Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Lối đối đáp trong ca dao tình yêu người việt xứ nghệ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.27 KB, 31 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nghệ Tĩnh có một kho tàng văn học dân gian rất phong
phú, và có lẽ phong phú vào bậc nhất so với tất cả các địa
phương khác trong toàn quốc. Đã bao đời nay cái gia tài vô giá
ấy là nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hóa, là trí tuệ tài
năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của người
dân xứ Nghệ.
Ca dao Nghệ Tĩnh là một viên ngọc trong gia tài vơ giá ấy.
Nó là tiếng hát yêu đương tình nghĩa, là nỗi tủi cực đắng cay, là
nỗi nhớ mong khăc khoải, là niềm vui, niềm hạnh phúc, là nỗi
buồn, sự đau khổ, là lòng tin ở tương lai, là tình yêu lao động, là
sự căm ghét các thế lực hắc ám trong xã hội. là sự gắn bó với
từng cầu ao bến nước, mái đình, là tình yêu nam nữ, là tình cảm
gia đình bạn bè... Nó là “một chuỗi dài vơ tận những hạt ngọc
biển Đông đã được tắm nước giếng Cổ Loa”. Ca dao Nghệ Tĩnh
không chỉ phong phú về nội dung, mà cịn đa dạng về thể loại.
Chúng tơi chọn đề tài “Lối đối đáp trong ca dao tình yêu
người Việt xứ Nghệ”, trước tiên là bởi niềm say mê với ca dao
Nghệ Tĩnh _ một mảnh đất nghệ thuật đầy hấp dẫn nhưng cũng
đầy bí ẩn. Hơn nữa đề tài “Lối đối đáp trong ca dao tình yêu
người Việt xứ Nghệ” cho đến nay vẫn còn là một chỗ trống trong
việc nghiên cứu về ca dao Nghệ Tĩnh. Chúng tôi thực hiện tiểu
luận này với mong muốn sẽ góp mọtt phần sức mình vào việc
tìm hiểu ca dao xứ Nghệ, để ca dao xứ Nghệ ngày càng được
nhìn nhận tồn diện hơn, thấu đáo hơn.
Mặc dù có nhiều hạn chế thiếu sót do những nguyên nhân khác
nhau, nhưng tiểu luận này là dịp may để chúng tôi thể hiện sự
1



quan tâm đối với vấn đề mình u thích, đồng thời cũng góp
phần thiết thực cho việc nghiên cứu ca dao xứ Nghệ nói riêng
và việc giảng dạy ca dao nói chung.
Bởi những lý do trên cho nên chúng tơi quyết định chọn đề
tài này.
II. Lịch sử vấn đề
“Lối đối đáp trong ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ”, là
vấn đề giữ vị trí khá quan trọng trong ca dao nói chung. Nó đã
được nhiều nhà khoa học trực tiếp hay gián tiếp, nông hay sâu
bàn đến trong nhiều cơng trình nghiên cưu khác nhau: Cao Huy
Đỉnh “Lối đối đáp trong ca dao trữ tình”, Tạp chí văn học số 9,
1966; Ninh Viết Giao “Kho tàng ca dao xứ Nghệ”, tập 1, 2, nhà
xuất bản Nghệ An, 1996.
Ngoài các cơng trình nghiên cứu trên, cịn có các luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ của: Phan Thị Mai “Nếp riêng của ca dao
xứ Nghệ”, luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh; Lê Đức Luận “ Cấu trúc
ca dao trữ tình người Việt”, luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học
Vinh, 2005... Dẫu sao những luận án này cũng đã là những gợi ý
nhất định với vấn đề mà chúng tơi quan tâm.
Như vậy những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên.
Dù ở những mức độ khác nhau đều gợi cho chúng ta những suy
nghĩ quý báu, là chìa khóa để chúng tơi bước vào cơng trình
nghiên cứu của mình một cách thuận lợi hơn. Đặc biệt Ninh Viết
Giao trong phần nghiên cứu giới thiệu “Kho tàng ca dao xứ
Nghệ” đã có một cái nhìn nhận hết sức thấu đáo, đầy đủ và tinh
tế về nội dung của ca dao xứ Nghệ.
III. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Thống kê phân laọi các lời đối đáp trong ca dao tình yêu người
Việt xứ Nghệ.

2


- Lý giải nguyên nhân của hiện tượng: Lời đối đáp của ca dao
tình u.
- Qua đó tìm ra những điểm chung, cũng như nét đặc sắc,
những đóng góp của ca dao tình yêu đối với ca dao xứ Nghệ và
ca dao trữ tình Việt Nam.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
Bộ sách “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” do Ninh Viết Giao chủ
biên bao gồm ba phần sưu tập:
A. Ca dao người Việt.
B. Ca dao người Thái.
C. Đồng dao.
Nhưng trong tiểu luận này chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu lối đối đáp trong ca dao tình yêu trong phần A “Ca dao
người Việt”, được in trọn vẹn trong cuốn “Kho tàng ca dao xứ
Nghệ”, tập 1 và 275 trang sách của “Kho tàng ca dao xứ Nghệ”,
tập 2 – nhà xuất bản Nghệ An.
Về khái niệm ca dao xứ Nghệ, chúng tôi dựa vào quan
điểm của các nhà sưu tầm biên soạn bộ sách này, nghĩa là
những lời ca dao được sưu tầm qua những người đang sống trên
đát Nghệ Tĩnh vào thời điểm ghi chép.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu một vấn đề khoa học bao giờ cũng phải vận
dụng nhiều phương pháp khác nhau, thì mới có thể có được một
cái nhìn trọn vẹn, thấu đáo về vấn đề. Với đề tài “Lối đối đáp
trong ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ”, trước tiên cần có cái
nhìn tổng quát đối tượng bằng phương pháp thống kê mô tả,
sau đó tiến hành phân tích, lý giải để đi tìm những đặc trưng

của việc hình thành và sử dụng lối đối đáp.
Phương pháp thống kê: Chúng tôi xem đây là phương
pháp quan trọng đầu tiên của công việc. Nhờ vào việc thống kê
số liệu, chúng tơi tìm ra những hiện tượng phổ biến và cá biệt

3


trong lối đối đáp của ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ, rồi từ
đó tìm cách lý giải chúng.
Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp quan trọng nhằm
lý giải các hiện tượng cũng như tổng hợp hóa, khái quát hóa vấn
đề nhằm tìm ra những kết luận cần thiết về lối đối đáp ca dao
tình yêu xứ Nghệ.
Phương pháp so sánh: Ở chừng mực nào đó chúng tơi so
sánh trong nội bộ ca dao đối đáp xứ Nghệ, giữa các bộ phận với
nhau, cũng như giữa ca dao xứ Nghệ với các vùng khác nhằm
tìm ra những đăc trưng.
VI. Bố cục của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu
luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Cách sử dụng lối đối đáp trong ca dao tình yêu
người Việt xứ Nghệ.
Chương 3: Ý nghĩa của việc sử dụng lối đối đáp trong ca
dao tình yêu người Việt xứ Nghệ.

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề chung
1. Về ca dao tình yêu người Việt và lối đối đáp trong ca dao

tình yêu người Việt.
Ca dao là nền tảng của văn học văn hóa dân tộc, với nghệ
thuật ý nhị, giản dị mà hàm súc, ca dao đã thể hiện sâu sắc đời
sống tình cảm của người Việt. Chính vì vậy mà kho tàng ca dao
rất phong phú và đa dạng, được sử dụng trong nhiều đề tài của
cuộc sống: sản xuất, thiên nhiên, con người... Trong đó ca dao

4


nói về tình u của con người là một đề tài lớn, chiếm số lượng
nhiều trong kho tàng ca dao trong dân gian.
Trong kho tàng ca dao, hát đối đáp trữ tình là một laọi ra
đời sớm và đến nay vẫn cịn tồn tại. Nó là loại giao tiếp nghệ
thuật đơn giản nhất trong đó cịn mang dấu vết của người
xướng và người đáp, nhưng không phải đối đáp thông thường
hằng ngày mà là đối đáp có tính chất nghệ thuật. Do đó ca dao
đối đáp trữ tình vừa mang đặc điểm lời nói tự nhiên, vừa mang
đạc điểm của lời nói thi ca. Ca dao đối đáp trữ tình về tình yêu
nam nữ là một bộ phận quan trọng trong chủ đề ca dao tình yêu
người Việt. Trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, giáo sư
Hoàng Tiến Tựu đã khẳng định “Trong ca dao trữ tình, bộ phận
phát triển mạnh mẽ nhất, rộng khắp nhất là đối ca nam nữ bao
gồm nhiều dạng thức, làn điệu với những tên gọi khác nhau
( như hát ghẹo. hát giao duyên, hát huê tình... ) ”. Bằng việc thể
hiện tình cảm của mình, thơng qua những lời đối đáp thơng
minh, dun dáng, sắc sảo, các chàng trai – cô gái đã làm nên
một thế giới tình yêu vùă lãng mạn vừa đằm thắm, vừa đậm đà
bản sắc văn hóa Việt “... có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ
nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả những tình cảm sâu sắc”:

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Đến đây xin hãy mời ngồi
Nam ca nữ xướng đôi lời cho vui
-Cảm ơn đào liễu có lịng

5


Sẵn sàng yên kỷ anh hùng ngồi chơi.
2. Về ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ.
Nghệ Tĩnh là nơi có kho tàng ca dao phong phú và hấp
dẫn mà không phải bất cứ vùng phương ngữ nào – văn hóa nào
cũng có được. Cao dao xứ Nghệ được hình thành trong điều kiện
lịch sử và địa lý riêng nên nó mang đậm máu sắc văn hóa của
chính mảnh đất này. Có thể trong kho tàng ca dao xứ Nghệ có
nhiều bài ca dao cổ, nhiều nguồn có thể là do những lính thú lưu
truyền, những đọt sóng chuyển cư, những ông đồ Nghệ... Ra đi
họ mang theo Nghệ Tĩnh, lúc về cũng mang theo những bài ca
dao của địa phương khác về. Dần dần những bài ca dao như thế
đã được thời gian sàng lọc, gọt giũa, dùi mài, cho phù hợp với
cái “gu” của người Nghệ Tĩnh, tất nhiên nó cũng mang theo ít
nhiều chất Nghệ Tĩnh.
Ngọn nguồn của từng bài ca dao có thể khác nhau song
tất cả những bài ca dao lưu truyền trên đất Nghệ Tĩnh đều
mang hơi thở và phong cách của con người xứ Nghệ. Rất nhiều
mảng đề tài được đề cập đến trong ca dao như tình yêu quê
hương đất nước, ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương,

đề tài đấu tranh giai cấp, chống giặc ngoại xâm, tình yêu nam
nữ. Mỗi loại đề tài đều mang những đặc trưng riêng song lại góp
phần làm nên cái độc đáo riêng biệt của một vùng phương ngữ
văn hóa. Có thể nói ca dao xứ Nghệ nói riêng, ca dao cả nước
nói chung là hơi thở, là máu thịt của quần chúng. Bao vận
mạng, bao kiếp sống của quần chúng. Ca dao đã len lỏi vào các
ngóc ngách tâm hồn làm thao thức trăn trở bao con tim, khơi
dậy những đăm say, làm rực sáng bao trí tuệ, làm sống lại bao
kỉ niệm xưa về tình bạn, về gia đình, về quê hương...Ở đây, có
xao xuyến băn khoăn, yêu đương da diết, nhớ nhung mong

6


ước...lẫn cái căm uất, giận hận, chê trách, mỉa mai, thương thân
tủi phận, than thở buồn rầu... Thể hiện tính cách tình cảm của
con người xứ Nghệ rõ rệt và đầy đủ là bộ phận nói về tình u
trai gái, về hơn nhân gia đình. Riêng tình u trai gái ở đây, ta
thấy mọi phương diện cũng như mức độ của tình u đơi lứa.
Cũng như ca dao tồn quốc, với bộ phận này ta gặp lại
những lời ướm hỏi tình tứ, những câu trao duyên tế nhị, những
lời xe kết thiết tha, những câu thề nguyền gắn bó, những lời
than thở nhớ nhung, cả những câu trách móc ai oán, những nỗi
niềm tủi nhục, những số phận đắng cay...ta cũng gặp những mối
tình éo le như tình cũ, tình già, tình muộn, tình phụ, tình lầm,
tình nghèo, tình chờ, tình chênh lệch, tình ép buộc, tình dở
dang... Với mọi nỗi giận hờn, lo lắng, đau xót nhưng ấm tình đời,
dạt dào sức sống... Tất cả đều trong sáng, lành mạnh với phong
cách suy nghĩ có bản sắc riêng của người xứ Nghệ.
Đây là tâm trạng của người trai Nghệ Tĩnh khi trái tim

rung lên nhịp yêu thương:
Tròn tròn cái giếng, cạnh gốc cây đa,
Đi gần nhớ ít, đi xa nhớ nhiều.
Tròn tròn cái giếng, soi mặt người yêu,
Nhớ em gánh nước chiều chiều trên vai.
Nước trên vai kìa ai chân bước,
Ta đứng trông nàng trăm ước ngàn mơ.
Đêm khuya trăng tắt hay mờ,
Ra ngồi bên giếng đợi chờ người thương.
Mến yêu biết mấy những lời và chữ nồng nàn sâu sắc ấy,
đồng thời gần gũi biết mấy người con trai đang rạo rực một tình
yêu đằm thắm đến mê ly nhưng trầm lặng ấy. Tình yêu của anh
gắn liền với cảnh vật nông thôn: Cây đa, bến nước; gắn liền với

7


lao động: Cô em gánh nước. Thi tứ dạt dào, âm điệu ngân nga,
quấn qt. Hình như cả đoạn thời gian chiều tối nơi khoảng
không gian quanh giếng nước gốc đa, ngày nào cũng như ngày
nào, đều lâng lâng ngưng đọng tình u chân thành sâu sắc
của anh. Có lẽ cái giếng tròn tròn, nước trong leo lẻo kia sẽ in
mãi khuôn mặt người anh yêu mến.
Với một bài ca dao ấy thôi, ai dám bảo người xứ Nghệ
cứng nhắc khơ khan, ít dồi dào về đời sống tình cảm.
Chúng ta có thể dẫn thêm một số bài khác:
Đá có rêu bởi vì nước đứng,
Núi bạc đầu là tại sương sa.
Thấy anh em muốn nói ra,
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời.

Thấy anh em muốn trao lời,
Sợ chồng mây bạc giữa trời mau tan.
Đây là tâm trạng của một cô gái khi niềm riêng xôn xao
khát vọng lứa đôi với chàng trai u dấu. Dù cơ ta biết tình yêu
đó là cái lẽ tất yếu của trai gái đến tuổi trưởng thành, song cô
ta sợ tất cả, sợ cha, sợ mẹ, sợ cả chòm mây bạc như cái định
mệnh, như bao thế lực hắc ám đang lởn vởn trên đầu, chỉ cần
một làn gió thổi nhẹ thơi là có thể tan vỡ.
Còn đây là nỗi lòng được cụ thể hóa bằng những hình ảnh
thiên nhiên hùng vĩ, tồn tại muôn thuở ở quê hương:
Hồng Sơn cao ngất mấy trùng
Lam Giang mấy trượng thì lịng bấy nhiêu.
Bao giờ Hồng Lĩnh đá mịn,
Hồnh Sơn mây phủ dạ cịn nhớ anh.
Nước Tam Thai chảy xuống đồng bằng,
8


Ta nhất tâm đợi bạn, bạn dùng dằng đợi ta.
Cũng có khi đơi lứa u nhau trót đã thề bồi, rồi anh xuôi
ngược kiếm ăn, em ở lại. Một thời gian sau anh mang tâm tình
thủy chung son sắt trở về chốn cũ thì “Trăm năm đã lỗi hẹn hị”.
Cơ gái chờ mãi đến thì phải đi lấy chồng. Lời trách móc của
người con trai trong bài ca dao sau đây nnhư có ai xát muối vào
dạ, cứa rách nứa vào tim:
Anh đến cùng hoa thì hoa đã nở
Anh đến cùng đị thì đị đã chở qua sơng.
Anh đến cùng em thì em đã lấy chồng,
Em yêu anh như rứa đó, hỏi mặn nồng lấy chi?
Cơ gái đáp:

Hoa đến mùa thì hoa phải nở,
Đị đã đầy thì đị phải chở qua sơng,
Đến dun em thì em phải lấy chồng,
Em u anh như rứa đó, cịn mặn nồng thì tùy
anh!
Lời đáp của cô gái vừa đúng lẽ vừa đau buồn. Cô đã chờ
anh lâu rồi, rõ ràng đó là tâm trạng xốn xang nhiều ân hận.
Chàng trai cịn trách móc được gì hơn sau khi nghe câu đáp ấy.
Vì quả thực cơ gái đâu có được thanh thản trước sự thu xếp
cuộc đời riêng.
Còn khi chung sống với nhau:
Khi nào Hồng Lĩnh phân tơ,
Hai vai bể nửa anh mới từ duyên em.
Trăm năm tạc một chữ đồng,
Kẻ vun cây đức, người trồng cây nhân.

9


Họ rất tin tưởng ở nhau, gắn bó với nhau để xây dựng tổ
ấm, xây dựng hạnh phúc gia đình. Những ngày xa cách, người
vợ ở nhà thủy chung sắt đá.
Anh đi ra đá mềm chân cứng,
Em ở nhà vẫn vững như đồng.
Mặc dù gió rét mưa đơng,
Em lăn trịn chiếu lại, vắng chồng vẫn vui.
Rõ ràng tình yêu của trai gái xứ Nghệ như một núi lửa hơi
đầy. Nó âm ỉ, nung nấu, sục sơi trong lịng, song ngồi mặt vẫn
điềm tĩnh trầm lặng, cái trầm lặng của hỏa diệm sơn chưa đến
ngày phụt lửa, cái trầm lặng của mặt nước biển hồ trong những

ngày im gió, nhưng dưới đáy vẫn có vơ số sóng ngầm, hay nói
cách khác, đó là cái trầm lặng của một trận giao chiến trước giờ
khai hỏa. Phải là những con người cảm nhiều, nghĩ nhiều, hoạt
động nhiều thì mới có cái trầm lặng như vậy được.
Ta thấy lời nói của họ như đanh, như nén, như sắt lại. Cái
trầm lặng đó đơi khi đến mức lạnh lùng, nhưng đằng sau nó là
một con người rất dũng cảm, rất kiên quyết. Đã yêu nhau thì
“Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”, đã đính ước với nhau
thì “Đem qch nhau đi, cơng cha nghĩa mẹ sau thì hãy hay”; có
gì cản trở “Hai tay cầm tám gươm vàng, thác đi thì thác, bng
chàng khơng buông”; dù bị nghèo khổ “Yêu nhau quán cũng như
nhà, lều tranh quét sạch hơn nhà ngói cao”...
Phải chăng đó là cái dũng cảm của con người bao năm
chịu đựng gió Tây Nam, chống những cơn bão tố, những dịng
thác lũ chảy như ngựa chạy và gân guốc hiên ngang khi cầm
gươm súng chống kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc.
3. Tỉ lệ lời ca dao đối đáp trong ca dao người Việt xứ
Nghệ.

10


Nhìn vào các tập ca dao đã sưu tầm, xuất bản ở trung
ương cũng như ở địa phương khác nhau trên cả ba miền Bắc –
Trung – Nam của đất nước, ta đều thấy có một hiện tượng chung
đáng chú ý là ở đâu ca dao tình yêu cũng chiếm một tỉ lệ lớn
nhất về mặt số lượng và nhiều bài hay nhất về mặt chất lượng.
Ca dao tình yêu xứ Nghệ cũng có một số lượng khá lớn, chỉ tính
riêng trong bộ “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” ( Ninh Viết Giao - chủ
biên ) đã có 1894 lời, chiếm hơn 45 %, trong đó tỉ lệ lời ca dao

đối đáp trong ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ là 133 lời,
chiếm 7,02 %.
Tại sao ca dao tình yêu chiếm tỉ lệ lớn như vậy? Có người
cho rằng: Tình u là đề tài phổ biến, trường cửu, có nhiều
người ở nhiều thời kỳ khác nhau cũng tham gia sáng tác lưu
truyền từ đó mà tích lũy lại thành số lượng lớn. Thực ra nguyên
nhân chủ yếu và quan trọng khơng chỉ là như vậy. Ca dao tình
u cũng là một sản phẩm của lịch sử như mọi loại hình văn học
dân gian khác. Nó nảy sinh sớm do nhu cầu thổ lộ tình cảm yêu
đương của nam nữ thanh niên trong nhân dân và phát triển
mạnh trong một thời kỳ lịch sử nhất định chứ không thể phát
triển đều đều kéo dài trong mọi thời kỳ lịch sử của xã hội được.

Chương II: Cách sử dụng lối đối đáp trong ca
dao tình yêu người Việt xứ Nghệ
Ca dao trữ tình là một bộ phận quan trọng bậc nhất để nó
có số lượng rất lớn và nghệ thuật đặc sắc, nó là phần cốt lõi của
các loại dân ca trữ tình ( như hát quan họ, hát ví, hát cị lả, hát
điệu lý... ). Ca dao trữ tình nói riêng cũng như ca dao trữ tình nói
chung đều nhằm phơ diễn tâm tư tình cảm, thế giới nội tam của
con người, phản ánh thái độ và cảm xúc thẩm mĩ của con người
11


đối với nhau cũng như các hiên tượng trong thiên nhiên và xã
hội. Ca dao trữ tình vè tình yêu nam nữ ( Có thể gọi tắt là ca
dao tình yêu ) là bộ phận lớn nhất trong ca dao tình u người
Việt, và tiếng nói trái tim của nam nữ thanh niên ở nông thôn
thuộc nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng chủ yếu là thời kỳ
xã hội phong kiến.


Thể hiện tính cách, tình cảm của con người

trong ca dao xứ Nghệ rõ rệt và đầy đủ là bộ phận ca dao nói về
tình u nam nữ. Cũng như ca dao người Việt trong cả nước. ở
bộ phận này của xứ Nghệ ta cũng hiểu những lời ướm hỏi,
những câu giao duyên tế nhị, những lời thề nguyền gắn bó,
những lời nhớ nhung và những trách móc ai oán, những nỗi
niềm tủi nhục, những số phận đắng cay... Tất cả đều trong sáng
lành mạnh với phong cách suy nghĩ có bản sắc riêng của con
người xứ Nghệ.
1. Những nội dung cụ thể của ca dao tình yêu người
Nghệ thường sử dụng
lối đối đáp.
Trong ca dao tình yêu xứ Nghệ thường diễn tả khá đầy đủ
các bước, các cung bậc của tình u, từ chỗ gặp gỡ, hẹn hị,
đính ước, đến khi đã thành vợ. thành chồng chung sống hạnh
phúc, cũng như những đau khổ, tủi nhục... Tất cả đều được thể
hiện khá rõ qua những lời ca đối đáp của các chàng trai cô gái.
Nội dung

gặp gỡ, hẹn hị, đính ước được thể hiện, giãi bày

thơng qua những lời trao đáp của hai bên nam nữ, qua đó thể
hiện được những cung bậc tình cảm của hai bên. Tình u trong
quan niệm của họ có 3 bước: Tỏ tình, nhớ thương, và quyết
định.

12



Đây là lời ướm hỏi tỏ tình:
Bây giờ ướm hỏi người ngoan,
Em về thưa với thầy mẹ, anh muốn dan díu tình.
- Đừng bức ơi anh, đừng vội ơi anh,
Để cho cơm chín thì canh cũng vừa.
Hình tượng đơi trai gái yêu nhau hiện lên hồn nhiên, vui
tươi, sống động và đáng yêu nhất là ở bộ phận ca dao tỏ tình.
Bởi vì bộ phận này phản ánh giai đoạn đầu của tình u, khi đơi
trai gái chưa chạm trán với những thực tế gai góc , đắng cay
trong đời sống gia đình và xã hội. Họ đang rất trẻ, khỏe va sung
sức, tình yêu nở lại chắp cánh thêm cho tâm hồn của họ.
Có ngàn có vạn vẫy vùng,
Khơng bằng có khẻ chăn chung gối kề.
- Có chắc khơng mình, có thật khơng mình
Để anh đứng ở đầu đình anh trơng.
Cây cao có lá trịn vo,
Cho em chung cậu chung o ( cô ) với chàng.
- Cây cao lá rậm rì rì,
Cho anh chung dượng chung dì với em.
Bên cạnh những lời tỏ tình, gặp gỡ đính ước. Lời đối đáp
của trai gái còn thể hiện sự nhớ nhung, mong ngóng nhau:
Anh về mai đã lên chưa,
Để em bưng bát cơm trưa em chờ.
- Cơm trưa em cứ ăn đi,
Cịn lưa cơm túi ( tối ) em thì đợi anh.
Ta thấy được tình cảm sâu sắc gắn bó của đôi trai gái
đang yêu nhau.

13



Anh ngồi tựa mạn thuyền rồng,
Thấy em cuốc cỏ trên đồng anh thương.
- Phận em cuốc cỏ đã đành,
Thấy anh lên thác xuống ghềnh em thương.
Đêm khuya trăng tắt sao tàn,
Anh chơi hồi nữa, bạn loan đưa về.
-Anh về để mai đi cày,
Ruộng thời lắm lác, cày tay khó bừa.
Ngồi những lời tỏ tình nhớ thương, những câu cao dao đối
đáp cịn thể hiện niềm hạnh phúc của tình u, cũng như những
khổ đau mà họ phải trải qua. Nó được nói ra để phần nào chia
sẻ, giãi bày nỗi lịng của mình với người u thương.
Niềm hạnh phúc của tình u đó là sự bền chặt, thủy
chung, một lịng, một dạ với người mình u, dù trong mọi hồn
cảnh xa cách của thời gian và không gian:
Hỡi người bạn cũ lâu năm,
Tình tơ có nhớ nghĩa tằm hay khơng?
- Lâu năm thì mặc lâu năm,
Tình tơ vẫn nhớ nghĩa tằm không quên.
Anh ngả tay ra cho em đề bốn chữ “Vạn thọ vơ
cương”
Ở đây thì anh nói rằng thương,
Nay mai anh lui về chốn cũ, Anh nỏ ( không ) tơ
vương chi chốn này.
-Em ngả tay ra cho anh đề bốn chữ “Vạn thọ
khang ninh”
Gần thì rày tính mai tình,
14



Xa xơi đâu dám bỏ nghĩa tình mình ơi.
Hát đối đáp thường xuất hiện trong những ngày lễ hội,
những dịp trai gái gặp gỡ nhau thường là lúc tỏ tình. Chính vì
vậy nội dung của lời đối đáp có khi trùng hợp cũng có khi đối
lập nhau, nhờ đó diễn tả một cách sâu sắc nhất tình cảm của
đơi nam nữ. Đây là lời trách móc của người con trai xứ Nghệ:
Anh quen em năm ngoái lại giừ ( giờ )
Cơi trầu anh mang đến em chối từ không ăn.
Người con gái trả lời:
Có phải mơ anh, có rứa mơ anh
Năm qua bé nhỏ, chưa dám ăn trầu người.
Lời đối đáp cũng có khả năng thể hiện tình cảm một cách
sâu đậm, bay bướm, dí dỏm. Nhiều cảnh ngộ, nhiều nghịch
cảnh đã được bộc lộ khá rõ qua những giọng lời:
Thương anh em cũng muốn thương
Sợ rồi bên giáo bên lương khó thành.
- Q hồ anh có lịng thương,
Amen mạc thiếp khói hương mặc chồng.
Thương mình nỏ lẽ nói ra
Nhớ mình nỏ lẽ đến nhà hỏi thăm.
- Thương sao được nữa mà thương,
Rọng ( ruộng ) bùn đã cấy mạ nương đi rồi.
Em mà khơng lấy được anh
Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng,
- Anh mà không lấy được nàng,
Thì anh tự vẫn giữa đàng nhà em.

15



Cũng có khi là lời đối đáp thể hiện sự đối lập giữa hai con
người hai ý kiến trái ngược nhau:
Chồng em anh đã biết chưa
Tay cầm thẻ bạc mà đưa võng điều.
- Chồng em anh đã biết rồi,
Rỗ chằng rỗ chịt chuyên ngồi gốc mươn.
Lời đối đáp cũng có khi là sự khổ đau, trách móc của đơi
nam nữ khi một bên không giữ được trọn lời thề nguyền:
Anh đến cùng đị thì đị đã chở qua sơng.
Anh đến cùng em thì em đã lấy chồng,
Em yêu anh như rứa đó, có mặn nồng chi mơ?
-Hoa đến mùa thì hoa phải nở,
Đị đã đầy thì đị phải chở qua sơng,
Đến dun em thì em phải lấy chồng,
Em u anh như rứa đó, cịn mặn nồng thì tùy
anh!
Như vậy có thể thấy trong ca dao tình yêu người Việt xứ
Nghệ, lối đối đáp sử dụng trong hầu hết các nội dung có liên
quan đến trữ tình. Từ việc gặp gỡ, hẹn hị, đính ước, đến việc
đám hỏi, hay trách móc, giận hờn. Từ việc giãi bày niềm vui
niềm hạnh phúc đến việc thổ lộ nỗi đau khổ, buồn tủi của tình
duyên... Trong đời sống hằng ngày, quần chúng đã xúc cảm
bằng ca dao, sung nghĩ bằng ca dao, phát ngôn bằng ca dao. Ca
dao là hơi thở máu thịt của quần chúng. Bao vận mạng, bao nỗi
niềm, bao hy vọng, bao kiếp sống... của quần chúng từ thế hệ
này qua thế hệ khác đã được gửi gắm vào ca dao. Ca dao đã len
lỏi vào các ngõ ngách tâm hồn, làm thao thức trăn trở bao con
tim, khơi dậy những đắm say, làm rạo rực bao trí tuệ, làm sống


16


lại bao kỉ niệm xa xưa về tình bạn, tình gia đình, q hương... Ở
đay có xao xuyến băn khoăn, yêu đương da diết, nhớ nhung, bịn
rịn... lẫn giận hờn, chê trách, mỉa mai... Ở đây có phần tin
tưởng, gắn bó thiết tha, nghị lực bền bỉ, đấu tranh vững mạnh...
với cái bản sắc riêng của người xứ Nghệ. Tóm lại ở đây có tiếng
cười mà cũng có tiếng khóc, có đau khổ sướng vui, có chia ly
gặp gỡ, có đắn do suy nghĩ...
2. Đối tượng sử dụng lời ca dao đối đáp
Trong ca dao đối đáp nam nữ thường sử dụng lối đối đáp
hội thoại. Trong đó song thoại là dạng tồn tại của hoạt động hội
thoại, gồm hai nhân vật tham gia giao tiếp với nhau, có sự tác
đọng qua lại giữa lời trao và lời đáp. Vì vấn đề chúng ta tìm hiểu
là :Lối đối đáp trong ca dao tình yêu nên nhân vật giao tiếp ở
đây thường là nam - nữ. Đối đáp trữ tình nam nữ là một bộ phận
quan trọng trong chủ đề ca dao tình u đơi lứa. Bằng việc thể
hiệ tình cảm của mình thơng qua những lời đói đáp thơng minh,
dun dáng, sắc sảo, các chàng trai cô gái đã làm nên một thế
giới vừa lãng mạn, vừa đằm thắm đậm đà bản sắc văn hóa
người Việt.
Trong lời đối đáp của ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ
thì đối tượng sử dụng là chàng trai và cơ gái, có khi người trao
lời là người con gái và người đáp lời là người con trai, cũng có
khi người trao lời là người tao lời là người con trai và người đáp
lời là người con gái.
Người trao lời là người con gái:
Chàng ơi ở lại mà chơi

Về chi đường ngái xa xôi bận lòng
- Ở đây ai cho anh ăn
Ai cho anh mặc, ai nằm cùng anh?

17


- Ở đây em cho anh ăn
Em cho anh mặc, em mượn người nằm cùng anh.
Chờ anh năm ngoái lại giừ ( giờ )
Dù ai đón ngõ trao thư khơng cầm
- Dù ai đón ngõ trao thư
Thì em cũng cứ chối từ đợi anh.
Hỏi anh nhà cửa ra sao
Mà anh lại muốn má đào đang tơ
- Nhà anh cột sắt kèo đồng
Rui gang tranh kẽm địn dơng bằng vàng.
Cơ gái đang ở lứa tuổi trẻ nhất, đẹp nhất, tình yêu bắt đầu
từ những buổi gạp gỡ tỏ tình: tế nhị, kín đáo, khao khát gặp gỡ,
mãnh liệt, nồng nàn, bất cháp mọi ngăn cấm của lễ giáo phong
kiến. Đó là sự hiến dâng cao thượng, đau khổ khi bị phụ tình.
Như vậy nhân vật em trong ca dao tình yêu lứa đôi bộc lộ mọi
sắc thái và cung bậc của tình cảm.
Người trao lời là người con trai: Trên phương diện người
yêu, được thể hiện qua nhiều cung bậc và sắc thái tình cảm. Khi
tình cảm nảy nở bắt đầu là sự tỏ tình khéo léo, kín đáo, có khi
táo bạo suồng sã, chất phát, mãnh liệt. Tình yêu nồng nàn thắm
đượm. con tim yêu thương, là sự nhớ nhung vơ bờ bến, là khao
khát hiến dâng cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất. Tình
yêu của chàng trai chân thành nhưng cũng có sự trách móc,

phân vân khi bị phụ tình:
Hỏi nàng đã có chồng chưa
Hay là chưa có anh thưa vài lời
- Cũng chưa lược giắt trâm cài

18


Cũng chưa duyên Hán, phận hài chi mô.
Thương em không dám vào nhà
Đi ngang ngồi cửa hỏi có gà bán không?
- Nhà em buôn vải bán bông
Buôn tằm bán lụa em khơng có gà.
Mẹ em ăn lấy những chi,
Xinh em tươi tốt nhu mì rứa em?
- Mẹ em ăn lấy gốc tra
Sinh em tươ tốt như hoa trên cành.
Ca dao đối đáp nam nữ cũng là một laọi giao tiếp, nhưng
đó là laọi giao tiếp đặc biệt giao tiếp bằng thơ cho nên hầu hết
lời đối ca nam nữ đều có sự “tương hợp” về mặt hình thức biểu
hiện. Nghĩa là ở đây có sự cân đối tương ứng 1 – 1 giữa lời trao
và lời đáp. Hơn nữa song thoại là dạng thoại cơ bản phổ biến
nhất trong cả môi trường giao tiếp của cuộc sống hiện thực lẫn
trong các tác phẩm văn chương. Với ca dao đối đáp nam nữ,
dạng thoại này càng đặc biệt chiếm ưu thế. Đó là loại hình nghệ
thuật nay sinh trong q trình nam nữ thanh niên đi tìm “tiếng
gọi của tình yêu”. Đối thoại để tỏ tình, u đương... Đó là câu
chuyện chỉ có thể diễn ra giữa hai nhân vật, một nam và một
nữ. Và mặc dầu chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của “đám đơng”
trong ca dao đối đáp nam nữ, nhưng khơng phải vì sự có mặt

của nhiều người mà hiện tượng đa thoại xuất hiện. Về nguyên
tắc khi một người phát ra một thơng điệp thì tất cả mọi người
xung quanh đều có thể nghe và tiếp nhận thơng điệp đó, song
khơng phải ai nhận được thơng điệp đều là người nghe đích
thực. Rất nhiều trường hợp, tuy chủ thể trao lời nói với nhiều

19


người nhưng chỉ có một người nghe đích thực mà thôi.Điều này
chúng ta thấy rất rõ trong ca dao đối đáp trữ tình.
Như vậy có thể khẳng định rằng đối tượng sử dụng lời ca
dao đối đáp là người con trai và người con gái.
3. Lời đối đáp trong ca dao tình u có phải là phần lời
của hát phường vải hay không?
Như chúng ta đã biết, xứ Nghệ là miền đất của hát ví: Ví
phường vải, ví đị đưa, ví phường nón... Hát ví là những cuộc hát
đối đáp nam nữ, những cuộc hát này thường có các chặng giống
nhau: Hát chào mừng, hát đối đáp, hát xe kết, hát thề nguyền.
Có thể nói hát phường vải là một điệu hát chính nổi bật
nhất nhất trong hát ví Nghệ Tĩnh. Hát phường vải là một loại hát
ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh. Theo
các nhà nghiên cứu, nếu phân chia theo loại hình lao động thì
xứ Nghệ có trên 20 loại hát ví như: ví phường vải, ví phường
nón, ví phường cấy, ví phường nhổ mạ... Hát phường vải là một
phương tiện văn nghệ tự túc của nhân dân Nghệ Tĩnh. Nội dung
căn bản của nó mang đậm tính trữ tình. Song nó có khác loại
dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của những nhà nho.
Cho nên tính chất một số câu hát, quy cách trong khi hát, hình
thức câu hát, quá trình của một cuộc hát... phức tạp hơn.

Ở nước ta nhièu vùng miền làm nghề kéo vải, dệt vải
nhưng khơng phải ở nơi nào có nghề kéo vải là có hát phường
vải. Ở Nghệ Tĩnh hát phường vải đi vào lề lối có tổ chức và
phong cách riêng khơng lẫn vào đâu được. Hát phường vải chỉ
phát triển ở những nơi nào có điều kiện phù hợp với thủ tục
nhất định của nó như ở một số nơi: Đơ Lương, Thanh Chương,
Diễn Châu, Quỳnh Lưu... Song nơi phổ biến nhất, có truyền
thống, có quy cách nhất là hát phường vải ở Nam Đàn.

20


Một cuộc hát phường vải thường có ba chặng:
+ Hát dạo, hát mừng và hát hỏi: Ở chặng mở đầu này nội
dung của câu hát xoay quanh việc chào hỏi của nam và nữ nên
cũng chưa thật phong phú và sâu sắc:
Bữa ni chàng mới tới nhà
Hỏi chàng coi thử ở xa hay gần.
-Trước Lam Thủy, sau Hồng Sơn
Nhà nào đọc sách gảy đàn nhà anh.
Miếng trầu ai dọc ai têm
Miếng cau ai bổ mà mềm như ru.
-Miếng trầu anh dọc anh têm
Miếng cau anh bổ có mềm khơng em.
+ Hát đố, hát đối: Đây là chặng quan trọng nhất vì nội
dung của nó đi sâu vào tìm hiểu vốn kiến thức của hai bên nam
nữ:
Đồng điền ta đã cắm nêu
Anh nào muốn chết thì gieo mình vào.
-Cắm nêu thì nhổ nêu đi

Ruộng thì cày cấy, ai làm chi thì làm.
Ai mà đội đá vá trời
Mười ba mẫu ruộng tiếng cười đến nay?
-Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Mười ba mẫu ruộng tiếng cười đến nay.
+ Hát mời, hát xe kết và hát tiễn: Trai gái bày tỏ tình cảm
với nhau chủ yếu ở chặng này:
Đến đây em hỏi thiệt lòng
Cao bay xa chạy đã tròn vòng gương chưa.

21


-Em hỏi thì anh xin thưa
Đã ba bốn chốn nhưng chưa nơi mô anh ưng như
chốn này.
Búp hoa lý là nụ hoa lăng
Ở nhà thầy mẹ dặn mần răng anh mồ ( nào ).
-Búp hoa lý là nụ hoa lài
Ở nhà thầy mẹ dặn kết một ngài ( người ) như
em.
Đây là lúc mà hai bên nam nữ hát lên tất cả những tâm tư,
tình cảm thầm kín, dồn nén bấy lâu. Họ cũng nói lên những tâm
sự, khao khát được lấy nhau. Nam nữ hát hết cả đáy lòng, thổ lộ
hết tất cả tình cảm, họ đằm chìm trong những câu hát yêu
thương dạt dào, trong bể suối nguồn của cảm xúc dâng trào:
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
Hát tiễn là hát chào tạm biệt lúc ra về. Nó là bước cuối
cùng của một cuộc hát phường vải. Trải qua một đêm hát hai

bên hiểu rõ về nhau, ý hợp tâm đầu nên lúc hát tiễn cả hai nam
nữ đều lưu luyến bịn rịn, không muốn rời xa.Họ thề với nhau lúc
ra về:
Ra về dặn với nước non
Dặn rằng một chữ vuông trịn phu thê.
Hát phường vải khơng chỉ la nơi để trai gái đối đáp giao
duyên, mà cũng là nơi các nho sĩ rèn luyệ văn chương, các sĩ
phu yêu nước, các chiến sĩ cách mạng khơi gợi tình cảm dân
tộc.
Như vậy có thể nhận thấy một điều rằng: Lời đối đáp trong
ca dao tình u xứ Nghệ chính là phần lời của hát phường vải.

22


Mặc dù cuộc hát không diễn ra đúng như theo các chặng của
một cuộc hát phường vải, nhưng nội dung những lời đối đáp lại
chính là nội dung của một cuộc hát phường vải.

Chương 3: Ý Nghĩa của việc sử dụng lối đối
đáp trong ca dao tình yêu người Việt xứ
Nghệ
Hát đối đáp trong ca dao tình yêu ca dao tình u xứ Nghệ
chính là cuộc song thoại giữa hai bên nam nữ. Thơng qua những
lời đối đáp đó hai bên nam nữ có thể tìm hiểu kỹ hơn về đối
tượng của mình. Vì vậy ý nghĩa quan trọng của lối đối đáp trong
ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ đó là: Để thử tài, bộc lộ tài
năng; và giãi bày tình cảm của mỗi bên trong các giai đoạn
khác nhau của tình yêu nam nữ như: Gặp gỡ, thề bồi, đính ước,
giận dỗi, chia ly...

Trong một cuộc đối thoại, để hiếu rõ hơn về đối tượng
cũng như tài năng, trí thơng minh thì các chàng trai, cơ gái
thường có những câu hỏi để thử tài kiểu như:
Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp
Một trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang
Một trăm thứ than, than chi không ai quạt
Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua.
Trai nam chi đối đặng, gái bốn mùa xin theo?
- Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang
23


Một trăm thứ than, than thân không ai quạt
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chăng ai mua
Trai nam nhi anh đã đối đặng, gái bốn mùa tính
răng?
Có thể nói, đây là loại lời hỏi xuất hiện khá nhiều tạo nên
đặc sắc của lối đối đáp trữ tình. Qua những câu hỏi này thì hai
bên sẽ hiểu thêm về đối tượng của mình.
Hỏi chàng chơi chốn vườn hoa
Chính chun nơng sĩ hay là cơng thương
- Chữ rằng nhất sĩ nhì nông
Đã hay kinh sử lại thông cày bừa.
Hay cờ nức tiếng trong đời
Xin chàng giải tỏ mấy lời cùng nghe
- Có lời ngỏ với đào thơ
Nghề chơi đã trải cuộc cờ Chương Ba.
Thông qua những câu hỏi thử tài thử trí, chúng ta bắt gặp
một điều đặc biệt đó là: Chủ nhân của những câu hỏi hầu hết là

phái nữ. Trong rất nhiều tiêu chí chọn bạn khác giới của các
chàng trai, cơ gái thì sự tài năng của đấng mày râu và nhan sắc
của cánh áo dài là tiêu chí khá nổi trội. Điều này đã được ơng
cha ta đúc kết: “Gái ham tài trai ham sắc”. Ca dao là bộ phận
văn học phản ánh rõ nét ý chí, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm
của người Việt. Hát giao duyên đã ghi lại tâm sự yêu đương của
các chàng trai, cơ gái. Đó là mơi trường thuận lợi để các nam
thanh “chọn sắc” nữ thanh “chọn tài”. Bởi vậy các cơ gái đưa ra
nội dng hỏi nhằm thử trí đấng mày râu, các chàng trai vận dụng
trí tuệ để đáp lại.

24


Như vậy, bởi nhu cầu tìm kiếm bạn tình tài trí, ca dao đối
đáp nam nữ xuất hiện nhiều lời hỏi để thử trí thơng minh của
đối tượng, và đối tượng cũng có cơ hội để bộc lộ tài năng của
mình.
Bên cạnh ý nghĩa là để thử tài và bộc lộ tài năng, thì lối
đối đáp trong ca dao tình u người Việt xứ Nghệ cịn có ý nghĩa
là để giãi bày tình cảm của hai bên nam nữ thơng qua những lời
trao đáp. Qua lời đối đáp đó, ta biết được các giai đoạn khác
nhau của tình yêu nam nữ: gặp gỡ, thề bồi, đính ước, giận dỗi,
chia ly.
Khi mới gặp gỡ mà hai bên đã lưu luyến nhau, để ý nhau
thì họ sẽ có những lời ướm hỏi tình tứ để qua đó nhắn nhủ với
nhau, hẹn hị đính ước với nhau. Chẳng hạn như:
Đến đây cận thủy xa ngư
Hỏi thăm cá đã vào lừ ai chưa
- Con cá đợi gió đợi mưa

Trời chưa phong vũ cá chưa vào lừ.
Đường dài ngựa chạy cát bay
Chàng về chốn cũ mấy ngày đến nơi
-Đường về ngựa chạy cát bồi
Anh về trên xã một hồi đến nơi.
Cũng có khi lời đối đáp là lời thề bồi, thể hiện sự trọn tình
trọn nghĩa với nhau khi người con trai phải đi xa, người con gái ở
lại, hoặc vì một khó khăn cản trở nào đó đang ngăn cách hai
người:
Đã hẳn như lời đã thật như lời
Hay là cá nước chim trời lừa nhau

25


×