Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

So sánh tu từ trong truyện ngắn nguyễn khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.58 KB, 86 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Khải với gần 80 tuổi đời, với hơn 50 năm cầm bút – Sức sáng tạo
dồi dào, dẻo dai như vậy chỉ có ở một con người có nội lực lớn, tiềm năng lớn
và đặc biệt phải có tài năng nghệ thuật, có phong cách độc đáo.Với một chặng
đường sáng tác dài, gắn liền với lịch sử của đất nước, Nguyễn Khải đã có một
khối lượng tác phẩm lớn trên nhiều thể loại như tiểu thuyết, ký, kịch, truyện
ngắn, tạp văn, tự truyện, tuỳ bút. Qua những sáng tác ấy, ông đã khẳng định được một phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ, được giới nghiên cứu đánh giá
cao. Nguyễn Khải đã từng nhận các giải thưởng như: Giải tác phẩm xuất sắc của
hội văn nghệ Việt Nam (1953), hai giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam
(1982, 1989), Giải thưởng Hồ Chí Minh (2000), Giải thưởng ASEAN (2000)...
Do những cống hiến to lớn trong gần 6 thập kỷ qua , Nguyễn Khải được
giới phê bình, nghiên cứu đặt ở vi trí đáng kể trong nền văn xi hiện đại Việt
Nam "Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiêu biểu cho nền văn xuôi cách
mạng" (Hà Công Tài - Những chặng đường văn Nguyễn Khải). Nhà nghiên cứu
văn học Vương Trí Nhàn cũng từng khẳng định: " Từ 1975 đến nay, Nguyễn
Khải luôn luôn thuộc loại những cây bút dẫn đầu trong đời sống văn học"
(Nguyễn Khải sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1975). Tác phẩm của
ơng đã đem lại một cái nhìn nghệ thuật độc đáo, mới mẻ chỉ có ở riêng ơng và là
một thành tựu quan trọng của nền văn học nước nhà. Do Nguyễn Khải có vị trí ,
vai trị quan trọng như vậy cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩm
của ông là việc cần thiết và chắc chắn sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích.
- Mặt khác trong chương trình ngữ văn phổ thơng trung học, rất nhiều
học sinh đã biết đến và thực sự yêu thích nhà văn Nguyễn Khải qua truyện ngắn
như Tầm nhìn xa, Mùa lạc. Thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa hiện
nay, tác phẩm Một người Hà Nội, một tác phẩm rất tiêu biểu của ông viết ở giai
đoạn sau 1975 đã được chọn để đưa vào sách Ngữ văn 12. Điều đó cho thấy
1


rằng cùng với thời gian và sự sàng lọc, Nguyễn Khải vẫn là cây bút trụ vững và


có ý nghĩa đặc biệt trong những biến động, phát triển của nền văn học dân tộc.
- Trong sáng tạo văn học việc sử dụng các biện pháp tu từ có vai trũ rất
quan trọng trong đó so sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật thường được các
nhà văn, nhà thơ dùng phổ biến với mật độ khá dày đặc trong tác phẩm. Biện
pháp này có vai trị rất quan trọng. Nó làm cho sự vật, hiện tượng được tác giả
nói đến trở nên cụ thể, cung cấp một quan niệm rõ rệt về chúng, thể hiện đựơc
tình cảm, thái độ, tư tưởng của tác giả. Tuy vậy mảng nghiên cứu về so sánh tu
từ vẫn cịn thiếu vắng. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này.
Dưới đây chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu " So sánh tu từ trong truyện
ngắn Nguyễn Khải" nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định những cống hiến
của Nguyễn Khải đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mặt khác việc thực
hiện đè tài này sẽ góp phần cung cấp kiến thức cho việc dạy học ở trường phổ
thông.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Lịch sử nghiên cứu so sánh tu từ
So sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật độc đáo, việc sử dụng nó cho thấy
được t năng và sự tinh tế của tác giả. Vì thế việc tìm hiểu SSTT là việc làm cần
thiết và được nhiều người nghiên cứu. Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về
SSTT ta thấy nổi bật là các cơng trình của:
- Nhúm tỏc giả Vừ Bỡnh, Lờ Anh Hiền, Cự Đỡnh Tỳ, Nguyễn Thỏi Học
trong cuốn phong cỏch học Tiếng việt, NXB Giáo dục, 1982 cho rằng “so sánh
tu từ là sự đối chiếu hai đối tượng có cùng một dấu hiệu chung nào đấy nhằm
biểu hiện một cách hỡnh tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó”.
- Cũng đề cập đến so sánh tu từ nhưng tác giả Nguyễn Thế Lịch trong bài
cỏc yếu tố và cấu trỳc của so sỏnh nghệ thuật, tạp chí tiếng việt tháng 1 năm
1988 lại nhấn mạnh đến tính mục đích của so sánh tu từ, tác giả viết: “So sánh
nghệ thuật thường được biểu hiện là một sự vật ra đối chiếu về một mặt nào đó
2



đối với một sự vật khác loại nhưng lại có đặc điểm tương tự mà giác quan có thể
nhận biết để hiểu việc đưa ra đó dễ dàng hơn”.
- Các tác giả Nguyễn Thái Hoà và Đinh Trọng Lạc trong công trỡnh viết
chung cú tờn: Phong cỏch học tiếng việt lại cho rằng tớnh cụ thể của hỡnh ảnh,
tớnh cảm xỳc thẩm mỹ là hai yếu tố của so sỏng tu từ: “So sỏnh là phương thức
diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự
vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hỡnh ảnh cụ thể, những cảm xỳc
thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.
Theo Nguyễn Lân trong cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB TPHCM,
2000 thì cho rằng: “So sánh là xem xét để tìm ra những điểm giống và khác
nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất. Trong văn học, so sánh dùng để
gọi ten một thuật ngữ, chỉ một biện pháp tu từ nhằm tạo hiệu quả
Và việc nghiên cứu SSTT không chỉ được nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà
nó cũng được đi sâu vào phân tích trong các tác phẩm văn học cụ thể của các tác
giả như: Xuân Diệu , Nam Cao, Nguyên Ngọc, Nguyễn Tuân.
+Tuy nhiên việc nghiên cứu SSTT trong các tác phẩm văn học cịn q ít
và chúng tơi nhận thấy rằng chưa có cơng trình nầo nghiên cứu SSTT trong
truyện ngắn Nguyễn Khải.
2.2 Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Khải
Nguyễn Khải là một người đi nhiều viết nhiều, hơn năm mươi năm cầm
bút Nguyễn Khải luôn bám sát từng bước đi của dân tộc, phản ánh kịp thời
những nhiệm vụ chính trị, cách mạng, những đôi thay trong đời sống con người
và xã hội. Ngịi bút của ơng khơng né tránh mà rất bản lĩnh khi xông vào những
lĩnh vực nhạy cảm phức tạp mang tính thời sự, chính trị để phát hiện vấn đề. Vì
vậy, tác phẩm của ơng ra đời luôn gây được sự chú ý của giới phê bình văn học.
Tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Khải là một hành trình dài. Mặt khác, Nguyễn
Khải là nhà văn có cá tính, có phong cách nên các tác phẩm của ông trong mỗi
giai đoạn luôn thu hút được sự khám phá, tìm hiểu của độc giả.
3



Theo thông kê của Phan Diễm Phương trong cuốn Nguyễn Khải - tác gia
và tác phẩm có tới 107 cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Khải. Đó là chưa kể
những luận án, luận văn, khóa luận của các sinh vien, học viên các trường Đại
học tìm hiểu về Nguyễn Khải nhưng chưa cơng bố. Trước hết phải kể đến cơng
trình nghiên cứu về Nguyễn Khải như Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Khải (Chu
Nga), Nhà văn Nguyễn Khải (Đoàn Trọng Huy). Ngồi ra cịn có các tác giả
Vương Trí Nhàn với tác phẩm Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách
mạng Việt Nam từ sau 1945. Tác phẩm phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của
Nguyễn Tuyêt Nga, Nguyễn Khải của Phan Cự Đệ … Tác giả Phan Cự Đệ trong
bài nghiên cứu về Nguyễn Khải đã cho rằng: “Nguyễn Khải là cây bút trí tuệ
ln suy nghĩ lắng sâu về những vấn đề cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm lời giải
đáp thuyết phục theo cách riêng của mình”, tác giả cho rằng: Ngịi bút Nguyễn
Khải là ngịi bút hiện thực tỉnh táo, ngịi bút ấy ln gắn liền với cảm hứng cách
mạng về ngày mai (Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975, tập 2, NXBGD và THCN,
H, 1983).
Trong bài vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Văn
Hạnh nhấn mạnh đến phong cách viết văn của Nguyễn Khải, ông gọi phong
cách Nguyễn Khải là phong cách hiện thực tỉnh táo. Ông cho rằng thành công
của Nguyễn Khải là ở chỗ “ông biết lựa chọn, sử dụng những chi tiết đúng lúc,
đặt ra trong các tác phẩm nghệ thuật nên có hiệu quả nghệ thuật cao” (Nguyễn
Khải - về tác gia và tác phẩm, NXBGD, H, 2003)
Tác giả Đoàn Trọng Huy trong cuốn “Văn học Việt Nam 1945 - 1975), tập
2, NXBGD, Hà Nội, 1990 đã lưu ý rằng trong phong cách Nguyễn Khải có 3 đặc
điểm nổi bật đó là: Cái nhìn hiên thực nghiêm ngặt, tính chính luận, tính thời sự
- năng động. Ba đặc điểm này là nên sức mạnh riêng của Nguyễn Khải đồng thời
làm cho Nguyễn Khải không lẫn được với gương mặt các nhà văn Việt Nam
hiện đại khác, đó là 3 trong những đặc điểm cơ bản xuyên suốt đời văn Nguyễn
Khải.


4


Nhưng có lẽ chiếm số lượng nhiều nhất là những bài viết, những cơng trình đi
sâu tìm hieur về các tác phẩm cụ thể của Nguyễn Khải như Đọc thời gian của
người (tác giả Nam Giao đăng trên tạp chí đất Việt, Thành Duy với bài viết Mùa
lạc - một thành công mới của Nguyễn Khải. Hồ Phương với bài Đọc xung đột
của Nguyễn Khải, Tác giả Song Thành với tác phẩm Đọc đường trong mây,
Nguyễn Văn Hạnh với Chủ tich huyện và nghệ thuật viết truyện của Nguyễn
Khải, Mai Liên với bài Đọc hãy đi xa hơn nữa của Nguyên Khải
Trong số đó tiêu biểu có bài viết của Thành Duy "Với Mùa lạc, không
những Nguyễn Khải chọn cho mình phương ưhớng tốt trong sáng tác, mà cịn vượt các tác phẩm trước của anh về tính tư tưởng và tính nghệ thuật" hay: "trong
mùa lạc anh tập trung sự chú ý của mình vào việc diễn tả cuộc đấu tranh giưã
cái mới và cái cũ nêu lên những vấn đề thiết thực nóng hổi của đời sống, của
con người".
Và bài viết của Nguyễn Văn Hạnh: "Nguyễn Khải có khả năng phân tích
cuộc sống mạnh mẽ, có sức phát hiện, biết nhìn, biết nghe, biết chọn lọc hiện
thực, biết dùng lối kể chuyện xen kẽ với nhận xét và bình luận... Đây là biện
pháp quan trọng của truyện ngắn nó cho phép đối tqợng nói trực tiếp bằng
ngơn ngữ của bản thân nó, do đó tạo nên sự biến hoá cho bút pháp và đồng thời
dễ gây cho độc giả những ấn tqợng bất ngờ thú vị" (Chủ tịch huyện của Nguyễn
Khải, báo đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội, số 10, 1972).
Số lượng bài viết về tác phẩm của Nguyễn Khải rất nhiều mà phần lớn
đều xoay quanh việc xác định tư tưởng, lập trường của người cầm bút để bày tỏ
nhận định của mỡnh về mức độ giá trị của tác phẩm, cũng như gắng tỡm cỏch
đánh giá hợp lý về vai trũ, vị trớ của nhà văn.
Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải mặc dù được các nhà
nghiên cứu, phê bỡnh, cụng chỳng bạn đọc quan tâm tỡm hiểu trờn cỏc phương
diện song rất ít bài viết tập trung nghiến cứu về một phương diện cụ thể và đặc
biệt là về cấu trúc SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Khải chưa từng được nghiên

cứu.
5


Xuất phát từ thực tế đó chúng tơi muốn đi vào nghiên cứu một cách cụ
thể, toàn diện SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Khải.
3. Mục đích của đề tài
Qua nghiờn cứu cấu trỳc so sỏnh tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Khải
khóa luận muốn đạt được ba mục đích sau:
3.1. Làm sáng tỏ cấu trúc so sánh tu từ (SSTT) trong truyện ngắn Nguyễn
Khải trên cơ sở so sánh mô hỡnh cấu trỳc SSTT trờn lý thuyết.
3.2. Thụng qua khảo sỏt cấu trỳc SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Khải
khóa luận rút ra những nét độc đáo trong việc sử dụng phương thức tu từ của
Nguyễn Khải.
3.3. Nêu lên những đóng góp của ơng về phương thức SSTT đối với văn
học Việt Nam hiện đại trên phương diện SSTT.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là những phép SSTT được thể
hiện trong truyện ngắn Nguyễn Khải rut ra từ 34 truyện ngắn đó là:
1. Nằm vạ
2. Mựa lạc
3. Tầm nhỡn xa
4. Hai ông già ở Đồng Tháp Mười
5. Nắng chiều
6. Một người Hà Nội
7. Đời khổ
8. Người ngu
9. Luật trời
10. Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức
11. Hậu duệ dũng họ Ngụ Thỡ

6


12. Chuyện tỡnh của mỗi người
13. Anh hựng bĩ vận
14. Đổi đời
15. Sống giữa đám đông
16. Nơi về
17. Người già
18. Mẹ và bà ngoại
19. Thầy Minh
20. Đó từng cú những ngày vui
21. Lớnh chữa chỏy
22. Lóng tử
23. Một bàn tay và chớn bàn tay
24. Đàn ụng
25. Một chiều mùa đông
27. Phớa khuất mặt trời
28. Đàn bà
29. Chị Mai
30. Mẹ và cỏc con
31. Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu
32. Một giọt nắng nhạt
33. Cỏi thời lóng mạn
34. Những năm tháng yên tĩnh
5. Cái mới của đề tài
Đề tài này cố gắng đi sâu nghiên cứu cấu trúc SSTT trong truyện ngắn
Nguyễn Khải một cách cụ thể, hệ thống và tồn diện. Qua đó thấy đuợc những
nét độc đáo và đóng góp của ơng về phương diện này.
7



6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê phân loại
Bằng phương pháp thống kê phân loại chúng tơi đó tiến hành thống kờ
phõn loại ttỏt cả cỏc dạng SSTT trong 34 truyện ngắn của Nguyễn Khải, được in
trong " Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải", NXB Hội nhà văn, 2002
6.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Sau khi tiến hành thống kê, phân loại chúng tơi lấy kết quả đó để so sánh,
đối chiếu giữa các dạng của cấu trúc SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Khải với
cấu trúc so sánh tu từ trong lý thuyết phong cách học từ đó chỉ ra nét khác biệt
và tương đồng giữa chúng .
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ sự phân tích các dạng cấu trúc SSTT cụ thể, khóa luận khái quát
những nét đặc sắc của biện phỏp SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Khải.

7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khúa luận triển khai trong 3
chương:
Chương I: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương II: So sánh tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Khải.
Chương III: Giá trị biểu hiện của SSTT trong truyện ngắn Nguyễn Khải.

8


CHƯƠNG 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Nhà văn nguyễn khải
1.1.1 Nguyễn Khải - đôi nét về cuộc đời
Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ngày 3 tháng

12 năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đỡnh viờn chức, quờ nội ụng ở phụ Hàng
Than, thành phố Nam Định; quờ ngoại ụng ở xó Hiếu Nam, huyện Tiờn Lữ, tỉnh
Hưng Yên.
Theo Nguyễn Khải, ông vồn là một giọt máu nhà quan nhưng là giọt máu
bị bỏ rơi bởi ông là một đứa con thêm bị sỉ nhục từ một ụng bố thiếu tỡnh
thương và trách nhiệm. Tuổi thơ của Nguyễn Khải cũng lắm điều cay đắng
nhưng cuộc đời ơng đó bước sang một trang mới khi cuộc khỏng chiến chống
thực dõn Phỏp bựng nổ. ễng tham gia khỏng chiến rồi trở thành một y tỏ lỳc 18
tuổi, trong thời gian này ơng đó thử viết bài cho tờ Dân quân Hưng Yên. Nhờ
chút năng khiếu ấy, năm 19 tuổi, ông được điều lên làm phóng viên cho tờ báo
này. Cũng từ đó, Nguyễn Khải đó được nhiều lần cử đi dự các lớp nghiên cứu
văn nghệ, ở đây ông được gặp và làm quen nhiều nhà văn lớn như Nguyễn Tuân,
Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng… Họ đó trở thành những người thầy, người bạn
văn chương tâm huyết của ơng. Người săn sóc, động viên, chỉ bảo trên từng
trang viết cho ông trong những ngày chập chững vào nghề đó là Nguyễn Tuân.
Năm 26 tuổi Nguyễn Khải được điều về công tác tại Tổng cục chính trị (sau
1956 là tạp chí văn nghệ quân đội). Liên tục sau 2 năm (1957 – 1958) ông lần
lượt cho in các tập trong phần đầ của tiểu thuyết Xung đột – một tác phẩm được
đánh giá cao. Với tác phẩm này Nguyễn Khải bắt đầu ý thức về chức năng của
người cầm bút và thật sự bước vào con đường viết truyện.
Như vậy cách mạng đó cú ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời sáng tạo của
Nguyễn Khải, vỡ lẽ đó mà ụng luụn tõm niệm và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
9


với cách mạng: “Nếu khụng cú cỏch mạng thỡ mói hắn sẽ bị ỏm ảnh là một đứa
trẻ bị ruồng bỏ… chỉ xứng đáng có một thân yếu hèn mọn. Chính cách mạng đó
cho hắn long tự tin, biết lóng mạn, biết mộng mơ và biết xây đắp chí hướng” và
Nguyễn Khải khơng những đó vươn len khẳng định mỡnh mà cũn để lại danh
tiếng của mỡnh cho hậu thế.

1.1.2 Nhà văn Nguyễn Khải - những chặng đường sáng tác
Nhà văn Nguyễn Khải đã vĩnh biệt văn đàn Việt Nam vào lúc 19h25 ngày
15 - 1 - 2008 tại TP. Hồ Chí Minh. Sự ra đi của ơng đã để lại bao niềm thương
tiếc cho vô vàn người thân và độc giả nhưng cũng tràn đầy niềm tự hào về ông một nhà văn hàng đầu, quạn trọng nhất của văn học ta suốt một thời kỳ cực kỳ
sôi động. Tất cả những chuyển động bão táp, phức tạp, trăn trở đó của số phận
đất nước và nhân dân ta sẽ được in đậm dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải thuộc thế hệ văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
Pháp, kể từ đó cho đến khi ông từ giã cõi đời này, nhà văn đã đều đặn hàng năm
cho ra đời những đúa con tinh thần của mình, ơng sáng tác trên nhiều thể loại
như ký sự, tạp văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, tự truyện, tùy bút,... Và hầu như
những tác phẩm nào của Nguyễn Khải khi ra đời dù ở thời chiến hay thời bình,
dù khi ơng cịn trẻ hay khi đã già, kể cả những năm tháng cuối đời đều đựơc
đông đảo bạn đọc và giới phê bình đón nhận và đánh giá cao.
Để hiểu thêm về cuộc đời sáng tác của Nguyễn Khải chúng tơi sẽ trình
bày những chặng đường sáng tác của ông theo những chặng đường như sau: Từ
1955 - 1977, từ 1978 - 1986, từ 1986 - 2008.
1.1.2.1. Giai đoạn 1955 - 1978
Năm 1945, khi cách mạng tháng Tám thành cơng, đó cũng là thời gian mà
Nguyễn Khải đã bắt đầu đến độ tuổi thanh niên, bắt đầu có những hiểu biết,
những suy nghĩ và trăn trở về cuộc sống. Những năm sau 1945 khi cuộc kháng
chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi và hào hùng cũng là lúc ông bắt đầu tham gia

10


cách mạng và làm quen với nghề viết, có thể nói phong cách của ơng cũng được
hình thành từ những năm đó.
Truyện ngắn "Ra ngồi" (1950) được trình làng và sau đó 5 năm ơng đã
cho ra đời truyện "Xây dựng" và " Người con gái quang vinh” Và đến năm
1956, khi truyện "Nằm vạ" ra đời đã được độc giả đón nhận và nó đã đánh dấu

con đường cầm bút của Nguyễn Khải. Liên tục trong 2 năm 1957 - 1958, ông lần
lượt xuất bản những phần đầu của tiểu thuyết "Xung đột". Với tác phẩm này,
như một nhà phê bình đã nhận xét: Nguyễn Khải đã bắt đầu ý thức về chức năng
của ngưòi cầm bút và thật sự bước vào con đường viết truyện".
Trong phong trào xây dựng vùng kinh tế mới, hàn gắn vết thương chiến
tranh, Nguyễn Khải đã lên với nông trường Điện Biên, nơi xưa là chiến trưịng
oanh liệt, nay là cơng truờng với bạt ngàn màu xanh của cây cỏ, ông đã viết tập
truyện Mùa lạc (1960) trong niềm tin tưởng, lạc quan trước cuộc sống mới. Mặc
dù viết để cổ vũ cho một phong trào xây dựng nền kinh tế mới nhưng tập truyện
Mùa lạc đã thể hiện ngòi bút nhân đạo sâu sắc, một lối viết bám sát vào vấn đề
thời sự của đất nước nhưng không minh họa giản đơn một chiều mà từ những
thay đổi của cuộc đời nhân vật tác giả đã đem đến cho người đọc một lời thức
ngộ nhẹ nhàng nhưng cũng đỗi tha thiết, chân thành: chúng ta đang sống trong
một xã hội tốt đẹp và giàu tình cảm nhân đạo.
Năm 1963 tác giả lại cho ra đời tập truyện ngắn "Tầm nhìn xa" để tiếp tục
cổ vũ cho phong trào hợp tác hóa nhằm đưa nông thôn miền Bắc tiến lên con
đường XHCN. Dù tập truyện ra đời cách đây hơn nủa thế kỷ nhưng nó vẫn cịn
mang ý nghĩa thời sự khi nói đến vấn đề nông thôn và mối quan hệ giữa lợi ích
các nhân với lợi ích tập thể trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
Khi đế quốc Mĩ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, Nguyễn Khải đã
xơng pha chiến trận, đến với những nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến và đã ghi
lại đựoc khơng khí chiến trận ở nhiều thể loại: ở thể loại ký sự có: Họ sống và
chiến đấu (1966), Tháng ba ở Tây Nguyên (1976). Tiểu thuyết có: Đường trong
mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973). Qua những tác phẩm ấy, Nguyễn
11


Khải đã đóng góp một tiéng nói riêng, một cách nhìn và tiếp cận riêng trước
hiện thực cách mạng.
Nhìn chung giai đoạn này phong cách của Nguyễn Khải bắt đầu định hình

và phát triển. Nếu như nói rằng Nguyễn Khải là nhà văn của vấn đề, nhà văn của
thời sự với một giọng điệu chính luận khơng thể trộn lẫn thì đó là giai đoạn này.
1.1.2.2 Giai đoạn 1978 - 1986
Khi nước nhà được thống nhất hồn tồn thì Nguyễn Khải đã vào miền
Nam, tiếp xúc với một hiện thực cực kỳ đa dạng và mới mẻ. Cùng với những trải
nghiệm của bản thân,sự truởng thành trong nhận thức, ông bắt đầu có những tác
phẩm mà ở đó bộc lộ độ chín của một cây bút. Nhiều tác phẩm mang ý nghĩa
thâm trầm và giàu tính triêt lý của nhà văn đã ra đời trong hồn cảnh đó như
kịch: Cách mạng (1978), Hành trình đến tự do (1980), Khoảnh khắc đang sống
(1982), tiểu thuyết: Cha và con và ...(1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian
của người (1985)... Có lẽ khơng phải ngẫu nhiên hay vơ tình mà Nguyễn Khải
đến với thể loại kịch. Hẳn ở đó nhà văn đã tìm đựoc một cách tối đa nhất để cho
nhân vật được đối thoại, được triết lý với nhau mà còn đối thoại, triết lí với tác
giả, với bạn đọc để tranh luận đi đến làm sáng tỏ một vài vấn đề nào đó. Tiểu
thuyết Cha và con và ... tiếp tục đề tài tơn giáo nhưng trong một hồn cảnh mới:
chủ nghĩa xã hội đã có những cơ sở vững chắc ở nông thôn. Và vấn đề mà
Nguyễn Khải đưa ra là tôn giáo sẽ đối thoại với xã hội như thế nào khi quan hệ
XHCN đã chiến thắng? Tác phẩm Gặp gỡ cuối năm thể hiện khả năng lực chọn
tình huống, sở trường trong việc miêu tả và phản ánh những cái ngổn ngang, bề
bộn của "ngày nay". Xung quanh cái bàn tròn nhân dịp gặp gỡ cuối năm ấy, nhà
văn đã nói lên được bao điều vẫn tồn tại trong hiện tại. Chỉ năm tiếng đồng hồ
chờ đón phút giao thừa mà bao số phận, tình ý đựơc đưa ra. Thời gian của người
cũng là cuốn tiểu thuyết triét lí về cuộc đời. Tất nhiên, đó khơng phải là thứ triết
lý suông mà qua từng việc, từng số phận của nhân vật tác giả đã bàn luận, đối
thoại với bạn đọc về những khía cạnh để làm nên cuộc đời mỗi con người. Mỗi
người chúng ta sống trong cuộc đời chỉ có một khoảng thời gian khơng dài lắm
12


trong cái vơ hạn của vũ trụ, vậy thì chúng ta phải làm thế nào để kéo dài cuộc

đời đó? Đó là câu hỏi mà tác phẩm muốn đặt ra và mời gọi mọi ngưòi cùng trả
lời và giải quyết. Vấn đề đặt ra mang tầm triết học lớn lao nhưng lại được
Nguyễn Khải giải quyết một cách nhẹ nhàng, khơng q giáo điều.
Nói tóm lại, giai đoạn này đã có một sự vận động trong phong cách của
Nguyễn Khải. Nếu như trước đây ngòi bút của nhà văn thiên về tính chính luận
thì nay đã chuyển sang giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm. Đây là thời ký ơng có
dun nhất với thể loại tiểu thuyết và ít viết truyện ngắn. Những đặc điểm trong
văn phong của ông thời kỳ này vẫn tiếp tục được phát huy và thể hiên dưới
nhiều dạng vẻ với một sự chín lắng hơn ở giai đoạn sau, cho dù giai đoạn sau
ông lại dường như có duyên với thể loại truyện ngắn hơn.
1.1.2.3 Giai đoạn 1986 - 2008
Năm 1986, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là sự xuất hiện
của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi xã hội trên nhiều lĩnh vực, làm thay
đổi cả về quan niệm về con người của nhà văn. Có thể nói Nguyễn Khải là một
trong những người đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học. Giai đoạn này sự ra
đời của 3 cuốn tiểu thuyết Điều tra về một cái chết (1986), Vịng sóng đến vơ
cùng (1987), Một cõi nhân gian bé tí (1989) đã cho thấy sự tiếp tục về mạch văn
của giai đoạn trước. Đặc biệt thời gian này ông viết nhiều truyện ngắn như Một
giot nắng nhạt (1988) có thể xem như là tự truyện của ơng. Tập truyện Một
người Hà Nội (1990) bao gồm những truyện ngắn cực kỳ nổi tiếng như: Nếp
nhà, Chúng tôi và bọn hắn, Đất kinh kỳ, Người vợ, Nắng chiều, Một người Hà
Nội... chủ yếu viết về những con người mà nhân cách, nếp sống của họ là những
tinh hoa của một Tràng An xưa nay cịn xót lại. Và giữa bao bề bộn của cuộc
sống, những tinh hoa đó vẫn ln lấp lánh trong mỗi con người nhỏ bé, sống
lặng lẽ ở mỗi ngõ phố, giữa chốn phồn hoa náo nhiệt Hà thành. Trong lúc cơ chế
thị trường đang tấn công quyết liệt vào con ngưòi, vào làng văn, nhiều cây bút
đã chạy theo thị hiếu với những mức độ khác nhau thì Nguyễn Khải vẵn giữ
được phong cách của mình, vẫn ln trân trọng, tìm về phía tốt đẹp, những gì
13



gọi là bất biến của con người, lúc đầu có vẻ như lạc dịng nhưng càng ngày ơng
càng đứng vững. Đây cũng là thơì kỳ mà Nguyễn Khải cho xuất bản những tập
truyện có chất luợng, được đánh giá cao, thể hiện được phong cách như: Sư già
chùa Thắm và ông đại tá về hưu (1993), Một thời gió bụi (1993). Năm 1996, nhà
xuất bản hội nhà văn cho xuất bản tập truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Khải và
Nguyễn Khải truyện ngắn. Cùng năm đó, nhà xuất bản Văn học tiếp tục xuất bản
Tuyển tập Nguyến Khải gồm 3 tập. Năm 1997, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí
Minh xuất bản cuốn Truyện ngắn và tạp văn. năm 1999, nhà xuất bản Hội nhà
văn Hà Nội xuất bản cuốn Truyện nghề bao gồm các bài viết nói về nghề viết
của nhà văn. Cùng năm này, nhà xuất bản Hội nhà văn cuất bản Tuyển tập tiểu
thuyết. Năm 2002, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh xuât bản tập Sống ở đời
gồm những truyện mới viết của nhà văn vào thời gian này. Cũng năm này nhà
xuất bản Hội nhà văn đã cho xuất bản Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải với
34 truyện. Dễ thấy rằng ở thời kỳ này Nguyễn Khải rất ưu ái và đặc biệt có
duyên với thể lọai truyện ngắn. Đây cúng là thể loại phát huy được sở truờng
ngòi bút của Nguyễn Khải. Truyện ngắn Nguyễn Khải giàu tính chất chiêm
nghiệm, sự lịch lãm, trải đời, khiến nhiều người đọc bị cuốn hút trước bao nhiêu
những suy tư, trăn trở và số phận nhân vật. Việc xuất bản những sáng tác của
nhà văn, có những tác phẩm được tái bản nhiều lần đã chứng tỏ rằng Nguyễn
Khải không bao giờ cũ và lạc thời.
Tưởng như bấy nhiêu năm cầm bút đã đủ để cho nhà văn có quyền được
hãnh diện và nghỉ ngơi thì bất ngờ năm 2003, một cuốn tiểu thuyết mang tính
chát tự truyện của nhà văn mang tên Thượng đế thì cười ra mắt bạn đọc. Với tác
phẩm này, dù viết khi tuổi xế chiều nhưng người đọc vẫn dễ nhận ra cái giọng
ưa triết lí, thích giễu nhại, đùa cợt, tự trào của ơng trước đây. Đọc Thượng đế thì
cười, chúng ta thấy Nguyễn Khải đã làm một cuộc "tổng rà sốt" khá cơng phu
về các tác phẩm đã in của mình trong một đời cầm bút. Và trong mối trường
hợp, mỗi tác phẩm, Nguyễn Khải đều có những đánh giá, bình phẩm cụ thể từ
cái nhìn chủ quan của chính bản thân mình. nếu như những cuốn viết từ thời

14


kháng chiến, rất hiếm khi ông dùng tới lời khen ngợi, sự vừa ý thì những cuốn
xuất bản vào đầu những năm 80, nhà văn lại tỏ ra vừa ý hơn khi bình xét. Và
như lời ơng nói, những tác phẩm viết trong thời gian ấy đều có giọng điệu hơn
cả.
Chia hành trình sáng tạo của một nhà văn chỉ là một cơng việc có tính
chát tuơng đối, điều đó lại càng đúng hơn đối với một nhà văn sớm hình thành
được phong cách như Nguyễn Khải. Vậy nên, theo chúng tơi, đây là một cách để
có thể thấy được sự thống nhất cũng như sự vận động ở một cây bút tài năng.

1.2. Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Khải
1.2.1. Truyện ngắn
1.2.1.1. Thuật ngữ “truyện ngắn” được dùng như một thói quen ít khi
người ta đưa ra bàn luận nhưng trên thực tế vấn đề không hề đơn giản. Đã có
nhiều quan niệm khác nhau khi đưa ra định nghĩa truyện ngắn. Theo nhà thơ
Đức J.Gớt xác định: “Là một câu chuyện lạ đang xảy ra có thể làm ta kinh
ngạc”. Theo giáo sư văn học người Pháp D.Grônôpxki trong sách “Đọc truyện
ngắn” viết: “Truyện ngắn là một thể loại mn hình mn vẻ biến đổi khơng
cùng, nó là một vật biến hoá như quả chanh của Lọ Lem. Biến hố về khn
khổ: ba dịng hoặc ba mươi trang. Biến hố về kiểu loại: tình cảm, trào phúng,
kỳ ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến
hố về nội dung: thay đổi vơ cùng tận.Muốn có chất liệu để kể, cần một cái gì đó
xảy ra, dù đó là một thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong
thế giới của truyện ngắn cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình
tiết diễn biến cũng gây hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt”
Cịn về phía những người sáng tác truyện ngắn, mỗi người quan niệm về
truyện ngắn thật mn hình mn vẻ, nếu thống kê đầy đủ chắc chắn có đến hơn
100 định nghĩa về “thể loại tự sự cỡ nhỏ” này. Sau đây ta sẽ tìm hiểu một vài

quan niệm tiêu biểu:
15


K.Pauxtôpxki, tác giả của những cuốn sách quen thuộc với độc giả Việt
Nam như Bơng hồng vàng, Bình minh mưa, Một mình với mùa thu. Ơng xác
định: “Thực chất truyện ngắn là gì? Tơi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện
viết ngắn gọn, trong đó, cái khơng bình thường hiện ra như một cái gì bình
thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì khơng bình thường”.
Nhà văn Nguyễn Kiên “Tôi cho rằng nỗi truyện ngắn là một trường
hợp...Trong quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh khắc nào đó,
một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường
hợp ấy. Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhống, có khi là một trạng thái
tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày. Nhưng
nhìn chung thì vẫn có thể gọi là một trường hợp”
Theo Nguyễn Công Hoan: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một
vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với
cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc...Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên
lấy một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện...Những chi tiết
trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thơi”
Cịn nhà văn Ngun Ngọc lại xác nhận: “Truyện ngắn là một bộ phận
của tiểu thuyết nói chung, vì thế khơng nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào
những khn mẫu gị bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có truyện viết về cả một
đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua”
1.2.1.2 Những đăc điểm chính của thể loại truyện ngắn
Trước tiên Truyện ngắn là tỏc phẩm tự sự cỡ nhỏ, khuụn khổ ngắn nhiều
khi làm cho truyện cú vẻ gần gũi với cỏc hỡnh thức truyện kể dõn gian như
truyện cổ, giai thoại, truyện cười hoặc gần hơn cả bởi vỡ là hỡnh thức tự sự tái
hiện cuộc sống đương thời.
Đặc điểm về Cốt truyện: Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong

một thời gian, khơng gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra điều
gỡ đó sâu sắc về cuộc đời, về tỡnh người.
16


Gớt đã khẳng định: ”Đúng vậy! Cịn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu
thiếu nó thì cả nền lý luận nghệ thuật sẽ cịn ra gì nữa? Nếu cốt truyện khơng
dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vơ ích. Và chính nghệ sĩ hiện nay
khơng có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện đại mới bi
đát như thế”. Như vậy cốt truyện có vai trị rất quan trọng trong truyện ngắn mà
như Moom - nhà truyện ngắn Anh thời hiện đại đã khẳng định: “Nhà văn sống
bằng cốt truyện y như hoạ sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy”
Vai trò của chi tiết trong sáng tác truyện ngắn: Truyện ngắn có thể khơng
có một cốt truyện tiêu biểu nhưng sống đuợc lại nhờ vào các chi tiết hay vì nhờ
chúng mà khơng khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư nhân vật
được bộc lộ đầy đủ. Những chi tiết hay cịn có khả năng nâng tác phẩm lên đến
cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh (hay là có ấn tượng mạnh). Trong nhiều tác
phẩm có những chi tiết phát sáng, nghĩa là nhờ vào nó mà tư tưởng – chủ đề tác
phẩm được khắc sâu.
Nhà văn Nguyên Ngọc rút từ kinh nghiệm sáng tác của mình đã nhấn
mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyên ly kỳ, gay cấn, kể
được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, khơng kể được nhưng
truyện ngắn khơng thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”
Đặc điểm về Kết cấu: Kết cấu là một yếu tố của hình thức vì thế vai trị
của nó được thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội
dung như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngồi cốt truyện. Vì
lẽ đó kết cấu tuy là một yếu tố của hình thức tác phẩm, nhưng xét đến cùng thì
tuân thủ theo những yêu cầu tối cao của nội dung mà nó thể hiện.
Theo từ điển thuật ngữ văn học (NXB giáo dục, H, 1991) thì “Kết cấu là
tồn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung

rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm, không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề
mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao
hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.
Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu phải
17


đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; triển
khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo
nên tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ”
Đặc điểm về Nhân vật. Truyện ngắn thường khơng nhằm khắc hoạ những
tính cách điển hỡnh, cú cỏ tớnh đầy đặn trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân
vật truyện ngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xó hội, ý thức xó
hội hoặc trạng thỏi tồn tại của con người. Mặt khác, truyện ngắn có thể mở rộng
diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, của quan hệ…
Những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thống trong các nhân
vật phụ.
Đặc điểm về Ngơn ngữ: Cũng như ngôn ngữ tiểu thuyết, ngôn ngữ truyện
ngắn là sự mô tả đối thoại (nội tại). Truyện ngắn chứa đựng nhiều phong cách,
nhiều giọng nói, những phong cách xen lẫn nhau, hồ hợp. Có tranh luận, cói vó
và đối chọi, có mâu thuẫn, xung đột và giải quyết. Như “một đứa con lai”, nó
khoẻ đẹp và đầy sức sống. Đặc biệt, ngơn ngữ truyện ngắn hiện đại đó tỏ rừ
“chất tiềm thức lấn át ý thức”(Chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu). Mỗi từ, cõu trong
truyện ngắn phải tự mụ tả lấy mỡnh, phải động. Ngôn ngữ tự đối thoại, tự tranh
cói hay núi cỏch khỏc ngụn ngữ lưỡng lự nước đôi … khiến cho truyện ngắn
hiện đại là truyện ngắn của các khả năng. Mỗi truyện ngắn hay thường không tự
nó đem đến cho ta một kết luận, khẳng định hay bác bỏ dứt khốt áp đặt. Nó đặt
ra cho ngơn ngữ sự lựa chọn hoặc như M.Bakhtin nói trước sự liên minh của
lưỡng lự. Nhà văn Nguyên Ngọc khi nói về ngơn ngữ của truyện ngắn cú phỏt
biểu: Truyện ngắn nào của Tsekhop cũng làm giàu đơỡ sống tinh thần của ta vỡ

chỳng đỏnh thức dậy ở ta ý thức ham muốn, giác ngộ về sự biết phân vân, hoặc
đắn đo hoặc nói như các nhà hiền triết phương Đông - biết tỡm cỏi cú trong cỏi
khụng, cỏi khụng trong cái có. Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ
truyện ngắn là lối hành văn cô đọng, súc tích, khơng dẫn dắt dài dũng mà đi
thẳng, trực tiếp đề cập đến các vấn đề được đặt ra. Đặc điểm này cũng đó đuợc
các nhà văn Nga M.Gorky nhấn mạnh như sau: “Muốn học viết phải bắt đầu từ
18


truyện ngắn bởi viết truyện ngắn nó rèn luyện cho tác giả biết tiết kiệm ngôn
ngữ, biết cách viết cô đọng”. Nhà văn Việt Nam Ma Văn Khỏng khi núi đến
ngụn ngữ truyện ngắn cũng đó bộc bạch rằng: “Cõu chữ cho một truyện ngắn
là yếu tố quyết định, là cả một nỗ lực to lớn và… như đó là yếu tố quyết định
thành bại của một truyện ngắn. Truyện ngắn hay ở văn. Ai đó đó núi ra và tụi đó
nhận ra đỳng như vậy. Bởi vỡ cú những truyện ngắn, nội dung cõu chuyện hỡnh
như khụng cú gỡ là đặc sắc mà sao khi đọc xong cứ mờ ly thế nào? Cõu chữ đó
hỳt hồn ta đấy” Hay như nhà văn Bùi Bỡnh Thi núi: “Chữ trong văn xuụi cú
men”. Đây thực sự là một ý kiến xỏc đáng bởi vỡ cõu chữ nú toả huơng, nú rủ
rờ dẫn dắt, nú quyến rũ ta, nú là cỏi hồn của cõu chuyện.

1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải
Cả một đời gắn bó với nghề viết văn và đó để lại một sự nghiệp văn
chương không nhỏ cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhà văn Nguyễn Khải
đó từ gió chỳng ta vào một ngày đầu năm 2008 với bao điều chưa nói hết, chưa
viết hết. Ơng là nhà văn sáng tác trờn nhiều thể loại và ở thể loại nào cũng thành
công, để lại những tác phẩm văn chương bất hủ trong lũng người đọc. Có thể nói
giá trị văn chương của ông sống lâu trong lũng bạn đọc như vậy là do phong
cách sáng tác của ông được hỡnh thành từ rất sớm và độc đáo. Sau đây chúng tôi
sẽ chỉ trỡnh bày phong cỏch của ụng ở thể loại truyờn ngắn trờn phương diện
nội dung tư tưởng và hỡnh thức nghệ thuật .

1.2.2.1 Phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải nhìn ở phương diện nội
dung tư tưởng.
Nguyễn Khải là một trong số ít nhà văn ở nước ta có một hành trỡnh sỏng
tạo gắn liền với một chặng đường dài của dân tộc, từ những năm kháng chiến
chống Pháp gian khổ cho đến những năm đất nước bước vào quá trỡnh hội nhập
với thế giới. Là một nhà văn nhạy cảm với những thay đổi của thời cuộc, có
19


trách nhiệm cao trong nghề nghiệp, sáng tác của Nguyễn Khải nói chung và
truyện ngắn nói riêng được giới phê bỡnh, đồng nghiệp, bạn đọc mệnh danh là
nhà văn của thời sự, nhà văn "thông tấn" (Trần Đăng Khoa), "nhà tư tưởng"
(Ngun Ngọc), điều đó khơng hề giảm đi vẻ đẹp nghệ thuật đích thực trong văn
chương Nguyễn Khải. Quả đúng như vậy, Nguyễn Khải là một trong số ít nhà
văn có được tác phẩm bám sát những vấn đề thời sự của đất nước từ những năm
xây dựng nông thôn ở miền Bắc, thời chống Mỹ và sau này là những vấn đề
thiết thực liên quan đến con người thời hậu chiến, thời hiện đại. Cũng vỡ vậy mà
nhà văn Nguyên Ngọc đó cho rằng ụng là nhà văn trung thực nhất của thời đại.
Với một lối tiếp cận riêng, nên mặc dù bám sát vào những vấn đề thời sự nhưng
tác phẩm của Nguyên Khải, kể cả những tác phẩm viết ở thời kỳ đầu như tập
truyện Mựa lạc, chưa bao giờ là những tác phẩm mang tính chất minh họa giản
đơn đằng sau cái hiện thực sôi động, thậm chí nóng bỏng của cuộc sống là bao
vấn đề mang tầm khái quát, có giá trị nhân văn sâu sắc được đặt ra. Nguyễn
Khải là nhà văn có cái nhỡn sắc sảo, nhạy cảm khụng chỉ với cỏi đẹp mà cũn với
cả những cỏi xấu, cỏi lạc hậu, trỡ trệ trong xó hội. ễng đó từng thành cụng với
nhiều nhõn vật phản diện. Tuy nhiờn, với một quan niệm về hiện thực sõu sắc,
với một lũng tin vào bản chất tốt đẹp của con người, truyện ngắn của Nguyễn
Khải là một minh chứng tiờu biểu cho hành trỡnh mải miết đi tỡm vẻ đẹp vĩnh
hằng của con người trong những biến đổi vơ cùng của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp
về mặt trí tuệ, đặc biệt về mặt nhân cách trong những con người bỡnh thường

nhất, lặng lẽ nhất ở trong cuộc sống vừa đa dạng vừa có chiều sâu như vậy, lẽ
đương nhiên là cảm hứng sáng tạo trong truyện ngắn của cũng trở nên phong
phú. Ở đó vừa có cảm hứng ngợi ca vừa có cảm hứng phê phán. Nhưng điều đặc
biệt là ở cây bút này dù ngợi ca hay phê phán cũng không bao giờ dẫn đến một
cái nhỡn cực đoan, đơn giản. Mỗi con người là một thế giới đầy bí ẩn và phức
tạp và không thể đánh giá được trong ngày một ngày hai với một cỏi chủ quan,
hạn hẹp. Thiờn truyện Cái thời lãng mạn của ụng là một sự giói bày chõn thành,
thấm thớa về điều đó. Với một quan niêm, một cái nhỡn khụng hời hợt, giản
20


đơn, Nguyễn Khải đó để lại trong truyện ngắn của mỡnh một thế giơí với những
nhân vật thật đa dạng, sống động, chân thật như chính đời sống của nó vậy.
Cũng chính từ những tác phẩm như vậy mà những chiêm nghiệm, những triết lý
về thõn phận của con người cũng đuợc thể hiện một cách sâu sắc, cảm động
trong mảng truyện ngắn của ơng. Có thể nói rằng, với một cách tiếp cận hiện
thực riêng và một kiểu xử lý đầy sáng tạo trong cảm hứng, Nguyễn Khải đó thực
sự tạo được một dấu ấn độc đáo, khó quên trong hành trỡnh đến với bạn đọc mọi
thời.
1.2.2.2 Phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải nhìn ở phương diện hình
thức nghệ thuật
Truyện ngắn của Nguyễn Khải không chỉ độc đáo trong lối tiếp cận hiện
thực, trong cảm hứng sáng tạo mà cũn độc đáo trong nhiều yếu tố ở phương diện
hỡnh thức nghệ thuật. Là một nhà văn trung thực, xác định đúng đắn được lập
trường của người cầm bút, Nguyễn Khải không ngại vạch trần những xung đột
trong đời sống và con người. Để thực hiện điều này, Nguyễn Khải đó tạo ra một
kiểu tỡnh huống phổ biến, đó là tỡnh huống kịch. Qua những tỡnh huống kịch
như vậy, những xung đột xó hội, những mõu thuẫn trong lối sống, trong quan
niệm cũng như mâu thuẫn giữa các thế hệ đó đuợc nhà văn đặt ra và thực sự
đem đến cho người đọc một bức tranh chân thực, sống động về đời sống tinh

thần đầy phong phú và phức tạp của con người qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh
tỡnh huống kịch cũn cú một kiểu tỡnh huống rất phổ biến, đó là tỡnh huống lựa
chọn. Ở đó nhân vật luôn được đặt trước những sự lựa chọn, buộc họ phải lựa
chọn một cách, đó có thể là cách nghĩ, cách sống, cách ứng xử... và từ đó làm rừ
tớnh cỏch nhõn vật. Dễ thấy rằng hầu hết cỏc nhõn vật trong truyện ngắn
Nguyễn Khải, khi đứng trước những tỡnh thế như vậy thường có một cách lựa
chọn đầy bản lĩnh, thể hiện được nhân cách đẹp đẽ mà khơng phải trong hồn
cảnh đó ai cũng làm được như vậy. Có thể nói rằng kiểu tỡnh huống kịch và đặc
biệt là kiểu tỡnh huống lựa chọn đó đem lại cho truyện ngắn Nguyễn Khải

21


những nét độc đáo, không thể trộn lẫn với bất kỳ tác phẩm của nhà văn nào cùng
thời và kể cả sau này.
Tỡm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải ta thấy ơng đó
thực sự xõy dựng được một số kiểu nhân vật mang tính nghệ thuật cao và đồng
thời đó thể hiện được sâu sắc những quan niệm về hiện thực cũng như quan
niệm về con người. Trong thế giới truyện ngắn của Nguyễn Khải, có một lớp
người mà cốt cách, phẩm chất, những nguyên tắc ứng xử của họ không bao giờ
đổi thay trước những biến động của thời cuộc. Điều đó khơng những khơng làm
cho họ trở nên lạc thời mà chính bản thân những con người đó đó lưu giữ lại
được những truyền thống tốt đẹp của gia đỡnh, dũng họ và rộng ra là cả một dõn
tộc. Viết về những con người như vậy, ngũi bỳt Nguyễn khải biết bao trõn trọng,
với ụng họ như những "hạt bụi vàng" cũn sút lại và ụng tha thiết muốn nớu giữ
nú. Xó hội hiện đại đang đổi thay đén chóng mặt và mặt trái của nó đó tỏc động
đến thành trỡ của từng gia đỡnh, từng con người với bao tốt xấu. Nhỡn chung,
điều thu hút các nhà văn hiện đại cùng thời với Nguyễn Khải vẫn là phản ỏnh,
miờu tả mặt trỏi của nú. Và vỡ thế khi người đọc thường xuyên phải đối diện với
những nhân cách méo mó, tha hóa của nhiều nhõn vật trong cỏc tỏc phẩm văn

học hiện đại và khơng khỏi giật minh, kinh hồng; thỡ lại cú thể tỡm thấy một
chỳt bỡnh yờn, một niềm tin khi tiếp xỳc với kiểu nhõn vật như thế này trong tác
phẩm của Nguyễn Khải. Đó cũng là một sáng tạo mang đậm cá tính độc đáo của
nhà văn. Bên cạnh kiểu nhân vật ln ln có cách ứng xử đầy bản lĩnh, giữ
được cốt cách bất biến trước những vạn biến của cuộc đời, trong tác phẩm của
Nguyễn Khải cũn cú một kiểu nhõn vật rất phổ biến nữa đó là kiểu nhân vật nam
giới với những lạc thời, bế tắc trong cuộc sống. Họ chủ yếu là những người lính
đó một thời xụng pha trờn trận mạc, là những nhà văn, nhà báo, nhà giáo... đầy
tâm huyết với nghề, nhưng trước sự đổi thay của thời thế họ vẫn không thể
ngoảnh mặt quay lưng lại với những gỡ họ đó sống, nờn ở một chừng mực nào
đó, họ rơi và bế tắc và nhiều lúc trở nên lạc thời. Viết về những con người như
vậy, Nguyễn Khải một mặt đó nhỡn thấy những đổi thay "tận đáy sâu", "tận cội
22


rễ" trong đời sống của ngày hôm nay. Nhưng mặt khác, Nguyễn Khải dường
như đang muốn làm một công việc là "". Với một quan niệm, một cách nghĩ như
vây, càng ngày ụng càng chứng tỏ được mỡnh “kéo một nước Việt Nam từ trong
đáy sâu của thời gian lên với ánh sáng của hôm nay, để được sống và nghĩ cùng
ngày, cùng giờ với một nhân loại đang hao hức lao tới những mục tiêu của cuối
thế kỷ đúng và đó bộc lộ được cái nhỡn nhõn sinh sõu sắc. Với niềm tin tưởng
vào những điều bất biến thuộc về bản chất của con người, nhà văn cũn tạo ra
trong sỏng tỏc của mỡnh một kiểu nhõn vật nữa, đó là nhân vật người phụ nữ
với những hi sinh thầm lặng. Xây dựng kiểu nhân vật này, một mặt nhà văn
muốn ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp muôn đời của người phụ nữ Việt Nam
nhưng mặt khác nhà văn đó thực sự làm cho người đọc phải trăn trở, suy tư
trước lối sống thờ ơ, thiếu trách nhiêm của một lớp người trong xó hội. Và vỡ
vậy, bờn cạnh cảm hứng ngợi ca, những tỏc phẩm viết về những người phụ nữ
với những hi sinh thầm lặng cũng chính là những tác phẩm có giá trị phê phán,
nhà văn đó đến với người đọc bằng một lời thức ngộ nhẹ nhàng nhưng cũng

không kém phần quyết kiệt.
Xét về phương diện ngôn ngữ trong truyện nhắn Nguyễn Khải ta sẽ thấy
Nguyễn Khải là một trong những nhà văn đi tiên phong trong việc đổi mới văn
xuôi, đặc biệt là từ năm 1986. Điều dễ nhận ra ở phương diện ngơn ngữ của cây
bút này, đó chính là ơng đó tạo ra một thứ ngụn ngữ gần gũi, bỡnh dị, dõn dó và
cũng khơng kém phần hài hước, dí dỏm. Đó là một thứ ngơn ngữ góp phần làm
dân chủ hóa ngơn ngữ văn chương, khiến cho tác phẩm của Nguyễn Khải dù là
những tác phẩm mang tính vấn đề, tính triết lý cao vẫn có thể đén với người đọc
một cách nhẹ nhàng, sinh động và dung dị.
1.3 Biện phỏp so sỏnh tu từ
1.3.1. Khỏi niệm so sỏnh tu từ
So sánh tu từ (SSTT) là biện pháp nghệ thuật quen thuộc, được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực thơ ca, đời sống nhân dân... về quan niệm SSTT được nhiêù
23


nhà nghiên cứu đề cập đến tuy có khỏc nhau về tờn gọi (so sỏnh tu từ, so sỏnh
hỡnh ảnh, so sỏnh nghệ thuật)
Bàn về khái niêm SSTT có rất nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm riêng
như:
- Nhúm tỏc giả Vừ Bỡnh, Lờ Anh Hiền, Cự Đỡnh Tỳ, Nguyễn Thỏi Học
trong cuốn phong cách học Tiếng việt, NXB Giỏo dục, 1982.
- Tỏc giả Nguyễn Thế Lịch trong bài Các yếu tố và cấu trúc của so sánh
nghệ thuật, tạp chí tiếng việt tháng 1 năm 1988.
- Các tác giả Nguyễn Thái Hồ và Đinh Trọng Lạc trong cơng trỡnh viết
chung cú tờn: “Phong cách học tiếng việt”
Và có thể nói khái niệm của Đinh Trọng Lạc được nhiều người thừa nhận
nhất, dó là: “So sỏnh (so sỏnh tu từ, so sỏnh hỡnh ảnh, là một biện phỏp tu từ
ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách
quan không đồng nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó

nhằm diễn tả bằng hỡnh ảnh một lối tri giỏc mới mẻ về đối tượng”.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng những cách lý giải đó dều
có một cách hiểu chung, dó là “so sánh tu từ là biện pháp tu từ trong đó người ta
đối chiếu, so sánh các sự vật, hiện tượng khác loại với nhau nhằm tỡm ra những
nột giống nhau giữa chỳng.
Trong văn chưương so sánh là phương pháp tạo hỡnh, phương thức gợi
cảm. Nói tới văn chương là nói tới so sánh.
Grúp khẳng định: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt hỡnh ảnh nào cũng cú thể
chuyển thành hỡnh thức so sỏnh”.
Như vậy biện pháp so sánh tu từ có vai trũ và ý nghĩa quan trọng trong
văn học.
Tuy nhiên trong thực tế chúng ta thường gặp hai kiểu so sánh.
Kiểu 1: So sỏnh lụgic: Vế so sỏnh và vế được so sánh là các đối tượng
cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tu đương giữa hai đối tượng.
24


VD: Hào đẹp trai như bố
Kiểu 2: So sánh tu từ: các đối tượng được đưa ra so sánh là các đối tượng
khác loại và mục đích của so sánh là nhằm diễn tả một cỏch hỡnh ảnh đặc điểm
của một đối tượng.
So sánh lô gic hướng đến lý trớ của người đọc trong khi đó so sánh tu từ
lại có tác dụng gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong lũng người đọc, người
nghe. Vỡ vậy, so sỏnh tu từ được sử dụng lhas phổ biến trong các tác phẩm văn
học.
Vớ dụ: Tỡnh anh như nước dâng cao
Tỡnh em như dải lụa đào tẩm hương
Cỏc hỡnh ảnh so sỏnh trong cõu ca dao trờn là những sự vật khỏc loại:
Tỡnh anh (tỡnh cảm của con người) – Nước dâng cao (hiện tượng tự nhiên);
Tỡnh em (tỡnh cảm của con người) – Dải lụa đào tẩm hương (đồ vật). Các hỡnh

ảnh so sỏnh (khỏc loại) tren được đặt kề nhau nhưng không tạo nên sự khập
khiễng mà trái lại cũn tạo cảm xỳc rỏt mónh liệt cho người đọc, bởi vỡ tỏc giả
dõn gian đó phỏt hiện thấy nột tương đồng giữa các sự vật khác loại được đưa ra
đối chiếu “tỡnh anh” và “nước dâng cao” có điểm chung ở sự mónh liệt. “tỡnh
em” và “dải lụa đào tẩm hương” có điểm chung là sự nồng nàn, duyên dáng.
Hiệu quả của SSTT chính là ở chỗ đó.
Sở dĩ phải phõn biệt SSTT và so sanh lô gic là để thống nhất quan điểm
khi thống kê câu văn so sánh trong tác phẩm van học. Đối tượng thống kê của
chúng tôi trong truyện ngắn Nguyễn Khải là các câu văn so sánh tu từ, gạt bỏ
các so sánh lô gic.
1.3.2. Cỏc yếu tố của so sỏnh tu từ
- Ở dạng đầy đủ nhất, cấu trúc của một so sánh tu từ gồm có 4 yếu tố.
+ Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh tuỳ theo việc so sánh là tích cực
hay tiêu cực.

25


×