến, và đó chính là mối tình muộn mằn của ơng. Chính vì với người trần
thuật ở Người đẹp say ngủ vừa có cái khách quan lại vừa có cái nhìn chủ quan
soi sát từ bên trong nên vừa miêu tả, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật
vừa có sự khách quan mà rất kĩ lưỡng về các người đẹp say ngủ và ngôi nhà
chứa hiện đại. Từ đó lên tiếng về sự dã man, sử dụng cô gái như những búp
bê sống và các bà mẹ đừng tưởng con gái còn trinh mà nghĩ họ cịn trinh
ngun, đồng thời nói lên cái nhìn rất nhân văn khi người trần thật để cho
Êguchi nhớ lại lời của Kiga rằng khi đến bên các cô gái mà không bị sắc dục
cám dỗ mà như ngủ với Đức Phật. Nghĩa là sự kết hợp giữa người trần thuật
bên trong (Êguchi) và người trần thuật bên ngoài (người trần thuật hàm ẩn –

23


người trần thuật của truyện) rất nhuần nhuỵ đến mức khó phân biệt được tạo
ra một hiệu quả nghệ thuật độc đáo, tuyệt vời.
Ngược lại, với người trần thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi” trong Hồi ức

về những cô gái điếm buồn cuả tôi trần thuật về truyện cũng là trần thuật về
câu chuyện cuộc đời nhân vật. Bởi vậy, người trần thuật ở đây chủ yếu nói về
dịng nội tâm của mình - nhân vật “tơi”. Và khác với người trần thuật hàm ẩn
trong Người đẹp say ngủ là khơng giới thiệu mình (bởi người trần thuật đã ẩn
đi, đẩy nhân vật Êguchi ra phía trước thay mình trần thuật) và cả khác với
Êguchi - người có những hồi ức mà ta cứ tưởng người trần thuật trong tác
phẩm – cũng khơng nói về diện mạo của mình ngồi những điều hiện lên
trong kí ức, giấc mơ và khi ở bên những người đẹp thấy được sự đối lập tuổi
già và sức trẻ thì “tơi” trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi đã giới
thiệu về mình cho bạn đọc tiện theo dõi. Đó là “tơi xấu trai, nhút nhát và cổ
lỗ. Bấy lâu nay tôi đã cố sức làm đủ mọi chuyện để chứng tỏ điều ngươc lại”
[19;11] và giới thiệu về nhà mình ở như thế nào một cách tỉ mỉ, về nghề làm
báo, về những cuộc phiêu lưu tình ái của mình, những năm hai mươi tuổi đến
mức làm bảng thống kê về những người tình và tự lý giải về mình viết hồi ức
này ở đâu. Từ đó giới thiệu về thư phịng và cuộc sống của mình: khơng chó,
khơng chim, khơng người giúp việc (ngồi trừ Damina trung thành ln đến
vào cuối tuần giúp việc) và không vợ, không con với tất cả những lý do của
chúng để rồi cho chúng ta thấy những thay đổi khi tuổi chín mươi tới. Xin
thơi việc cái việc mà trước đây khi nó rớt hạng ơng đã cố chấp, đấu tranh vì
nó; được tặng một con mèo ni; căn phịng được sửa soạn lại và cuộc sống
của ông đã thay đổi như thế nào khi gắp bé gái say ngủ. Hay nói đúng hơn là
ông đã yêu và cuộc sống đã đổi thay dưới con mắt người đang yêu. Toàn bộ
câu chuyện về cuộc đời mình đã được tơi trần thuật lại. Đó là một cuộc đời có
sự đổi thay từ q khứ cơ đơn, trầm tư khơng mấy thú vị đã có cuộc sống sôi
nổi, hạnh phúc hướng tới tương lai tươi đẹp đầy hi vọng khi có tình u.

24


“Tôi” không chỉ là người trần thuật tham dự mà là nhân vật trung tâm trong

câu chuyện, dẫn dắt bạn đọc theo dõi về chính cuộc đời của mình. Chính vì
vậy mà sự trần thuật ở đây rất cụ thể, sống động và đầy niềm tin cậy bởi cái
nhìn tự thân mang lại.
Như vậy, về cơ bản người trần thuật trong Người đẹp say ngủ và Hồi ức
về những cô gái điếm buồn của tôi khác nhau rõ nét, một bên là người trần
thuật ngôi ba hàm ẩn và một bên là người trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng
“tôi”. Tuy nhiên người trần thuật ở ngôi thứ ba hàm ẩn trong Người đẹp say
ngủ đã trao điểm nhìn cho Êguchi trần thuật về cuộc đời mình. Do đó, ta thấy
dù khác nhau ở người trần thuật của chuyện, hai tác phẩm cũng có sự gặp
nhau ở điểm có người trần thuật về câu chuyện cuộc đời mình và trong câu
chuyện đó, sự kiện về những cơ gái đẹp say ngủ đứng ở vị trí trung tâm.
Chúng ta thấy có sự gặp gỡ nhau trong trần thuật của họ đó là đều có mơ típ
người đẹp say ngủ và bản thân họ đều là những “lữ khách đi tìm cái đẹp” và
trong q trình “đi tìm” đó những hồi ức của họ hiện về cho ta cái nhìn tồn
cảnh về cuộc đời họ. Lúc đầu, dường như họ đến với những người đẹp say
ngủ vì tị mị, thèm khát nhưng sau đó họ đều nhận thấy sự thanh thản, thích
thú thực sự khi chiêm ngưỡng thân thể phụ nữ mà khơng bị dục tính dày vị
hay bị bối rối bằng lối diễn đạt khác nhau; họ đều nghĩ rằng sẽ đến một lần
nhưng sau đó lại quay lại nhiều lần. Từ nhiều lần đó sự trần thuật về cuộc đời
và về các người đẹp say ngủ cũng được tiếp diễn. ở đây có sự gặp gỡ giữa hai
tác phẩm rất khác xa nhau về nền văn hoá của hai tác giả khác nhau nhưng
cũng gặp nhau ở trần thuật về những cô gái đẹp say ngủ. Tuy Người đẹp say
ngủ miêu tả về 6 cô gái trong 5 lần đến ngôi nhà chứa hiện đại của Êguchi và
Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi lại chỉ miêu tả về một cô bé gái
nhưng chúng ta thấy những điểm tương đồng trong miêu tả của họ. ở Người
đẹp say ngủ chúng ta thấy vẻ đẹp của các cô gái được miêu tả tỉ mỉ thì ở Hồi
ức về những cơ gái điếm buồn của tơi cũng có được sự miêu tả tỉ mỉ ấy. Thấy

25



×