Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Những nội dung sử dụng thể tỉ trong ca dao người việt xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.78 KB, 45 trang )

MỞ ĐÂU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là cây đàn mn điệu của trái tim, là tiếng nói tình cảm sâu lắng
của nhân dân lao động. Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, ca dao luôn
được coi là viên ngọc quý long lanh, ngời sáng. Đó là viên ngọc tỏa chiếu vẻ đẹp
thuần khiết, thanh cao trong tâm hồn, tình cảm và trí tuệ con người Việt Nam
trải qua nhiều thế hệ. Kể từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc trưởng thành, có ai trong
mỗi chúng ta chưa từng được một lần lạc vào thế giới của “con cò bay lả bay la”
qua lời ru âu yếm của bà của mẹ. Những lời ru thấm đẫm yêu thương cứ thế
từng ngày bồi đắp trong ta tình yêu mến, tự hào đối với ca dao dân tộc.
Ca dao xứ Nghệ cũng như ca dao Việt Nam ngàn xưa tới nay vẫn là
tiếng hát trữ tình làm lay động lòng người, mang một sức hấp dẫn lạ kỳ làm say
đắm biết bao trái tim. Xứ Nghệ là nơi “địa linh nhân kiệt”, là vùng giáp nối giữa
hai miền Nam Bắc. Chính vì lẽ đó xứ Nghệ có một kho tàng văn hóa dân gian vơ
cùng phong phú và đầy bản sắc. Trong kho tàng đó nổi bật hơn cả là ca dao.
Ca dao xứ Nghệ đóng góp một phần rất lớn cho nền văn hóa dân tộc cho
nên hiểu được những nét đặc sắc của ca dao xứ Nghệ sẽ giúp chúng ta hiểu sâu
hơn nền văn hóa đậm bản sắc của dân tộc. Ca dao xứ Nghệ nói riêng và ca dao
Việt Nam nói chung đều được cấu tứ bởi ba thể: Phú, Tỉ, Hứng. Trong đó thể tỉ
là thể được các tác giả dân gian sử dụng nhiều, góp phần rất lớn trong việc làm
cho ca dao xứ Nghệ có những nét riêng biệt địa phương. Khảo sát thể tỉ trong ca
dao người Việt xứ Nghệ sẽ giúp ta thấy được những nét riêng biệt độc đáo đó.
Đó cũng là lí do mà tiểu luận đi vào khảo sát thể tỉ trong ca dao người Việt xứ
Nghệ.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ca dao xứ Nghệ.
2.1 Cơng trình đồ sộ nhất, lớn nhất của Hội văn nghệ dân gian Nghệ An là
“ Kho tàng ca dao xứ Nghệ” ( 2 tập) do Nguyễn Đổng Chi – Ninh Viết Giao
( chủ biên) – Võ Văn Trực biên soạn. Trong cơng trình này có bài nghiên cứu
giới thiệu về ca dao xứ Nghệ của Phó giáo sư Ninh Viết Giao với tựa đề: “ Về ca
dao của người Việt ở xứ Nghệ”. Là một nhà nghiên cứu văn học dân gian lâu


1


năm, có kinh nghiệm và đã gắn bó với mảnh đất Nghệ Tĩnh hàng chục năm, hơn
ai hết phó giáo sư Ninh Viết Giao đã có cơng sưu tầm, lựa chọn, phân loại hàng
nghìn câu ca dao xứ Nghệ và có bài giới thiệu những đặc điểm, bản sắc riêng
của ca dao xứ Nghệ.
2.2 Trong cơng trình nghiên cứu về ca dao xứ Nghệ, đã có những bài viết
đi sâu vào việc tìm hiểu, so sánh sự khác nhau giữa ca dao xứ Nghệ với xứ Bắc
hoặc với các vùng khác ở miền Trung.Chẳng hạn:
Bài “ Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân
ca”: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ” của Lê Văn Hảo
( Hội thảo khoa học văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất).
Hay bài “ Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”
của nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Châm ( Tạp chí văn hóa dân gian số 3, năm
1997).
2.3 Ngồi ra các đề tài khóa luận, luận văn thạc sĩ cũng có sự quan tâm
đặc biệt đến ca dao xứ Nghệ với những biểu hiện đa dạng về mặt hình thức của
nó.
- “ Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong ca dao tình u đơi
lứa xứ Nghệ” ( Nguyễn Văn Liên, ĐHSP Vinh, 1999).
- “ Phương thức ẩn dụ trong ca dao Nghệ Tĩnh”( Nguyễn Thị Nga Sơn,
ĐH Vinh, 2006).
Qua các cơng trình nghiên cứu điểm trên, chúng ta thấy rằng việc nghiên
cứu thể tỉ trong ca dao người Việt xứ Nghệ là một vấn đề khá mới. Mặc dù ở các
cơng trình nghiên cứu vấn đề này cũng đã được đề cập đến ở một vài khía cạnh
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng lại chưa được nghiên cứu tìm hiểu một cách
trọn vẹn và hệ thống.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những cơng trình đi trước, tiểu luận đi sâu
nghiên cứu đề tài “ Thể tỉ trong ca dao người Việt xứ Nghệ” với hi vọng sẽ đưa

ra được một mô hình có hệ thống trong việc tìm hiểu kho tàng ca dao xứ Nghệ.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tiểu luận nhằm hướng tới những mục đích sau:

2


- Tiểu luận góp phần làm rõ và hệ thống hóa thể tỉ trong ca dao người Việt
xứ Nghệ để đạt tới một cái nhìn bao quát và hệ thống về thể này trong ca dao xứ
Nghệ.
- Chỉ ra giá trị của thể tỉ trong ca dao xứ Nghệ
- Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dân gian xứ Nghệ, cái hay cái đẹp
của phương ngữ Nghệ Tĩnh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thơ ca dân gian xứ Nghệ hết sức đa dạng và phong phú, gồm nhiều thể
loại nhưng tiểu luận chỉ tập chung khảo sát thể tỉ trong ca dao người Việt xứ
Nghệ trong cuốn “ Kho tàng ca dao xứ Nghệ” ( 2 tập) của các tác giả Nguyễn
Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Võ Văn Trực, Nxb Nghệ An, năm 1996.
Để có cơ sở đối chiếu với thể tỉ trong ca dao người Việt, chúng tôi khảo
sát thể tỉ trong cuốn Ca dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Bích Hằng ( tuyển
chọn), Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2004.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: để xác định được số lượng các ẩn dụ
và so sánh được sử dụng.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: để tìm ra những nét giống và khác của
đối tượng làm cơ sở cho việc quy loại nhóm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm cụ thể hóa từng vấn đề, đồng
thời với quá trình tổng hợp để rút ra những nhận định tổng quát.
6. Bố cục của tiểu luận

Ngoài các phần phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận
được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Những nội dung sử dụng thể tỉ trong ca dao người Việt xứ Nghệ.
Chương 3: Vai trò của thể tỉ trong biểu đạt nội dung ca dao người Việt xứ Nghệ.

3


NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1 Giới thuyết về thể tỉ
Trong cuốn “ Từ điển thuật ngữ văn học”, nhóm tác giả Lê Bá Hán – Trần
Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên) định nghĩa thể tỉ:
“ Tỉ còn gọi là tỉ dụ, một phương thức tu từ, một biện pháp nghệ thuật
được dùng phổ biến trong sáng tác văn học, nhất là trong tục ngữ và thơ ca dân
gian. Tỉ gồm so sánh ( ví von) và ẩn dụ, từ xưa được xem là một trong ba “ thể”
cấu tứ của ca dao bên cạnh các “ thể” phú và hứng. Đáng chú ý là tỉ trong ca dao
được sử dụng một cách mộc mạc.
- Đôi ta như chỉ mới xe
Như trăng mới mọc, như tre mới trồng.
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Bố chồng như lông cánh phượng
Mẹ chồng như tượng mới tô
Nàng dâu là bồ chịu chửi.
1.1.1 Khái niệm về ẩn dụ
Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa ẩn
dụ là “ Phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể
hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín

đáo:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
( Ca dao)
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lịng kẻ chân mây cuối trời
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

4


Thuyền và bến chỉ người con trai, con gái, người đi, người đợi. Vàng,
ngọc chỉ tình yêu.
Những ẩn dụ làm cho cái được nói tới có thêm ý nghĩa bổ sung, nhấn
mạnh, biểu hiện cảm xúc. Thuyền là yếu tố vơ định, có thể ghé bến khác, cịn
bến thì khơng di dịch. Vàng, ngọc là thứ quý giá. Trong ẩn dụ văn học, sự
chuyển nghĩa không chỉ xảy ra trong từ mà cịn trong câu, trong hình tượng,
trong quan hệ như câu ca dao trên đây.(Từ điển thuật ngữ văn học, trang 11, 12).
1.1.2 Khái niệm về so sánh
Như chúng ta đã biết, so sánh là một phương tiện tu từ nằm trong nhóm
các phương tiện tu từ ngữ nghĩa, nó được sử dụng một cách phổ biến và là một
trong những yếu tố làm nên điều kỳ diệu của ngôn ngữ.
Từ trước đến nay, khái niệm về so sánh được các nhà phong cách học đề
cập đến với nhiều định nghĩa và tên gọi khác nhau. Ở đây chúng ta sử dụng định
nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
“Từ điển thuật ngữ văn học”:
So sánh còn gọi là tỉ dụ, là “ Phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách
hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương
đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm,
thuộc tính của hiện tượng kia.

Chính vì thế, so sánh thường có hai vế. Vế đầu là hiện tượng cần được
biểu đạt một cách hình tượng. Vế sau là hiện tượng được dùng để so sánh. Hai
vế này thường được nối liền với nhau bởi từ như hoặc các từ so sánh khác: bằng,
hơn, kém. Ví dụ:
Thân em như dải lụa đào
( Ca dao)
Văn học dân gian thường lấy những sự vật cụ thể hoặc những hiện tượng
tự nhiên làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hóa những hiện tượng trừu tượng.

5


Chẳng hạn:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
( Ca dao)
Định nghĩa trên đã cho ta một cái nhìn khái quát về thể tỉ. Để hiểu rõ hơn về
cấu tứ này của ca dao chúng ta sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu những khía cạnh cụ thể.
1.2 Về thể tỉ trong ca dao người Việt
- Ca dao là một bộ phận chiếm số lượng lớn nhất trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam. Nó là bộ phận được sưu tầm và nghiên cứu khá sớm. Ở mỗi
miền, mỗi vùng đều có một kho tàng ca dao riêng: ca dao xứ Nghệ, ca dao – dân
ca Bình Trị Thiên, ca dao Thanh Hóa, ca dao ngạn ngữ Hà Nội…
Có thể nói, trong dịng chảy không ngừng của văn học dân gian Việt Nam,
ca dao đóng một vai trị cực kỳ quan trọng. Ca dao là dịng sữa mẹ, là tấm lịng
cha, là chiếc nơi ấm áp, là chiếc võng đu đưa, là làng mạc trong lũy tre xanh; là
tấm gương soi dọi mọi điều tâm sự, mọi u uẩn của cõi lòng với mọi lành dữ,
khen chê; là kho tri thức của quần chúng, lại là những đóa hoa đầy hương sắc…
Đó là âm hưởng của tiếng trời và cõi đời, của quá khứ và hiện tại hịa quyện với
nhau, nâng cánh cho nhau.

Tóm lại, ca dao là kho vàng của nhân dân và của cả nhân loại.
- Ca dao của người Việt hết sức phong phú và có giá trị. Ca dao người
Việt rất hay dùng lối so sánh ví von để xây dựng hình tượng, biểu đạt ý tứ. Có
lối so sánh, ví von trực tiếp và trong lối này những liên từ “ giống như”, “ như
là”, “ như thể”… hay được dùng để thể hiện mối tương quan về mặt hình ảnh
giữa chủ thể với những sự vật và hiện tượng thiên nhiên được dùng làm hình
tượng so sánh:
Cổ tay em trắng như ngà,
Đôi mắt em liếc như là dao cau,
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen…
6


Hay
Đôi ta như thể con tằm,
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
Đôi ta như thể con ong,
Con quấn con quýt con trong con ngoài…
Phương thức ẩn dụ cũng là một phương tiện xây dựng hình tượng, biểu
đạt ý tứ mà ca dao người Việt thường hay sử dụng. Với phương thức này, chủ
thể nhập làm một với những sự vật, hiện tượng được dùng để so sánh. Nhiều sự
vật, hiện tượng thiên nhiên quen thuộc đối với người nông dân lao động đã trở
thành những hình tượng so sánh cổ truyền trong ca dao, dân ca Việt Nam: “
thuyền, bến”, “ bướm, hoa”, “ trúc, mai”, “ cá cắn câu”, “ nhện vương tơ”, “
phận bèo”… Những hình tượng so sánh cổ truyền này nhiều khi được dùng độc
lập trong một câu hay một bài trọn vẹn, tạo nên một lối nói dun dáng, tình tứ
hay ý nhị:
- Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

- Gặp đây mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
- Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ…
Như vậy, trong cấu tứ của ca dao người Việt thể tỉ có vị trí hết sức quan
trọng. Thể tỉ đã góp phần tạo nên diện mạo, bản sắc của ca dao người Việt nói
chung. Khi đi vào ca dao của từng địa phương, từng vùng cụ thể, thể tỉ lại góp
phần tạo nên những nét bản sắc riêng biệt của địa phương đó. Chúng ta sẽ đi vào
tìm hiểu những nét bản sắc riêng của ca dao người Việt ở xứ Nghệ được thể hiện
qua thể tỉ.

7


1.3 Về thể tỉ trong ca dao người Việt xứ Nghệ
Xứ Nghệ - một vùng đất có nhiều điểm khác biệt về địa lí, lịch sử, dân cư,
ngơn ngữ và văn hóa. Xứ Nghệ có một kho tàng thơ ca dân gian phong phú, đa
dạng gồm nhiều thể loại khác nhau, trong đó ca dao là thể loại ổn định, phản ánh
rõ nét các đặc điểm địa phương. Ca dao xứ Nghệ tập hợp thành một kho tàng đồ
sộ, có nhiều nét độc đáo và tinh tế cả về nội dung lẫn hình thức.
Ca dao người Việt nói chung và ca dao xứ Nghệ nói riêng đều được cấu tứ
bởi ba thể: thể phú, thể tỉ và thể hứng. Trong đó, các tác giả dân gian xứ Nghệ
khi xây dựng hình tượng và biểu đạt ý tứ của mình qua kho tàng ca dao thường
sử dụng thể tỉ. Chính vì thế, thể tỉ có tần số xuất hiện nhiều, góp phần lớn trong
việc tạo nên những nét riêng biệt độc đáo của kho tàng ca dao xứ Nghệ.
Thể tỉ gồm so sánh ( ví von) và ẩn dụ cho nên khi khảo sát thể tỉ trong ca
dao người Việt xứ Nghệ chúng ta sẽ tập trung khảo sát hai phương thức tu từ so
sánh và ẩn dụ.

1.3.1 Phương thức ẩn dụ
Khảo sát 4.157 bài ca dao của người Việt xứ Nghệ trong cuốn Kho tàng ca
dao xứ Nghệ ( tập 1, 2) của các tác giả Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Võ
Văn Trực chúng tôi thống kê được 365 ẩn dụ, nếu tính trung bình thì khoảng hơn
11 bài ca dao xuất hiện một ẩn dụ. Các ẩn dụ xuất hiện trong các đề tài như sau:
- Đề tài đặc điểm địa phương xứ Nghệ có 79 ẩn dụ trong 419 bài ca dao.
- Đề tài tình yêu nam nữ có 150 ẩn dụ trong 1.894 bài ca dao.
- Đề tài quan hệ gia đình và hơn nhân có 75 ẩn dụ trong 457 bài ca dao.
- Đề tài cuộc sống trong xã hội nơng nghiệp có 17 ẩn dụ trong 416 bài ca dao.
- Đề tài quan niệm lao động và kinh nghiệm đời sống có 23 ẩn dụ trong
217 bài ca dao.
- Đề tài phê phán thói hư tật xấu và phong tục lạc hậu có 10 ẩn dụ trong
291 bài ca dao.
- Đề tài tinh thần dân tộc và quan hệ giai cấp có 11 ẩn dụ trong 409 bài ca dao.
Như vậy, số lượng các ẩn dụ trong ca dao xứ Nghệ khá phong phú.
8


1.3.2 Phương thức so sánh
Dựa vào văn bản Kho tàng ca dao xứ Nghệ, tập 1, 2 chúng tôi thống kê
được 435 bài sử dụng phương thức so sánh trong tổng số 4.157 bài ca dao, nếu
tính trung bình thì khoảng hơn 9 bài ca dao xuất hiện một so sánh. Có những bài
ca dao ngắn sử dụng 3,4 phương thức so sánh. Phương thức so sánh được sử
dụng ở các đề tài như sau:
- Đề tài đặc điểm địa phương xứ Nghệ có 32 bài sử dụng phương thức so
sánh trong 419 bài ca dao.
- Đề tài tình yêu nam nữ có 230 bài sử dụng phương thức so sánh trong
1.894 bài ca dao.
- Đề tài quan hệ gia đình và hơn nhân có 63 bài sử dụng phương thức so
sánh trong 457 bài ca dao.

- Đề tài cuộc sống trong xã hội nơng nghiệp có 19 bài sử dụng phương
thức so sánh trong 416 bài ca dao.
- Đề tài quan điểm lao động và kinh nghiệm cuộc sống có 29 bài sử dụng
phương thức so sánh trong 271 bài ca dao.
- Đề tài phê phán thói hư tật xấu và phong tục lạc hậu có 30 bài sử dụng
phương thức so sánh trong 291 bài ca dao.
- Đề tài tinh thần dân tộc và quan hệ giai cấp có 32 bài sử dụng phương
thức so sánh trong 409 bài ca dao.
Như vậy, số lượng các bài ca dao sử dụng phương thức so sánh trong kho
tàng ca dao xứ Nghệ cũng rất phong phú.

Chương 2: Những nội dung sử dụng thể tỉ trong ca dao người Việt xứ Nghệ.
9


Trong đời sống hàng ngày, quần chúng đã cảm xúc, suy nghĩ và phát ngôn
bằng ca dao. Ca dao là hơi thở, là máu thịt của quần chúng lao động. Bao nỗi
niềm, bao hi vọng, bao kiếp sống buồn vui, đau khổ, hạnh phúc… của nhân dân
lao động từ thế hệ này qua thế hệ khác đã gửi gắm vào ca dao. Ca dao đã len lỏi
vào các ngõ ngách của tâm hồn, làm thao thức và trăn trở bao con tim, khơi dậy
bao đắm say, làm rạng sáng bao trí tuệ, làm sống dậy bao kỉ niệm của con người.
Ở đây có xao xuyến băn khoăn, có yêu thương da diết, có nhớ nhung khắc khoải,
rạo rực nồng nàn…Nhưng cũng có những xót xa ngậm ngùi, giận hờn căm uất,
mỉa mai chê trách, thương thân tủi phận… của bao kiếp người làm nên một bản
sắc rất riêng của người dân xứ Nghệ.Tất cả những điều đó được thể hiện qua
phương thức so sánh và ẩn dụ mà tác giả dân gian đã sử dụng trong kho tàng ca
dao xứ Nghệ, làm nên một diện mạo ca dao xứ Nghệ mang một sức hấp dẫn lạ
kỳ làm say đắm biết bao trái tim.Trong khuôn khổ của tiểu luận, chúng tôi cố
gắng tìm hiểu những dấu hiệu bản sắc văn hóa của con người xứ Nghệ qua thể
tỉ.

2.1 Đề tài đặc điểm địa phương xứ Nghệ.
Ở đề tài đặc điểm địa phương xứ Nghệ, các tác giả dân gian xứ Nghệ đã
sử dụng 79 ẩn dụ trong 419 bài ca dao và 32 bài sử dụng phương thức so sánh
trong 419 bài ca dao. Đó là một con số khơng nhỏ cho thấy ở đề tài này thể tỉ
được sử dụng khá nhiều.
Có thể nói rằng, so với ca dao ngồi Bắc, ca dao xứ Nghệ không thực sự
mượt mà, bay bướm và trau chuốt. Bởi vì người dân xứ Nghệ thường xuyên phải
chống chọi với thiên nhiên khô cằn, cay nghiệt; những cuộc đấu tranh dai dẳng
với bọn thống trị gian ác, xảo quyệt; những trận chiến anh dũng đánh đuổi giặc
ngoại sâm; những cảnh vất vả cay dắng luôn phơi bày trước mắt; cái đói rét
thiếu thốn ln hành hạ; những thất vọng ln dày vị… Cuộc sống ấy đã tạo
cho ca dao xứ Nghệ một giọng điệu riêng, một sắc thái riêng biệt.

10


Cuộc sống của những người dân xứ Nghệ luôn luôn đối phó với những
khó khăn bất trắc đã làm cho họ có cách nói bộc trực thẳng thắn nhiều khi đi đến
cộc cằn, bốp chát và có phần sống sượng:
Nói dến cái khó khăn, khắc nghiệt của vùng quê xứ Nghệ ca dao thể hiện:
Hồng Mai đi có về khơng
Ai mà đến đó đừng mong đường về.
( Tập 1, trang 138)
Chớ về Yên Sở, Cồn Ngô,
Nghe ba tiếng sấm thân khơ mình gầy
(Tập 1, trang 146)
Đất Đồng Lao vừa cao vừa thấp,
Đi lấp tấp vấp cảy ( sưng) chân.
(Tập 1, trang 147)
Thiên nhiên luôn bạc bẽo và khe khắt đối với người dân xứ Nghệ. Cảnh

sống thiếu thốn lại dày vị. Ngơ khoai thay cơm là chủ yếu. Cuộc sống của người
dân thật gian khó:
Muốn ăn cơm hẩm mắm troi,
Thì về Kẻ Sáo, Kẻ Ngòi mà ăn
(Tập 1, trang177)
Ai về Ước Lệ mà coi,
Thịt thì bốn miếng cá mịi cắt tư.
(Tập 1,trang 175)
Dù mà béo bão như voi
Về đất Ba Xã cũng lịi xương ra
(Tạp 1,trang200)
Vơ vàn gian khổ nhưng người dân xứ Nghệ luôn tin tưởng vào khả năng
lao động của mình, họ biết rõ “ có khó mới có miếng ăn; có nhọc có nhằn mới
có phong lưu”, họ đã lao động để giành dật với thiên nhiên từng miếng cơm
manh áo:
11


Bây giờ đi nước mỏi vai,
Mai sau đi hán, đi hài mỏi chân
(Tập 1, trang 133)
Hậu Luật là đất đồng chiêm,
Lấy dao bổ củi lấy liềm bổ cau
(Tập 1,trang151)
Hay:
Ai xuôi về đất Phú Văn,
Tằm nhiều lạc tốt quanh năm chuyên cần
(Tập 1,trang166)
Ai lên bãi Sởi mà coi,
Thừa tiền tậu ruộng, thừa soi đúc bù

(Tập 1, trang 1780
Ai xuôi, ai lên, ai về… hình như ở mỗi vùng quê, bà con xứ Nghệ cũng
đều tự hào về sản vật đặc biệt hoặc sự giàu có của làng mình,vùng mình với một
giọng yêu mến thiết tha.
Nếu như trong ca dao người Việt, hoa là biểu tượng xuất hiện trong nhiều
bài ca dao thì trong ca dao xứ Nghệ hoa cũng là biểu tượng đáng chú ý. Khơng ít
bài ca dao xứ Nghệ dùng hoa để nói về người con gái đẹp.Vì sắc đẹp của người
con gái bao nhiêu chàng trai phải ngẩn ngơ, say đắm, si mê và rồi cả thất vọng:
Hoa hỡ hoa hời
Hoa thơm chi lắm cho ta miệt mà.
(Tập 1, trang135)
Như vậy mỗi ẩn dụ đã gợi lên một hình tượng nghệ thuật, thể hiện một
cách sinh động những khía cạnh của đời sống con người xứ Nghệ.
Xứ Nghệ theo Phan Huy Chú là nơi núi cao, sông sâu, phong tục trọng
hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất danh tiếng hơn cả Nam Châu (Lịch triều
Hiến chương loại chí, Nxb sử học, tập 1, 1960). Quả đúng như vậy, xứ Nghệ
không thiếu những cảnh quan đẹp đẽ, bao la, hùng tráng và hữu tình. Hẳn đây
chính là ngọn nguồn của câu ca dao:
12


Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nức biếc như tranh họa đồ.
(Tập 1, trang 129)
Dẫu chịu muôn vàn gian khổ bởi thiên nhiên khe khắt, bởi đói kém liên
miên nhưng bà con xứ Nghệ không khoanh tay, bao thế kỷ ròng rã đã khai khẩn
cày bừa làm cho đất đai thành thuộc, xóm làng trù mật khơng kém bất cứ một
nơi nào trên bản đồ của Tổ quốc, ta không khỏi cảm phục cánh tay gân guốc của
con người xứ Nghệ. Trên quê hương xứ Nghệ, ở đâu bà con cũng tự hào về sản
vật dặc biệt hoặc sự giàu có của làng mình, vùng mình với một giọng yêu mến

thiết tha:
Đâu vui bằng đất Văn Thai,
Trên thì đường cái, dưới hai dãy thuyền.
(Tập 1,trang133)
Giàu như Cồn Đống nhiều gà,
Sang như Thổ Hậu lắm cà lắm rau
(Tập 1, trang 150)
Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn
Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này.
( Tập 1, trang 167)
Xứ Nghệ còn là “đất văn vật” bởi nhân dân Nghệ Tĩnh rất hiếu học, khổ
học và thích thơ văn. Chính vì thế bà con xứ Nghệ cũng rất đỗi tự hào:
Làng ta khoa bảng thật nhiều,
Như cây trên núi, như diều trên không.
( Tập 1, trang 138)
Thông qua so sánh, những trạng thái tình cảm u mến, tự hào, gắn bó
của bà con xứ Nghệ đối với quê hương được hiện lên một cách sinh động,
truyền cảm. Có thể nói ở đề tài đặc điểm địa phương xứ Nghệ, thể tỉ đã giúp
chúng ta có được một cái nhìn khá rõ về hồn cảnh sinh hoạt của bà con xứ
Nghệ và tính cách con người sống trên đất Hồng Lam. Đó là con người có bản

13


lĩnh vững vàng trong cuộc sống, đã thường xuyên vật lộn với cõi thiên nhiên
khô cằn khắc nghiệt, hun đúc con người xứ Nghệ trở nên cứng cỏi, gang thép.
2.2 Đề tài tình u nam nữ
Thể hiện tính cách, tình cảm của con người xứ Nghệ rõ ràng và đầy đủ là
ở bộ phận ca dao về tình u đơi lứa, về hơn nhân và gia đình.Trong đề tài tình
u nam nữ, ta thấy mọi cung bậc cũng như mọi mức độ của tình u đơi lứa

được thể hiện qua 150 ẩn dụ và 230 bài sử dụng phép so sánh trong 1.894 bài ca
dao về tình yêu nam nữ trong kho tàng ca dao xứ Nghệ.
Ẩn dụ là nhu cầu tự thân của ca dao, ở đây ta bắt gặp những lời ướm hỏi
tình tứ, những câu trao duyên tế nhị, những lời xe kết thiết tha, những nỗi muộn
phiền tủi nhục, những số phận cay đắng, những cuộc tình trái ngang do nhiều
nguyên nhân như bị ép buộc, nghèo, dở dang…Tất cả các cung bậc tình cảm,
các trạng thái nhớ thương, chờ đợi, nôn nao, khắc khoải nhưng cũng hết sức lành
mạnh, trong sáng của con người xứ Nghệ được thể hiện khá rõ ràng:
Chăn kia nửa đắp nửa hờ,
Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.
( Tập 1, trang 259)
Ở câu ca dao trên, chăn gối cũng biết đợi chờ, nhớ nhung, hẹn ước như
con người vậy. Chăn, gối là những đồ vật hết sức gần gũi với con người nhưng ở
đây chăn là nửa đắp nửa hờ còn gối là nửa đợi nửa chờ thể hiện trạng thái, tâm
trạng của con người. Ẩn dụ chăn gối nửa đợi nửa chờ chính là tâm trạng của
chàng trai đang yêu khao khát chờ đợi tình yêu được đền đáp. Tình yêu của
chàng trai hết sức mãnh liệt, khắc khoải nhưng cũng tràn đầy hi vọng.
Hay trong câu ca dao:
Mận nhớ đào đứng ngồi say tỉnh,
Đào nhớ mận những ngóng cùng trơng.
Muốn cho đào mận vợ chồng,
Đào u mận nhớ não nùng thương thay.
( Tập 1, trang 329)

14


Nhớ, đứng, ngồi, say, tỉnh, ngóng cùng trơng, u, nhớ não nùng…là
những biểu hiện các cung bậc cảm xúc của trai gái yêu nhau. Mận, đào là hai
loài cây, hai thứ hoa của mùa xuân – mùa tươi mới nhất, mùa của lễ hội, mùa

của trai gái lứa đôi dập dìu. Nếu trong ca dao người Việt, ẩn dụ mận - đào là lời
tỏ tình của chàng trai với cơ gái thì trong ca dao xứ Nghệ, mận – đào thể một
cung bậc khác của tình u đó là nỗi nhớ khắc khoải, cháy bỏng của người con
trai và người con gái khi xa cách nhau trong tình yêu.
Để thể hiện tính chất bấp bênh, khơng vững trong tình u đơi lứa ca dao
xứ Nghệ dùng những hình ảnh: “ đò trùng triềng”, “ thuyền lênh đênh”, “ đứng
núi này trơng núi nọ”…
Cha mẹ cho em chiếc đị nghiêng
Đị trùng triềng đôi mạn em ôm duyên trở về.
( Tập 1, trang 253)
Hình ảnh “ đị nghiêng”, “ đị trùng triềng” trung tâm ẩn dụ đặt trong cấu
trúc ẩn dụ có sức khơi gợi trạng thái bấp bênh, không cân đối, chao đảo của đị.
Trạng thái nghiêng, trùng triềng ấy có giá trị biểu hiện thật hợp logic, chính xác,
tinh tế tình trạng bấp bênh, chao đảo, khơng vững vàng của tình duyên trục trặc.
Phép ẩn dụ vừa tương đồng về nét nghĩa hình tượng, vừa giàu sức khơi gợi xúc
cảm buồn chán phiền muộn của cô gái.
Để thể hiện nét nghĩa khập khiễng, khơng tương xứng trong tình u đơi
lứa các tác giả dân gian xứ Nghệ sử dụng những hình ảnh: “ trầu cay cuống
khơng cay”, “ dây ngắn chạc giếng sâu”, “ cá nhỏ đó thưa”, “ cơng vun vén cây
hồng đực”, “ tuổi xuân không gặp hội hoa tàn gặp nhau”…
Trách mình chẳng trách ai đâu
Trách đài kia ngắn chạc trách giếng sâu nỗi gì.
( Tập 1, trang 420)
Tính chất khập khiễng, khơng hài hịa tương xứng trong tình cảm giữa hai
người được thể hiện bằng hình ảnh cũng bất cân đối “ đài ngắn chạc” ( dây) và “
giếng sâu”.
15


Để thể hiện nét nghĩa không tương xứng về giá trị trong tình u đơi lứa

các tác giả dân gian xứ Nghệ sử dụng những hình ảnh: “ Ngồi trên đống bạc cân
lấy chì”, “ bèo sơng bèo ao”, “ gạo giã ba lần, vo nước đục, vần than rơm”, “ cầu
ván cầu tre”, “ tiên sa vườn bầu”…
Trách cha trách mẹ muôn phần
Ngồi trên đống bạc mà cân lấy chì
( Tập 1, trang 421)
“ Chì” và “ bạc” đối lập gay gắt về giá trị, hơn thế nữa ngồi trên cả “ đống
bạc” mà chỉ cân lấy “ chì” thì càng trớ trêu chua xót hơn. Phép ẩn dụ thật chính
xác dễ hiểu, sáng rõ về sự bất tương xứng về giá trị giữa hai đối tượng. Đặt “
bạc” cạnh “ chì”, rốt cuộc cân lấy “ chì”, hình ảnh ẩn dụ có sức mạnh bình giá
thích đáng: thể hiện thái độ bất bình, phản ứng gay gắt khơng thể chịu đựng nỗi
đau xót, phẫn uất tột độ trước một ứng xử bất công và đầy bi kịch. Đằng sau
hình ảnh ẩn dụ là nỗi lịng vừa nặng trĩu buồn đau chua xót vì hụt hẫng, vì đắng
lịng, vì uất nghẹn và ngơ ngác ( Khen ai khéo đúc chng chì – dạng thì có
dạng đánh thì khơng kêu).
Mượn tên gọi của ngoại giới để biểu hiện những ý nghĩa xúc cảm của thế
giới nội tâm, người dân xứ Nghệ đã vật chất hóa, hình tượng hóa, tâm trạng hóa
những hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống xã hội môi trường nông nghiệp để thể
hiện quan niệm về sắc thái, cung bậc tình cảm trong tình u.
Có trầu mà nỏ có cau
Làm sao cho đỏ dun nhau thì làm
( Tập 1, trang 248)
Lối đối đáp mượn hình ảnh trầu cau để diễn đạt kín đáo, tế nhị, rất có
dun ý nguyện chung tình và khát vọng đắp xây một tình yêu nồng thắm. Hình
ảnh trầu cau theo thị hiếu thẩm mĩ truyền thống là hình ảnh biểu trưng cho tình
dun nồng thắm.Cịn ở đây hình ảnh trầu cau đặt trong cấu trúc ẩn dụ để gửi
gắm khát khao gắn bó và bộc lộ một ý nguyện khẩn cầu da diết như một tất yếu,
một đòi hỏi cấp bách tự thân, tự nhiên, không cưỡng nổi: “ làm sao cho đỏ
16



dun nhau thì làm”. Điều tưởng cũ mịn nhàm chán ít sức gợi được chọn dùng,
đặt đúng lúc đúng chỗ bỗng dậy lên một sức sống như sức sống của con tim yêu
đương trong lồng ngực trẻ đập nhịp đập gấp gáp, háo hức, vồ vập và xiết bao da
diết, đó là giai điệu của tình u lửa cháy.
Cịn đây là mối tình đang gặp trúc trắc, trục trặc:
Duyên kia đương trúc trắc,
Phận kia đương trục trặc
Bởi vì tại cành mai,
Sương sa giọt ngắn giọt dài,
Hai đứa kháp mặt nhau hoài mà nỏ cảm thương.
( Tập 1, trang 270)
Chàng trai và cô gái đã từng thề non hẹn biển trao dun gửi phận nhưng
chẳng hiểu vì lí do nào đó, cơ gái chê chàng trai nên lơ là tình cảm, nhạt nhẽo lời
gắn bó, thề ước xưa kia làm cho tình duyên của hai người trở nên trúc trắc, trục
trặc. Dư vị bài ca dao không ngọt ngào, đằm thắm, quấn quýt như những bài ca
dao về tình yêu ta từng biết mà quặn lại, xoắn lại đau nhói đến tận tâm can, nấc
lên trong cổ họng. Tất cả điều đó được thể hiện thơng qua ẩn dụ “ cành mai”
trong bài ca dao.
So với ca dao miền Bắc, ca dao xứ Nghệ không được nhuần nhị, duyên
dáng, ý vị. Nhưng mỗi chữ trong bài ca dao lại chắc nịch như đinh đóng cột,
biểu thị thái độ dứt khốt, rõ ràng tạo cho người đọc một cảm hứng thẩm mĩ
riêng:
Anh thương em nỏ nói khi đầu
Bây giờ cưởi đã bá ngành dâu đi rồi.
( Tập 1, trang 222)
Ân dụ “ cưởi đã bá ngành dâu” biểu thị người con gái đã có chồng giãi
bày với chàng trai ngỏ ý muốn u thương mình, bây giờ em đã có chồng rồi,
phải phụ thuộc vào chồng khơng có sự lựa chọn nào nữa. Cưởi là phát âm của
cửi một loài thực vật không sống độc lập mà phải sống nhờ, sống dựa trên thân

17


cây khác. Ngành là từ biến âm địa phương của cành ( cành cây) mà cụ thể đây là
cành dâu. Ẩn dụ “ cưởi bá cành dâu” thật giản dị, dễ hiểu nhưng hết sức độc
đáo, có vẻ như thơ mộc nhưng mang tính hình tượng sâu sắc.
Quả đúng như vậy, các tác giả dân gian xứ Nghệ sáng tác ca dao, xây
dựng các ẩn dụ một cách hồn nhiên, khơng cầu kì. Họ tìm một cách nói giản dị,
mộc mạc như chính suy nghĩ và chính cuộc sống của họ vậy.
Ví von xuất hiện trong ca dao tình u đôi lứa xứ Nghệ rất nhiều (230
bài / 1.894 bài). Có những bài ca dao ngắn sử dụng 3, 4 tỉ dụ liền.
Mượn vật mẫu ví là những sự vật cụ thể, quen thuộc để diễn tả đời sống
nội tâm phong phú, sâu sắc, phức tạp với nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau…
phép so sánh ( ví von) là một phương tiện sắc bén để khám phá, nhận thức, biểu
hiện đời sống tinh thần tình u đơi lứa:
- Q hồ em có lịng thương
Anh có lịng đợi như rương khóa rồi
( Tập 1, trang 376)
Mình em như cá vơ lừ
Khi vơ thì dễ, bây giừ khó ra
( Tập 1, trang 341)
Người dân xứ Nghệ thường mượn những hình ảnh gần gũi quen thuộc
trong môi trường sống vùng thiên nhiên nông nghiệp, trong thế giới vật thể nhân
tạo để thể hiện quan điểm về lẽ sống, vẻ đẹp của con người trong tình yêu cả
những mặt thánh thiện và những mặt trái của nó.
Chẳng hạn:
Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khao.
( Tập 1, trang 298)
Tình anh em được ví với “ bướm hoa”, chọn hình ảnh hoa nở trên cành ví

với em như khơi gợi bao hương sắc, bao sức sống đầy hấp dẫn khêu gợi…
Tương xứng với sức quyến rũ của hoa là hình ảnh bướm được chọn ví như anh
18


đang lượn vành khát khao: hình ảnh sống động, tiêu biểu gợi tả cả nỗi đam mê,
đắm say một cách tự nhiên với cả niềm khát khao đến cuồng nhiệt. Vật mẫu ví
vừa quen thuộc, gần gũi với tâm thức người dân xứ Nghệ vừa giàu sức gợi hình
và biểu cảm có tác động mạnh đến những mơ ước thầm kín của tuổi trẻ trong
mùa tình ái ngọt ngào.
Đơi ta như giấy trắng cả tờ
Đừng nghi mà tội đừng ngờ mà oan.
( Tập 1, trang 286)
Vật mẫu ví “ giấy trắng cả tờ” vừa gợi tả tâm hồn, tình yêu, tấm lòng
trắng trinh tuyệt đối, chưa hề vấy bẩn dù là một chút, vừa rưng rưng xúc động đề
cao tình u trong trắng trọn vẹn vơ ngần... Đó là phẩm giá là linh hồn và giá trị
của tình u đích thực. Hình ảnh ấy là biểu trưng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết, tình
u thánh thiện, nên có sức lay gọi đối với bạn tình. ( Mình em như tấm lụa đào
– dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai).
Người Nghệ cũng sử dụng những vật mẫu ví người yêu như “ hoa tàn nhị
rơi”, “ bí cắt non”, “ bèo dạt sóng”, “ rau muống vượt bờ héo khơ”, rồi nỗi nhớ “
như cau đổ bão, vờ đưa ma”:
Nhớ mình sớm ngẩn chiều ngơ
Như cau đổ bão như cờ đưa ma
( Tập 1, trang 364)
Hình ảnh ví thật táo bạo, bất ngờ. Nhớ ngẩn ngơ sớm chiều đến mức như
cau đổ bão… thật là nỗi nhớ kì lạ của người xứ Nghệ. Đây là cách nói ví kết hợp
lối nói thậm xưng: cau đổ bão là đổ bất ngờ, gãy dạt xuống gợi tả cảnh tượng
kinh hồng do gió bão vùi dập gợi cảm giác đau đớn, đột ngột, ghê gớm kéo dài,
nỗi đau của cau gãy ngang hoặc bị bật gốc rễ… Chỉ có người Nghệ tâm hồn

chứa đựng tình u nồng cháy mới có cảm giác ấy khi xa vắng người tình bị cái
nhớ hành hạ, dày vị đến vậy và mới sáng tạo nên hình ảnh ví von độc đáo đến
vậy.

19


Những sắc thái, cung bậc trong tình yêu được thể hiện qua nhiều lối ví von:
Thương ai rồi lại nhớ ai
Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng.
( Tập 1, trang 412)
Lựa chọn sử dụng hình ảnh “ khoai mới trồng” gợi tả sự héo úa, vàng vọt
vừa bị cắt đứt khỏi gốc rễ, lìa khỏi thân, rũ rượi có tác dụng khắc họa một cách
sinh động, điển hình khn mặt tiều tụy buồn rầu của chủ thể khi xa vắng
thương nhớ bạn tình…Hình ảnh “ khoai mới trồng” đã dồn nén nỗi sầu héo, xót
xa thiếu sức sống của người tương tư đồng thời bộc lộ khát vọng cháy bỏng
muốn gặp gỡ bạn tình…
Anh nói với em như nứa chẻ hai
Em nói với anh như bó giang riết chặt, giừ biết lấy ai chuyện trị
( Tập 1, trang 222)
Hình ảnh ví “ nứa chẻ hai” gợi tả sự tách bạch, sáng rõ, dứt khốt như ý
nguyện, tình cảm của anh cũng sáng tỏ, dễ hiểu, thuận chiều như việc chẻ nứa
vậy. Hình ảnh “ em nói với anh như bó giang riết chặt” gợi tả tính chất chặt chẽ,
chắc chắn khơng thể lỏng lơi được ví như tình cảm và ý nguyện của em cũng
tròn trịa, trọn vẹn, chắc chắn như vậy.
Mình em như giấy trắng cả tờ
Lịng son một mực đợi chờ bút nghiên.
( Tập 1, trang 340)
Hình ảnh ví em như “ giấy trắng cả tờ”, “ lịng son” là hình ảnh đẹp dung
dị , gần gũi, dễ hiểu vừa cụ thể vừa biểu trưng. “ Lòng son” là tình cảm, tâm hồn

trinh trắng như giấy trắng cả tờ, còn trinh nguyên chưa hề vướng bẩn. Dựa vào
sự tương đồng về màu sắc, phẩm chất trắng trong tinh khiết giữa tâm hồn trinh
nữ chưa vướng bụi trần với tờ giấy trắng phau để dựng lên một vật mẫu ví thật
chính xác, hợp lí vừa vật chất hóa vẻ đẹp trong trắng trong tình cảm, vừa bộc lộ
một nềm tự hào, tự tôn về phẩm chất “ giá sạch tuyết trong” của mình vừa thể
hiện tấm lịng mong ước thiêng liêng, chờ mong đón nhận sự trao gửi, ban tặng
hạnh phúc ở phía bạn tình…
20


Qua phép so sánh trong ca dao tình u đơi lứa xứ Nghệ ta thấy vật mẫu
ví là những hình ảnh quen thuộc trong thế giới tự nhiên, vật thể nhân tạo như
những dịng sơng, con đị, bến nước, những gió trăng, mây núi, những ong
bướm, cá chim, những dâu tằm rồng rắn, những giang nứa, cau trầu, ao sen, đào
liễu… những ếch cày, bờ ruộng, những kim chỉ, dầu đèn, những khóa rương, bìa
sách, những bí bầu, bèo nước… tất cả những cảnh vật, đồ vật thân quen gần gũi
ấy đều được mượn để kí thác, chuyển tải câu chuyện tình mộc mạc, bình dị, hồn
nhiên rất mực trong sáng của những chàng trai cô gái làng quê xứ Nghệ.
2.3 Đề tài quan hệ gia đình và hơn nhân
Trong kho tàng ca dao xứ Nghệ, ở đề tài quan hệ gia đình và hơn nhân thể
tỉ được sử dụng khá nhiều với 75 ẩn dụ trong 457 bài ca dao và 68 bài sử dụng
phép so sánh trong 457 bài ca dao.
Các tác giả dân gian xứ Nghệ đã chọn những sự vật, hiện tượng gần gũi,
thân thuộc trong khu vực địa phương để làm ẩn dụ trong ca dao:
Ai ơi đợi với tơi cùng,
Tơi cịn gỡ mối tơ hồng chưa xong.
( Tập 1, trang 443)
Nỗi nhớ khắc khoải của người con trai và người con gái khi yêu dành cho
nhau thật đúng là trăm mối tơ vò với nhiều cung bậc. Tất cả những diễn biến nội
tâm vừa mơ hồ, huyền ảo, vừa sâu kín tế nhị khơng dễ gì nhận ra đó lại được tác

giả dân gian nói bằng một sự vật cụ thể “ gỡ mối tơ hồng”. Tình u lứa đơi là
vấn đề tế nhị, trừu tượng, khó diễn đạt vì nó vơ hình, vơ ảnh nhưng dân gian đã
dùng ẩn dụ mối tơ hồng để diễn tả, qua đó hình tượng nghệ thuật được xác lập
có một dáng vẻ cụ thể và một ý nghĩa sâu xa.
Cịn đây là tình cảnh bi đát, đáng thương của người con trai:
Bướm đừng lẻo đẻo theo hoa
Hoa kia cụp lại, bướm đà tính sao?
( Tập 1, trang 452)
Hoa cụp lại tức là hoa từ chối bướm là để nói người con gái từ chối tình
u của người con trai. Mượn hình ảnh bướm theo hoa để nói về tình cảm của
21


người con trai dành cho người con gái nhưng không được đáp lại, tác giả dân
gian xứ Nghệ muốn thể hiện một trạng thái tình cảm khổ đau trong tình yêu.
Nếu như trong ca dao người Việt vườn đào tượng trưng cho tình yêu nam
nữ, cho những mối tình duyên của đơi lứa thì ca dao xứ Nghệ lại dùng biểu
tượng vườn xuân với cách nói đầy vẻ tiếc nuối:
Đi qua ướm hỏi vườn đào,
Vườn xuân trong ấy ai vào hay chưa?
Trách tình những kẻ đi trưa,
Vườn xuân đã chật lưa đâu mà ngồi.
( Tập 1, trang 470)
Trong ca dao ở đề tài quan hệ gia đình và hơn nhân các tác giả dân gian
xứ Nghệ thường sử dụng loại ẩn dụ ngụ ngôn để tập trung phê phán những thói
xấu của con người trong đời sống. Đó là thái độ thiếu đứng đắn, thiếu nghiêm
túc trong tình yêu của chàng trai, vì q tham lam, ích kỷ nên phải chịu kết cục
bi đát đáng chê cười:
Một bầy cá lội sơng sâu,
Anh ngồi híp mắt bng câu ngồi chờ.

Anh câu con diếc, anh tiếc con rô,
Anh câu con cá gáy, anh dị con trê.
Q trưa mặt mày ủ ê,
Vì chưng tham quá nên về giỏ không
( Tập 1, trang 486)
Để nói về tình cảm gia đình gắn bó, hơn nhân mặn nồng ca dao xứ Nghệ
sử dụng hình ảnh bướm ong sum họp, phượng hồng sánh đơi:
Từ ngày thiếp bén dun chàng,
Bướm ong sum họp, phượng hồng sánh đơi.
( Tập 1, trang 498)
Nhưng khi tình cảm khơng gắn bó, hơn nhân khơng thành thì ca dao xứ
Nghệ lại thể hiện ở nhiều góc cạnh với nhiều lí do khác nhau:
22


Chẳng hạn:
Thấp tay với chẳng đến kèo,
Vì phận anh nghèo, với chẳng đến nơi.
( Tập 1, trang 499)
Hay:
Thương nhau không nói lúc đầu,
Bây giờ cưởi đã bá ngành dâu đi rồi.
( Tập 1, trang 500)
Qua phép ẩn dụ được sử dụng ở đề tài quan hệ gia đình và hơn nhân ta
thấy được phần nào tình cảm và tính cách của con người xứ Nghệ.
Với lối ví von giàu hình ảnh, những tình cảm trong quan hệ gia đình và
hơn nhân được ca dao xứ Nghệ thể hiện khá sinh động. Đó là tình cảm anh chị
em gắn bó, tình cảm vợ chồng khăng khít, thủy chung, tình cảm của con cái đối
với cha mẹ...
- Anh em như nước một dịng,

Như cây một cội, như sơng một nguồn.
- Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
- Anh em ta như cà với ruốc,
Chị em ta như thuốc với trầu.
( Tập 1, trang 444)
Mượn vật mẫu ví là những hình ảnh hết sức gần gũi, gắn bó mật thiết với
nhau ca dao xứ Nghệ khẳng định tình cảm giữa anh chị em trong gia đình là một
tình cảm keo sơn, gắn bó và khơng thể tách rời. Tình cảm của anh em trong gia
đình được ví “ như nước một dòng”, “ như cây một cội”, “ như sông một
nguồn”, “ như thể tay chân”, “ như cà với ruốc”...cịn gì gắn bó mật thiết, keo
sơn đến nhường ấy.

23


Trong hơn nhân gia đình, khi đã thành đơi thành lứa thì vợ chồng rất tin
tưởng ở nhau, gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm, xây dựng hạnh phúc gia đình.
Những ngày xa cách, người vợ ở nhà thủy chung sắt đá:
Anh ra đi đá mòn chân cứng,
Em ở nhà vẫn vững như đồng.
Dù cho gió rét mưa đơng,
Em lăn trịn chiếu lại, vắng chồng vẫn vui.
( Tập 1, trang 445)
Người phụ nữ quan niệm hạnh phúc là lấy được một người chồng hiền
biết yêu thương:
Cha mẹ cho bạc cho tiền,
Không bằng lấy được chồng hiền sướng thân
( Tập 1, trang 455)
Và trong tình cảm vợ chồng ta thấy thật mặn nồng, đắm say:

Cha mẹ bồng bế nâng niu,
Tội trời thì chịu, chẳng yêu bằng chồng.
( Tập 1, trang 455)
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ cũng được ac dao xứ Nghệ thể hiện
rất mực tình cảm:
Mẹ già tóc bạc như tơ,
Ni con cho nậy ( lớn) mà nhờ mà trông.
( Tập 1, trang 483)
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng,
Khắc một bia đá bốn chữ vàng thờ chung.
( Tập 1, trang 493)
Chúng ta đã biết, trong một xã hội, quyền làm người làm chủ vận mệnh
của mình đã khơng được bảo đảm thì bao ngang trái đến với mỗi người dân. Nỗi
buồn khổ được diễn tả nhiều phải chăng nó bộc lộ một mâu thuẫn có tính chất
khách quan, khơng quay lưng lại với cuộc sống để nhằm thể hiện một chủ đề
24


phổ biến trong văn học truyền miệng, trong ca dao. Đó là thân phận con người
mà vấn đề đặt ra, vấn đề đòi hỏi gay gắt của quần chúng là quyền sống, là giải
phóng con người, là hạnh phúc được bảo đảm vẹn toàn.
Chủ đề ấy được đề cập đến một cách sâu sắc trong ca dao xứ Nghệ. Rõ
ràng nhất là đối với thân phận người phụ nữ. Mà trong thân phận người phụ nữ,
cái buồn được nói đến nhiều nhất là hạnh phúc lứa đôi.
Cuộc đời của bao phụ nữ, phần lớn là những rủi ro tan vỡ, là những hồi
hộp lo âu, là những đau khổ và nước mắt, là những khinh bỉ và dập vùi… Quan
niệm của đạo lý phong kiến: nam tôn nữ ti, nữ nhân nan hóa ( người đàn bà khó
dạy), nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô ( một con trai nói là có, mười con gái
nói là khơng), phụ nữ bất đắc nhập chính thất, bất đắc nhập từ đường ( đàn bà
khơng được vào nhà chính, khơng được vào nhà thờ), tại gia tòng phụ, xuất giá

tòng phu, phu tử tịng tử… được coi gần như là chính thống trong xã hội Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám. Những quan niệm ấy đã ăn sâu vào đầu óc
quá nhiều người nên chị em phụ nữ thấy thân phận của mình:
- Thân em như giếng giữa đàng,
Người khơn rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như cánh phù dung,
Sớm mai thì nở, chiều đơng thì tàn.
- Thân em như con cá giữa bàu,
Kẻ nơm người úp, biết vào tay ai.
- Thân gái như hạt mưa sa,
Giọt rơi xuống giếng, giọt ra bên đường.
( Tập 1, trang 499)
Hai từ “ thân em” đều mang thanh bằng nhưng nó khơng đem lại một sự
yên ổn, nhẹ nhõm trong lòng mà ngược lại gây cảm giác nặng nề như những
tiếng nấc đan xen tiếng thở dài. Từ “ thân em” được lặp lại nhiều lần, được chà
đi xát lại thể hiện một sự tủi thân, một sự giày vò ghê gớm trong tâm can. Ở đây,
nếu khơng có hình ảnh “ giếng giữa đàng”, “ cánh phù dung”, “ con cá giữa
25


×