Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nhân vật người điên trong tiểu thuyết thời kì đầu của lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.08 KB, 24 trang )

Lời nói đầu
Nhà văn Lỗ Tấn đã đi xa chúng ta gần một thế kỷ nhưng giá trị nội dung
và nghệ thuật trong sáng tác của Lỗ Tấn vẫn trường tồn bất tử với thời gian.
Nó khơng những có giá trị đối với con người và xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ
mà cịn có ý nghĩa lớn lao đối với toàn nhân loại, toàn dân tộc trên thế giới và
ngay cả trong thời đại ngày nay.
Là một nhà văn hiện thực, với tấm lòng nhân đạo sâu sắc tinh thần đấu
tranh giải phóng con người, Lỗ Tấn đã cống hiến cuộc đời mình cho văn học
nghệ thuật, với phương pháp sáng tác mới mẻ khác với phương pháp cổ điển.
Truyện ngắn của Lỗ Tấn đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức, hệ thống nhân
vật phong phú đa dạng đặc biệt là nhân vật trong truyện ngắn của ông rất độc
đáo, mới lạ trong sự thể hiện nghệ thuật hấp dẫn. Mục đích cuối cùng của Lỗ
Tấn là cứu thoát xã hội bệnh tật Trung Quốc ra khỏi bầu trời đêm tăm tối của
tư tưởng phong kiến và sự bóc lột tàn ác dã man của đế quốc phương Tây.
Điều đó có ảnh hưởng to lớn đối với nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn đặc biệt là nhân vật người
điên trong truyện ngắn thời kì đầu của Lỗ Tấn có vai trị rất quan trọng, nó góp
phần đưa Lỗ Tấn trở nên nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và thế giới.
Vì ý nghĩa lớn lao đó, với cuốn tiểu luận này tôi xin khẳng định về công
lao to lớn cũng như tài năng kiệt xuất của Lỗ Tấn đối với văn học nghệ thuật
và công cuộc đấu tranh giải phóng xã hội Trung Hoa đương thời, có ý nghĩa
lớn trên tồn thế giới.
Để hồn thành tiểu luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân cịn nhận
được sự nhiệt tình, chu đáo giúp đỡ của cơ giáo Phan Thị Nga.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô giáo Phan Thị Nga
cùng tất cả các thầy cô giáo trong khoa.

1


Mục lục


Trang
1. Mở đầu
1.1

do
chọn
đề
tài
.................................................................................................................................
1
1.2
Lịch
sử
nghiên
cứu
vấn
đề
.................................................................................................................................
2
1.3
Nhiệm
vụ
khoa
học
.................................................................................................................................
4
1.4
Phạm
vi


phương
pháp
nghiên
cứu
.................................................................................................................................
4
1.5
Cấu
trúc
của
tiểu
luận
.................................................................................................................................
5
2. Nội dung
2.1 Người điên – một hình tượng nhân vật đặc biệt trong sáng tác của
Lỗ
Tấn
.................................................................................................................................
6
2.1.1
Nhân
vật
người
điên
trong
văn
học
.................................................................................................................................
6

2.1.2 Bản chất đích thực của nhân vật “ người điên” trong truyện ngắn
Lỗ
Tấn.
.................................................................................................................................
8
2.1.2.1
Bị
bệnh
tâm

điên
dại
.................................................................................................................................
10
2


2.1.2.2 Là người giác ngộ có những hành vi sáng suốt đi trước thời đại.
.................................................................................................................................
10
2.1.3 Ý nghĩa của hình tượng nhân vật người điên
.................................................................................................................................
11
2.2 Các thủ pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật người điên.
.................................................................................................................................
16
2.2.1
Miêu
tả
nội

tâm
nhân
vật
.................................................................................................................................
16
2.2.2
Ngơn
ngữ

hành
động
nhân
vật
.................................................................................................................................
17
2.2.3
Miêu
tả
ngoại
hình
nhân
vật
.................................................................................................................................
18
3.
Kết
luận
.................................................................................................................................
20
Tài

liệu
tham
khảo
.................................................................................................................................
21

3


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Lỗ Tấn (1881-1936) là khởi đầu cho nền văn học hiện đại Trung Quốc.
Sáng tác của Lỗ Tấn đã vượt qua ranh giới, phạm vi của một quốc gia và trở
nên nổi tiếng trên văn đàn thế giới, khơng chỉ có giá trị ở một thời mà có ý
nghĩa mn đời.
Là nhà văn của thời đại Ngũ Tứ - thời đại trăn trở tìm đường của dân
tộc Trung Hoa, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí tham gia vào
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ơng dồn tài năng và tâm huyết của vào
ngòi bút sắc như lưỡi kiếm, vạch mặt phong kiến, đế quốc đưa chúng ra vành
móng ngựa đồng thời phanh phui mổ xẻ những thói hư tật xấu của xã hội đang
mê muội và bị lợi dụng. Chủ đề nổi bật trong sáng tác của ông là căn bệnh tinh
thần của quốc dân đang cản trở con đường giải phóng dân tộc.
Trong bài tạp văn “ Vì sao tơi viết tiểu thuyết” Lỗ Tấn nói rằng “ Mỗi
khi chọn đề tài, tôi thường chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật
với mục đích lơi hết bệnh tật của họ ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy
chữa”.
Có thể thấy, thế giới nhân vật trong sáng tác của Lỗ Tấn rất phong phú,
đa dạng gồm nhiều hạng người trong xã hội, trong đó hình tượng nhân vật “
người điên” là vấn đề rất độc đáo, mới lạ, hấp dẫn trong sáng tác của nhà văn.
Tác phẩm đầu tay của ông “ Nhật ký người điên” (1918) là phát súng trận đầu

tiên đánh vào thành trì lễ giáo phong kiến. Tiếp sau đó đến “ Trường minh
đăng” ( Ngọn đèn sáng mãi) (1925) đã thể hiện tập trung nhất tinh thần chống
phong kiến.
Nghiên cứu truyện ngắn Lỗ Tấn thực chất là khẳng định tầm vóc vĩ đại,
khẳng định những đóng góp của nhà văn cho văn học dân tộc nói riêng và văn
học thế giới nói chung.
Chúng tơi khơng có tham vọng tìm hiểu hết thế giới nhân vật trong sáng
tác của nhà văn, với tính chất là một bài tiểu luận, chỉ giới hạn ở hai tác phẩm
1


“ Nhật kí người điên” và “ Trường minh đăng”. Đây là hai truyện ngắn có
cùng đề tài và nội dung phản ánh về hình tượng nhân vật “ người điên” để thể
hiện tinh thần đập phá chế độ phong kiến.
2. Lịch sử vấn đề
Trên văn đàn thế giới, từ lâu Lỗ Tấn và truyện ngắn Lỗ Tấn đã giành
được một vị trí xứng đáng, trang trọng. Tác phẩm của ông nhanh chóng được
dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Chúng ta thấy một tương quan mang tính tỉ
lệ nghịch: số lượng truyện ngắn Lỗ Tấn khơng nhiều, chỉ có ba tập: “Gào
thét”, “Bàng hoàng”, “Chuyện cũ viết lại” với tổng số 34 tác phẩm, trong khi
đó các cơng trình nghiên cứu đã lên tới con số hàng trăm, thậm chí là hàng
nghìn.
Ở Việt Nam, người đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm Lỗ Tấn là nhà cách
mạng Nguyễn Ái Quốc, Người đã đọc tác phẩm của Lỗ Tấn khi đang hoạt
động tại Quảng Châu ( Trung Quốc) và những tác phẩm để lại trong tâm trí
của Người những ấn tượng khó quên.
Giáo sư Đặng Thai Mai là người Việt Nam đầu tiên giới thiệu truyện
ngắn Lỗ Tấn và đưa ra nhiều đánh giá chính xác về thi pháp Lỗ Tấn.
Sau Đặng Thai Mai, ở Việt Nam nhanh chóng hình thành đội ngũ dịch
giả, nhà dịch thuật giới thiệu, nghiên cứu truyện ngắn Lỗ Tấn.

Năm 1955, Phan Khôi dịch: “Truyện ngắn Lỗ Tấn và tạp văn Lỗ Tấn”,
Nhà xuất bản văn nghệ in ấn. Trong thập niên 60 của thế kỉ XX, Giản Chi xuất
bản “ AQ chính truyện”. 1960-1961, Trương Chính dịch lần lượt: “Gào thét”,
“Bàng hồng”, “ Chuyện cũ viết lại” , Nhà xuất bản Văn hóa in ấn. Khoảng
1963 ông tiếp tục tuyển dịch 150 bài tạp văn trong 3 tập.
Ở miền Nam trước 1975, tác phẩm Lỗ Tấn được hai học giả nổi tiếng là
Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi giới thiệu. Giản Chi cho xuất bản “ AQ chính
truyện” vào những năm 60, Nguyễn Hiến Lê tự xuất bản 3 tập văn học Trung
Quốc hiện đại trong đó dành một phần đặc biệt quan trọng giới thiệu Lỗ Tấn.
Sau khi được giới thiệu ở Việt Nam, truyện ngắn Lỗ Tấn được đưa vào
giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học từ những năm
2


1956. Đồng thời ngày càng xuất hiện nhiều giáo trình lịch sử văn học Trung
Quốc, trong đó có nhiều bài nghiên cứu công phu. Năm 1958, Đặng Thai Mai
viết “ Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc”. Năm 1963, tập thể tác giả
trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Vinh biên soạn giáo trình “
Lịch sử văn học Trung Quốc”. Năm 1987, theo cải tiến của Bộ Giáo dục ban
hành các tác giả Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính, Lương Duy Thứ viết lại
giáo trình đơn giản hơn.
Do mục đích biên soạn nên các giáo trình chưa có điều kiện tập trung
khai thác vào từng tác phẩm cụ thể, chưa chú trọng đến chiều sâu của vấn đề.
Bên cạnh các giáo trình cịn xuất hiện nhiều chuyên luận về Lỗ Tấn,
chẳng hạn như: Năm 1976, Phương Lựu viết chuyên luận: “ Lỗ Tấn nhà lí luận
văn học”. Tác giả đã hệ thống hóa ý kiến của Lỗ Tấn về mọi ngành hoạt động
với tất cả các khía cạnh trên mặt trận văn học. Ơng chia cơng trình thành 10
chương: Mấy bước đường tư tưởng văn nghệ; Đấu tranh hai mặt trận; Sự tu
dưỡng của nhà văn; Đại chúng hóa văn nghệ; Kế thừa di sản dân tộc; Tiếp thu
văn học nước ngồi; Điển hình văn học; Loại thể văn học; Ngơn ngữ văn học;

Phê bình văn học. Với bố cục phân chia như thế, rõ ràng tác giả khơng có ý
định đi sâu vào bất kì một tác phẩm nào hay một thể loại nào.
“ Nhật kí người điên”, “ Trường minh đăng” do đó chỉ nhắc tới sơ lược
ở những nội dung nổi bật.
Năm 1977, Giáo sư Trương Chính tiếp tục khảo sát kĩ từng giai đoạn
trong cuộc đời, các chuyển biến tư tưởng của nhà văn và lồng vào những
thành tựu văn chương của mỗi giai đoạn. “ Nhật kí người điên” được giới
thiệu với tư cách truyện ngắn đầu tay.
Năm 2004, Giáo sư Lương Duy Thứ cho ra mắt cơng trình “ Lỗ Tấn –
phân tích tác phẩm”. Bên cạnh những nghiên cứu nội dung như tuyên chiến
chống phong kiến, số phận người nơng dân lao động, cuộc sống người trí thức,
… tác giả đã có những nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn Lỗ Tấn. “ Nhật
kí người điên” được tác giả quan tâm tới phương diện hình thức ở cách tổ
chức sự kiện theo dịng chảy tâm lí ở hình tượng người kể chuyện và hình
3


tượng các nhân vật điển hình. Đây đều là những nét lớn, khá tiêu biểu, song do
đối tượng mà tác giả hướng tới là toàn bộ truyện ngắn Lỗ Tấn nên chưa có
điều kiện phân tích kĩ lưỡng “ Nhật kí người điên” cũng như “ Trường minh
đăng”.
Trong một số cơng trình từ tiếng Trung sang tiếng Việt mà chúng tơi
tham khảo cũng chưa có tác phẩm nào thực sự chun tâm đào sâu về hình
tượng nhân vật người điên.
Ngồi ra, chúng tơi cịn muốn xét tới một số luận văn tốt nghiệp cao
học, đại học. Chẳng hạn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn thời kì đầu của
Lỗ Tấn; Từ “ Nhật kí người điên” của N. gogol đến “ Nhật kí người điên” của
Lỗ Tấn … Do vậy những kết luận mà chúng tôi rút ra được dựa trên lí thuyết
tiếp nhận văn học, cụ thể hơn là tiếp nhận thông qua hai văn bản ngôn từ của “
Nhật kí người điên” và “ Trường minh đăng” của nhà văn Lỗ Tấn.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thấy được ý nghĩa của hình tượng nhân vật “ người điên” từ “ Nhật kí
người điên” đến “ Trường minh đăng”.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người điên trong truyện
ngắn thời kì đầu của Lỗ Tấn.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu ở hai tác phẩm
- Truyện ngắn “ Nhật kí người điên” ( Lỗ Tấn) rút ra từ tuyển tập
Truyện ngắn Lỗ Tấn do Trương Chính dịch (2004).
- Truyện ngắn “ Trường minh đăng” ( Lỗ Tấn) rút ra từ tuyển tập Truyện
ngắn Lỗ Tấn do Trương Chính dịch (2004).
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như khảo sát, phân
tích, so sánh, đối chiếu …

4


5. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận tương ứng với nhiệm vụ nghiên
cứu đặt ra, tiểu luận có hai nội dung lớn:
1. Người điên – một hình tượng nhân vật đặc biệt trong sáng tác của Lỗ
Tấn.
2. Các thủ pháp xây dựng nhân vật người điên.
Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

5



2. NỘI DUNG
2.1 Người điên – một hình tượng nhân vật đặc biệt trong sáng tác
của Lỗ Tấn
2.1.1 Hình tượng người điên trong văn học.
Nhân vật người điên là loại nhân vật đặc biệt trong văn học nhân loại
nói chung. Một trong những sáng tác đầu tiên về hình tượng người điên là “
Phịng 6” của Sêkhơp viết năm 1982.
Từ phương diện xây dựng nhân vật, Sêkhôp đã xây dựng được một hình
tượng nhân vật độc đáo, mới mẻ - hình tượng nhân vật người điên, người điên
mắc bệnh bức hại cuồng, một căn bệnh làm cho con người luôn ln có cảm
giác lo lắng, hoảng sợ vì ý nghĩ đang bị kẻ khác rình rập, giết hại, thủ tiêu.
Cái viễn cảnh bị vu khống, xử oan, giam cầm trở thành nỗi ám ảnh đối
với Gromov – một bệnh nhân phịng 6. Nó biểu hiện trong mọi hành động, cử
chỉ, suy nghĩ của anh ta. Chỉ cần một tiếng sột soạt khẽ ở ngoài hành lang, một
tiếng quát ngoài sân cũng đủ khiến anh ta giật mình, bắt đầu nghe ngóng đề
phịng “ Họ bắt đầu đến bắt mình chăng? Họ lùng mình chăng? [ 17, 318].
Tâm hồn đầy những sự giằng co, dày vò, lo sợ, lộ rõ trên “ Khn mặt rộng,
gị má cao xanh xao và khổ sở” [17, 318] trong những lời lẽ lộn xộn, rối rắm
như là mê sảng tuôn ra từng đợt ngắn chẳng có gì là mạch lạc.
Gromov trong “ Phịng 6” chính là nhân vật tư tưởng, Sêkhôp đã khéo
léo nhờ người điên nói hộ những suy nghĩ, những triết lí về cuộc đời, về hiện
thực xã hội phong kiến chuyên chế lúc bấy giờ.
Gromov vốn là một thanh niên rất nhạy cảm, hay suy nghĩ. Tuổi 33
khiến anh nghĩ nhiều về cái gọi là cuộc sống đang hiện hình trước mắt, ở đó
người ta sống vơ nghĩa nhợt nhạt “ Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu,
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người” ( Huy Cận), cuộc sống tẻ nhạt, ngột
ngạt, đơn điệu. Khơng chỉ có thế mà xã hội ấy cịn đầy rẫy bất cơng “ Những
kẻ đê hèn, đểu cáng thì no cơm ấm áo, cịn những người trung thực chỉ ăn
những mẩu thừa [ 17, 322]. Chính tình trạng đó của xã hội cộng thêm sự bất
hạnh đau khổ của bản thân đã đẩy Gromov tới chỗ bệnh hoạn ngày đêm bị đọa

6


đày trong những suy tưởng về lao tù, về xiềng xích “ với cái chế độ xử án
ngày nay kết án nhầm là thường chẳng có gì khó lắm” [ 17, 324]. Chẳng phải
vơ tình mà bao thế kỉ dân gian đã dạy người ta rằng khơng ai có thể biết chắc
mình sẽ tránh khỏi trại lính hay nhà lao [ 17, 324]. Thử hỏi đấy có hồn tồn là
lời một kẻ điên? Rõ ràng đằng sau những lời lẽ lộn xộn khơng đầu khơng cuối
là lý trí, là lương tri của một con người tỉnh táo bởi “ ngôn ngữ là dấu hiệu
trực tiếp của tư tưởng”.
Nếu hành trình của Gromov từ chân lục sự ở tòa án đến kẻ điên loạn ở
bệnh xá là một cuộc chạy trốn thì Gromov đã thất bại thảm hại trong cuộc
chạy trốn này. Gặp hai người tù bị áp giải, anh ta sợ chính mình rồi cũng có
thể bị xiềng xích và bị áp giải như thế. Vậy là anh ta nghi ngờ tất cả mọi người
anh ta gặp, rồi suốt đêm khơng ngủ, rồi đưa ra hết dự tính này đến dự tính
khác đề phịng mọi khả năng xảy ra. Càng suy nghĩ càng khổ sở. Rốt cuộc,
Gromov “ để mặc cho nỗi lo âu và tuyệt vọng tha hồ khống chế mình” [ 17,
327]. Trong con người này ln ln tồn tại sự đấu tranh, giằng co giữa lí trí
và tình cảm, giữa lương tri và tâm trạng kinh hãi. Và bao giờ cái tâm trạng
kinh hãi ấy cũng lấn át lương tri, mách bảo anh hành động như kẻ điên loạn.
Khi người ta đã tìm thấy hai cái xác rữa nát trong khe cạnh nghĩa địa, ý nghĩ
đầu tiên đến với Gromov là phải giả vờ mỉm cười bình thường để mọi người
không nghĩ anh ta là hung thủ. Nhưng sự dối trá làm Gromov mệt mỏi,
Gromov chạy trốn, mang theo cảm giác “ bạo lực của thế giới đã đổ hết lên
lưng anh và đuổi riết theo anh” [ 17, 328]. Qua đó ta thấy những lo sợ hoảng
hốt của Gromov không nảy sinh một cách ngẫu nhiên. Nó có cơ sở từ chính
tình trạng xã hội đầy bức bách nhìn đâu cũng thấy mật thám, chó săn , nhìn
đâu cũng thấy xiềng xích, lao tù. Sự chạy trốn của anh là biểu hiện cao độ tâm
trạng hoảng sợ.
Gromov muốn thoát khỏi tấm lưới bạo lực mà xã hội đang bao vây xung

quanh nhưng anh không đủ sức cơng phá tấm lưới đó bởi nó đã giăng khắp
nơi. Người ta ném Gromov vào phòng 6, căn phòng này về hình thức là phịng
bệnh nhưng thực chất đây là một phòng giam, coi giữ những tù nhân đặc biệt
7


… Phịng 6 nói rộng ra là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Nga, là nơi mà bạo lực
của thế giới khơng cịn dừng ở cảm giác mà là những đòn tra tấn, đánh đập của
Nikita – gã đồ tể ưa trật tự hơn mọi thứ trên đời. Như vậy, thực chất cuộc chạy
trốn của Gromov chỉ đơn giản là từ nhà tù này lọt vào nhà tù khác. Cái hành
trình luẩn quẩn khơng lối thốt đã tố cáo xã hội phong kiến Nga hồng một
cách đanh thép. Sêkhơp đã phát huy hiệu quả chức năng “ công cụ” của nhân
vật văn học để khái quát bản chất xã hội thể hiện quan điểm tư tưởng của bản
thân nhà văn.
Có thể thấy rằng, với Phịng 6, Sêkhơp đã lấy xuất phát điểm là câu
chuyện cụ thể của một bệnh viện hàng tỉnh, nhà văn lựa chọn những chi tiết,
những tình tiết tiêu biểu từ đó mở rộng phạm vi phản ánh và tố cáo toàn bộ
nước Nga tù đọng, ngột ngạt nêu lên nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ về số
phận con người, về vận mệnh đất nước. Đó là vấn đề có ý nghĩ xã hội triết học
lớn lao.
2.1.2 Bản chất đích thực của nhân vật người điên trong truyện ngắn
của Lỗ Tấn.
Trong tổng số 25 truyện ngắn, Lỗ Tấn đã dành hai tác phẩm viết về “
người điên”: “ Nhật kí người điên” và “ Trường minh đăng” ( chiếm 8 % tổng
số truyện).
Nhân vật được gọi là “ người điên” khi có tư tưởng tiến bộ vượt thời
đại. “ Nhật kí người điên” là tác phẩm đầu tiên của văn học hiện đại Trung
Quốc, ra đời tháng 1/ 1918 trước phong trào Ngũ Tứ một năm. Miêu tả trạng
thái tinh thần của một người mắc bệnh “ bức hại cuồng”. Mỗi câu nói của
người điên lại chứa đựng những chân lí sâu xa. Người điên thấy ánh mắt của

Cố Triệu, thấy khuôn mặt xanh rờn của lũ trẻ, người đi đường bàn tán thì
thầm, thấy những cái mồm há hốc với câu nói “ cắn cho mấy cái bây giờ” của
người đàn bà trên phố bèn liên tưởng tới câu chuyện “ ăn thịt người” mà anh
ta nghe được trong cái năm mất mùa ở thơn Lang sói. Từ một lời bàn luận của
anh trai, anh ta nghi ngờ đến sự sắp đặt trước đây. Thầy thuốc bắt mạch cho
anh, anh bèn nghĩ rằng họ đang “đốn xem gầy hay béo”. Câu nói “ uống ngay
8


đi” khi giục anh ta uống thuốc lại cho rằng họ định uống máu anh. Từ đó suy
ra cái xã hội này là cái xã hội “ ăn thịt người”. “ Tôi mở lịch sử tra cứu, quyển
lịch sử này không ghi năm tháng trên mỗi trang sách lệch lạc, xiêu vẹo ấy đều
có viết mấy chữ “ nhân nghĩa, đạo đức. Tôi trằn trọc không ngủ được, xem kĩ
đến nửa đêm nhìn thấy từ trong các khe chữ, khắp cả quyển đều có viết mấy
chữ “ ăn thịt người”. Người điên chính là nhân vật phát ngơn cho tư tưởng của
tác giả, tố cáo phanh phui bản chất giả dối của xã hội phong kiến Trung Quốc
bốn nghìn năm qua.
Người điên trong “ Trường minh đăng” là nhân vật tiếp tục tinh thần
của người điên trong “Nhật kí người điên”. Hắn ra sức thổi mãi ngọn đèn
không tắt, trong xã hội phong kiến xưa “ đèn” và “ tháp” tượng trưng cho nền
thống trị theo huyết thống của phong kiến. Cây đèn được thắp lên từ thời
Lương Vũ Đế xa xưa ấy, tượng trưng cho uy lực của lễ giáo phong kiến. Mọi
người coi việc “ Cây đèn sáng mãi” là lẽ đương nhiên không thể khác được.
Người ta hoảng sợ khi thấy ai đó nghĩ khác đi. Người điên chính là người
chiến sĩ phản nghịch khi anh ta cương quyết đòi thổi tắt ngọn đèn để cứu lấy
những đứa trẻ đáng yêu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đòi lật đổ tận gốc
rễ chế độ phong kiến giả dối.
Người điên trong “ Nhật kí người điên” và “ Trường minh đăng” được
coi là điên vì đã “ đi trước buổi bình minh” thức dậy sớm hơn khi người ta cịn
“ ngủ mê trong ngơi nhà bằng sắt khơng có cửa sổ”. Nhưng lai chưa có lí

tưởng cách mạng rõ ràng, kêu gọi mọi người tuyên chiến với xã hội phong
kiến “ Hãy thổi tắt nó đi” nhưng tiếng kêu “ để tôi thổi tắt” là tiếng hát của lũ
trẻ, có nghĩa là thế hệ trẻ sau sẽ làm cơng việc đó.
Thơng qua hình tượng người điên, Lỗ Tấn đã thể hiện tinh thần triệt để
chống phong kiến. Hình tượng người điên vừa là sự tiếp thu của Lỗ Tấn từ nền
văn học Nga vừa thể hiện sự sáng tạo của nhà văn. Trước đó tinh thần chống
phong kiến trong tiểu thuyết Minh – Thanh chỉ dừng lại ở mức độ chống một
mặt bất hợp lí nào đó của chế độ, với mong muốn xây dựng nó hồn hảo hơn.

9


Đến Lỗ Tấn, hình tượng người điên là biểu hiện tinh thần chống phong kiến
mạnh mẽ và toàn diện hơn.
2.1.2.1 Bị bệnh tâm lí điên dại
“ Người điên” theo đúng nghĩa của từ này để chỉ những người có vấn đề
về thần kinh, không tự chủ được hành động của bản thân mình, rối loạn cảm
xúc…
Trong “ Nhật kí người điên” nhân vật anh điên được Lỗ Tấn miêu tả là
một người rối loạn trong cảm xúc, thời gian, sự việc…
“ Đêm nay trăng đẹp quá:
Hơn ba mươi năm nay, khơng thấy; hơm nay thấy tinh thần sảng khối
lạ thường. Mới biết hơn ba mươi năm nay, mình tồn sống trong tăm tối.
Nhưng phải hết sức cẩn thận. Nếu không, tại sao con chó nhà họ Triệu lại
lườm mình như thế?
Mình sợ là phải lắm ...”.
Anh điên ln trong tâm thế lo sợ bị người khác hại mình, bị ăn thịt,
anh ta nghĩ “ Việc gì cũng phải suy nghĩ mới vỡ nhẽ. Cổ lai việc ăn thịt người
thường lắm, mình cũng cịn nhớ, nhưng khơng được thật rõ. Liền giở lịch sử ra
tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ “

nhân nghĩa, đạo đức” viết lung tung tí một. Trằn trọc không sao ngủ được
đành cầm đọc thật kỹ mãi tới khuya mới thấy từ đầu chí cuối ở giũa các hàng
ba chữ “ăn thịt người”.
Trong “Trường minh đăng”, nhân vật anh điên hiện ra trước hết thông
qua các nhân vật khác và anh điên có hành động địi thổi tắt cây đèn của thôn
Cát Quang. Mặc cho cây đèn này đã tồn tại từ bao đời từ thời vua Lương Võ
Đế. Dân làng thơn Cát Quang tìm mọi cách ngăn chặn hành động của anh ta
và cho rằng đó là việc làm rất điên rồ.
2.1.2.2 Là người giác ngộ có những hành vi sáng suốt đi trước thời đại.
Trong “Nhật ký người điên” nhân vật anh điên luôn trong trạng thái tâm
trạng lo lắng, sợ người khác làm hại mình ăn thịt mình. Từ con chó đến con
người, từ trẻ nhỏ đến người lớn,từ kẻ xa lạ đến người anh trai ruột thịt. Anh
10


điện trong suy nghĩ của mình rất căng thẳng, đầy lo sợ song mặt khác những
suy nghĩ của người điên những lời của người điên nói bộc bạch rất tỉnh táo.
Anh ta nhận ra thực chất cái gọi là lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm chẳng
qua là sống khơng đề niên đại trong đó nổi lên ba chữ “ăn thịt người” giữa
những trang những hàng viết lung tung tí mẹt về nhân nghĩa đạo đức qua đó ta
thấy anh điên phat hiện ra bản chất áp bức của xã hội không chỉ áp bức về thể
xác mà cao hơn nũa là áp bức về tinh thần.
Tiếp tục tinh thần này trong “Trường ming đăng” người điên không chỉ
dừng lại trong suy nghĩ mà anh ta đã có hành vi hành động sáng suốt. Đó là
muốn thổi tắt ngọn đén của thơn Cát Quang, địi tự tay mình phá đốt đền đi
mặc kệ mọi người can ngăn “Tôi không về. Tơi phải thổi cho tắt đi”… “thế thì
sẽ liều cách khác”… “ Tôi cho một mồi lửa”.
Thông qua hành động của người điên ta thấy anh ta muốn lật nhào phá
hủy hết tất cả thành trì của xã hội Trung Hoa. Trong khi mà hầu hết đại đa số
người dân chưa nhận thức giác ngộ ra khỏi con đường thoát khỏi áp bức bóc

lột thì người điên như chiến sĩ tiên phong xung trận mặc cho mọi người cho
rằng mình là kẻ điên, mà thực chất hộ chính là người giác ngộ sớm và có hành
động sáng suốt đi trước thời đại.
2.1.3 Ý nghĩa của hình tượng nhân vật người điên.
Lỗ Tấn là một nhà yêu nước, một nhà chính trị, một nhà văn hiên thực
tiêu biểu của Trung Quốc cuối thế kỉ XVIII đầu thề kỉ XIX. Nhà văn có quan
niệm văn học phải phục vụ quần chúng và cách mạng, ý thức đấu tranh chống
văn hóa tư sản và phản anh nỗi đau khỏ của nhân dân lao động thức tỉnh họ
chống áp bức xây dựng một xã hơi mới, đời sống mới. Vì vậy trong sáng tác
của Lỗ Tấn ln ln có sự kết hợp giữa văn học với cách mạng đằng sau
những tác phẩm ấy là những vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm tinh thần chống
phong kiến.
“Nhật kí người điên” va “Trường minh đăng” đều tập trung thể hiện tinh
thần chống phong kiến. Tuy nhiên ở hai tác phẩm này tinh thần chống phong

11


kiến lại được thể hiện với những mức độ khác nhau chứng tỏ sự phát triển đi
lên trong tinh thần chống lại chế độ phong kiến của tác giả.
Trong tác phẩm “Nhật kí người điên” tác giả miêu tả tinh thần và tâm lý
của người mắc bệnh “bức hại cuồng” sợ người khác bức hại mình. Ngay từ
đầu tác phẩm tác giả đã miêu tả cảnh xúm xít của một đám đơng, nhịm ngó,
bàn tán.Đám động đó có cả trẻ cả già, cả đàn ơng đàn bà nhìn người điên với
con mắt “ chịng chọc”, “qi gở” “hình như sợ mình mà cũng như muốn hại
mình” gây ra một nỗi sợ hãi trong tâm người điên. Từ đó dần dần dẫn dắt đến
chủ đề nhằm vạch trần tội ác của chế độ gia tộc và lễ giáo phong kiến. Người
điên nhìn thấy ánh mắt kì quặc của Triệu q ơng, thấy khuôn mặt xanh rớt
của lũ trẻ, thấy người đi đường bàn tán thì thầm, thấy những cái mồm há hốc,
nghe câu nói “ tao có ăn được thịt mày một miếng mới hả giận” của người đàn

bà trên phố, anh ta đã liên tưởng đến câu chuyện người ăn thịt người mà anh ta
đã nghe được mấy hôm trước từ một người ở bên thơn Lang sói sang báo mất
mùa và từ cái nhìn của ơng anh và người bên thơn Lang sói đã làm cho người
điên “ nghĩ lại mà lạnh từ đầu đến chân. Họ đã ăn được thịt người thì vị tất lại
khơng ăn được thịt mình”. Để từ đó liên tưởng đến một kế hoạch “ăn thịt”
được sắp đặt từ trước.
Nỗi ám ảnh bị ăn thịt đã ăn sâu vào trong trí óc của người điên ngồi
trước mâm cơm đã xó đĩa rau và đĩa cá hấp mà anh ta cũng hình dung ra rằng
“ mắt cá trắng dã và cứng đờ, miệng há hốc ra trông y như bọn ăn thịt người
kia. Ăn mấy miếng thấy nhờn nhờn không biết thịt cá hay thịt người đây”.
Thầy lang đến bắt mạch thì anh ta cho rằng để dò xem béo hay gầy, lão thầy
lang là một kẻ ăn thịt người và anh trai của anh ta cũng là một kẻ ăn thịt
người, một kẻ muốn ăn thịt cả em mình. Từ đó khái qt lên rằng xung quanh
là những con người dã man những kẻ ăn thịt lẫn nhau thậm chí ăn thịt người
thân của mình. Chúng muốn ăn thịt người khác nhưng lại sợ người khác ăn
thịt nên họ giữ miếng nhau nhìn nhau ngờ vực.
Tác giả đã chọn người điên làm nhân vật chính. Đây là một sự sắp đặt
rất tinh tế cùng với hình thức nhật kí ( có thể bộc lộ hết những suy nghĩ của
12


bản thân người viết). Thêm vào đó là sự vận dụng những tri thức y học mà tác
giả học được hội trẻ với thái độ phản ánh hiện thực, nghiêm túc, khiến cho sự
miêu tả cụ thể đời sống xã hội gắn liền với những cảm thụ nội tâm đặc biệt của
người điên và xuyên thấm một cách nghệ thuật vào các chi tiết của tác phẩm.
Mỗi câu nói của người điên vừa thể hiện sự điên rồ nhưng lại hàm chứa
một sự giác ngộ sâu sắc. Các thế lực đen tối cứ đời đời kiếp kiếp đè đầu, cưỡi
cổ những kẻ nhỏ bé thấp hèn.
Lỗ Tấn có dụng ý thông qua sự cảm nhận của một con bệnh lúc nào
cũng sợ mình bị bức hại thơng qua câu nói với hình thức như mê sảng “ăn thịt

người” để vạch trần bản chất của chế độ phong kiến. Không phải ngẫu nhiên
mà tên thơn “Lang sói” và hình ảnh “con chó” cứ trở đi trở lại trong tác phẩm.
Thơng qua hai hình ảnh này phải chăng tác giả muốn thể hiện rằng những kẻ
thống trị chẳng khác gì lồi lang sói. Lang sói cùng loại với chó chuyên đi ăn
thịt. Bản chất ăn thịt người được che đậy kín đáo khéo léo dưới bề ngoài nhân
nghĩa, đạo đức viết lung tung tí mẹt. Trong một bài tạp văn Lỗ Tấn viết “ Bản
chất ăn thịt người điều đó ai cũng thấy rõ rồi nhưng lúc bấy giờ là một phát
hiện mới nó quan trọng chẳng khác gì người ngun thủy phát hiện ra lửa có
thể chiếu sáng ban đêm và nấu chín thức ăn.
Nếu so sánh với tiểu thuyết cổ điển thì trong mỗi tác phẩm, tác giả chỉ
đề cập đến một phượng diện nào đó của xã hội. “Hồng Lâu Mộng” phản ánh
cuộc sống giầu sang, xa hoa, hủ bại của một gia đình quý tộc hay “Thủy Hử”
là chế độ vua quan hà hiếp nhân dân, thì trong “Nhật Kí Người Điên” lần đầu
tiên có sự khái qt bản chất của xã hội phong kiến chính sách bóc lột tô thuế
ở chi tiết “cuốn sổ ghi nợ mấy đời của cụ Cữu” như một truyền thống đè nặng
vai người nông dân rồi đến bản chất ăn thịt người “ xưa nay vẫn thế” của chế
độ phong kiến. Tác phẩm kết thúc bằng câu: “ Chắc cũng còn những đứa trẻ
chưa từng ăn thịt người chứ?
Hãy cứu lấy các em”
Tác giả đã tiếp thu tư tưởng tiến hóa, tin tưởng vào thế hệ tương lai sẽ
tốt hơn những lớp người đi trước, trong các em còn nẩy mầm những hạt giống
13


tình thương và lịng nhân đạo. Hãy giúp đỡ các em không bị ảnh hưởng bởi sự
nhơ nhớp của xã hội dã man và góp phần phát huy thiên lương ở thế hệ tương
lai.
Tinh thần chống chế độ phong kiến được duy trì tiếp tục phát triển
thơng qua hình tượng người điên trong “ Trường Minh Đăng” tác phẩm này
thể hiện sự phát triển cao hơn, thể hiện một bước tiến trong tinh thần chống

phong kiến của tác giả. Nếu như “ Nhật Kí Người Điên” phát hiện ra bản chất
của xã hội phong kiến là ăn thịt người nhưng mới chỉ được thể hiện âm thầm
trong suy nghĩ của người điên thì trong “ Trường Minh Đăng” đã lên tiếng đòi
thủ tiêu đến tận gốc rễ của chế độ phong kiến, thơng qua câu nói “ thổi cho tắt
qch đi thơi”. Thổi ở đây có nghĩa là thổi tắt cây đèn ở thôn Cát Quang, cây
đèn được thắp lên từ thời Lương Võ Đế. Theo quan niệm của dân chúng trong
làng thì cây đèn như là một biểu tưởng của sự an bình “ nó mà tắt đi một cái
thì chỗ này sẽ sụt xuống thành biển, mà chúng ta thì thành cá hết”. Khơng chỉ
tượng trưng cho thơn Cát Quang mà cây đèn còn là tượng trưng cho xã hội
phong kiến đã tồn tại từ rất lâu đời. Người điên kiên quyết “ tơi phải thổi cho
nó tắt đi” và nói với mọi người rằng “ Tắt đi sẽ khơng có hồng trùng, tật bệnh
nữa”. Nhưng mọi người trong làng đều không tin anh ta cho anh ta là một kẻ
điên rồ, ngông cuồng muốn hủy hoại cuộc sống của dân làng. “ Chỉ động ngộ
động dại ông mà thổi tắt đi thì hồng trùng sẽ càng nhiều và không khéo ông
lại mắc bệnh dịch miệng lợn cho mà xem”. Mọi người trong làng đã bàn bạc
tìm cách ngăn chặn hành động của người điên, có người đã đề xuất giết anh ta
bằng cách nhiều người xúm lại cùng đánh một lúc không biết ai đánh trước ai
đánh sau cho nên chẳng việc gì hết. Rồi cuối cùng họ nhốt anh ta vào một căn
phòng bỏ trống trong đền thờ. Ở đây mặc dù bị nhốt không làm gì được nhưng
anh ta vẫn phản kháng “ Tao châm lửa đốt sạch”, người điên muốn dùng ngọn
lửa để thiêu trụi toàn bộ chế độ phong kiến lật nhào mọi nền tảng của giai cấp
phong kiến, ý định đó khơng chỉ còn là thổi tắt, dập tắt mà được nâng lên
thành “ đốt”, đốt sạch hết dấu vết của chế độ phong kiến thối nát, khơng cho
nó có điều kiện tồn tại.
14


Nếu tiểu thuyết cổ điển phê phán chế độ phong kiến song chưa dám phá
bỏ, phủ nhận triệt để mọi cơ chế của xã hội phong kiến, chưa có ý thức lật
nhào tận gốc chế độ phong kiến, thì ở “ Ngọn đèn sáng mãi” tư tưởng của Lỗ

Tấn là muốn tiêu diệt triệt để, toàn diện, muốn “ thổi tắt”, “ đốt sạch” tận gốc
rễ xã hội phong kiến, xây dựng một xã hội mới bằng lời kêu gọi hành động ở
cuối tác phẩm. Nếu như ở “Nhật kí người điên”, tác giả chỉ kêu gọi “ Hãy cứu
lấy các em” thốt khỏi xã hội như trước thì đến “ Trường minh đăng” đã tin
tưởng vào hành động củ thế hệ trẻ tương lai khi gửi gắm lời người điên vào
miệng những đứa trẻ:
“ Thổi tắt đi thôi
Để tôi thổi tắt
Hát một câu tuồng
Ta châm lửa đốt!
Ha! ha! ha!
Lửa, lửa, lửa”.
Người điên bây giờ chưa xóa bỏ được tận gốc chế độ phong kiến thì thế
hệ trẻ sẽ tiếp tục việc làm ấy, thế hệ trẻ nhất định sẽ làm được. Qua đó thể hiện
một thái độ tin tưởng vào thế hệ tương lai.
Có thể thấy rằng từ “ Nhật kí người điên” đến “ Trường minh đăng” tinh
thần chống phong kiến đã được thể hiện sâu sắc và toàn diện. Từ khái quát bản
chất “ ăn thịt người” của chế độ phong kiến được thể hiện qua suy nghĩ của
người điên trong “ Nhật kí người điên” đến “ Trường minh đăng” đó là một
triết lí hành động để đánh vào làm sụp đổ tận gốc rễ chế độ phong kiến “ Phải
hành động chứ không phải chỉ nói, phải gào lên tiếng của chính bản thân mình
dù đó là tiếng của chim cú hay chim hồng anh. Tác phẩm là một lời hiệu triệu
nhân dân đứng lên chống chế độ phong kiến.

2.2 Các thủ pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật người điên

2.2.1 Miêu tả nội tâm nhân vật
15



Nội tâm là toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm
trạng khác nhau của nhân vật, cũng như những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác,
những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà
nhân vật chứng kiến hoặc thể hiện bước đường đời của mình.
Để xây dựng nhân vật đạt tới trình độ “ cá thể hóa” thì nhà văn ngồi
việc miêu tả ngoại hình cịn phải đặc biệt chú ý miêu tả nội tâm của nhân vật.
Miêu tả nội tâm chính là biện pháp quan trọng để nhà văn thâm nhập vào thế
giới riêng tư kín đáo của nhân vật. Cũng như thông qua những việc làm cụ thể
của nhân vật trong quan hệ, ứng xử với các nhân vật khác và trong từng tình
huống khác nhau của cuộc sống để hiểu hơn về tính cách nhân vật.
Tiểu thuyết Minh – Thanh thường nặng về miêu tả hành động mà nhẹ về
miêu tả nội tâm. Lỗ Tấn lại khác, nhà văn vừa miêu tả hành động vừa rất chú ý
miêu tả nội tâm nhân vật. Nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
vô cùng đa dạng. Đặc biệt Lỗ Tấn đã thành công trong việc miêu tả nội tâm
của nhân vật người điên.
Ở “ Nhật kí người điên”, nội tâm nhân vật người điên được bộc lộ thơng
qua việc viết nhật kí, với những cảm nhận, suy nghĩ của người điên về hiện
thực cuộc sống mà anh ta đang chứng kiến. Đặc trưng của nhật kí là ghi chép
chân thực những nghĩ suy, cảm nhận của bản thân người viết. “ Nhật kí người
điên bắt đầu bằng câu “ đêm nay trăng đẹp quá… và sợ con chó nhà họ Triệu
lại cứ lườm anh ta. Rồi đến đêm tiếp theo không trăng … ông Triệu nhìn mình
bằng con mắt quái gở …
Những suy nghĩ của người điên về những con người, việc làm, hành
động của họ mà anh ta gặp trong ngày. “ Mình nghĩ khơng rõ mình với ơng
Triệu cả những người trên đường có thù ốn gì. Chỉ hai mươi năm trước đây,
mình có giẫm lên cuốn sổ ghi nợ mấy mươi đời của cụ Cố Cửu … suốt đêm
không sao ngủ được.
Lỗ Tấn đã thâm nhập vào những tâm sự riêng tư, quan sát những biểu
hiện kín đáo của cảm xúc nhân vật, từ đó nắm bắt những diễn biến tâm lí phức


16


tạp trong tình cảm và diễn tả lại giúp người đọc hình dung ra những phản ứng
tâm lí của nhân vật.
Như vậy ở “ Nhật kí người điên”, nhân vật người điên thể hiện thế giới
nội tâm của mình một cách trực tiếp còn “ Trường minh đăng” lại thể hiện
thông qua các nhân vật khác.
2.2.2 Ngôn ngữ và hành động nhân vật
Ngơn ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân vật, thơng qua lời ăn tiếng nói và
hành động nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Ngơn ngữ và hành động nhân
vật trong truyện Lỗ Tấn mang tính cá thể hóa sinh động.
Lỗ Tấn là một nhà văn lớn đồng thời cũng là bậc thầy về ngôn ngữ. Lỗ
Tấn đấu tranh cho việc sử dụng bạch thoại vào sáng tác văn học. Ơng chủ
trương dùng ngơn ngữ dung tục, đại chúng để viết. Đoa là ngôn ngữ của chị
bán tương, anh phu xe … phổ thông, dễ hiểu thay thế ngơn ngữ kinh điển, đón
nhận ngơn ngữ hiện đại. “ Tôi cố gắng để tránh hành văn dài dịng, chỉ cần
truyền được ý mình cho người khác là đủ … tơi khơng thể trăng gió, độc thoại
cũng quyết khơng nói cả đoạn dài [ 3, 111] ( Lê Huy Tiêu, Lịch sử văn học
hiện đại Trung Quốc, Tập 1, Nxb Giáo dục 1999). Trong “ Nhật kí người điên”
và “ Trường minh đăng” từ ngữ mà ông dùng là từ ngữ hiện thực của những
người lao động. Nhưng ông đã thổi vào đó một luồng nghĩa mới, ngôn ngữ
mang tính khách quan và tính biểu tượng, dù là thuật kể sự kiện, mơ tả nhân
vật hay trình bày tâm lí chúng ta đều cảm nhận được hơi thở của cuộc sống
hiện thực.
“ Trong Nhật kí người điên, lời người điên là một chuỗi những đoạn độc
tthoaij trực tiếp bày tỏ thái độ lo lắng, hoảng hốt sợ người khác bức hại, ăn thịt
mình. Đặc điểm này liên quan mật thiết đến việc bố trí, sắp xếp các sự kiện
men theo dịng chảy tâm lí nhân vật. Triền miên suốt 13 phần của tập nhật kí
chỉ có tâm trạng người điên. Lúc là tâm trạng sợ sệt, lúc là sự kinh ngạc, xen

chút chua xót đau đớn, lúc lại là sự hi vọng về tương lai…
Trong Trường minh đăng, nhân vật người điên hiện ra qua lời kể của
các nhân vật, người điên muốn tự mình thổi tắt đi cây trường minh đăng. “
17


Không thể được không cần các anh thổi tắt. Để tôi thổi lấy cho tắt ngay bây
giờ”.
“ Tôi biết. Dù có thổi cho tắt đèn đi, những cái kia vẫn cịn. Bây giờ tạm
thời chỉ có cách là cứ thổi cho tắt đèn đi đã. Làm như thế trước dễ hơn. Tôi
phải thổi cho tắt đi và tôi phải tự thổi lấy … cho tôi một mồi lửa…”.
Ngôn ngữ và hành động của nhân vật được miêu tả ngắn gọn, khơng tơ
vẽ nhưng vẫn bộc lộ được tính cách, bản chất của nhân vật. Qua đó ta thấy
được sự tiếp thu có hiệu quả của văn học phương Tây đối với nhà văn Lỗ Tấn.
2.2.3 Miêu tả ngoại hình nhân vật
Ngoại hình là chân dung, diện mạo, cử chỉ, phong thái, y phục của nhân
vật. Miêu tả ngoại hình là miêu tả toàn bộ biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài
của nhân vật. Các nhà văn đều quan tâm đén vấn đề này bởi nó góp phần thể
hiện tính cá thể hóa của nhân vật. trong tiểu thuyết Minh – Thanh nhân vật
được miêu tả một cách đơn giản, ngắn gọn, khơng cầu kì, tơ vẽ. Cách miêu tả
của Lỗ Tấn khơng mang tính chất tượng trưng, ước lệ như tiểu thuyết Minh –
Thanh nhưng cũng không tỉ mỉ, phong phú như văn học phương Tây. Lỗ Tấn
có cách miêu tả riêng, Nhật kí người điên và Trường minh đăng, nhân vật
người điên ít được tác giả miêu tả về ngoại hình mà chủ yếu đi sâu vào khai
thác thế giới nội tâm của nhân vật. Điều đó đã tạo ra nét khác nét khác biệt,
nét riêng của Lỗ Tấn khi xây dựng nhân vật.
Nhân vật người điên trong “Nhật kí người điên” có cử chỉ và phong thái
khơng ổn định. Có lúc thể hiện là một người rất đàng hồng, chững chạc
“Nhưng mình khơng sợ, cứ đường mình mình đi phía trước, một bầy trẻ cũng
đang bàn tán gì về mình. Ánh mắt cũng y hệt ánh mắt của ông Triệu, mặt cũng

tái mét. Nghĩ bụng không hiểu chúng nó thù gì mình mà cũng lại như thế?
Mình khơng nhịn được, nói to: “Cái gì nào ? nói đi” thì chúng bỏ chạy”.
Bên cạnh đó lại có lúc nhân vật người điên thấy sợ hãi, lo lắng. “Thật là
làm cho mình kinh hãi, ngạc nhiên….”
“ Nghĩ lại mà lạnh từ đầu đến chân”.

18


Đến Trường minh đăng, nhân vật người điên hiện ra trước hết thông qua
lời của các nhân vật khác. Tác giả chú ý miêu tả đôi mắt của người điên. “Đơi
mắt là cửa sổ tâm hồn”. Nhìn vào đơi mắt mà có thể hiểu được đó là một con
người như thế nào.
Anh điên trong Trường minh đăng có mắt sáng quắc
“Anh đầu vng nói :
- Nghe nói vẫn cứ thế, vẫn cứ ln miệng nói thổi cho tắt qch đi !
Thổi cho tắt quách đi. Con mắt thì lại càng sáng quắc lên. Ghê quá.”
Qua việc miêu tả đôi mắt “sáng quắc” ta thấy nhân vật người điên thể
hiện ý chí quyết tâm mãnh liệt của mình hành động quyết thổi tắt cho được
cây trường minh đăng đi.
Người dân trong làng đã đe dọa, khuyên can hành động của người điên:
“Ơng nên về nhà đi ơng ạ! Ơng khơng về thì ơng bác ơng sẽ ra đánh cho ơng
gãy xương, cịn đèn thì để chúng tơi thổi dùm ơng…”
Trước lời nói của anh trán rộng, anh điên: “Hai con mắt hắn ta chớp
chớp, nhìn xốy vào mắt anh trán rộng, làm cho anh ta phải nhìn tránh đi chỗ
khác. Hắn ta mỉm cười có vẻ mỉa mai…”
Đơi mắt của người điên có sức mạnh như mê hoặc người khác làm cho
người khác phải sợ hãi: “Hai con mắt ông ta chớp chớp, sáng loáng”.
Hành động của người điên cũng rất kiên quyết, mãnh liệt, muốn tự tay
mình làm: “Khơng thể được. Không cần các anh thổi tắt.Để tôi thổi lấy cho tắt

ngay bây giờ”… “Tôi phải thổi cho tắt đi và tơi phải thổi lấy”… “Cho tơi một
mồi lửa”.
Có thể thấy rằng để miêu tả ngoại hình nhân vật, Lỗ Tấn sử dụng nghệ
thuật phác tả và đặc tả. Đặc biệt là đôi mắt của nhân vật người điên được miêu
tả qua sự phát triển của tâm trạng nhân vật người điên, trở thành nỗi ám ảnh
nghệ thuật trong lòng độc giả.
Sự miêu tả ngoại hình gắn với tính cách nhân vật là cách miêu tả rất đặc
thù của Lỗ Tấn để làm bật nổi tính cách nhân vật.

19


Kết luận.
Lỗ Tấn có vai trị tiên phong trong việc mở ra nền văn học mới ở Trung
Quốc với “Nhật kí người điên”. Từ “Nhật khí người điên” đến “Trường minh
đăng” là sự tiếp tục phát triển, đi lên của nhà văn.
Lần đầu tiên trong suốt bốn nghìn năm lịch sử vang lên một tiếng nói
khác lạ - tiếng nói của người điên kiên quyết phủ nhận triệt để ách chuyên chế
phong kiến, bóc trần bản chất ăn thịt người dã man phi nhân tính của lễ giáo
đạo đức phong kiến. Người điên lớn tiếng kêu gọi mọi người đập tan cái lồng
sắt đang giam giữ triệu triệu sinh mệnh trong vòng cương tỏa của lễ giáo khắc
nghiệt, hủ bại.Người điên tiến gần đến vị trí xung kích của người chiến sĩ cách
mạng đại diện cho quyền lợi của giai cấp vơ sản.
Bản chất đích thực của người điên là người giác ngộ có những hành vi
sáng suốt đi trước thời đại, chống phong kiến một cách triệt để. Nhân vật
người điên hiện lên sinh động nhờ sự kết hợp hài hòa các biện pháp xây dựng
nhân vật như miêu tả nội tâm, ngơn ngữ hành động và ngoại hình nhân vật.
Như vậy với giới hạn của một bài tiểu luận chúng tơi chỉ tìm hiểu hình
tượng nhân vật người điên từ nhật kí người điên Trường minh đăng trong thế
giới nhân vật vô cùng phong phú đa dạng trong truyện ngắn hiện thực thời kì

đầu của Lỗ Tấn.

20


Tài liệu tham khảo.
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học
quốc gia, Hà Nội.
2. Trương Chính (1977), Lỗ Tấn, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
3. Nguyễn văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – lí luận và ứng
dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), (2000),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
5. Lý Hà Lâm (1960), Lỗ Tấn, thân thế - tư tưởng – sáng tác,
Trần Văn Tấn – Hồng Dân Hoa dịch, Nxb Giáo dục, Hà nội.
6. Vương Phú Nhàn (2004), Lỗ Tấn – Lịch sử nghiên cứu và
hiện trạng, Nguyễn Thị Mai Hương – Lương Duy Thứ dịch,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Giáo sư Lương Duy Thứ (2004), Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn
và việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ thông, Nxb Đại học
sư phạm.

21



×