Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.15 KB, 33 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học
Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Là một cây bút trẻ, sung sức, trưởng
thành trong kháng chiến chống Mĩ và phát triển trong thời kỳ đổi mới. Hành
trình sáng tạo nghệ thuật của ơng được chia thành hai giai đoạn trước và sau
1975. Ở giai đoạn sáng tác nào cũng thể hiện ông là cây bút đầy tài năng, tâm
huyết, luôn trăn trở trong lao động và sáng tạo nghệ thuật. Những tác phẩm
của ông là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của một quá trình liên tục đổi
mới thể hiện ở khả năng tự vượt mình để hướng tới sự sâu sắc và hồn thiện.
1.2. Sau chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ mới. Nền văn học nước
nhà lại đứng trước muôn vàn những khó khăn và thách thức của thời kỳ hậu
chiến. Đời sống mới địi hỏi phải có một nền văn học mới, đó là một nền văn
học vì cuộc sống con người. Nhận thấy được điều đó, Nguyễn Minh Châu đã
âm thầm tự tìm hướng đi mới, tự đổi mới chính mình trên trang viết để tìm lại
cội nguồn đích thực cho một nền văn học vì con người.
1.3. So với các nhà văn trong bước đầu đổi mới, Nguyễn Minh Châu là
người đi tiên phong không phải bằng những tuyên ngơn ồn ào mà bằng những
tác phẩm có giá trị, đặt ra nhiều vấn đề cốt tử cho sự phát triển văn học. Đó là
những bước tiến về tư duy nghệ thuật, giúp ông trở thành một cây bút tiên
phong mở đường "tinh anh và tài năng" cho một thời đại văn học mới.
1.4. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn sau 1975
nói riêng đã được đưa vào chương trình mơn văn từ bậc phổ thơng đến bậc đại
học. Vì vậy, tìm hiểu đề tài "Khơng gian và thời gian nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975" sẽ góp phần thiết thực cho việc nghiên cứu và
giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thêm sâu sắc và có chất lượng
hơn.
2. Lịch sử vấn đề
" Thế giới nghệ thuật có khơng gian riêng, thời gian riêng, có quy luật
tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị


riêng,... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật. Mỗi thế giới
nghệ thuật có một mơ hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện


2
diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lí giải tác phẩm văn
học theo lối đối chiều giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời
sống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm"[28, tr.302].
Tiến hành nghiên cứu Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 chính là khám phá sự thống nhất, tồn
vẹn mà các truyện ngắn sau 1975 của ơng đã tạo ra. Qua đó chúng ta nhận ra
sự xuyên suốt của một cái nhìn về con người và cuộc sống cũng như những
phương diện chính yếu về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đặt truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh chung của
truyện ngắn Việt Nam sau 1975, để từ đó thấy được vai trị, vị trí và những
đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong tiến trình đổi
mới văn học sau 1975.
3.2. Khảo sát, phân tích đặc điểm thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các phương diện: Không gian, Thời gian
nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đúng như tên gọi, Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Không gian và
thời gian nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do mục đích nghiên cứu quy định, đề tài tập trung khảo sát toàn bộ
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 được in trong Tuyển tập truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006. Trong q trình tìm
hiểu, chúng tơi có đối chiều thêm một số truyện ngắn và tiểu thuyết trước

1975 của Nguyễn Minh Châu để từ đó thấy được quá trình vận động và đổi
mới tư duy nghệ thuật của ơng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài Không gian và thời gian nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng tôi vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận, hệ thống.


3
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc của tiểu luận
Chương1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh truyện ngắn
Việt Nam sau 1975
Chương 2: Không gian, Thời gian nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975.


4
Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRONG BỐI CẢNH
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975
Ba mươi năm, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam đã kết
thúc bằng một mốc sơn chói lọi, đại thắng mùa xuân năm 1975. Sự kiện lịch
sử trọng đại này đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng đã có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp
đấu tranh bảo vệ đất nước của toàn dân tộc. Tuy nhiên, với một đất nước nhỏ
bé đã anh dũng giành được thắng lợi qua hai cuộc kháng chiến chống đế quốc.

Chúng ta đã phải dồn hết tất cả cho cuộc kháng chiến. Việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong những năm đầu hoà bình khơng phải dễ dàng gì. Nhất là
với một đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh với bao thương tích nặng nề.
Đối với đất nước là "ngổn ngang bao vấn đề, xố bỏ khoảng cách cịn lại, từ
tư tưởng, lối sống và chính kiến, khắc phục tàn dư lối sống cũ, hàn gắn vết
thương chiến tranh và bước vào xây dựng đời sống mới". Song "cái mảnh đất
bao lớp người liên tiếp đổ xương máu giành được độc lập, xưa nay đất dưới
chân người thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa" (Nguyễn Minh Châu). Khó
khăn lớn của một đất nước vừa mới được giải phóng như là một lời thách
thức, "như một thứ chiến trường mới, lập tức mở ra trên vùng chiến trường
cũ", đòi hỏi con người phải đầy đủ nghị lực và trí tuệ mới vượt qua được.
Đúng như Nguyễn Minh Châu đã từng đề cập đến trong tiểu thuyết Miền
cháy Sau 1975 cũng là giai đoạn mà những dư âm của cái cao cả, của anh
hùng ca và cái ta cộng đồng bắt đầu bộc lộ những bất ổn và đổi thay. Nếu
trước chiến tranh, mọi quan hệ của con người đều được đặt trong mối quan hệ
cao nhất đó là tình u tổ quốc, thì sau chiến tranh con người phải đối diện
với những mối quan hệ xã hội phức tạp. Nếu trong chiến tranh con người luôn
đối diện với bom đạn, luôn phải phấp phỏng trong mỏng manh của sự sống và
cái chết, giữa anh dũng và hèn nhát, thì trong thời bình, dù khơng cịn cái ác liệt


5
của chiến tranh nhưng hiện thực cuộc sống cũng không đơn giản một tý nào. Vì
vậy, con người trong xã hội ln phải cố tìm kiếm cho mình một điểm tựa vừa
để khỏi tự đánh mất mình, nhưng mặt khác con người cũng bị cuốn hút bởi
những phức tạp và tiêu cực của đời thường.
1. 2. Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Nếu trước 1975, để tái hiện lại khung cảnh hoành tráng với cuộc chiến
đấu anh dũng của nhân dân ta, các nhà văn thường tìm đến với những tiểu
thuyết. Bởi nó là một thể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng ơm trùm nhiều sự

kiện, chi tiết. Với những cuốn tiểu thuyết dài như Cửa Sông (1966), Dấu chân
Người Lính (1972), của Nguyễn Minh Châu có thể dễ dàng miêu tả đầy đủ cái
khơng khí hào hùng của dân tộc. Cịn truyện ngắn nó chỉ là một lát cắt của đời
sống, khó khăn hơn cho việc dung nạp nhiều sự kiện nhiều chi tiết. Nhưng
cần phải khẳng định rằng: truyện ngắn với ưu thế của thế loại, "Nó tự hàm
chứa những cái thi vị, những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn và
truyền dẫn cực nhanh thơng tin mới mẻ. Chỉ trong vịng mười năm đầu sau
chiến tranh (1975 – 1985), truyện ngắn đã có những bước đi mới. Truyện
ngắn sau 1975 đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng với
đội ngũ sáng tác ưa tìm tịi và khám phá. Thời kỳ này ảnh hưởng anh hùng ca
với những dư âm chiến thắng vẫn còn vang vọng trong các tác phẩm. Nhưng
nhìn chung truyện ngắn sau 1975 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc
khai thác tư tưởng, chủ đề mới và sự tìm tịi sáng tạo với phong cách thể hiện
mới.
Hiện tượng đáng chú ý nhất trong mười năm này là Nguyễn Minh Châu
với hai tập truyện ngắn xuất sắc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(1983) và Bến quê (1985). Báo Văn nghệ đã tổ chức một cuộc hội thảo luận
về truyện ngắn của ông. Các ý kiến khen chê phong phú và trái chiều nhau
nhưng thống nhất ở một điểm - khẳng định sự tìm tịi và đóng góp của nhà
văn để đổi mới văn học, để tạo ra chất lượng cao của truyện ngắn. Giai đoạn


6
này có những tác giả viết khỏe trong vịng mười năm in năm tập truyện là
Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê.
Nhìn chung trong mười năm đầu sau chiến tranh (1975 - 1985), truyện
ngắn tập trung nghiên cứu về hiện trạng sau chiến tranh, tinh thần xã hội. Đó
là các hiện trạng phức tạp, đan xen các mặt tích cực và tiêu cực, tính chất
phức tạp của đời sống xã hội, kết quả tất yếu của hậu quả tàn dư chiến tranh
để lại. Thời kỳ này, "các nhà văn đã quan tâm đưa ngịi bút của mình tham

qua trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu trong mỗi một con
người - một cuộc giao tranh khơng có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng
giờ và khắp các lĩnh vực của đời sống"
Các truyện ngắn đã đề cập đến những vấn đề gai góc của cuộc sống. Đề
tài đời tư - thế sự là đề tài nổi bật trong truyện ngắn giai đoạn này, càng về sau
đề tài này càng được phát huy trong hầu hết các truyện ngắn. Các truyện ngắn
đã len lỏi vào tận các ngõ ngách của đời sống, đã nhìn sâu hơn vào các cảnh
ngộ và số phận đời tư con người, tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu viết
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Quang Thân viết Người
khơng đi cùng chuyến tàu, Lê Hồng viết Lời cuối trong kịch bản... đã phản
ánh các sự kiện, hiện tượng của đời sống một cách trung thực nhất.
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này đã đổi mới trên nhiều
phương diện từ đề tài, cảm hứng đến cách xây dựng nhân vật, không gian,
thời gian nghệ thuật, cốt truyện, tình huống, nghệ thuật trần thuật... Đổi mới
của Nguyễn Minh Châu cũng là sự đổi mới chung của văn học lúc bấy giờ.
1. 3. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
1.3.1. Vài nét về cuộc đời, con người
Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930, tại làng Thơi, xã Quỳnh
Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Làng Thơi chuyên làm nghề đánh cá
khơi và làm muối. Đây là một vùng q nghèo, đời sống văn hố thấp. Những
cịn người vùng biển quê ông vốn là những con người "chất phác, cục mịch,
lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá. Rồi nhờ sóng gió bão táp mà luyện thành


7
xương sắt đa đồng. Những con người như thuộc về một thế giới hoang sơ
nào". Sau này Nguyễn Minh Châu đã từng viết về người dân dân quê ông
trong một số tác phẩm như: Cửa Sơng, Mảnh đất tình u, Khách ở quê ra,
Phiên chợ Giát. Cho đến lúc sắp ra đi Nguyễn Minh Châu vẫn tâm niệm một
điều rằng "nếu tơi cịn sống, tơi sẽ viết tiếp truyện Lão Khúng".

Năm 1944- 1945, ông học trường kỹ nghệ Huế. Tháng 3/ 1945, sau khi
Nhật đảo chính Pháp, Nguyễn Minh Châu về quê học tiếp và tốt nghiệp thành
chung. Năm 1948- 1949, học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng Nghệ
Tĩnh. Tháng 1/1950, nhập ngũ cùng năm vào đảng cộng sản Việt Nam. Năm
1951, Học viên trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Năm 1960, cơng tác
tại phịng văn nghệ tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, sau
chuyển cơng tác về tạp chí Văn nghệ qn đội và phục vụ tại đây với tư cách
là nhà văn quân đội cho đến lúc mất. Ông mất vào ngày 23/1/1989 tại Bệnh
viện quân y 108, Hà Nội.
1.3.2. Quan niệm về nghề văn, viết văn
Suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu về con người là vậy, nhưng đối với
văn chương nghệ thuật thì sao? Có thể nói, đến với lao động nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu ln đặt ra cho mình sự nghiêm túc trong nghề văn. Ơng
đã sớm khẳng định rằng: "khơng có một thứ nghề nào mà kết quả cơng việc
lại cắt nghĩa rõ giá trị chân thực của người làm ra nó như nghề viết văn. Nghề
văn theo ơng là một thứ nghề cao quí mà qua các tác phẩm, nhà văn có thể
chuyển tải những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về con
người và hiện thực cuộc sống.
Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đến với văn
học khi cả nước đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Văn học thời
kỳ này chịu sức ép lớn của quy luật lịch sử nghiệt ngã, khi mà cả dân tộc đang
dồn vào một con đường, "ấy là con đường ra trận, con đường cứu nước". Vì
vậy, chưa bao giờ bằng lúc này, thái độ của nhà văn trước vận mệnh chung lại
được đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến thế. Khi "mỗi nhà văn, mỗi người


8
đọc trong xã hội chúng ta đều có một mối quan tâm thường trực về vận mệnh
dân tộc mình, về số phận khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sóng
gió. Địi hỏi nguồn cảm hứng sáng tạo và nhân cách của người cầm bút cũng

bắt nguồn từ đó"
Trên nền của hiện thực ấy, nhà văn đã suy nghĩ rất nghiêm túc về lao
động nghệ thuật. Nghệ sỹ là người luôn sáng tạo ra cái đẹp cho đời. Đã là một
người nghệ sỹ chân chính phải có tâm, có trách nhiệm với đời. Tác phẩm ra
đời phải là sản phẩm tinh thần của một quá trình dài trăn trở, phải là
nguồn động viên lớn về tinh thần và phải nằm trong mạch chung của văn học
kháng chiến. Nhà văn phải thực sự tâm huyết với nghề, để những tác phẩm
viết ra "đừng nhạt nhẽo" và "người đọc có thể bắt gặp những dáng dấp của họ
trên trang sách". Chỉ có như vậy nhà văn mới có thái độ tỏ rõ sự trân trọng đối
với nghề văn của mình. Chính vì sự địi hỏi rất cao của bản thân, Nguyễn
Minh Châu khơng bao giờ tự bằng lịng với những gì mình có, ơng ln day
dứt, trăn trở, nghiền ngẫm là nguyên nhân tạo nên những "cơn cớ thất thường"
trong cuộc đời cầm bút
Trên cái hành trình đi tìm văn chương đích thực đó như cịn vang vọng
mãi lời nhắn nhủ của nhà văn cho thế hệ hôm nay và mai sau: "Hãy làm tất
cả, hãy lao động nghệ thuật nghiêm túc để có được một nền văn học đích thực
vì con người, đều có thể được sống yên ổn trên Mảnh đất tình u".
1.3.3. Đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn mà số phận cuộc đời
gắn liền với sự phát triển của văn xuôi những năm chống Mỹ cho đến những
năm đầu đổi mới. Bước chân vào làng văn khá muộn màng trong khi những
đồng nghiệp cùng thời đã có những hành trang đáng kể: Hồ Phương với Thư
nhà, Cỏ non, Xuân Thiều với Đôi vai, Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên,
Nguyễn Khải với Xung đột, Mùa lạc…là những thử thách lớn đối với Nguyễn
Minh Châu. Cũng như các nhà văn khác, Nguyễn Minh Châu quan niệm "Văn


9
học là vũ khí góp phần vào cuộc tái thiết và bảo vệ tổ quốc". Ông đã cần mẫn đi
xuống thao trường nơi những người lính ngày đêm tập luyện chuẩn bị chiến đấu.

Từ thực tế của cuộc sống đó đã giúp ơng có tư liệu viết bài, lần đầu tiên được đăng
trên báo, Tạp chí Văn nghệ quân đội.. Bắt đầu bằng truyện ngắn đầu tay Sau một
buổi tập ( 10/1960), tiếp đến là Đôi đũa trúc, Gốc sắn, Đất quê ta,… lần lượt đã ra
đời ghi nhận bước đầu sáng tác văn học của một nhà văn chiến sỹ.
Trong những năm bom đạn chiến tranh ác liệt, Nguyễn Minh Châu đã
hăng hái đi xuống các đơn vị chiến đấu nơi những người lính hải quân khai
hỏa mở đầu cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông đã viết bài
gửi về tòa soạn những trang ghi chép cịn nóng hổi hơi thở cuộc sống Hãy trở
thành những chiến sỹ dũng cảm, Kỷ niệm hạm tàu, Trong ánh đèn gầm. Tuy
những trang viết khởi đầu chưa có gì gây được ấn tượng, nhưng nó đã khẳng
định được ý thức cầm bút đồng thời là vũ khí chiến đấu của một nhà văn non
trẻ mới vào nghề đã sớm ý thức được sứ mệnh cao cả của người nghệ sỹ
người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu với Cửa sông (1967),
viết về cuộc sống của một ngôi làng nhỏ ven sông trong những năm chiến
tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ và không thể không nhắc đến Dấu
chân người lính (1972) với khơng khí ào ào ra trận "Xẻ dọc trường sơn đi cứu
nước" của cả dân tộc.
Các truyện ngắn ra đời cũng là sự minh chứng cho ngòi bút Nguyễn
Minh Châu đã tham gia đắc lực vào cuộc "kháng chiến vệ quốc vĩ đại". Cảm
hứng chung trong các truyện là cảm hứng tự sự lãng mạn, cảm hứng này đã phát
triển thành chủ nghĩa anh hùng và giọng điệu chung trong các truyện ngắn trước
1975 là giọng điệu trang trọng ngợi ca xuất phát từ nhận thức và mục đích là sáng
tác để phục vụ chính trị.
1.3.3.1. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 được viết với cảm
hứng nhân sinh mới
"Cảm hứng là một trong những trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm,
xuyên suốt trong tác phẩm nghệ thuật, cảm hứng gắn liền với một tư tưởng


10

xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc người tiếp
nhận tác phẩm" [28, tr.44-45]. Biêlinxki coi cảm hứng là điều kiện không thể
thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực bởi nó "biến sự chiếm lĩnh
thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu dối với tư tưởng, một tình yêu
mạnh mẽ với khát vọng nhiệt thành".
Đối với các nhà văn cách mạng, do tiếp thu tư tưởng triết học MácLênin về mặt thế giới quan họ có tư tưởng tiến bộ hơn so với các nhà văn hiện
thực phê phán. Họ có cái nhìn thế giới trong sự vận động biến đổi và phát
triển. Họ có lý tưởng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa trong đó con người có cuộc
sống tự do bình đẳng, cá nhân hiểu được con đường giải phóng áp bức "ở đâu
có áp bức là ở đó có đấu tranh". Vì vậy mà các tác phẩm của các nhà văn cách
mạng luôn thể hiện cảm hứng anh hùng, tác phẩm của họ không những nhìn
thấy con đường đó mà cịn tin tưởng ủng hộ vào cuộc đấu tranh. Đây cũng là
cơ sở của cảm hứng lãng mạn của dòng văn học cách mạng Việt Nam ra đời.
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đó cũng chính là cảm hứng chủ
đạo trong các sáng tác trước 1975 của Nguyễn Minh Châu.
Trước 1975, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết về người lính,
thường mang vẻ đẹp lãng mạn, chất thơ bay bổng. Truyền thống yêu nước đã
trở thành những nét tính cách của người dân Việt Nam, khiến cho con người
tự giác làm tất cả cơng việc, cống hiến tất cả, thậm chí hy sinh tính mạng
mình vì đất nước. Thời kỳ này nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm của ông
là những người chiến sỹ trẻ như Lãm (Mảnh trăng cuối rừng), Thụy (Bên
đường chiến tranh), Sơn và Lê ( Những vùng trời khác nhau) và những cơ gái
mang trong mình vẻ đẹp hình thể lẫn nội tâm như Nguyệt (Mảnh trăng cuối
rừng), Hạnh (Bên đường chiến tranh)… Tất cả đều được Nguyễn Minh Châu
miêu tả để phát hiện ra vẻ đẹp nội tâm con người.
Từ cái nhìn nhạy cảm đó, Nguyễn Minh Châu đã "quyết định xông vào
cái mặt trận đạo đức". Tất cả truyện ngắn của ông thời kỳ này đều dựa trên
những cái nhìn đầy lạc quan với sự tinh tế của một nhà văn vốn nhạy cảm



11
trước cuộc sống hiện thực ông đã thấy rằng "Con người thời kỳ này người tốt
vẫn chiếm đa số. Nhưng họ ln có một cuộc đấu tranh giữa bản thân cái
thiện và cái ác, giữa lý trí và dục vọng, giữa cái riêng và cái chung bên trong
con người. Vì vậy khi nhận ra được điều này Nguyễn Minh Châu viết về đời
tư thế sự về đạo đức và tất cả mọi mối quan hệ phức tạp trong thời ký hậu
chiến. Với các truyện ngắn sau 1975, thành công chủ yếu của Nguyễn Minh
Châu là đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về hiện thực đất nước sau
chiến tranh. Nhìn cuộc sống hàng ngày tưởng như bình yên nhưng thực chất
đằng sau cái bình yên ấy là tất cả các mối quan hệ xã hội phức tạp
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu còn thể hiện những nghịch lý của đời
sống. Bến quê là truyện ngắn mà tác giả đã sáng tạo ra tình thế đặc biệt để đặt
nhân vật vào đó mà soi rọi vào thế giới bên trong của họ làm nổi bật lên vấn
đề tư tưởng của truyện.. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người phải dứt khốt với
những cái vịng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào đường đời, để hướng
tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững"
Viết về đề tài đời tư thế sự được tác giả thể hiện qua một loạt truyện
ngắn: Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Hương và Phai. Mỗi
truyện ngắn là sự tái hiện những mảnh đời, những số phận con người. Qua đó
nhà văn luận bàn về những vấn đề về đạo đức, nhân cách con người.
Viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh được thể hiện qua truyện ngắn
Mùa trái cóc ở Miền Nam. Truyện ngắn này đã xoay quanh vấn đề nhân cách
con người sau lửa đạn và lên án sự tha hóa của một số cán bộ có chức quyền.
Cỏ lau là một sự thật nghiệt ngã của những con người sống sót trở về sau
chiến tranh đã phải gánh chịu hậu quả q nặng nề. Chìm khuất sau đó là biết
bao nỗi sự đa đoan của cuộc đời và từng số phận con người, biết bao sự hy
sinh mất mát dang dở, chia lìa.
Viết về đề tài nơng thơn và người nông dân trong thời kỳ quá độ được
thể hiện qua truyện ngắn Phiên chợ Giát. Đây là thiên truyện tiếp nối ý đồ của
Nguyễn Minh Châu đã được khởi thảo từ Khách ở quê ra. Qua truyện,



12
Nguyễn Minh Châu đã khám phá những nét chủ yếu của người nông dân tư
hữu sản xuất nhỏ thời kỳ hậu chiến với những ưu, nhược điểm xây dựng xã
hội hiện tại nhưng cũng bộc lộ khá rõ những nét hạn chế .
Có thể nói rằng sau 1975, với cảm hứng nhân sinh mới mẻ. Nguyễn
Minh Châu đã thể hiện trong tất cả các truyện ngắn của ông một tiếng nói
mới. Đó là những mối quan hệ phức tạp trong đời sống hàng ngày và mỗi
truyện ngắn là sự nhìn nhận vấn đề của cuộc sống, thể hiện những khía cạnh
khám phá tầng sâu bản chất xã hội và con người của nhà văn.
1.3.3.2. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã trình bày
những nhận thức mới về chiến tranh và số phận con người
Bên cạnh cảm hứng nhân sinh mới mẻ là một trong những đặc điểm về
nội dung nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, thì nhận thức mới của
nhà văn về chiến tranh và số phận con người cũng là một nội dung quan trọng
chi phối tồn bộ q trình sáng tác sau 1975 của ơng.
Trên cơ sở đó nhà văn đã khẳng định "đằng sau số phận của cộng đồng là
số phận của mỗi cá nhân. Với vấn đề chiến tranh chống Mỹ, cái đời sống của
ngày hơm nay nó bắt tơi phải quan tâm bởi văn học thời kỳ này phải lấy số
phận cá nhân làm gương soi của lịch sử và lấy nội tâm con người để nói về
cuộc sống chung
Một loạt tác phẩm sau 1975 của Nguyễn Minh Châu như Bức tranh, Cỏ
lau, Cơn giơng, Mùa trái cóc ở miền nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành,…đã trình bày vấn đề nhận thức lại chiến tranh và số phận con người.
Trong các tác phẩm, cái anh hùng vẫn được ông thể hiện. Nhưng đồng thời
Nguyễn Minh Châu cũng đề cập sâu hơn những mặt trái của cuộc chiến tranh.
Đó là những mất mát hy sinh và nói đến tận cùng của nó. Chiến tranh thực tế
đầy khốc liệt và tàn nhẫn.
Truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã tái hiện lại một

khía cạnh khốc liệt, những hy sinh mất mát, những nỗi đau về tinh thần để lại
từ cuộc kháng chiến chống Mỹ qua dòng hồi tưởng của nhân vật Quỳ một


13
dòng hồi tưởng đi từ trong quá khứ, từ những năm chiến tranh đến hiện tại để
giãi bày nỗi lòng của mình cho những ai đã từng sống ở chiến trường. Những
câu hỏi khơng có lời giải đáp, mỗi bước đi của Quỳ là sự nối tiếp cuộc hành
trình đối với người đàn bà đã trải qua những đau thương mất mát của chiến
tranh và sự nhận thức lại bản thân mình trong ý thức mơ về một giá trị tuyệt
đối mà không thể đạt được.
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đề cập đến một phương diện
gai góc của cuộc sống. Khi trực tiếp, khi gián tiếp, dường như nhà văn đã có
sự tập trung cao độ với nỗ lực mong muốn của mình là trình bày trước người
đọc một cuộc sống đa dạng, phức tạp của con người sau chiến tranh. Với
những cố gắng hết mình, trong ba mươi năm cầm bút với một số lượng tác
phẩm để lại dù chưa nhiều: mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phê
bình…. Song với sự nỗ lực của bản thân, Nguyễn Minh Châu đã rất say sưa
trong lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và cần mẫn. Các tác phẩm của
ông từ khi ra đời đã được độc giả đón nhận một cách rất nồng nhiệt, trải qua
một thời gian dài những tác phẩm của ông vẫn cịn sức sống mãnh liệt và
khơng bị chìm vào qn lãng.
Đóng góp truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu khơng những
được thể hiện ở nội dung mà cịn được thể hiện rõ ở nghệ thuật, tạo nên chỉnh
thể thống nhất của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Với những
đóng góp lớn cho văn học nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu đã vinh dự nhận
được những giải thưởng lớn cho sự nghiệp sáng tác của mình


14

Chương 2
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975
2.1. Không gian – thời gian nghệ thuật
Trong đời sống, bất kỳ một cá thể cá nhân nào cũng buộc phải tồn tại
trong một không gian, thời gian thực. Điều đó cũng có nghĩa là trong thế giới
khơng có gì ngồi vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể
vận động ở đâu ngồi khơng gian và thời gian. Từ một cơng cụ phục vụ sáng
tác, không gian, thời gian nghệ thuật trở thành một đối tượng nhận thức nghiêm
túc của ngành lý luận văn học. Không gian, thời gian nghệ thuật tự nó có đời
sống riêng tồn tại độc lập tương đối với cốt truyện, nhân vật. Do ý thức được
tầm quan trọng của không gian, thời gian riêng biệt vừa là công cụ truyền tải tư
tưởng, vừa là dấu hiệu để nhận biết phong cách sáng tác nên tìm hiểu không
gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở
phương diện này bước đầu nhà văn đã đạt được một số thành công nhất định.
2.2.1. Không gian nghệ thuật
Khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, mơ
hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí số
phận của mình ở trong đó. Thế giới ấy độc lập và mang tính chủ quan của cái
nhìn tâm hồn nhà văn. Nó có tác dụng mơ hình hóa các mối liên hệ của bức
tranh thế giới như thời gian xã hội, đạo đức, tôn ti, trật tự,… Không gian nghệ
thuật không những cho thấy cái cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các
ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy các quan niệm về thế giới, chiều sâu,
cảm thụ của tác giả. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo
cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật [28, tr.161].
Khơng gian trong tác phẩm nghệ thuật hồn tồn khơng đồng nhất với cuộc
đời thực mà lưu chuyển để biểu đạt ý đồ của nhà văn.
Nếu ở giai đoạn 1945 – 1975, kiểu không gian đặc trưng nhất thường bắt
gặp trong các tiểu thuyết, truyện ngắn thời kỳ này là khơng gian chiến trường
rộng lớn trải dài. Có thể thấy rõ trong các tác phẩm: Hòn đất (Anh Đức), Mẫn



15
và tôi (Phan Tứ), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Người mẹ cầm súng
(Nguyễn Thi), Dấu chân người lính, Cửa sông (Nguyễn Minh Châu). Sự hiện
diện của kiểu không gian này được phổ biến trong các tác phẩm là điều tất
yếu bởi đây là kiểu khơng gian thích hợp nhất để các nhà văn có thể tái hiện
một hiện thực rộng lớn có tính chất tiêu biểu cho cả một thế hệ người đang
nối tiếp nhau cầm súng bảo vệ đất nước.
Giai đoạn sau 1975, cuộc sống trở về với mn mặt của đời thường. Khi
con người có điều kiện để nhận thức lại chiến tranh và số phận thì trong các
truyện ngắn của các nhà văn nói chung và của Nguyễn Minh Châu nói riêng
kiểu khơng gian chiến trường rộng lớn có chăng chỉ được thể hiện một cách
mờ nhạt qua hồi ức của nhân vật từ cuộc sống hiện tại nhớ về quá khứ.
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn này tập trung xây dựng các kiểu
không gian nổi bật như: từ không gian hiện tại trở về với không gian quá khứ,
không gian nhỏ hẹp - sự căng thẳng bế tắc của nhân vật, không gian đậm chất
lãng mạn đối lập với hiện thực cuộc sống đầy nghiệt ngã.
2.2.1.1. Từ không gian hiện tại trở về không gian quá khứ
Với kiểu không gian này người đọc đã từng bắt gặp trong các tiểu
thuyết và truyện ngắn của nhiều nhà văn như Nguyễn Khắc Trường, Chu lai,
Ma Văn Kháng,…Đặc điểm của kiểu không gian này là khi đứng trước một
không gian hiện tại nhân vật nhớ về một khơng gian trong q khứ mà khơng
gian đó đã để lại dấu ấn sâu đậm về số phận cuộc đời nhân vật. Trong các
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, nhờ đặc điểm không gian này
nhà văn đã tái hiện được một cách trọn vẹn về số phận và cuộc đời của nhân
vật từ quá khứ cho đến hiện tại và từ đó có đưa ra những quan niệm triết lý về
cuộc đời, con người.
Trong truyện ngắn ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, mở
đầu tác phẩm nhà văn đã hướng người đọc đến một không gian của hiện tại đó

là khơng gian của bệnh viện – nơi nhân vật tôi và Quỳ đang điều trị bệnh.
Không gian này phần nào nói lên được hiện thực cuộc sống của những người
trở về từ sau chiến tranh mang trên mình đầy thương tích. Đó là nỗi đau đớn
về thể xác lẫn tinh thần mà họ đang phải gánh chịu trong số đó Quỳ là trường


16
hợp rõ nét nhất. Và cũng tại đây, hàng ngày đối diện với những nỗi đau chung
của những con người và qua ký ức của mình Quỳ đã hồi tưởng lại q khứ
những ngày cơ cịn ở chiến trường đó là không gian của một vùng rừng núi
rộng lớn và hoang vắng nơi trung đồn K đóng qn, nơi ngày đêm ln đối
diện với bom đạn kẻ thù. Trong dịng hồi tưởng và những câu chuyện kể,
những lời đối thoại giữa nhân vật tôi và Quỳ là sự đan xen giữa không gian
cuộc sống của bệnh viện và không gian của chiến trường của trung đồn K.
Nếu ở khơng gian chiến trường hiện lên một nhân vật Quỳ với sự thông minh
sắc sảo, sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong mọi cơng việc cộng thêm tính cách
mạnh mẽ của cơ, giữa khung cảnh ác liệt của bom đạn chiến tranh Quỳ vẫn đi
tìm cho mình một giá trị tuyệt đối hồn mỹ. Thì ở khơng gian của bệnh viện
hiện lên một nhân vật Quỳ sống với những cơn mộng du, với những câu
chuyện thể hiện sự ý thức, những nỗi đau của bản thân về những cái vốn dĩ
khơng có thật trong cuộc đời. Sự đan xen giữa không gian của bệnh viện và
không gian của chiến trường làm cho số phận cuộc đời Quỳ hiện lên một cách
rõ nét hơn. Sự tự ý thức trong nhận thức về cuộc đời, số phận của nhân vật
cũng đồng thời là sự gửi gắm tư tưởng, quan niệm, triết lý nhân sinh của
Nguyễn Minh Châu với cuộc đời.
Có thể tìm thấy kiểu khơng gian này trong truyện ngắn Cơn giơng.
Trong khơng khí chật hẹp của con tàu dõi mắt qua cửa sổ, Thăng nhận thấy
những vùng đất mà con tàu đi qua đang ngày được đổi mới. Đó cũng là khơng
gian của chiến trường xưa mà nơi đây "Thăng cùng bao nhiêu đồng đội đã
phải bền gan đi qua trong những ngày cùng kiệt của khó khăn, cũng chỉ có

Thăng mới hiẻu hết được nơi này. Những lúc đạn hết, gạo hết đất thậm chí
dưới chân chỉ cịn một vạt rừng dốc đủ để người lính đặt một chiếc gùi giữa
hai bàn chân" [17, tr.212]. Vùng đất này cũng đã từng chứng kiến cảnh Quang
– một kẻ vốn mang dòng máu nước Việt bao đời u dân tộc như chính cuộc
sống của mình. Vậy mà hắn đã không chịu được sự tàn khốc trước những làn
đạn của địch, đã nhanh chóng đầu hàng quay lưng lại với những người đồng
đội của mình. Mảnh đất đầy những khổ đau mất mát ấy hôm nay đang từng
bước thay da đổi thịt, đang từ từ rũ bỏ những vết thương trong đất và cũng


17
chính là những vết thương của lịng người trong sự bao dung nhân ái của đồng
đội những con người một thời lầm lỗi đã có ý thức tự kiểm chứng lại chính
mình để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kiểu không gian này rất phù hợp trong vấn đề nhận thức lại chiến tranh
và số phận con người. Nhất là khi trở về với cuộc sống đời thường con người
có điều kiện suy ngẫm về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sự quan sát về
những người xung quanh, sự tự ý thức về bản thân mình đó cũng là lúc con
người đạt được những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của cuộc sống.
2.2.1.2. Không gian nhỏ hẹp - sự căng thẳng bế tắc của nhân vật
Về đặc điểm không gian này, ở văn học hiện thực phê phán 1930 -1945
đã được thể hiện trong một số truyện ngắn của Nam Cao và các nhà văn hiện
thực cùng thời. Trong một số truyện ngắn của Nam Cao, đó thường là khơng
gian của những căn nhà chật hẹp, tù túng, tăm tối thiếu khơng khí, ánh sáng
của lớp nhà văn trí thức tiểu tư sản như Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng sáng). Sự
bức bối, căng thẳng và chật hẹp của không gian này đã chi phối rất lớn đến
quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của lớp nhà văn, đặc biệt là những con
người mà cuộc sống mưu sinh của họ chỉ trông chờ vào lao động nghệ thuật.
Đến Nguyễn Minh Châu, có thể so sánh đặc điểm không gian này với
kiểu không gian chiến trường rộng lớn trong các sáng tác trước 1975 của ông

để từ đó thấy được một sự đối lập tương phản rõ nét. Trong Dấu chân người
lính đó là khơng gian của một vùng chiến trường Khe Sanh rộng lớn "Dọc con
đường giao liên lúc bấy giờ khu rừng hai bên có những dịng thác người tự
nhiên cứ quẩn lại, phình to ra, đơng đúc va ồn ào như một dịng thác lũ chảy
qua một cái xoáy lớn dọc theo những dãy lèn đá cao ngất. Đông đúc và ồn ào
quá không có ai tài nào mà đếm được, phân biệt được rừng cây hay rừng
người, rừng súng đạn…không thể nào tả hết những khuôn mặt chiến sĩ, những
khuôn mặt chỉ huy, những khuôn mặt của tầng tầng lớp lớp người đang nối
tiếp nhau hiện ra từ trên dốc, dưới suối, khắp các ngõ ngách của rừng" [35,
tr.334]. Rồi không gian của làng Kiều trong chiến tranh qua tiểu thuyết Cửa
sơng, đó là không gian của ngôi làng ven sông trong những năm chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng vẫn kiên cường dũng cảm đến "một cây sú


18
cũng không bị bật gốc". Sự sống của khung cảnh thiên nhiên nơi đây cũng
anh dũng, dẻo dai và bền bỉ như chính những người dân làng Kiều vậy.
Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi trong cách thể hiện
khơng gian trong các truyện ngắn của mình. Để thể hiện bi kịch đau đớn về số
phận, những nghịch lý về cuộc đời của con người cá nhân thì kiểu không gian
chiến trường rộng lớn lẽ đương nhiên là khơng phù hợp nữa. Cịn đối với
những nỗi đau cá nhân, không gian hẹp là một phông nền thể hiện rõ nhất,
phù hợp nhất ý đồ mà nhà văn muốn diễn tả. Nếu trong truyện ngắn Nam
Cao, bi kịch xảy đến với lớp nhà văn trí thức tiểu tư sản nghèo thì trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng vẫn là bi kịch của nhà văn nhưng đây
không phải là bi kịch cơm áo mà là bi kịch của những con người tự "đánh mất
mình". Đó cịn là bi kịch của những cuộc đời đã bỏ phí thời gian vào những việc
làm vơ bổ để rồi cuối cùng khi khơng cịn thời gian và sức lực mới nhận ra được
những giá trị cuộc sống thì khơng cịn thời gian và khả năng để đạt tới.
Tiêu biểu cho kiểu không gian này là truyện ngắn Sắm vai, ngòi bút

Nguyễn Minh Châu đã đi sâu miêu tả không gian của ngôi nhà chung gồm
một trăm hai mươi buồng trong đó buồng của nhà văn T là buồng thứ nhì. Và
cũng chính ngay trong căn buồng này, một bi kịch Sắm vai đau đớn xảy đến
với nhà văn T. Là một người "dám tước bỏ hết mọi phù phiếm, những lớp bề
ngồi vơ bổ, tất cả những gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác". Một
con người có giờ giấc sinh hoạt làm việc không giống với bất kỳ một ai trong
ngôi nhà chung ấy. "Buổi sáng hàng trăm con người thức dậy hối hả tập thể
dục, ăn sáng, chải tóc thì anh T vẫn ngồi viết. Con người ấy họa có sét đánh hay
bom nổ, động đất thì mới có thể nhấc quẳng anh ra khỏi những trang bản thảo"
[17, tr.235]. Một người có cách sống cẩu thả, "căn phịng thích để trống cho rộng
và thoải mái, anh ghét bày biện trong phòng nhiều đồ đạc và tiện nghi phiền
phức, trong phịng thích nhất một thứ âm nhạc là im lặng, và một thứ hội họa là
để trống trên bốn bức tường". Một người đã đề ra chân lý "sống làm sao để có
thể làm việc được là cả một nghệ thuật, nhất là phải biết giản ước bớt rườm rà và
phiền tối đi cũng như làm một phép tính phân số, phải biét rút gọn nó đến mức


19
khơng thể rút gọn được nữa. Lúc đó sẽ hiện ra được những cái giản dị rõ ràng
nhất....để có được một khoảng trống đi lại mà dễ thở" [17, tr.263]
Vậy mà anh bỗng chiều theo ý thích của cơ vợ mà từ bỏ thói quen nếp
sống của mình để trở thành anh chồng hào hoa thời thượng, vui vẻ trẻ trung.
Trong cuộc đời, anh đã từng đề ra cho mình cái chân lý sống "trong những cái
đánh mất có thể là vàng, bạc châu báu nhưng không được đánh mất mình"[17,
tr.263] vậy mà từ chỗ khơng gian thống đãng - nơi mà hàng ngày anh có thể
lấy đó làm cảm hứng để cống hiến cho đời những tác phẩm hay thì bây giờ cái
"căn buồng ấy khơng có lối mà đi lại, khơng cịn khơng khí để thở, chỉ thấy
đồ đạc và toàn đồ đạc cái nào cũng đầy màu sắc, cũng phát sáng. Không gian
buồng anh bây giờ như là một cái chợ phiên vậy" [17, tr.263]. Với không gian
chật hẹp như vậy anh T cịn tâm trí đâu mà lao động nghệ thuật. Hành động

gần cuối truyện anh T ơm tập bản thảo sang phịng nhân vật Tơi xin ngồi nhờ
để viết cho thấy bi kịch trong cuộc đời anh. Khi không gian căn buồng nhà
anh vốn dĩ là địa bàn để hoạt động nghệ thuật thì bỗng nhiên bị cơ vợ trẻ biến
thành nơi trang trí đồ đạc. Trong căn phòng chật hẹp như vậy trong sự căng
thẳng bế tắc sẽ không thể nào đem đến cho lao động nghệ thuật một chất
lượng mới, làm rung động lòng người được.
Bến quê cũng là một truyện ngắn thể hiện bi kịch căng thẳng, bế tắc của
nhân vật trong khơng gian nhỏ hẹp. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhĩ
đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo khó lịng qua khỏi. Trong căn gác nhỏ,
trên tấm phản hẹp kê bên cửa sổ Nhĩ mới bất ngờ phát hiện ra vẻ đẹp của
không gian Bến quê là một bãi bồi bên kia sông Hồng ngay cạnh nhà Nhĩ.
Bên bến sông quê ấy "lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ căn gác nhà
Nhĩ một thứ vàng thau xen lẫn màu xanh những màu sắc thân thuộc quá như
da thịt, hơi thở của đất màu mỡ" [17, tr.321-322]. Suốt cả cuộc đời mình, Nhĩ
đã đi "khơng sót một xó xỉnh nào trên trái đất". Vậy mà với cái không gian
tuyệt đẹp ấy với anh giờ chỉ là cái "chân trời gần gũi mà xa lắc". Ước muốn
lúc này của Nhĩ là được đặt chân sang bên kia sông khám phá mọi "vẻ đẹp lẫn
sự giàu có" của mảnh đất quê hương. Nhưng đang trong tình trạng "tồn thân
bất toại" mơ ước bình dị đó của anh khơng bao giờ trở thành hiện thực. Trong


20
căn gác nhỏ hẹp này, nghịch lý của cuộc đời đã xảy đến với Nhĩ. Việc sử dụng
căn ghác nhỏ, chiếc phản hẹp và cửa sổ là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu. Đó là biểu hiện của sự tù túng chật hẹp, sự bất lực giam hãm tinh
thần tự do phóng khống của con người và đó cũng là những giới hạn của
cuộc đời mà con người khó vượt qua. Với sự chuyển đổi của khơng gian hẹp
từ căn nhà đến khơng gian thống đãng cao, rộng của Bến quê" càng làm cho
những ước mơ, khao khát của Nhĩ lại càng được đẩy lên cao hơn. Đó là một
ước mơ nhỏ bé, bình dị nhưng với Nhĩ khơng bao giờ có thể thực hiện được.

Qua truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như muốn nhắn nhủ với mọi người
rằng: Hãy biết trân trọng quĩ thời gian hạn hẹp của mình, hãy tìm đến với
những gì gần gũi nhất trong cuộc sống trước khi thời gian và điều kiện không
cho phép thì những ước mơ đó khó có thể đạt được.
Với đặc điểm không gian này, bi kịch tinh thần của nhân vật được thể
hiện rõ nét. Kiểu không gian này thể hiện khát vong, ước mơ muốn vượt thoát
ra ngồi những giới hạn, khn khổ chật hẹp để tìm đến những cái bao la,
rộng lớn, những chân trời mơ ước nơi đó con người có thể tìm được nguồn
cảm xúc mãnh liệt cho tự do sáng tạo trong lao động nghệ thuật và đó cũng là
những gì gần gũi nhất mà con người có thể tìm thấy được những giá trị đích
thực và bền vững trong cuộc đời. Đó cũng là điều tâm đắc nhất mà nhà văn
Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mỗi người chúng ta.
2.2.1.3 Không gian đậm chất lãng mạn đối lập với hiện thực cuộc sống
đầy nghiệt ngã
Với không gian này nhân vật được đặt trong một khung cảnh lãng mạn,
thi vị và trữ tình mà khung cảnh ấy đối với lao động nghệ thuật nó như là một
"vẻ đẹp trời cho". Chỉ trong một khoảng khắc ngắn ngủi nào đó, với con mắt
tinh tế, tài hoa của người nghệ sĩ mới có thể cảm nhận được cái lãng mạn, thi
vị của không gian ấy.. Nhưng hiện thực cuộc sống không phải bao giờ cũng
được tơ hồng qua dáng vẻ bề ngồi tuyệt mỹ mà sự thực đằng sau không gian
lãng mạn ấy là cả một hiện thực cuộc sống con người đầy nghiệt ngã.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật Phùng – một nhà nhiếp
ảnh được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp ảnh về cảnh thuyền và biển


21
khơng có con người, hồn tồn là một thế giới tĩnh vật để chuẩn bị cho hình
nền của tờ lịch tháng bảy thêm phần phong phú của bộ sưu tập lịch mười hai
tháng. Nhưng cái khó là tấm ảnh phải có sương mù, có cát. Sau bao ngày
phục kích "ở một vùng phá ăn sâu vào đất liền". Đó là một khơng gian rộng

lớn, Phùng đã tình cờ phát hiện một cảnh rất đẹp, một vẻ đẹp hiếm có và có
thể xem là một cảnh "đắt" trong cuộc đời bấm máy.. Không gian lúc này được
miêu tả "trời đầy mù từ biển bay vào lác đác mấy hạt mưa, trước mắt là một
bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét nhòe vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng của ánh mặt trời chiếu vào.
Bóng người lớn và bóng trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi
khum khum đang hướng vào bờ" [17, tr.333 -334]. Toàn bộ khung cảnh từ
màu sắc ánh sáng đến đường nét đều hài hịa và đẹp. Một vẻ đẹp thật đơn giản
và tồn bích khiến cho Phùng trở nên bối rối khi đứng trước nó và anh cảm
thấy "trái tim như có gì bóp thắt vào". Trong khơng gian cảnh biển đẹp thơ
mộng và huyền ảo như vậy Phùng sung sướng như đã phát hiện ra " chân lý
của sự hoàn thiện". Và rồi anh đã quyết định bầm máy đón nhận cái khoảnh
khác lãng mạn, hạnh phúc ngập tràn tầm hồn do cái đẹp của thiên nhiên mang
lại. Nhưng niềm hạnh phúc đó chưa được bao lâu thì chính giữa cái khơng
gian lãng mạn và thi vị ấy nhà nhiếp ảnh còn phát hiện ra tấn bi kịch đau khổ
của một gia đình ngư dân khi anh chứng kiến tận mắt cảnh người chồng đánh
vợ một cách vũ phu và tàn bạo ngay trên cái nền khung cảnh đẹp đẽ ấy. Cũng
tại đây, anh phát hiện ra cuộc sống khổ cực nhẫn nhục chịu đựng của người
đàn bà làng chài. Vì thương những đứa con, vì hạnh phúc gia đình bà khơng
chỉ lao động quần quật mà còn bị đánh đập dã man "ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng" nhưng vẫn quyết không chịu từ bỏ người chồng vũ
phu ấy. Bà hiểu rằng, cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió thì trên thuyền "phải
có một người đàn ơng dù hắn man rợ và tàn bạo" [17, tr.344].
Không gian này còn được thể hiện trong truyện ngắn Cỏ lau. Để thể
hiện hạnh phúc ngắn ngủi của Lực trong mấy ngày trước khi anh lên đường
làm nhiệm vụ, Nguyễn Minh Châu đã đặt Thai và Lực trong vùng không gian
của núi "Đợi" với một khung cảnh rất đẹp. "Một vùng núi đá dựng đứng đầy


22

vắng lặng, chim kêu vượn hót cũng khơng. Chỉ có núi đá và núi đá nối tiếp
nhau chạy dọc dài ôm lấy cái thung lũng mọc độc một thứ Cỏ lau đang trổ
một trời hoa tím nhạt…Từ thời khai sơn lập địa đã có bàn tay cơng phu của
người thợ đá nhà trời đẽo gọt những thớ đá phẳng rồi đem xếp chồng lên nhau
theo một đường chênh chếch cắm vào giữa kẻ điểm xuyết một vài thân cây cổ
thụ vặn vẹo ở trên tận chóp đỉnh. Chỗ vừng mặt trời lóe sáng màu thép chảy,
một hịn đá dựng đứng cứ vàng rực lên, vừa thoạt trơng đã có thể hình dung
giống như một người đàn bà bằng đá bế đứa con trước ngực" [17, tr.479].
Trong khơng gian "thống đãng" của vùng núi "Đợi" đầy những hoa lau phất
phơ trên những nền xanh uyển chuyển của rừng lau, Lực lấy làm lạ. "Thật đủ
hình dáng, đủ tư thế cả một thế giới đàn bà đã sống trải bao thời gian qua…
mỗi người một ngọn núi đang đứng một mình chon von trên các chóp núi đá
cao ngất, người ơm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con
sau lưng, người hai bàn tay buông thõng xuống mặt quay đủ về các hướng có
lửa cháy, có súng nổ" [17, tr.488]. Trong khơng gian tươi đẹp đó là tình cảm
đằm thắm nồng nàn của Lực và Thai. Đó là lúc hai người cùng lao động, cùng
hưởng niềm hạnh phúc của một đôi vợ chồng mới cưới. Trong giây phút hạnh
phúc ấy Lực đã mơ ước "khi nào kháng chiến xong, ta sẽ mở một công trường
nơi đây". Lực sẽ làm chủ tịch nơng trường cịn Thai sẽ đi học lái máy cày. Núi
"Đợi" thực sự là một không gian của tình u lãng mạn, của hạnh phúc hai
người. Một khơng gian của niềm mơ ươc riêng tư rất bình dị nhỏ bé.. Song
cũng với không gian ấy, sau hai mươi tư năm xa cách Lực từ chiến trường trở
về anh trở lại vùng núi "Đợi" – khơng gian của tình yêu lãng mạn ngày xưa
nay chỉ còn là một hiện thực đầy đau đớn khi anh không thể là người thứ ba
chen giữa cuộc sống gia đình đang yên ấm của Thai được. Lực sống cô đơn
với người bố già giữa cái vùng núi "Đợi" rộng lớn bao la ấy.
Điểm đặc biệt của không gian này là nhà văn đã tạo ra được sự tương phản
ngay trong cùng một không gian về số phận và cuộc đời của nhân vật. Qua đó
cho thấy đằng sau những vẻ đẹp lãng mạn, vẻ đẹp của những sắc màu ngoại giới
đó là một cuộc sống mưu sinh đầy nghiệt ngã của từng số phận con người.



23
2.2.2. Thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học bao
giờ cũng phải xuất phát một điểm nhìn trong thời gian. Theo từ điển thuật ngữ
văn học, "thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể
hiện tính chỉnh thể của nó". Trong tác phẩm, "Sự cảm thụ của thời gian gắn liền
với ý thức về ý nghĩa cuộc đời với quan niệm về thế giới và lịch sử với những
ước mơ, lý tưởng và năng lực hoạt động của con người" [68, tr.805].
Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược về quá khứ hoặc vượt qua hiện
tại để đến tương lai, có thể dồn nén một khoảnh khắc hoặc kéo cái chốc lát
thành vĩnh viễn vô tận. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "thời gian nghệ thuật
là một biểu tượng thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người"
[68, tr.84]. Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là
phạm trù quan trọng của thi pháp học bởi nó thể hiện thực chất sáng tạo của
người nghệ sĩ. Hơn nữa, văn học là nghệ thuật của thời gian. Vì vậy, nghiên
cứu thời gian nghệ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá đặc sắc trong thế giới
nghệ thuật của nhà văn, mơ hình thế giới mà nhà văn xây dựng bởi thời gian
là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thể hiện một
cách sinh động quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Trong
truyện ngắn của ông, nếu không gian là những mơ hình: từ khơng gian hiện
tại trở về không gian quá khứ, không gian nhỏ hẹp - sự căng thẳng bế tắc của
nhân vật, không gian đậm chất lãng mạn đối lập với hiện thực cuộc sống đầy
nghiệt ngã thì thời gian nghệ thuật là: thời gian đồng hiện, thời gian bị kéo
căng thể hiện bi kịch trong cuộc đời nhân vật.
2.2.2.1. Thời gian đồng hiện
Thời gian đồng hiện là sự xuất hiện đồng thời nhiều lớp thời gian hay
đúng hơn là những thời gian khác khau được đặt bên cạnh nhau, đan xen vào

nhau cùng một lúc. "Đồng hiện là thủ pháp bao quát được thời gian trong một
khối lập thể có tính ba chiều gồm: Quá khứ – hiện tại – tương lai cùng một
lúc" [9, tr.169]. Thời gian đồng hiện giúp ta cùng một lúc có thể nhìn thấy cả
q khứ, hiện tại, tương lai. Biết về những cái đã qua, nhìn thấy những cái
đang diễn ra và dự đoán được tương lai.


24
Thời gian đồng hiện thường xuất hiện khi nhà văn sử dụng dòng độc
thoại nội tâm, dòng ý thức, giấc mơ. Trong thời gian đồng hiện, do có sự xuất
hiện đan xen của nhiều lớp thời gian tạo cho nhịp thời gian luôn luôn biến đổi
nhịp nhanh và nhịp chậm. Song điều quan trọng hơn cả là thời gian đồng hiện
thường xuất hiện khi nhà văn sử dụng độc thoại nội tâm. Sự vận động thường
xuyên trong tư duy ý thức, thế giới nội tâm con người là minh chứng cho sự
tồn tại của con người. Nhiều khi chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi xuất
hiện cùng một lúc ba yếu tố: quá khứ, hiện tại và tương lai lại có thể khơng
theo dịng tuyến tính nhưng bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ logic với
nhau biểu hiện trong điều kiện nguyên nhân - hệ quả.
Trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, quá trình độc thoại nội tâm của
Khúng trên hành trình đưa con bị Khoang đen xuống chợ Cầu Giát bán được
Nguyễn Minh Châu miêu tả rất đặc sắc. Đó là dịng ý thức hỗn độn miên man
của Khúng khi lão vừa hồi tưởng về quá khứ, đó là hình ảnh con bị Khoang
đen - con vật đã gắn bó với gia đình lão suốt mười tám năm nay hồi còn ở tận
dưới quê cho đến khi cả gia đình lão dắt díu nhau lên vùng đất mới khai
hoang lập nghiệp. Nó như một thành viên trong gia đình lão, cũng thức khuya
dậy sớm đi cày bừa. Rồi những bước đi chậm chạp của con vật – "Mụ già
khụt khịt" của lão đã kéo lão trở về thời điểm của hiện tại. Cái thực tại đầy
đau khổ khi lão đang phải đi bán con bò, người bạn đời làm ăn của gia đình
lão. Và cũng tại cái thời điểm này lão đang nghĩ đến cái "lúc nay mai lão phải
báo tin đã bán con Khoang đen cho cả chín đứa con lão biết. Từ thằng Bút

đứa con trai út đầy dại dột đến con Hương đang học lớp mười hai ở dưới phố
Cầu Giát cho tới thằng Đoan, con Lê nửa ngày đi học nửa ngày đi làm với vợ
chồng lão ở nhà. Rồi những đám vợ chồng thằng Dũng đang ở trong tỉnh, vợ
chồng thằng Lạc đang ở tận trong Đắc Lắc" [17, tr.583].
Trong cái khoảng trên đường đi bán con bò ấy, những diễn biến, sự việc
của cả quá khứ , hiện tại và tương lai đều hiện diện trong tâm trí lão Khúng.
Nội tâm lão diễn ra cuộc đấu tranh dữ dội đến mức lão trở nên bực tức vơ cớ
với con bị già tơi nghiệp. "Có đi nhanh lên khơng nào! rảo bước nhanh lên
mà chết cho sớm sủa, để người ta nện một búa vào đầu mày cho nhanh đồ quỷ
ạ" [17, tr.584]. Sự đan xen giữa các lớp thời gian khác nhau trong nội tâm lão


25
Khúng càng làm cho hành trình con trên con đường đi bán bò của lão càng dài
thêm ra và khắc họa rõ bi kịch tinh thần của lão Khúng.
Thời gian đồng hiện có khi xuất hiện trong dịng đối thoại của nhân vật.
Đối thoại là một cách để truyền tải thơng tin, tư tưởng, tình cảm một cách trực
tiếp nhất. Ngơn ngữ đối thoại của nhân vật là hình thức bộc lộ cụ thể tính cách, ý
nghĩa, hành động của nhân vật. Xen trong ngôn ngữ của nhân vật, thời gian đồng
hiện có khả năng biểu đạt những gì mà phát ngôn trực tiếp không thể bày tỏ.
Trong truyện ngắn "Cỏ Lau", chi tiết gần cuối truyện Thai đến vùng núi
Đợi cịn gọi là vùng núi Tử Sĩ tìm gặp lại Lực sau hai mươi tư năm xa cách.
Thai đã nói với Lực:
- Anh Lực a ! anh nghĩ như thế nào cho em hả anh ?
( Là thời gian hiện tại Thai đang nói với Lực)
- Khơng thể được đâu em a ! khi em không thể bỏ con và gia đình.
(Câu nói đó của Lực đã đưa Thai quay trở về quá khứ khi Thai đã
có chồng và bốn đứa con. Và anh không thể là người phá vỡ hạnh phúc gia
đình đó được). Đồng thời, trong tâm trí Lực đã hình dung đến tương lai "vẫn
biết một cách đau đớn rằng cuộc sống đã an bài, Thai chẳng dễ gì thay đổi

được hồn cảnh" [17, tr.518]. Điều đó cũng có nghĩa là cuộc sống tương lai
của nửa đời người cịn lại anh sẽ khơng có Thai bên cạnh.
Như vậy, trong cùng một trong lời đối thoại cả quãng thời quá khứ –
hiện tại và tương lai đều được cả Thai và Lực bộc bạch ra cho thấy bi kịch
tình yêu đau đớn giữa hai người. Thời gian đồng hiện đã góp phần mở ra thế
giới bí ẩn trong tâm hồn con người. Kiểu thời gian này làm sống lại những ấn
tượng, những ký ức đã ăn sâu vào trong tiềm thức nhân vật, nó gây nên sức
ám ảnh lớn cho nhân vật. Chỉ cần một sự tác động nhẹ của hồn cảnh thực tại
thì q khứ có thể lập tức sống lại trong tâm hồn nhân vật.
2.2.2.2. Thời gian bị kéo căng để làm rõ bi kịch trong cuộc đời nhân vật
Với thời gian này bi kịch đau đớn về tinh thần của nhân vật được đẩy
đến cực điểm. Đây cũng là khoảng thời gian mà diễn biến tâm trạng của nhân
vật được khắc họa đậm nét nhất. Sự kéo căng thời gian khiến cho các tình tiết
diễn biến của câu chuyện diễn ra với nhịp chậm hơn. Qua đó giúp cho nhân
vật có điều kiện nhận thức lại bản thân mình vươn tới những giá trị tốt đẹp.


×