Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

lNhan vat tru tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.09 KB, 109 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Văn học trung đại Việt Nam có lịch sử mười thế kỷ, có vị trí
quan trọng trong lịch sử văn học của dân tộc và có ý nghĩa lớn đối với đời
sống tinh thần của người Việt Nam. Nền văn học này kết tinh được nhiều
thành tựu nghệ thuật với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Do hoàn cảnh
lịch sử đặc biệt, ngay từ đầu, văn học trung đại đã gắn bó máu thịt với vận
mệnh đất nước và số phận con người Việt Nam. Trong nền văn học này, nổi
bật nhất là những tác phẩm thuộc chủ nghĩa yêu nước và thể hiện nỗi băn
khoăn, day dứt trước số phận con người.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là mười thế kỷ nhân dân ta không ngừng
chiến đấu chống xâm lăng bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước. Tư tưởng
yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ thơ của Đỗ Pháp Thuận, Hịch tướng sĩ
của Trần Hưng Đạo, đến thơ của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng
Dung; từ Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi đến Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, …
Đặc biệt, cuối thế kỷ 18 - thời kỳ đầy biến động của đất nước đã xuất
hiện một nhà trí thức lỗi lạc và là cây bút tiêu biểu của nền văn học rực rỡ
thời Tây Sơn: Ngơ Thì Nhậm. Tác phẩm ơng để lại nhiều và thuộc nhiều
lĩnh vực: chính trị, quân sự, sáng tác và lý luận văn học, triết học, sử
học...Văn học chiếm phần lớn nhất trong trước tác của ông. Thơ văn của
ông là “đỉnh cao của văn học yêu nước thời Tây Sơn “[27, 87]. Vua Quang
Trung đã từng đánh giá rất cao tài năng văn học của Ngơ Thì Nhậm. Nhà
vua thấy văn chương của Ngơ Thì Nhậm là loại văn chương “phải dùng để
sửa sang việc đời”. Người có văn chương như vậy không những làm rạng
rỡ cho nền văn học của một thời mà còn toả hào quang cho nền văn học của
một dân tộc. Thơ văn của Ngơ Thì Nhậm là di sản q báu. Riêng về thơ,



2
ông chỉ để lại thơ chữ Hán, sáng tác chủ yếu trong hai thời kỳ: thời kỳ làm
quan cho chúa Trịnh và thời kỳ phục vụ Tây Sơn, trong đó những bài sáng
tác trong thời Tây Sơn chứa đựng những tư tưởng, tình cảm đẹp đẽ nhất
của tác giả. Di sản đó rất đáng được nghiên cứu.
1.2. Ngơ Thì Nhậm là một tài năng văn võ song tồn, một trí thức
Việt Nam sống trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc. Đánh giá
về Ngơ Thì Nhậm, trong tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa Mác và văn hoá
Việt Nam, đồng chí Trường Chinh xếp ơng vào hàng ngũ những thiên tài
mãi mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang giống
nòi. Cuộc đời của thiên tài ấy cũng thật đặc biệt. Ông từng có thời gian là
một đại quan dưới thời chúa Trịnh, là “con tuấn mã … ngày đi ngàn dặm“
[44, 22] của chúa Trịnh, sau đó dứt khốt đi với triều đại Tây Sơn, đưa hết
tài năng và tâm huyết của mình phục vụ tân triều. Nghiên cứu thơ Ngơ Thì
Nhậm thời Tây Sơn sẽ thấy được ảnh hưởng của những chuyển biến trong
tư tưởng chính trị xã hội của Ngơ Thì Nhậm đối với sáng tác thơ.
1.3. Trước đây, thơ Ngơ Thì Nhậm chỉ mới được giới thiệu ít, việc
đánh giá Ngơ Thì Nhậm thường chỉ căn cứ vào một ít sự kiện của cuộc đời
ông nên không tránh khỏi những thiên lệch. Thậm chí, bộ Hợp tuyển thơ
văn Việt Nam cịn cho rằng Ngơ Thì Nhậm “khơng để lại văn tập thi tập
nào” ngoài một số thơ văn ghi trong Ngô gia văn phái. Hiện nay, những
sáng tác của Ngơ Thì Nhậm đã được giới thiệu đầy đủ nên có thể nghiên
cứu thơ của tác giả này một cách sâu rộng hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Ngơ Thì Nhậm là nhân vật toàn tài của thời phong kiến ở Việt Nam
nửa thế kỷ 18. Ơng khơng chỉ là một nhà quân sự tài ba, một nhà chính trị
sắc sảo, một nhà tư tưởng lớn, một nhà ngoại giao kiệt xuất mà còn là một
nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Thơ văn của ông làm rạng rỡ cho nền văn học
Việt Nam thời phong kiến. Cho tới những năm 60 của thế kỷ 20, Ngơ Thì



3
Nhậm vẫn chưa được đánh giá tương xứng với những cống hiến của ông.
Thế rồi từ trong kho tàng văn bản Hán Nôm, giới nghiên cứu khoa học xã
hội đã phát hiện ra Ngơ Thì Nhậm với hàng chục tập sách và trên 600 bài
thơ. Di sản lớn này đã xác định vị trí xứng đáng của Ngơ Thì Nhậm trong
lịch sử văn học Việt Nam.
2.1. Năm 1973, nhân dịp kỷ niệm 170 năm ngày mất của Ngơ Thì
Nhậm, Viện Văn học đã tổ chức đợt nghiên cứu về ông. Có nhiều bài viết
đăng trên Tạp chí Văn học số 4 và số 5/1973, trong đó các nhà nghiên cứu
khẳng định Ngơ Thì Nhậm là một nhà thơ xuất sắc thời Tây Sơn.
Tác giả Vũ Đức Phúc đã nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc trong thơ
văn Ngơ Thì Nhậm viết dưới thời Tây Sơn: “Thơ văn Ngơ Thì Nhậm thời
kỳ này biểu lộ một tinh thần dân tộc cao. Ông tự hào được làm quan ở đất
Việt Nam anh hùng, và khi sang sứ nhà Thanh, ông đã thấy rõ nhiều người
nước ngoài khâm phục Việt Nam do những chiến công oanh liệt của Quang
Trung, nên ông rất phấn khởi” [43, 7].
Nghiên cứu về thơ văn liên quan đến phong trào Tây Sơn, tác giả
Triêu Dương viết: “Ngọn lửa cao sáng xa. Phong trào Tây Sơn sáng rực cả
một thời kỳ lịch sử dân tộc ta: ánh hào quang ngời ngợi của nó chiếu toả tới
tận ngày nay và chắc chắn sẽ còn mãi đến nhiều đời sau. Điều đáng tiếc là
thơ văn thuộc phong trào đó hiện giờ vẫn chưa tìm hết” [11, 39].
2.2. Năm 1974, Ty Văn hố thơng tin Hà Tây xuất bản cuốn Ngơ Thì
Nhậm, con người và sự nghiệp do Văn Tân chủ biên, với sự tham gia của
Văn Lang, Lê Sĩ Thắng, Chương Thâu, Ngọc Liễn. Nhận định về cảm xúc
thơ của Ngô Thì Nhậm, tác giả Ngọc Liễn viết: “Cảm xúc thơ của Ngơ Thì
Nhậm mở ra trên một diện đề tài khá rộng: ca ngợi đất nước tươi đẹp, hùng
vĩ; ca ngợi thiên nhiên; niềm tự hào dân tộc; tình cảm đối với Quang Trung,
đối với cha mẹ, vợ con, bè bạn; nỗi vất vả của người sứ thần trên đường đi



4
làm nhiệm vụ và lòng nhớ nước, nhớ nhà; nỗi bâng khng hồi niệm trước
một ngơi đền miếu cổ; những suy nghĩ triết lý về cuộc đời...” [48, 124].
2.3. Năm 1978, Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản Tuyển tập
thơ văn Ngơ Thì Nhậm (2 tập), trong đó có bài Ngơ Thì Nhậm, một người
trí thức chân chính của Cao Xuân Huy ở Lời giới thiệu. Cao Xuân Huy
khẳng định: “Về mặt tình cảm, thì thơ của ơng lại càng sâu, càng đẹp, nhất
là trong những bài ông viết về vua Quang Trung, người mà ơng kính mến
và gửi gắm niềm trung tín cho đến chết” [56, 34].
2.4. Về nghiên cứu thơ Ngơ Thì Nhậm, cịn có thể kể đến các bài có
giá trị như: Tìm hiểu dịng văn học tiến bộ thời Tây Sơn của Lê Thước và
Trương Chính; Thơ văn Ngơ Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh chống xâm
lược của giáo sư Vũ Khiêu; Ngơ Thì Nhậm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
của Lê Sĩ Thắng... Nổi bật là lời nhận xét của giáo sư Vũ Khiêu: “Có thể
nói thơ văn Ngơ Thì Nhậm là bức tranh tuyệt đẹp, vẽ lại cả cuộc đời của
một con người đã đem hết trí tuệ và tài năng chiến đấu cho lợi ích của nhân
dân, cho đạo lý của cuộc sống, cho độc lập và vinh dự của tổ quốc.
Dưới sự lãnh đạo của anh hùng Nguyễn Huệ, Ngơ Thì Nhậm đã có
những cống hiến vơ cùng xuất sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự,
ngoại giao. Trên trận địa tư tưởng và văn hố, ơng lại lấy bút làm gươm,
chiến đấu không mệt mỏi để chống quân thù, bảo vệ đất nước” [60, 431].
2.5. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến Ngơ Thì Nhậm ở phương
diện là một thi nhân thời Tây Sơn. Trong những bài viết đó, các tác giả đều
nói đến lịng u nước, tinh thần dân tộc, lịng kính u và ngưỡng mộ
Quang Trung được thể hiện trong thơ ông. Trong bài viết của Cao Xn
Huy, tác giả khẳng định Ngơ Thì Nhậm là “một người trí thức chân chính”
[56, 9].



5
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Thời kỳ phục vụ Tây Sơn là thời kỳ có ý nghĩa nhất trong cuộc
đời Ngơ Thì Nhậm. Từ khi ra mắt Quang Trung, được Quang Trung trọng
dụng, một bước chuyển biến lớn đã diễn ra trong cuộc đời ông và đem đến
cho ông nguồn cảm hứng mới. Có thể nói đây là giai đoạn có ý nghĩa nhất
trong cuộc đời cầm bút của ơng. Nghiên cứu thơ Ngơ Thì Nhậm nhằm khái
qt được những giá trị tư tưởng tình cảm nổi bật trong thơ viết dưới thời
Tây Sơn của tác giả.
3.2. Với nguồn cảm hứng mới, Ngơ Thì Nhậm viết say sưa, sơi nổi.
Nghệ thuật viết văn, thơ của ông cũng đạt tới độ chín nhất. Nghiên cứu thơ
Ngơ Thì Nhậm nhằm nhận thức được những đặc sắc về phương diện nghệ
thuật của thơ ông viết trong thời kỳ này.
3.3. Nghiên cứu Thơ Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn, chúng tơi hy vọng
sẽ góp phần giúp người đọc cảm thụ hay hơn, sâu sắc hơn về thơ Ngơ Thì
Nhậm, qua đó thấy được tài năng và tâm huyết, hiểu thêm về nhân cách của
một người trí thức lớn trong một thời kì lịch sử đầy biến động.
4. Phạm vi tư liệu khảo sát
Thơ Ngô Thì Nhậm “cũng chính là con người ơng: nghiêm túc, đạo
đức, nên tài hoa rất mực, chữ dùng độc đáo, ý tứ sâu xa” [56, 32]. Trùm
lên tất cả là lòng yêu nước thương dân, lòng tự hào dân tộc. Từ ngày đi với
Quang Trung, trong nguồn cảm hứng dồi dào, thơ của Ngơ Thì Nhậm càng
thêm tươi đẹp, biểu hiện những tư tưởng, tình cảm đẹp nhất của tác giả.
Chúng tơi dựa vào văn bản trong Ngơ Thì Nhậm tồn tập, tập 2 của
Viện nghiên cứu Hán Nơm do Lâm Giang và Nguyễn Công Việt chủ biên.
Trong sách này có Ngọc đường xuân khiếu, Cúc hoa thi trận và Thu cận
dương ngơn là ba tập thơ Ngơ Thì Nhậm viết dưới thời Tây Sơn.
Tập Ngọc đường xuân khiếu do Lâm Giang, Nguyễn Thị Phượng, Lê
Việt Nga và Nguyễn Huy Thức sưu tầm, dịch thuật gồm 75 bài thơ Ngô Thì



6
Nhậm sáng tác khoảng năm 1787 đến năm 1793. Một số bài đầu tập thơ
viết dưới thời Lê Chiêu Thống, phần lớn là những bài viết dưới triều Tây
Sơn (trên đường đi sứ trở về từ Yên Kinh đến Phú Xuân).
Tập Cúc hoa thi trận do Lâm Giang, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn
Huy Thức và Nguyễn Công Việt sưu tầm, dịch thuật gồm 50 bài thơ Ngơ
Thì Nhậm họa thơ Phan Huy Ích vào mùa thu năm 1796.
Tập Thu cận dương ngôn do Lâm Giang, Nguyễn Thị Phượng và
Nguyễn Huy Thức sưu tầm, dịch thuật gồm 109 bài thơ Ngơ Thì Nhậm
sáng tác nhân dịp vào Phú Xuân, khoảng từ mùa thu năm 1796 đến 1799.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sự nghiệp thơ văn của Ngơ Thì Nhậm để lại rất đồ sộ, riêng thơ có
tới trên 600 bài, trong đó gần một nửa ông viết dưới thời Tây Sơn. Để thực
hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học
phổ biến: thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích.
- Để làm nổi bật được những giá trị tư tưởng tình cảm nổi bật trong
thơ Ngơ Thì Nhậm thời Tây Sơn, chúng tơi chú trọng sử dụng phương pháp
lịch sử và phương pháp so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
- Bằng sự nghiên cứu có hệ thống, luận văn khẳng định Thơ Ngơ Thì
Nhậm thời Tây Sơn là những tác phẩm tâm huyết nhất, có ý nghĩa nhất
trong cuộc đời sáng tác của tác giả.
- Luận văn chỉ ra những nét đặc sắc, độc đáo của nhà thơ trong việc
thể hiện những tư tưởng, tình cảm đối với quê hương, đất nước, với Quang
Trung và những nhận thức tiến bộ của Ngơ Thì Nhậm về thời cuộc.
- Luận văn khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ Ngơ Thì Nhậm thể
hiện qua cách lựa chọn thể thơ, cách sử dụng chất liệu, bút pháp …



7
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Nhân vật trữ tình.
Chương 2: Những chủ đề chính.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật.


8
Chương 1- NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
1.1. Giới thuyết về nhân vật trữ tình
1.1.1. Khái niệm nhân vật trữ tình
Có nhiều định nghĩa về nhân vật trữ tình. Khái niệm này ra đời năm
1921, do học giả người Nga Ju.N.Tyniana nêu ra khi nghiên cứu các sáng
tác của A.A.Blok, về sau thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong nghiên
cứu văn học. Và cho đến nay, vấn đề nhân vật trữ tình vẫn được rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhân vật trữ tình là hình
tượng chủ thể tác giả trong loại trữ tình mà thơ là thể loại biểu hiện tập
trung nhất của loại trữ tình. Nhân vật trữ tình trong thơ thực ra là hình
tượng nhà thơ và nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng “ của tác giả…
nhưng không nên đồng nhất đơn giản nhân vật trữ tình với tác giả, bởi vì
trong thơ trữ tình, nhà thơ xuất hiện như “ người đại diện cho xã hội và cho
nhân loại“, nhà thơ tự nâng mình lên một tầm khác với cái tôi đời thường
cá biệt” [18, 201].
Lại Nguyên Ân cũng tương đối thống nhất với ý kiến trên ở chỗ xem
“nhân vật trữ tình là kẻ song sinh “đồng dạng” với tác giả”. Theo ông
“quan hệ nhân thân xã hội của nhà thơ một cá nhân có tiểu sử xác định với
nhân vật trữ tình của anh ta cũng giống như quan hệ giữa nguyên mẫu trong

đời thực với điển hình nghệ thuật” [1, 244].
Giáo trình Lý luận văn học đưa ra một cách hiểu cụ thể hơn về nhân
vật trữ tình. Theo các tác giả: “ nhân vật trữ tình khơng có diện mạo, hành
động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật
trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua
những trang thơ ta như gặp tâm hồn người. Đó chính là nhân vật trữ tình”
[30, 359].


9
Từ những định nghĩa trên, chúng tơi đã có cơ sở quan trọng để xác
định nội hàm khái niệm nhân vật trữ tình .
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện những quan niệm, tư tưởng,
tình cảm của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi loại
tác phẩm có những phương thức, phương tiện biểu hiện khác nhau. Ở tác
phẩm tự sự, do nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong tính khách quan
của nó, nên quan niệm của nhà văn được thể hiện gián tiếp thơng qua thế
giới hình tượng được xây dựng trong tác phẩm. Ở kịch, bằng những đối
thoại và độc thoại, tác giả thể hiện tính cách và hành động con người qua
những mâu thuẫn, xung đột. Còn tác phẩm trữ tình, nhất là thơ trữ tình trực
tiếp đi vào khám phá thế giới chủ quan của con người, trực tiếp thể hiện
những tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ của chủ thể trữ tình. Trong
thơ trữ tình, hiện thực khách quan được tái hiện thơng qua lăng kính cảm
xúc chủ quan của nhà thơ. Biêlinxki khái quát: “Thơ ca trữ tình chủ yếu là
thơ ca chủ quan, bên trong, nội tại. Đó là sự biểu hiện của chính bản thân
nhà thơ”. Và chính thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý
nghĩ được trình bày trực tiếp, làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm trữ
tình.
Trong tác phẩm trữ tình, tác giả có thể vẽ lên những bức tranh thiên
nhiên, dựng lên những sự vật, sự việc trong đời sống và cả hình tượng con

người với những đường nét tạo hình độc đáo. Tất cả những điều đó đều
nằm trong ý đồ sáng tác của tác giả nhằm phục tùng nhiệm vụ trữ tình. Nói
cách khác, những bức tranh thiên nhiên, những sự vật, hiện tượng và cả
những đường nét tạo hình về con người ấy chỉ đóng vai trị ngun cớ để
thổi bùng lên cảm xúc của tác giả. Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du là
một ví dụ. Đó là câu chuyện về nàng Tiểu Thanh với một cuộc đời nhiều
uẩn khúc. Nàng là người tài sắc, có chồng nhưng hẩm hiu thay chỉ là vợ lẽ.
Tài sắc của nàng bị vợ cả ghen tuông đày đọa cho hả giận. Nàng bị bắt phải


10
sống một mình trên núi Cơ Sơn cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu đau buồn mà
chết, bấy giờ nàng mới mười tám tuổi. Khi nàng chết, người vợ cả chưa tắt
lửa hờn ghen nên tìm lục đốt hết thơ của nàng. Đó là nguyên cớ để Nguyễn
Du thể hiện tấm lịng nhân hậu, sự cảm thơng sâu sắc, tình thương bao la
đối với những kiếp người tài hoa bạc mệnh. Từ cuộc đời Tiểu Thanh,
Nguyễn Du tự vận vào mình cái án phong lưu để mà tự đau, tự thương cho
mình bơ vơ, khơng tri âm, tri kỷ.
Trong tác phẩm trữ tình, nhân vật trữ tình là một yếu tố không thể
thiếu giúp tác giả tái hiện đời sống, hay nói cách khác, tác giả xây dựng
nhân vật trữ tình để chuyển tải nội dung tác phẩm, chuyển tải nỗi lịng của
mình đến với người đọc. “Đó là hình tượng con người trực tiếp thổ lộ suy
nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm” [30, 359]. Nhân vật trữ tình được
thể hiện dưới nhiều dạng thức: anh, em, tôi, ta... Có trường hợp nhân vật
trữ tình khơng xưng danh mà chỉ tự thể hiện mình qua tâm trạng, xúc cảm.
Người đọc tiếp xúc trực tiếp với nhân vật trữ tình nhưng rất khó hình dung
những đường nét tạo hình cụ thể của nó, bởi nhân vật trữ tình khơng hiện ra
qua hình dáng, diện mạo, mà chủ yếu hiện lên qua những rung động nội
tâm, qua sự suy ngẫm của tác giả về bản thân và đời sống.
Nhân vật trữ tình khơng được tác giả vẽ lên bằng những đường nét

tạo hình, khơng được phác họa một diện mạo cụ thể, nhưng qua cái nhìn,
qua tâm sự của nhân vật, người đọc hình dung được chân dung của nhân
vật trữ tình, điều này đã tạo ra được sự liên kết toàn bộ các yếu tố đã chi
phối mạch cảm xúc trong tác phẩm.
Cũng có khi, nhân vật trữ tình hố thân vào chính đối tượng miêu tả một con người cụ thể, “đồng dạng” với tác giả nhưng không phải là tác giả
- để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, tạo thành nhân vật trữ tình nhập vai. Trong
Êmili, con của Tố Hữu, nhân vật trữ tình nhập vai người cha (No-man Mori-xơn) để bộc lộ tình yêu con tha thiết và châm lửa tự thiêu để phản đối


11
cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Trong Chiếc áo xanh (Tố
Hữu), nhân vật trữ tình nhập vai anh chiến sĩ để bộc lộ tình yêu quê hương,
tình yêu miền Nam, tình yêu màu xanh chiến thắng với quyết tâm chiến
đấu đến cùng để bảo vệ màu xanh yêu thương. Trong Cháu bé trong nhà
lao Tân Dương (Hồ Chí Minh), nhân vật trữ tình nhập vai vào cháu bé nửa
tuổi để nói lên nỗi bất bình đối với chế độ thực dân Tưởng Giới Thạch.
Nhân vật trữ tình là một kiểu nhân vật đặc biệt giúp tác giả thể hiện
quan niệm, tư tưởng, tình cảm riêng của mình về con người và thế giới.
Chân dung của nhân vật trữ tình trong tác phẩm chủ yếu được mơ tả qua
cảm xúc, tâm trạng, qua sự suy ngẫm, qua những chiêm nghiệm của nhà
thơ về bản thân và đời sống. Vì thế, người đọc chỉ có thể hình dung ra nhân
vật trữ tình thơng qua cách nhìn nhận đời sống, qua giọng điệu, qua tâm
trạng được bộc lộ trong tác phẩm. Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình
tạo nên nội dung của tác phẩm trữ tình, bởi vậy phân tích tác phẩm trữ tình
chính là phân tích cảm xúc, tâm trạng của con người bộc lộ trong đó.
Nhân vật trữ tình được hình thành từ kết cấu văn bản trữ tình (bài
thơ, chùm thơ, tập thơ) như một gương mặt có tính xác định của số phận cá
nhân, có những dáng vẻ tâm lý riêng, những đặc điểm nội tâm riêng, đơi
khi có cả những đường nét tạo hình cụ thể. Những tâm trạng, cảm xúc
trong tác phẩm trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp kiểu “tự bạch”, “tự

thuật”. Và những rung động, tình cảm này được nảy sinh trong những hồn
cảnh có tính cá biệt, gắn liền với những đặc điểm đời sống cá thể. Trong
các tác phẩm trữ tình, nhân vật trữ tình thường hiện lên dưới hai dạng thức:
một là dạng tự thuật tâm trạng, hai là con người tác giả nhập vai đối tượng
miêu tả để bày tỏ tâm trạng. Sự bày tỏ suy ngẫm và cảm xúc một cách trực
tiếp, chân thực, có độ tin cậy cao, khiến người đọc ln tin rằng nhân vật
trữ tình như một con người có thực.


12
Khái niệm nhân vật trữ tình có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm
“hình tượng cái tơi” và “hình tượng tác giả” trong thơ. Vì lẽ đó, khơng ít
người nhầm lẫn, đánh đồng các khái niệm này mặc dù giữa chúng có những
điểm rất khác biệt. Để hiểu rõ hơn về nhân vật trữ tình, cần xem xét khái
niệm này trong sự đối sánh với hai khái niệm vừa nêu.
1.1.2. Hình tượng cái tơi
Cái tơi nhân cách (hay cịn gọi là cái tôi của nhà thơ ) là cá tính, tính
cách riêng biệt, là sự tự ý thức về bản thân. Cái tôi nhân cách là yếu tố chi
phối mọi hoạt động, lời nói, tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người. Khi
đi vào nghệ thuật, cái tôi nhân cách là nền tảng, là cốt lõi để tạo nên những
cái riêng biệt, cái độc đáo của tác giả này so với tác giả khác. Trong thơ,
khi nhà thơ tạo nên được một thế giới nghệ thuật riêng, một cái nhìn riêng
về cuộc đời, gắn với một hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện độc
đáo, lúc đó, hình tượng cái tơi trong thơ mới xuất hiện. Nói cách khác, đó
là cái tơi nhân cách đã được nghệ thuật hố và chúng ta gọi đấy là hình
tượng cái tơi nghệ thuật (hay cái tôi sáng tạo). Thể hiện thành cơng hình
tượng cái tơi nghệ thuật tức là nhà thơ đã tự khẳng định được tài năng và
bản lĩnh sáng tạo của mình.
Hình tượng cái tơi trong tác phẩm nghệ thuật nhằm chỉ hình tượng
chủ thể trữ tình đang trực tiếp bộc lộ. Đó là nhân vật giữ vị trí trung tâm

trong tác phẩm thơ, mang vẻ độc đáo, riêng biệt, không lặp lại. Qua cách
cảm thụ đời sống, qua cái nhìn và giọng điệu, người đọc có thể hình dung
ra được hình tượng cái tơi.
Xét trong mối quan hệ với nhân vật trữ tình, hình tượng cái tơi nghệ
thuật nghiêng về diện mạo chung, nổi bật, độc đáo trong sáng tác, tạo nên
cá tính sáng tạo của tác giả, là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ
quan, cái cá biệt, cái đặc thù, cái không lặp lại trong tài năng của nghệ sỹ.
Còn nhân vật trữ tình là hình tượng con người cụ thể đang trực tiếp bày tỏ


13
tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trước hiện thực cuộc sống. Khơng
phải bất kì tác phẩm nào cũng có cái tơi, khơng phải bất kì nhà thơ nào
cũng khẳng định được cá tính sáng tạo, bởi muốn khẳng định được cái tơi,
khẳng định được cá tính sáng tạo thì nhà thơ phải có được cái nhìn nghệ
thuật độc đáo, phải có khả năng đề xuất những nguyên tắc, biện pháp nghệ
thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ nghệ thuật mới trong việc biểu hiện
những nội dung mới của đời sống và tư tưởng. Song hình tượng nhân vật
trữ tình thì ở bất kì sáng tác của nhà thơ nào, trong bất kì tác phẩm nào
cũng có, bởi thơ ca là sự bộc lộ, sự tự ý thức của nhà thơ, và những tâm tư,
tình cảm ấy khi đi vào trong thơ phải được gửi gắm qua nhân vật trữ tình con người đang trực tiếp giãi bày tâm trạng.
Như vậy, nhân vật trữ tình là bộ phận nhỏ của hình tượng cái tơi
nghệ thuật. Nhờ nhân vật trữ tình, cái tơi được biểu hiện sinh động, sáng rõ,
cụ thể hơn. Thông qua cảm xúc của nhân vật trữ tình được lặp đi lặp lại
một cách bền vững và độc đáo mà tạo nên hình tượng cái tơi nghệ thuật.
Nói cách khác, nhân vật trữ tình chính là sự khách quan hố hình tượng cái
tơi trong thơ ca. Do đó, khi đi vào nghiên cứu hình tượng nhân vật trữ tình
trong thơ thực chất là đi vào nghiên cứu hình tượng cái tơi nghệ thuật ở cấp
độ nhỏ lẻ, cụ thể.
Tóm lại, hình tượng cái tơi nghệ thuật là hình tượng trung tâm trong

tác phẩm thơ. Nó chỉ những nét riêng biệt, sự độc đáo trong cá tính sáng
tạo của nhà thơ. Nghiên cứu nhân vật trữ tình chính là nghiên cứu hình
tượng cái tơi nghệ thuật trong những kết cấu văn bản cụ thể, gắn liền với
những hệ thống hình ảnh, hình tượng sinh động.
1.1.3. Hình tượng tác giả
Trong bốn thành tố tạo nên chu kì một quá trình sáng tác và thưởng
thức văn học (thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc), thì nhà văn là thành tố


14
đóng vai trị quan trọng nhất. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là sản phẩm
sáng tạo gắn liền với tài năng, vốn sống của nghệ sỹ.
Văn học phản ánh cuộc sống. Cuộc sống bao giờ cũng đa dạng,
muôn màu mn vẻ cho nên các nhà văn phải ln tìm cho mình một cách
cảm, cách đánh giá riêng về cuộc sống. Trước một hiện tượng nào đó trong
đời sống, mỗi tác giả lại có một cách nhìn nhận, cách cảm thụ, cách đánh
giá khác nhau. Do đó, sáng tác văn chương không đơn thuần là một hoạt
động phản ánh mà còn là một hoạt động sáng tạo - một sự sáng tạo mang
tính cá nhân, để cuối cùng tác phẩm ra đời như là một hiện tượng thẩm mĩ
mới. Chính vì vậy, hơn nhiều lĩnh vực hoạt động khác, sáng tác văn học
bộc lộ đặc biệt mạnh mẽ và phong phú vai trò của nhân tố chủ quan của
người sáng tác, mà thơ là biểu hiện rõ nhất. Những vui, buồn, niềm hân
hoan, hạnh phúc, sự thất vọng, đắng cay... của nhân vật trữ tình trong thơ
đều được bắt nguồn từ tâm trạng, khát vọng, suy tư của tác giả ở ngồi đời.
Tiếng nói trong tác phẩm chính là tiếng lòng của tác giả: Thơ anh cũng
giống lòng anh vậy, Là nghĩa thơm tho như ánh trăng, Mềm mại như lời tơ
liễu rủ, Âm thầm trong áng gió băn khoăn (Hàn Mặc Tử ).
Với tư cách là người sáng tạo ra tác phẩm văn học, tác giả luôn để lại
dấu ấn nhân cách trong thế giới nghệ thuật của mình. “Có nhiều cuộc đời
thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng. Nhà thơ là nhân vật chính, là

hình bóng trung tâm, là cái tơi bao qt trong toàn bộ sáng tác. Những sự
kiện, hành động và tâm trạng trong cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong
thơ” [15, 62]. Trong thơ, hình tượng tác giả có mối quan hệ khăng khít với
hình tượng nhân vật trữ tình. Bởi thế, tiếng nói của nhân vật trữ tình trong
thơ thường thống nhất với tư tưởng, tình cảm của tác giả ngồi đời. Hình
tượng nhân vật trữ tình trong thơ với tiếng cười nhạo báng đầy chua xót
trong thơ Tú Xương bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống của một nhà nho tài
cao, phận thấp, chí khí uất (Tản Đà) trong thời buổi kim tiền nhố nhăng.


15
Những vần thơ đầy nhiệt huyết cách mạng của Tố Hữu gắn bó với cuộc đời
của một người chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước, lòng căm thù giặc
sâu sắc. Như vậy, trong nhiều sáng tác trữ tình, hình tượng tác giả trùng
khít với hình tượng nhân vật trữ tình.
Tuy nhiên, khơng thể đồng nhất đơn giản con người nhà thơ ngồi
đời với nhân vật trữ tình trong thơ. “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ
thuật, nó mang tính ước lệ, khơng thể bị đồng nhất với con người có thật,
ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu
có thật” [1, 242]. Tác giả dù đóng vai trị rất quan trọng trong sáng tác thơ,
thì nó vẫn là yếu tố nằm ngoài hệ thống các mối liên hệ nghệ thuật. Cịn
con người trữ tình trong thơ là một hình tượng nghệ thuật, nó đã được khái
qt hố theo quy luật của nghệ thuật nên đã khác đi rất nhiều so với con
người tác giả ở ngồi đời.
Trong q trình sáng tác, tác giả ln để lại dấu ấn của mình trong
tác phẩm. Song, dù đóng vai trị rất quan trọng nhưng tác giả vẫn là yếu tố
nằm ngoài hệ thống các mối liên hệ nghệ thuật. Hình tượng tác giả có mối
quan hệ biện chứng với hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ. Tuy vậy,
giữa chúng vẫn tồn tại một khoảng cách giữa thực tế và sự hư cấu.
1.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Ngơ Thì Nhậm thời Tây Sơn

1.2.1. Tác giả trực tiếp bộc lộ tư tưởng, cảm xúc
“Tự thuật” là tự kể lại một câu chuyện nào đấy về bản thân. “Tự
thuật tâm trạng” là một cách thức kể chuyện đặc biệt: kể chuyện tâm trạng.
Khi nhân vật trữ tình trong thơ là hiện thân của tác giả chính là khi tác giả
đang “tự thuật tâm trạng”. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tự thuật tâm trạng
mang tính nội dung, thể hiện đời sống nội tâm của tác giả. Nếu hiểu theo
nghĩa rộng, tự thuật tâm trạng cịn là một phương thức, một cách thức trữ
tình của nhà thơ.


16
Phương thức tự thuật tâm trạng được sử dụng rất phổ biến trong thơ,
thơng qua đó, nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình đối với
hiện thực khách quan. “Nhân vật trữ tình trong thơ là một hình tượng khái
quát. Khi sáng tác trữ tình, tác giả tự nâng mình lên thành người mang tâm
trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, thế hệ người”[30, 360]. Vì thế,
rất dễ hiểu khi ở trong thơ, người đọc ln bắt gặp hình tượng tác giả
thường tự xưng là ta, tôi, anh, em, chúng ta, chúng tôi..., và nhân vật trữ
tình lúc này vừa là một cái tơi, đồng thời cũng là một cái ta đại diện cho
cộng đồng, cho nhân dân, cho dân tộc.
Đọc thơ Ngơ Thì Nhậm, chúng ta bắt gặp ở đây một con người sâu
sắc, giàu tình cảm, một thế giới tâm hồn phong phú, nhạy bén, một tấm
lòng nhiều xao động yêu thương và luôn luôn hướng vào cuộc đời, con
người. Trong thơ ông, nhân vật trữ tình tự thật tâm trạng tự xưng “ta” là
chủ yếu (24 bài), nhiều lúc xưng “thần” (8 bài), có lúc xưng “thi ơng” (1
bài), và phần lớn nhân vật trữ tình khơng xưng hơ, nhưng vẫn đầy ắp tâm
trạng. Chẳng hạn, đó là nỗi ngẩn ngơ nhớ tiếc cảnh hồ nhạc giữa triều
đình vua sáng tơi hiền ngày nào (vua Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn ) khi
ông đứng trên núi Thần Phù ngắm biển:
Si tưởng lâu thuyền minh cổ suý,

Tao Đàn hà nhật kiến canh ca.
(Thần Phù sơn vọng hải )
(Ngẩn ngơ nhớ buổi thuyền lầu vang lừng kèn trống,
Biết ngày nào lại thấy vần thơ xướng họa trên hội Tao Đàn).
(Đứng trên núi Thần Phù ngắm biển)
Có khi là nỗi buồn tha hương khi ông nghỉ lại ở Dinh Cầu:
Liễu dương cảnh huống tha hương địa,
Phần tử tình hồi cố quốc thiên.
(Ngụ Dinh Cầu muộn thuật)


17
(Ở nơi tha hương, vốn là cảnh liễu dương,
Trời cố quốc, là nỗi lòng phần tử ).
(Thuật lại nỗi buồn khi nghỉ lại ở Dinh Cầu)
Có nhiều lúc, nhân vật trữ tình trải lịng mình cùng thiên nhiên đất
trời, ngắm nhìn mây, nước, gió, hoa, trăng... mà cảm thấy dường như cõi
tiên rơi xuống cõi trần:
- Tá vấn tiên cung hà xứ thị,
Bồng hồ lãng uyển thử giang san.
(Đăng trình hữu cảm)
(Xin hỏi cung tiên ở đâu nhỉ?
Non sông này chính là cõi tiên).
(Cảm nghĩ lúc lên đường)
- Mạc vị Thiên Thai vô xứ mịch,
Yên Đài đáo xứ thị thần tiên.
(Bắc thành du hứng)
(Chớ bảo Thiên Thai khơng tìm đâu được,
Khắp chốn Yên Đài đều là cảnh thần tiên).
(Cảm hứng khi đi chơi ở Bắc thành)

Và cũng có khi con người học rộng tài cao ấy lại vô cùng khiêm tốn,
ln tự cười mình, cho rằng mình chỉ lo vui chơi, thấy mình cần phải học
hỏi nhiều:
Tự hiếu đồ hi tuỳ
Quan ư cổ chi nhân
Khiểm nhiên nãi tự tri.
(Duyệt thi)


18
(Tự cười mình cứ vui chơi hồi
Xem thấy ở người xưa
Mới tự biết mình cịn thiếu nhiều điều).
(Xem thơ)
Nhiều bài thơ, nhân vật trữ tình tự xưng “ngã” (ta). Đó là cái ta của
một con người có ý thức về tài năng, bản lĩnh, nhân cách, là cái ta của một
tấm lịng ln nghĩ về nhân dân, nghĩ về đất nước:
Thế đại phế, hưng thiên cổ sự,
Phong cương phân, hợp nhất chu kinh.
Khấu quan để bích phi ngơ ý,
Hảo tiếu suy di trục lãng bình.
(Lãng ngâm)
(Thời thế phế, hưng là chuyện mn thưở,
Cõi bờ chia hợp vừa trịn mười hai năm.
Gõ cửa ải, ném ngọc bích khơng phải là ý nguyện của ta,
Nực cười thay, [ta như ] cánh bèo trơi nổi theo sóng).
(Ngâm tràn)
Đây là tâm trạng của một con người đang suy ngẫm về chuyện đời,
đang mang trong mình nỗi buồn về lẽ phế, hưng, chia, hợp, nỗi buồn cho
thân phận bấp bênh, trôi nổi, phiêu dạt như cánh bèo.

Có lúc nhân vật trữ tình cảm thấy cơ đơn không xác định được
phương hướng. Nhà thơ suy ngẫm về lời của Mạnh Tử: “Người có đức
sáng mưu khơn thường lộ ra lúc gặp nạn”[61, 160], và suy ngẫm về cuộc
đời mình, thấy rằng mình đã từng lăn lội sóng gió, nếm đủ gian nguy, ln
gặp tai họa vì danh lợi hão, nhưng đức sáng mưu khôn mờ mịt vẫn hoàn
mờ mịt. Con người ấy mong gặp tri âm để trở thành “gương tốt”, “vàng
ròng”:


19
Thức ngã ý trung tu ngã hữu,
Huyền huyền vô thể hựu vô phương.
(Cảm hứng họa Thị Ngự công chi tác).
(Chỉ có bạn mới hiểu được ý ta
Nơi sâu kín khơng hình dáng, cũng khơng phương hướng).
(Cảm hứng họa bài thơ của ơng Thị Ngự, bài 10)
Cõi lịng con người ấy ln sáng như vầng trăng, ln giữ mình
trong sạch, cứng cỏi để chống đỡ bão táp cuộc đời, giống như cây giữ lá để
chống chọi với giá lạnh mùa đông. Con người ấy không quản ngại gian
khổ, bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy, mong tìm được “con đường lớn” để
xác định đúng lý tưởng, để đem tài năng của mình phị vua, giúp dân, giúp
nước:
Chu hành thị ngã thứ tri phương.
(Cảm hứng họa Thị Ngự công chi tác, bài 3)
(Bảo cho ta con đường lớn, để biết hướng mà đi).
(Cảm hứng họa bài thơ của ông Thị Ngự, bài 3)
Đó cịn là một con người đầy ý thức, đầy trách nhiệm trước cuộc đời,
một con người luôn lo toan, một con người của phận sự. Vì thế, trong thơ
Ngơ Thì Nhậm, ta gặp khơng ít những bài tác giả tự xưng là “thần”, có khi
là “lão thần”, khi là “văn thần”, có lúc là “ngu thần”, “nhạn thần”, “trung

thần”. Trong giờ trực ở Trai cung (cung điện để vua trai giới khi có tế lễ lớn
), nhân vật trữ tình đã tỏ rõ mình là một “thần trung”, ln lo nghĩ cho vua,
cho triều đình. Nỗi niềm ấy chỉ có ánh trăng đêm thu ở điện Thiên An mới
biết. Không chỉ trực giờ ở Trai cung, hàng ngày, con người phận sự ấy đến
trực giờ, chầu vua từ lúc sao thưa để cùng vua bàn việc triều chính. Sự
nhiệt tình đó cũng là một cách để báo đáp ơn vua:
Thánh Chủ lâm hiên phương nhật xuất,
Lão thần đãi lậu chính tinh hi.
(Khâm ban nhật thị Thanh Di điện cung ký).


20
(Hoàng thượng ra ngự, đúng khi mặt trời vừa mới mọc,
Bầy tôi đến trực giờ từ lúc sao thưa).
(Vâng mệnh vua ban cho vào hầu ban ngày ở
điện Thanh Di, kính ghi).
Đối với Ngơ Thì Nhậm, nhà vua (Quang Trung) chính là Thái
Dương, là vầng mặt trời ln toả sáng. Được theo hầu xe vua, kẻ văn thần
như Ngơ Thì Nhậm học tập được rất nhiều điều. Nhìn nét chữ của vua, Ngơ
Thì Nhậm thấy mình cần phải gọt rũa thêm văn phong cho sắc sảo. Được
vua tin dùng, cho làm kẻ bầy tôi tâm phúc, được gần gũi để giúp đỡ vua,
ông càng thêm hâm mộ vị minh chúa. Con người ấy vui nhất là được thấm
ơn sâu nặng, được hưởng mưa nhuần của vua:
Tối thị từ thần chiêm ốc trọng,
Quy lai phong vịnh bút sinh hương.
( Tòng giá hạnh Thái Học thích thái)
( Vui nhất là kẻ văn thần thấm ơn sâu nặng
Lúc trở về vịnh phong cảnh, ngòi bút toả hương ).
(Theo xe vua tới nhà học làm lễ Tiên sư)
Đặc biệt, có bài thơ, nhân vật trữ tình xưng là “thi ơng”- một ơng già

ốm yếu nhưng hồn thơ vẫn rất cường tráng:
Đa hỷ thi ông cường bất tức.
(Khánh vãn)
( Rất mừng cho thi ông này vẫn còn cường tráng ).
(Than cho nỗi mừng)
Mặc dù ốm yếu, không đi đâu xa được, chỉ nằm ở nhà làm thơ, giống
như hai nàng Kiều bị khóa trong đài Đồng Tước, và có lúc chểnh mảng với
văn chương như Chức Nữ đầu thu chểnh mảng trong việc dệt gấm thêu
hoa. Thế nhưng trong con người ấy, hồn thơ vẫn phong phú vô cùng, vẫn
đủ sức theo đuổi trận thơ cùng bạn bè trong mùa hoa cúc.


21
Qua việc nhân vật trữ tình tự thuật tâm trạng, chúng ta thấy được tất
cả nỗi lòng của nhà thơ. Thế nhưng, nỗi lịng ấy khơng chỉ được thể hiện
qua việc tự thuật tâm trạng, nỗi lòng ấy chúng ta cịn được thấy qua việc
nhân vật trữ tình nhập vai vào đối tượng miêu tả.
1.2.2. Nhân vật trữ tình nhập vai
Nhân vật trữ tình nhập vai là kiểu nhân vật do nhà thơ hoá thân
thành một nhân vật khác mà thành. Tất nhiên, yếu tố nhập vai và yếu tố tự
thuật tâm trạng trong tác phẩm trữ tình có mối liên hệ mật thiết. Trong thơ
Ngơ Thì Nhậm, kiểu nhân vật trữ tình nhập vai khá nhiều, hầu hết là những
bài viết về nỗi lòng của người thiếu phụ chốn kh phịng. Đó là những bài
Ngơ Thì Nhậm cảm hồi cho nàng cơng chúa Hồ Dương, có bài nhân vật
trữ tình là nàng Giáng Hương, có bài là lời của nàng cơng chúa Huyền
Trân, có bài là tâm sự của người thiếu phụ có chồng đi xa... Dù tác giả nhập
vai vào đối tượng nào thì chúng ta cũng thấy được một tâm hồn đồng điệu,
một trái tim nhân đạo sẻ chia, một tấm lòng yêu thương đồng cảm. Và cho
dù tác giả nhập vai vào đối tượng nào thì đó cũng là cách tác giả kí thác
tâm sự của mình mà thơi.

Hình tượng người phụ nữ trong chốn kh phịng khá phổ biến trong
thơ. Đó là người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến trong Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Cơn và Đồn Thị Điểm, đó là cuộc sống chờ đợi mỏi mịn
đến ốn hận của người cung nữ trong Cung ốn ngâm của Nguyễn Gia
Thiều... Trong thơ Ngơ Thì Nhậm, nhân vật trữ tình đã nhập vai vào nàng
Hồ Dương, Huyền Trân, Giáng Hương... để tìm sự đồng cảm.
Hồ Dương công chúa là chị gái vua Hán Quang Vũ, goá chồng sớm.
Trong chùm thơ viết về nàng Hồ Dương, Ngơ Thì Nhậm đã tỏ ra là một cây
bút sắc sảo, tinh tế trong sự cảm nhận, diễn tả nỗi lịng, tình cảm, trạng thái
cảm xúc của nàng Hồ Dương. Đó là hình tượng người thiếu phụ với nỗi
ốn hận chiến tranh, với nỗi cô đơn tiếc nuối cảnh gia đình hạnh phúc ngày
xưa, muốn chạy trốn khỏi thực tại... Qua những bài thơ này, hình tượng


22
nàng Hồ Dương hiện lên là một con người có tâm hồn tinh tế, đa sầu, đa
cảm. Nàng buồn khi nghe tiếng chim quyên, tủi khi nghe tiếng ve, sầu khi
nghe tiếng đàn, xúc động khi nghe tiếng chuông lúc nửa đêm, xao lòng khi
nghe tiếng nước mùa thu chảy... Tất cả đều là tiếng lòng, là những giọt lệ
song thu của người thiếu phụ goá chồng. Đọc những bài thơ về Hồ Dương,
ta gặp hồn thơ Ngơ Thì Nhậm với biết bao thương cảm. Qua tiếng lòng của
Hồ Dương, nhân vật trữ tình cịn muốn gửi gắm những tâm sự của mình:
Mao thuỷ tầm thường nan báo lý,
Ngưỡng cơng thiển vịnh cánh thâm phương.
(Hí đại Hồ Dương)
(Rau khe tầm thường, khó đền ơn được mận
Mong ơng chỗ nơng thì lội, chỗ sâu thì đi bè).
(Đùa thay nàng Hồ Dương)
Trong bài thơ này, nhà thơ đã mượn ý trong thơ Vệ phong (Kinh
Thi): “Đầu ngã dĩ mộc lí, báo chi quỳnh cửu” (Cho ta quả mận, ta báo lại

bằng ngọc quỳnh, ngọc cửu). Thơ Bội phong, thiên Đại Nhã cũng có câu:
“Đầu ngã dĩ đào, báo chi dĩ lí” (Cho ta quả đào, ta báo lại bằng quả mận).
Đó là những câu thơ thể hiện cảnh trai gái trao duyên. Ở đây, nhà thơ đã
mượn ý để ám chỉ việc trao duyên giữa Hồ Dương và Tống Hoằng là không
xứng. Ông cũng mượn ý trong thơ Cốc phong (Kinh Thi): “Tới chỗ sơng
sâu thì đi bè, đi thuyền, tới chỗ sơng nơng thì ta lội, ta bơi”, qua câu chuyện
của nàng Hồ Dương, nhà thơ muốn gửi lời nhắc bạn (Phan Huy Ích) phải
khéo léo tuỳ thời để hành xử cho phù hợp.
Có lúc nhân vật trữ tình thương xót khi nghĩ về chuyện cũ của công
chúa Huyền Trân. Cuộc đời của Huyền Trân là chuỗi bi kịch. Nàng phải
làm dâu nước Chàm, khi vua Chiêm Thành mất, nàng cũng bị hoả thiêu
theo tục lệ. Vua Trần sai quan Chế sứ Trần Khắc Chung đến cứu Huyền
Trân, hai người buộc thuyền dưới núi Quy Sơn hơn một năm mới về. Cuộc
tình của nàng cơng chúa tài sắc với quan Chế sứ Khắc Chung bị người đời


23
lên án. Nhưng với Ngơ Thì Nhậm, ta thấy ở đây có sự cảm thơng sâu sắc
khi ơng hố thân thành công chúa Huyền Trân:
Chiêm cung trướng lý hiệp thừa long,
Kỷ phận nùng hoa xuất giá tịng.
Kính phá Lạc Xương lưu tháp ảnh,
Hoa phù Tấm Thuỷ mộc xuân dung.
(Huyền Trân di thoại)
(Trong màn ở cung chúa Chàm đã thoả nguyện ước cưỡi rồng,
Phận mình như bơng hoa tươi, lấy chồng thì phải theo chồng.
Gương Lạc Xương vỡ, cịn lưu lại bóng tháp,
Hoa Tấm Thuỷ trơi, vẫn tràn trề vẻ xn).
(Chuyện cũ nàng công chúa Huyền Trân)
Thoả nguyện ước cưỡi rồng hay một mình làm dâu xứ người? Xa Tổ

quốc, khác phong tục, lại còn phải chấp nhận tục lệ hà khắc của nước Chàm
trong lúc vẻ xuân đang tràn trề. Dường như nhân vật trữ tình cũng vừa trải
qua một cuộc vượt biển đầy sóng gió:
Vương Cơ thân phản Thiên Trường phủ,
Chế sứ thần lao hải đạo xung.
(Huyền Trân di thoại)
(Nàng Vương Cơ đem thân về được phủ Thiên Trường,
Quan Chế sứ phải vất vả nơi hiểm nghèo đường biển).
(Chuyện cũ nàng công chúa Huyền Trân)
Với cô gái Quỳnh Lâm, người đọc khơng cịn phân biệt được đâu là
tâm sự của “thiếp”, đâu là tâm sự của nhân vật trữ tình, dường như nhân vật
trữ tình và “thiếp” đã hồ làm một:
- Tự tịng xa mã xuất mơn triêu,
Ám điểm mai hiên thực mãn điều.
(Hý nghĩ Quỳnh Lâm nữ ký viễn)


24
(Từ buổi sáng, chàng đã xe ngựa ra đi,
Thiếp thầm đếm cây mai bên hiên, quả trĩu cành).
(Đùa làm thay cô gái ở Quỳnh Lâm gửi người đi xa)
- Hành vân bạn thiếp khuynh Tam Điệp,
Khứ mộng tuỳ quân thính Cửu Chiêu.
(Hý nghĩ Quỳnh Lâm nữ ký viễn)
(Mây bay làm bạn thiếp nhòm xuống dãy Tam Điệp
Mộng cũ theo chàng, nghe khúc nhạc Cửu Chiêu).
(Đùa làm thay cô gái ở Quỳnh Lâm gửi người đi xa)
Đó là nỗi lịng của cô gái Quỳnh Lâm gửi người đi xa: chàng đi, hồn
thiếp theo mây bay ngó theo chàng trên đường qua núi Tam Điệp. Chàng
đi, thiếp ở nhà đếm quả mai trĩu cành bên hiên, thuỷ chung mong chờ ngày

chàng thi đậu bái tổ vinh quy. Và có một điều thiếp ln canh cánh bên
lịng: đó là nỗi lo sợ chàng hái hoa thược dược để tặng người đẹp chốn kinh
đô. Điều này phải chăng cũng chính là tiếng nói của nhân vật trữ tình khi
nhận ra lịng người dễ dàng đổi thay trong thói đời đen bạc.
Ngồi ra nhân vật trữ tình cịn nhập vai vào đối tượng miêu tả trong
khá nhiều bài viết về thiên nhiên nằm trong mối tương quan với tâm trạng
của tác giả. Có lúc nhân vật trữ tình tìm đến một thế giới riêng, xa lánh
cuộc đời gió bụi, nơi đó là nước Hoa Tư trong giấc mộng của vị Hồng Đế
ngủ ngày: khơng có người đứng đầu, người dân khơng ham muốn gì hết, họ
sống thuần phác hồn nhiên. Nơi đó là ngồi cõi bụi hồng tha hồ thoả hứng
non hồ, chỉ có đá xanh liền bãi cát trắng, nước trong gió nhẹ, cây cỏ lưng
đồi, nghe tiếng chim hót như tiếng đàn, có ánh ráng chiều thay cho ánh
đèn... Nơi đó là cõi tiên khơng liên can gì đến việc thịnh suy của cuộc đời.
Nơi đó, nhân vật trữ tình thoả chí tiêu dao, chẳng để tâm đến vòng danh lợi...
- Hồ sơn hứng bão sơ văn hạc,
Vân quán miên tàn vãn sách lư.
(Tức cảnh)


25
(Thoả hứng non hồ vừa nghe tiếng hạc,
Tỉnh giấc ở quán mây, chiều quất lưng lừa).
(Tức cảnh, bài 1)
- Bĩ thái bất quan trần hải cục,
Bạch vân thâm xứ vũ tiên gia.
(Tức cảnh)
(Việc thịnh suy, liên can gì đến cuộc đời trong bể bụi,
Nơi mây trắng sâu thẳm kia là cõi tiên).
(Tức cảnh, bài 2)
- Tiêu dao nhân tại hồng mông thế,

Cương toả hồi đầu liễu bất quan.
(Tức cảnh)
(Người tiêu dao trong cõi hồng mông,
Quay đầu lại, chẳng để tâm đến vịng danh lợi).
(Tức cảnh, bài 3)
Với một người có tâm hồn tinh tế như Ngơ Thì Nhậm, việc thưởng
thức cảnh đẹp thiên nhiên là điều bình thường. Đọc thơ ông, ta nhận thấy
nhân vật trữ tình giống như một vị khách tiên đang du ngoạn nơi trần thế.
Bài thơ Sơn đình (Đình trên núi) như một bức tranh được nhân vật trữ tình
vẽ lên bằng xúc cảm. Ngơi đình sừng sững dựa vào khoảng khơng xanh
biếc, cây nghìn tầm dệt thành bức gấm, gió thổi đưa lại hương thơm suốt
bốn mùa, mây sà xuống trắng phơi sắc núi, mặt trời gần xuống thềm nhuốm
đỏ cả hoa rừng. Ngắm cảnh ấy, nhân vật trữ tình thấy mình thật gắn bó với
non sơng:
Quan hà vạn lý đình mâu xứ,
Thắng thưởng linh nhân dật hứng nồng.
(Sơn đình)
(Mắt đăm đăm nhìn nơi non sông muôn dặm,


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×