Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hình tượng ôtenlô trong tác phẩm cùng tên của shakepeare

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.3 KB, 18 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong bộ mơn văn học nước ngồi, tác phẩm “Ơtenlơ” có một vị
trí vơ cùng quan trọng. Sau “Hamlet” một vở bi kịch nổi tiếng gắn
với tên tuổi của Shakespeare, thì then chốt của chương trình dạy học
văn học nước ngồi ở nhà trường Phổ thơng, Cao Đẳng, Đại Học
ngưịi ta vẫn phải kể đến “Ơtenlơ”.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn cho mình đề
tài “Hình tượng Ôtenlô trong tác phẩm cùng tên của shakespeare” để
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, đồng thời
cũng là một tài liệu tham khảo cho những ai đã, đang, và sẽ quan tâm
tới “Ơtenlơ”.
Hơn nữa, bản thân tôi là sinh viên khoa Ngữ văn, với niềm đam
mê và u thích các bộ mơn văn học nước ngồi, tơi đã nhận thấy
“Ơtenlơ’ cũng là một kiệt tác của văn học Anh thời Phục Hưng, đồng
thời cũng là một kiệt tác sân khấu thế giới. Đó cũng là lí do tơi chọn
đề tài “Hình tượng Ơtenlơ trong tác phẩm cùng tên của Shakepeare”
để viết tiểu luận chuyên nghành cuối khố.
2. Lịch sử vấn đề:
“ Hình tượng Ơtenlơ trong tác phẩm cùng tên của Shakespeare”
là vấn đề luôn gây được nhiều sự tranh cãi của những ai quan tâm đến
“Ơtenlơ”.
Từ xưa đến nay, các nhà phê bình đã làm người đọc phải chú ý
đến vấn đề này, bởi họ đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có thể kể
đến một số tác phẩm như:
1, Văn học phương tây, nhiều tác giả
2, Phần tiểu dẫn trích trong tác phẩm “Ơtenlơ”,

1



3, Giảng dạy văn học phương tây trong nhà trường Phổ thông,
Hồ Ngọc Hiến
Tuy vậy, mỗi tài liệu lại chỉ đề cập một khía cạnh nào đó của
tấc phẩm, nên cái nhìn tồn diện về hình tượng của nhân vật Ơtenlơ
cịn là một khó khăn.
3. Mục đích, u cầu:
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu khoa học, tôi
lựa chọn và viết về đề tài này để thấy được thành cơng của
Shakepeare trong miêu tả, xây dựng hình tượng Ơtenlơ, cả về mặt nội
dung lẫn nghệ thuật.
Trong q trình viết, tơi đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
các loại tài liệu, mạnh dạn mở rộng vấn đề, đi sâu phân tích một cách
cụ thể , tỉ mỉ.
4. Phương pháp: Sử dụng phương pháp hệ thống hố lí thuyết
và phương pháp nghiên cứu lịch sử.
5. Bố cục: Tiểu luận gồm ba phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Khái quát chung
1.1

Shakepeare- Nhà soạn kịch thiên tài

1.2

Vở kịch Ơtenlơ

Chương 2: Hình tượng nhân vật Ơtenlơ
2.1 Tóm tắt vở kịch Ơtenlơ
2.2 Ơtenlơ với tư cách là một dũng tướng

2.3 Ôtenlô trong quan hệ với Đexđêmôna
2.4 Ôtenlô trong quan hệ với Iagô
Phần 3: Kết luận
2


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT
1.1. Shakespeare - Nhà soạn kịch thiên tài
Trong hai thế kỷ XV, XVI. Ở châu Âu dấy lên một cuộc vận động
tư tưởng và văn hoá mới rất mực hào hứng và quyết liệt chưa từng
thấy từ trước tới giờ đối với lồi người.
Thoạt tiên, ngọn gió mới thổi lên từ đất Italia tiếp đó lan rộng ra
các nước ở Tây Âu và Trung Âu. Dù được gọi bằng các thuật ngữ
khác nhau “Renascita” (Italia), “Lelanai ssance”... thì đều cùng một
nghĩa. Có thể dịch là Phục Hưng.
Phong trào Phục Hưng ở Châu Âu đã gặt hái được những mùa
hoa trái tốt đẹp, phong phú vơ cùng. Nó làm cho Tây Âu bừng thức
dậy sau “đêm trường trung cổ” đưa những nước này tiến nhanh, mạnh
vào lịch sử cận đại. Văn hoá Phục Hưng vì vậy được thừa nhận một
trong những nền văn hố rực rỡ của lồi người.
“Đó là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất, từ trước đến bây giờ loài
người chưa từng thấy” (Ăng Ghen)
Có thể nói, nền văn hố ấy đã sản sinh ra những nhà văn hoá vĩ
đại, ở Italia với tên tuổi của Đăngtơ, Pơtơrác, Bôcaxiô...ở Tây Ban
Nha với Xécvantéc, ở Pháp với tên tuổi của Rabơle. Và không thể
không kể tới nước Anh với Shakespeare ông đã ghi dấu ấn của mình
với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng trên tất cả lĩnh vực. Đặc biệt là kịch.
Nước Anh bước vào thời kỳ Phục Hưng muộn hơn so với Italia
và một số nước khác ở Tây Âu.Trong hai Thế kỷ XIV, XV, Anh bị hai

cuụoc chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Từ thế kỷ XV trở đi, Anh mới
có thể chăm lo tới việc khơi phục và phát triển kinh tế, mở mang văn
hoá.

3


Anh phát triển theo xu thế của Tây Âu là tiến lên Tây Ban Nha
xã hôi nước Anh dưới triều Vua Henri VIII (1509 - 1547) là sự bần
cùng hoá đối với nông dân: “Cừu ăn thịt người”, là sự bóc lột của
chính quyền tư sản đối với nguồn nhân công rẻ mạt, là tua tủa những
thớt chặt đầu và giá treo cổ cho những kẻ lang thang.
Đấy cũng là thời kỳ “nước Anh vui vẻ” của nữ Hoàng Elizabet I
(1958 - 1603), lúc này, nước Anh phát triển mạnh, vượt lên chiếm vị
trí tiên tiến ở Châu Âu.
Văn hố Phục Hưng của Anh cũng phát triển nhanh, mạnh nhờ đà
phát triển của CNTB ở nuớc này. Nó có đặc điểm chung của nước Tây
Âu, nhưng cũng mang những đặc trưng riêng biệt. Do đặc điểm của sự
phát triển lịch sử dân tộc và của truyền thống văn học nghệ thuật nước
Anh chi phối. Một đặc điểm nổi bật hơn cả là tính mâu thuẫn, tính đối
kháng gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp Anh. Hơn bất cứ nước nào
khác ở Tây Âu, nước Anh thế kỷ XVI đã trở thành “Một quốc gia
TBCN điển hình” ở đấy quy luật cạnh tranh , sự phát triển xã
hội.....diễn ra một cách khốc liệt. Mặt khác, vì TBCN lúc bấy giờ là
một phương thức sản xuất mới, nó chi phối mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh
vực, trong đó có cả văn hố. Nên nó chi phối đến sự phát triển của văn
học nghệ thuật.
Trong văn học nghệ thuật, kịch là loại hình có khả năng hơn cả
trong việc phản ánh tình hình xã hội của nước Anh.
Kịch của Anh rất phát triển và phải đến William Shakespeare

(1564 - 1616), cả thế giới mới biết đến tên tuổi của một nhà soạn kịch
thiên tài. Cũng là người đại diện tiêu biểu nhất cho văn văn đàn nước
Anh thời kỳ Phục Hưng.

4


Như ta đã biết, Shakespeare vừa được thừa nhận là nhà thơ lỗi
lạc, vừa được ca ngợi là nhà soạn nhạc thiên tài. Sáng tác của ơng gồm
có thơ và kịch. Kịch lại có hài kịch, kịch lịch sử và bi kịch.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận ngắn này, chúng tơi chỉ xin
nói về bi kịch của ơng, và ở một vở bi kịch cụ thể - Đó là vở “Ơtenlơ”
1.2. Bi kịch Ơtenlơ
Giữa lúc cơng chúng đang vui cười thoả thích với những vở hài
kịch, thì ơng vẫn cảm nhận được mối nguy hiểm đe doạ con người,
mưu toan bóp nghẹt tiếng cười của nó, gây nên bao cảnh tang tóc đau
thương, khiến cả nước mắt và cả máu cịn phải đổ ra khơng ít. Ơng đã
sáng tác một loạt bi kịch, mà chủ đề là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa
cá nhân và xã hội, trong đó có những thế lực đen tối quyết tâm tiêu
diệt tất cả những gì, và tất cả những ai cản trở nó, chống lại tham vọng
thống trị nó.
Shakespeare đã để lại trong lòng người đọc những cảm nhận
khác nhau khi cùng viết về bi kịch: Với “Rômêô và Jiuliét”, cái chết
của đơi tình nhân một mặt gây được nỗi thương cảm cho mọi người,
nhưng mặt khác lại là niền tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn. Còn ở
“Hăm lét” Shakespeare lại đưa đến hình ảnh của nước Anh “là một nhà
tù đen tối nhất”. Cái chết của Hăm lét khiến người ta cảm nhận, ghê sợ
sức mạnh của thế lực đen tối. Mặt khác, cũng thấy được vẻ đẹp con
người. Khi dám sống và chiến đấu với thế lực đó.
Bên cạnh đó, đóng góp vào cái gọi là “Sức mạnh nghệ thuật của

bi kịch Shakespeare” không thể không kể đến “Ơtenlơ”_ một vở kịch
đã phản ánh một cách sâu sắc về sự bế tắc và tan vỡ của chủ nghĩa
nhân văn thời Phục Hưng, trước sức mạnh tàn phá của thế lực phản
nhân văn. Nhưng qua đó Shakespearre cịn muốn gửi gắm ý đồ nghệ
thuật khác.

5


Thơng qua hình tượng Ơtenlơ trong tác phẩm cùng tên, sẽ phần
nào giúp chúng ta hình dung được dụng ý nghệ thuật đó của tác giả.

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯƠNG ƠTENLƠ
2.1. Tóm tắt tác phẩm
Shakespeare viết “Ơtenlơ” vào khoảng 1604. Cốt truyện được
mượn từ “Người Mô thành Vecni xơ” in trong tập “Một trăm truyện
ngắn” của nhà văn Ý: Xintinô.
Người Mô của Shakespear (Sừchxpia) hay nói rõ hơn Ơtenlơ là
một dũng tướng ở Vơnixơ. Nhờ có nhiều cơng lao, Ơtenlơ được nhà
nước Vơnixơ tín nhiệm, và đặc biệt được nguyên lão nghị viện
Brabanxiô yêu mến. Những lần đến chơi nhà Brabanxiô, chàng thường
được u cầu kể chuyện đời mình, chính câu chuyện này đã làm say
mê Đexđêmôna _ một thiếu nữ tuyệt sắc. Con gái yêu của Brabanxiô.
Nàng say sưa nghe chuyện, cảm phục những hành động của Ơtenlơ, rồi
cuối cùng yêu mến con người có quá khứ anh hùng và phong trần ấy.
Hai người bí mật đưa nhau đi làm đám cưới, nhưng họ khơng ngờ
chuyện tình dun của họ đã bị một cặp mắt xảo quyệt và lạnh lùng
theo dõi. Tagơ, hiệu của Ơtenlơ căm thù chủ tướng chỉ vì Ơtenlơ đã
cử Catxiơ làm phó tướng mà khơng cử y. Để phá đám, y xúi bẩy gã
quý tộc si tình Rơđơrigơ đến báo cho Brabanxiơ biết “con gải ông đã

lẻn theo tên nhọ”. Được tin Brabanxiô tới đem gia nhân đi bắt Ơtenlơ
và Đexđêmơna.
Nhưng đồng thời trong đêm đó, được tin cấp báo của quân Thổ
xâm lăng Saiprớt, nghị viện Vơnixơ họp, mời cả Ơtenlơ và Brabanxiơ
đến luận bàn. Nghị viên Brabanxiơ địi bàn về việc của mình trước và
6


địi đưa Ơtenlơ ra để trừng trị, buộc tội chàng đã mê hoặc Đexđêmơna.
Nhưng Đexđêmơna lại can đảm nhận có yêu chàng. Thất bại,
Brabanxiô thề không nhận mặt con gái, cịn Ơtenlơ được cử đến
Saiprơt để đối phó với hạm đội thổ, Đexđêmơna xin được đi theo
chồng. Cùng đi có Cátxiô, Iagô và Êmilia, vợ y. Nhưng cuộc binh đao
không xẩy ra nên lễ thành hơn của Ơtenlơ và Đexđêmơna được cử
hành ngay đêm đầu họ tới Saiprơt .
Trong một bữa tiệc, Iagô chuốc cho Cátxiô say, sai Rôđơrigô
chọc tức Cátxiô, mâu thuẫn dẫn đến đụng độ. Cátxiô đâm kiếm nhầm
Môntênô trấn thủ Saiprớt, Cátxiô bị cách chức. Iagô lại xúi giục
Cátxiô nhờ Đexđêmôna van nài chồng để Cátxiô được phục chức.
Đúng lúc đấy, Iagơ dẫn Ơtenlơ về và bắt đầu từ đấy, bằng những
câu nói mập mờ lấp lửng, bằng những lời xúc xiểm xảo quyệt, Iagô
gieo vào tâm trí Ơtenlơ sự nghi ngờ day dứt.
Iagơ lại xui vợ mình trộm chiếc khăn Ơtenlơ đã tặng cho
Đexđêmơna. Nhưng Êmilia vơ tình lượm được đưa cho chồng, Iagơ bỏ
nó vào dường ngủ của Cátxiơ, Ơtenlơ bị mắc mưu, sai người giết
Catxiơ và bóp cổ giết ln cả Đexđêmơna.
Khi Đexđêmơna chết, Ơtenlơ mới biết tất cả sự thật do Êmilia
nói ra, Iagơ tức giận giết ln vợ mình. Cịn Ơtenlơ tự tử. Vở bi kịch
kết thúc.
2.2. Hình tượng Ơtenlơ

Cốt truyện “Người Mô thành Vơnixơ” khi rơi vào tay Sêch Xpia
đã trở thành bi kịch thê thảm trong một tác phẩm bất hủ của lịch sử
nhân loại. “Ơtenlơ”. Mà hình tượng nhân vật cùng tên với tác phẩm, tự
nó đã phản ánh lên tất cả. Chúng ta hãy cùng xem xét hình tượng này
với các mối quan hệ khác nhau.
2.2.1. Ơtenlơ với tư cách là một dũng tướng.
7


“Người Mô thành Vơnixơ” của Xintiô chỉ đơn thuần kể lại một
câu chuyện về lịng ghen, hình tượng người Mơ của Xintinơ đã nằm im
lìm dưới những lớp bụi của thời gian.
Cịn với Sêchxpia, ơng đã miêu tả một cách sinh động, đã xây
dựng nên một cá tính mới hết sức phong phú. Mà Ơtenlơ_ với sức sống
bất diệt của nó qua khơng gian và thời gian đã chứng tỏ điều đó.
Nhân vật Ơtenlơ là 1 trong những sáng tạo kỳ diệu nhất của
Sêchxpia. Chúng là một dũng tướng giỏi dang, 1 quân nhân thẳng thắn
và cao thượng.
Cuộc đời của chàng tung hoành ở chốn sa trường, chịu nhiều
nguy hiểm, gian nan.
“Cánh tay này từ năm lên 7 tuổi chỉ biết vung gươm ở bãi chiến
trường, mới ngừng tay được chín trăng qua. Trong thế giới mênh mơng
ngồi những chuyện binh đao khói lửa, tơi chẳng biết nhiều điều để
nói”
Đấy là lời lẽ mà Ơtenlơ tự nói về mình. Dừng như hàm cả sự thật
thà chất phát, nhung cũng đầy tự hào về con người chiến trận của
mình.
Hãy nghe Ơtenlơ nói tiếp về cuộc đời mình, đó là những gian
lao, nguy hiểm mà chàng đã trải qua “ Những nguy hiểm trên biển cả
đất liền, những phút sống ngàn cân treo sợi tóc, trong pháo đài chết

chóc tàn hoang,... bị giam cầm và bán làm nơ lệ.”
Khơng chỉ có thế, con người phi thường ấy còn vượt qua bao
nhiêu chuyến đi trong cuộc đời phiêu bạt với sa mạc hoang vu, hang
hốc mịt mùng, núi non chót vót...
Một con người_ 1 vị dũng tướng dám đạp lên tất cả mọi gian
nguy, xung phong đi đầu khi có chiến trận đã tạo được sự tin tưởng
của mọi người và của cả nhà nước Vơnidơ. (Ơtenlơ đã đi đầu đến
8


Saiprơt khi nghe tin cấp báo có quân Thổ xâm lăng).Ngay cả người
khác, khi nói về Ơtenlơ, họ cũng có một thái độ cảm phục chân thành.
Vì thế, Ơtenlơ rất tự tin vào bản thân, tự tin ở khả năng của
chính mình do đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức “Phẩm cách,
chức tước và tâm hồn ta ngay thẳng, đủ biện hộ cho lịng ta chính đại”.
Hay “ Cơng lao của ta đối với đất nước này đủ át những lời khiếu
nại. Khi khoa trương mà là điều vinh dự, ta sẽ bố cáo cùng thiên hạ
bao nhiêu điều chưa hay”.
Có thể nói, khi miêu tả Ơtenlơ với tư cách là một dũng tướng.
Sêchxpia đã hội tụ ở hình tượng này những điều cần có. 1 người dân
đương đầu với thử thách, vượt qua bao nguy hiểm gian truân, 1 người
có q khứ huy hồng với những chiến cơng lộng lẫy. Tất cả đầy đủ để
làm nên 1 dũng tướng Ơtenlơ.
2.2.2. Ơtenlơ trong quan hệ với Đexđêmơna.
Ơtenlơ tuy có nói “Những khao khát nhiệt cuồng từng khích
động tuổi thanh xn đã nguội trong lịng tơi”. Nhưng đó cũng là 1 con
người rất mực yêu đương, yêu đương say sưa nhất trong các tác phẩm
của Sếchxpia như Bratle (Bradly) nhận xét.
Ơtenlơ là người tha thiết, mãnh liệt trong tình u, chàng yêu
Đexđêmôna say đắm, chân thành, yêu Đexđêmôna như yêu 1 cái gì

tồn thiện tồn mĩ.
Với Ơtenlơ “Nếu khơng vì u nàng Đexđêmơna kiều diễm, thì
dù có đánh đổi tất cả kho tàng trên đời, ta cũng không chịu đem ràng
buộc, giam hãm cuộc đời phóng khống tự do của ta”
Hay đó cịn là “1 thiếu nữ tuyệt vời, nếu ta khơng u em thì linh
hồn tâ tiêu tan theo mây gió, và khi ta khơng cịn u em nữa, thì lúc
đó cũng là ngày cõi đời trở lại hỗn mang.”

9


Hoặc khi Iagơ gieo rắc mối nghi ngờ, lịng ghen tng cho
Ơtenlơ, thì Ơtenlơ cho rằng những sở thích ca múa, ăn ngon... chỉ là tô
điểm thêm cho Đexđêmôna từ 1 con người đức hạnh lại càng trở nên
tốt đẹp.
Ơtenlơ tin tưởng tuyệt đối ở Đexđêmôna “Ta xin lấy sinh mệnh
của ta để đảm bảo cho lòng chung thuỷ của nàng”. Sự tin tưởng này
cũng bắt nguồn từ tình yêu mãnh liệt mà Ơtenlơ dành cho nàng, nhưng
cũng phải chăng, vì niềm tin qua lớn này, xét về 1 phương diện nào đó,
đã làm cho tấn bi kịch của chàng càng trở nên nghiệt ngã.
Ơtenlơ u tưởng có thể chết được khi sung sướng làm lễ thành
hôn với nàng ở Saiprớt. Yêu cho đến lúc cõi đời trở lại hỗn mang thì
Ơtenlơ vẫn vậy.
Đó là tình u của sự hồ hợp, đồng cảm giữa 2 tâm hồn với
nhau. Chính Đexđêmơna _ người phụ nữ có tâm hồn trong sáng cũng
đã thốt lên “Tôi yêu tha thiết mô tướng quân nên muốn cùng chàng
chung sống. Chỉ riêng phẩm chất của chồng tôi cũng đã đủ chinh phục
trái tim tôi rồi”.
Hai người đã vượt qua mọi sự cấm đốn: Nghị viên Brabanxiơ
(cha Đexđêmơna), sự khác biệt về màu da dịng tộc.... Chứng tỏ tình

u này khơng đơn thuần là “ Sự địi hỏi của cơ thể và sự thuận tình
của ý chí” theo quan niệm của Iagơ, cũng khơng phải là tình cảm nông
nổi của một tiểu thư đài các, mà là một tình u son sắc. Ngay
Đexđêmơna đã tìm thấy ở Ơtenlơ con người vĩ đại của thời đại mình.
Tình u của họ là một lẽ tự nhiên, như con người cần tới cơm
ăn, áo mặc, Đexđêmôna cần những câu chuyện của Ơtenlơ như “ khơng
khí để thở”, họ hồ hợp với nhau khi tư tưởng là một, thấu hiểu nhau
“Nàng u tơi vì những gian nguy mà tơi đã từng trải, tơi u nàng vì
nàng đã cảm thơng những gian nguy ấy của tôi.”

10


Tình yêu ấy được khẳng định bởi người trong cuộc _ cả Ơtenlơ
lẫn Đexđêmơna. Nhất là Đexđêmơna _ tình u của nàng với Ơtenlơ
khơng vì hình thức bề ngồi, khơng mở đầu bằng “một tiếng sét” như
đối với cặp Rômêô và Iuliét. Nàng u Ơtenlơ qua “tâm hồn cao q”,
u đến nỗi “cái tính cố chấp, những lời trách mắng và những cái cau
mày của tướng công ta vẫn thấy có một cái gì dun dáng, hấp dẫn.
Ngay cả người ngồi cuộc _ xảo trá và nguy hiểm như Iagơ mà cũng
phải thừa nhận “Về thằng Mô, mặc dầu ta khơng thể nào ưa được nó
nhưng phải thừa nhận nó là một người chung thuỷ, giàu tình cảm, cốt
cách cao thượng và dám chắc đối với Đexđêmơna, nó là 1 người hồn
hảo”.
Điều đó chứng tỏ tình u này của Ơtenlơ dành cho Đexđêmôna
là son sắc, thuỷ chung với một niềm tin tuyệt đối. Ngay đến khi lịng
tin tan vỡ, Ơtenlơ giết vợ. Khi biết tất cả sự thật, chàng lại mãn
nguyện vì tấm lịng trong trắng của Đexđêmơna. Càng thêm u nàng
hơn và quyết định tự tử.
2.2.3. Ơtenlơ trong quan hệ với Iagơ.

Có thể nói, thực chất hành động trong vở kịch này từ đấu đến
cuối xoay quanh 1 trục duy nhất là quan hệ giữa Iagơ và Ơtenlơ.
Ơtenlơ có cách nhìn đời khá đơn giản. Chính vì chỉ để tâm đến
chiến trận. Nên đã tin tưởng nhầm người: tin Iagô. “Iagô là người ngay
thẳng” (cảnh 3, hồi II, Tr.65,) “Này Iagơ ngay thẳng” (cảnh3, hồiI,
Tr.44).
Iagơ là sáng tạo kì diệu của Sếchxpia và trở thành 1 điển hình về
lịng nham hiểm, quỷ quyệt. Đây được coi là nhân vật xấu xa, tàn ác,
xảo trá nhất trong việc học thế giới, sự tàn bạo của Iagơ cịn được xếp
cao hơn cả quỷ.

11


Iagô đã thao túng sân khấu qua suốt 5 hồi. Ngay từ màn đầu,
người xem đã phải để ý đến cái con người, tuy mới nhìn đời từ 28 năm
nay”, mà đã ích kỷ, trăng trợn đến như vậy. Trước mặt Ơtenlơ và
Đexđêmơna, y ln đóng kịch là người trung thực, hiền lành.
Nhưng y tự nhận “Tôi không phải như vẻ ngồi của tơi đâu”
(Hồi1_cảnh 1, Tr.21).
Y phơi bày 1 cách rất vơ tư cái mục đích vụ lợi của y trong việc
phục vụ Ơtenlơ, và bất mãn 1 cách tàn nhẫn đối với chàng. Y tìm cách
hại chàng theo lối ném đá dấu tay cũng rất là tiểu nhân. Y đánh bạn
với Rơđơrigơ khơng có gì ngồi “lợi ích thú vui”, một trong những thú
vui kì quặc của y là “Nếu anh khơng thơng dâm được với nàng thì tơi
cũng được một trị giải trí” (cảnh 3_ Hồi I. Tr.47) .
Y khinh miệt và chế diễu tất cả mọi người trừ bản thân Y và tiền
bạc. Ai y cũng nghi ngờ và gán cho ý nghĩ hành động bậy bạ “Vì ta
ngờ tên Mơ dâm đãng cũng đã mị tới giường ngủ vợ ta... Vì ta ngại
rằng tên này (caxiô) cũng đã chui vào trong chăn chiếu vợ ta”.

Nếu Iagơ có cơng nhận vài đức tính của người khác thì y cũng
xem đó chính là sơ hở, nhược điểm của đối phương. Không ai không bị
lừa gạt, nhất là Ôtenlô. Nhà phê binh Môrôzôp đãviết về điều này “Y
đã chiếm đoạt được tính hồn chàng, khiến chàng bắt đầu cảm nghĩ theo
những hình ảnh của Iagơ, nhận xét cuộc đời theo con mắt của Iagô”.
Iagô đã dựng nên được một kịch bản hồn hảo, lợi dụng tình u mù
qng của Rôđơrigô với Đexđêmôna, lợi dụng sự hầu cận của vợ mình.
Hơn cả là lợi dụng lịng tin của Ơtenlơ dành cho mình để thực hiện kế
hoạch. Và khi mọi chuyện vỡ lỡ, hắn lại không nương tay ngay cả với
vợ mình.

12


Con người cực kì tham lam, man rợ này đã biết chọn thời điểm
để rót vào tai Ơtenlơ những lời độc địa. Ta hãy xem ngôn ngữ của
Iagô_ lấp lửng, nửa vời và cực kỳ nguy hiểm.
Ví dụ: Cảnh 3 _ Hồi 3 Tr.89,90
Iagô: Chà ! Ta không ưa như thế
Ơtenlơ: Ơng nói gì vậy?
<...> Ơtenlơ: Có phải Catxiơ vừa từ giã vợ ta không?
Iagô: Thưa chủ suý!... Tôi không thể tin được rằng khi trông thấy
tướng quân trở về, ông ta lại lẩn trốn như 1 kẻ phạm tội...
Có thể nói, Iagơ là hiện thân của CNNV lên tới mức cực đoan
thời tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản. Cả cuộc đời hắn là chuỗi ngày đầy
những dục vọng đê hèn và mưu đồ đen tối. Đây vừa là dự đốn thiên
tài của Sếchxpia, mặt khác đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả
mọi người về 1 thế lực đen tối mới đang gieo tai hoạ xuống đầu nhân
loại, mà chúng ta cần nhìn rõ.
Vì quá tin cẩn Iagơ, ln miệng nói “Iagơ trung thực” mà cuối

cùng Ơtenlơ đã lâm vào bi kịch, mất hết tất cả.
Iagô đã thao túng vở kịch suốt 5 hồi, sắp xếp mọi việc 1 cách
khéo léo và quá thành công khi đặt bên hình ảnh của 1 Đexđêmơna hồn
hậu, trong sạch.
Cũng chính Iagô dã gây nên cái bi kịch đáng tiếc cho Ơtenlơ.
2.2.4. Ơtenlơ _ Bi kịch của lịng tin tan vỡ:
Bi kịch của Ơtenlơ là tấn bi kịch của lịng tin tan vỡ.
Tồn bộ tấn bi kịch Ơtenlơ phơi bày ra ánh sáng mối nguy cơ và
cái tai hoạ khi những con người ngay thẳng, trung thực, cao thượng lại
vấp phải lũ gian manh, quỷ quyệt, hèn hạ rắp tâm hại mình.

13


Người xem biết ngay từ đầu rằng Iagô là đứa rắp tâm phá hoại
hạnh phúc của Ơtenlơ và Đexđêmơna, làm cho cả hai điêu đứng ê chề
thì hắn mới hả lòng ghen ghét, căm giận; Khán giả cũng hiểu ngay từ
đầu bản chất trung thực, cao thượng, trong sáng đến ngây thơ của đơi
tình nhân. Họ đã vượt bao cản trở để có được tình u nồng nàn say
đắm. Nhưng cái kết thúc bi thảm là 1 tất yếu không thể nào tránh khỏi.
Ghen tng ở đay là điều có thực. Ơtenlơ đã vì ghen tng mà
mất lý trí “Ta vừa nghĩ vợ ta ngay thẳng, ta vừa ngờ vợ ta gian tà”.
(Tr.108)
Nhưng ghen tng khơng phải là bản tính của chàng. Nhân vật
ghen tuông ở vở bi kịch này là Iagơ. Cịn Ơtenlơ, chàng là người cao
thượng, tin Đexđêmơna nhưng bị mắc mưu Iagô mà nảy sinh ngờ vực
(lời trích Tr.108), cuối cùng dẫn đến hành động giết vợ.
Vì sao Ơtenlơ làm vậy?
Chàng đau khổ đâu chỉ vì ghen khi có chiếc khăn làm tang
chứng. Nỗi đau này cịn khủng khiếp hơn bởi đó là nỗi đau trên đầu

chứ không là ở trái tim: Anh ta nghi ngờ rằng trên đời này mọi thứ đều
là đối trá. Chàng giết Đexđêmơna vì đau đớn phẫn nộ, và tiếc hận rằng
một người đạo đức như vậy lại có thể sa ngã đến thế. Ơtenlơ cho rằng
càng có vẻ ngồi tốt đẹp bao nhiêu thì lại càng dối trá bấy nhiêu, vì
cho rằng danh dự của mình bị tổn thương , vì mục đích hết sức nhân
đạo “Nhưng nàng phải chết, nếu khơng nàng sẽ cịn phản bội nhiều
người khác nữa”. (Cảnh 2 _ Hồi V, Tr.170).
Chàng giết Đexđêmôna không phải do ghen tng mù qng, vì
như Puskin nhận định “Ơtenlơ khơng phải là con người bản chất ghen
tuông, mà là con người cả tin”.
Chàng quá tin cậy Iagô trung thực, nhưng cũng khó lịng tin rằng
có một người chồng nào trong hồn cảnh của Ơtenlơ lại khơng bị “con
14


quỷ mắt xanh” chiếm đoạt linh hồn. Với Ơtenlơ, sự phản bội lớn nhất,
và sự trừng phạt ắt phải quyết liệt, chàng đã hành động theo suy nghĩ
đó. Chàng đã đau khổ vô cùng:
“Hãy để ta hôn một lần nữa, một lần nữa! Em chết đi hãy giữ
nguyên vẻ yêu kiều diễm lệ, như thế dù ta sắp phải ra tay hành quyết,
tình yêu cũng sẽ lại đằm thắm trong ta...”.
Thực ra những hành động của Ơtenlơ, trừ việc giết vợ, rất tự
nhiên. Tự nhiên ngay cả đối với một khán giả ở thế kỷ XX. Ơtenlơ là
con người chứa đầy mâu thuẫn của cả thế giới phức tạp như lời của
Xmirnốp.
Sau khi biết rõ nguyên nhân, phát hiện ra sự nhầm lẫn vơ phương
cứu chữa của mình thì một lần nữa Ơtenlơ lại khóc. Chàng khóc như
“Cây ẢRập đầm đìa nhựa thuốc”. Trong tiếng khóc ấy có sự tột cùng
đau đớn, tuyệt vọng, ăn ăn, hối tiếc; Có sự giận mình ngu ngốc và giận
đời cay nghiệt trớ trêu, lại có cả niềm vui bừng sáng vì gánh nặng của

sự ngờ vực đac được cất bỏ. Niềm tin đã trở về chàng: Chính ở điểm
này , tác phẩm Sếchxpia đã thể hiện 1 chủ nghĩa nhân bản lạc quan, đã
mang một ý nghĩa tích cực khác với truyện của Xintinơ.
Chàng thanh thản đón nhận sự trừng phạt bằng cách tự trừng
phạt. Đexđêmơna _ “Thiên đường” mà chàng trót đã “để mất”, giờ đây
chàng quyết dành lại, giữ lấy vĩnh viễn ở thế giới bên kia. Chàng tự
kết liễu mình để cùng chết theo nàng, chết bên nàng.
Có thể nói, Bi kịch của lòng tin tan vỡ đã làm cho hình tượng
Ơtenlơ cao q hơn, đồng thời cũng là hình tượng đau đớn nhất trong
văn học xưa và nay theo đánh giá của độc giả.

15


CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN.
Có thể nói, Ơtenlơ là thành cơng vượt bậc của Sếchxpia khi xây
dựng được một hình tượng về con người thẳng thắn cao thượng đến
thế.
Không chỉ xây dựng nên một con người cao thượng, đẹp đẽ. Một
dũng tướng giỏi dang, một người yêu người chồng đằm thắm tha thiết
đầy tin tưởng. Sếchxpia không chỉ đặt ra tấn bi kịch về lòng tin tan vỡ,
để nhắc nhở những ai, những tầng lớp người cảnh tỉnh cái nhầm lẫn
của cả thời đại, mà Ơtenlơ hay Sếchxpia đang sống. Mặt khác, hình
tượng Ơtenlơ cịn là tiếng nói của Sếchxpia. Phản đối tệ phân biệt
chủng tộc, màu da, tôn giáo...
Màu da của Ơtenlơ là một vấn đề đã làm đổ nhiều mực trên văn
đàn quốc tế. Đưa một người Châu Phi lên sân khấu, Sếchxpia đã đặt
vấn đề chủng tộc của thời đại ơng trịn một hình thái cực đoan nhất.
Thái độ của tất các nhân vật trong vở kịch đối với Ơtenlơ_ Trừ
16



Đêxđêmôna và Catxiô_ đều phản ánh tư tưởng miệt thị người da màu
của xã hội Tây Âu thời trung cổ, đặc biệt là những ý kiến của Iagô.
“Tên Mô vốn phổi bò chất phác, dễ tin người làm vẻ thật thà chất
phác, dễ tin người làm vẻ thật thà, ngoan ngỗn cho người xỏ mũi lơi
đi. Chẳng khác chi giống lừa giống ngựa”.
Điều này đã phần nào thâu tóm được sự ngạo mạn khinh khi,
trong quan hệ giữa những người Châu Âu và Châu Phi. Cái quan hệ bất
công và nhục nhã ấy trong những xã hội tư bản kéo dài, suốt từ thời
đại ấy cho đến tận thế kỷ XX.
Cái thành kiến đó đã gây cho Ơtenlơ tư tưởng tự ti “Hay có lẽ vì
da ta đen đủi”, và điểm này đã tác động mạnh đến tâm hồn chàng.
Hiển nhiên, Sếchxpia phản đối quan điểm này của người đương
thời: Qua hình ảnh 1 người Châu Phi, ơng đã dựng nên “Con người cao
thượng nhất, đẹp đẽ nhất trong văn học”, và cạnh nhân vật ấy, ông đã
nêu bật vai trị ngớ ngẩn của anh chàng Rơđrigơ ngốc nghếch “da
trắng”, một nghị viên Brabanxiô “da trắng” vô trách nhiệm, và nhất là
một Iagơ hèn hạ, bỉ ổi.
Chính thơng qua hình tượng Ơtenlơ mà Sếchxpia đã làm độc giả
thế giới phải ngẫm ra điều đó.
Về bút pháp, trong vở kịch tác giả đã thốt li được những ảnh
hưởng hình thức chủ nghĩa cuar kịch tác gia Maclô, Grin, Kit... Lời
văn không nặng nề vì những cái dài dịng, kiểu sức, khoa đại của tiêu
ngữ tu từ học, vì những ẩn dụ uyên bác, hoặc những điển cố trong thần
thoại Hi_La. Ta thấy Ơtenlơ và các nhân vật khác diễn đạt bằng những
lời sáng sủa, tự nhiên, đơn giản say sưa và mang nhiều kịch tính. Cảnh
Ơtenlơ đau khổ vì ngờ vực, phẫn nộ đến điên cuồng, và đã “tận mắt
nhìn chứng cớ”... Rồi Ơtenlơ giết Đêxđêmơna... tấtcả viết nên những
trang bất hủ trong lịch sử văn học nhân loại.

17


Hình tượng nghệ thuật khơng cịn phỏng theo những trước tác
thời trước, như ta thường thấy ở các thi sĩ học giả Mintơn, Pốp... Mà
là từ kinh nghiệm bản thân được rút ra và được cách điệu hóa, dễ hiểu,
mới lạ và độc đáo.
Như đã nói. Hình tượng Ơtenlơ đã vượt qua lớp bụi của không
gian và thời gian để trường tồn. Vở kịch phản ánh sự tan vỡ của chủ
nghĩa nhân văn trước thế lực đen tối phản nhân văn. Nhưng Sếchxpia
không hề truyền bá chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thất bại. Thơng qua
hình tượng Ơtenlơ, ơng thể hiện sự tin tưởng ở con người, ở thiên
hướng vươn tới cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ của con người, ở khả năng
vơ tận của nó, ở lí trí sáng suốt của nó, ở lương tri của nó. Ơtenlơ chết
đi 1 cách oan uổng, nhưng đó là cái chết đầy sức mạnh đầy tố cáo, cái
chết đòi tinh thần đấu tranh cho sự sống. Vì vậy, qua mối quan hệ giữa
Ơtenlơ với mọi người và của chính bản thân Ơtenlơ. Chúng ta thấy
đuợc phần nào ý nghĩa của nhân vật này. Ngồi ra , Ơtenlơ cịn là 1
hình tượng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

18



×