Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.47 KB, 131 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học
Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Là một cây bút trẻ, sung sức, trưởng
thành trong kháng chiến chống Mĩ và phát triển trong thời kỳ đổi mới. Hành
trình sáng tạo nghệ thuật của ơng được chia thành hai giai đoạn trước và sau
1975. Ở giai đoạn sáng tác nào cũng thể hiện ông là cây bút đầy tài năng, tâm
huyết, luôn trăn trở trong lao động và sáng tạo nghệ thuật. Những tác phẩm
của ông là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của một quá trình liên tục đổi
mới thể hiện ở khả năng tự vượt mình để hướng tới sự sâu sắc và hồn thiện.
1.2. Sau chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ mới. Nền văn học nước
nhà lại đứng trước muôn vàn những khó khăn và thách thức của thời kỳ hậu
chiến. Đời sống mới địi hỏi phải có một nền văn học mới, đó là một nền văn
học vì cuộc sống con người. Nền văn học sử thi trước 1975 đến giai đoạn này
bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, không đủ sức chuyển tải những vấn đề bức
xúc sau chiến tranh. Nhận thấy được điều đó, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm
tự tìm hướng đi mới, tự đổi mới chính mình trên trang viết để tìm lại cội
nguồn đích thực cho một nền văn học vì con người.
1.3. So với các nhà văn trong bước đầu đổi mới, Nguyễn Minh Châu là
người đi tiên phong không phải bằng những tuyên ngôn ồn ào mà bằng những
tác phẩm có giá trị, đặt ra nhiều vấn đề cốt tử cho sự phát triển văn học. Giai
đoạn trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định được vị trí xứng đáng
của mình trong nền văn xuôi chống Mỹ. Nhưng sự nghiệp sáng tác của ông
nếu nói là đạt được những thành cơng lớn trên bước đường nghệ thuật, thì
phải kể đến những sáng tác sau 1975. Đó là những bước tiến về tư duy nghệ
thuật, giúp ông trở thành một cây bút tiên phong mở đường "tinh anh và tài
năng" cho một thời đại văn học mới. Chính vì vậy, các sáng tác sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu ln địi hỏi những nhà nghiên cứu không ngừng khám
phá, vừa để khẳng định vị thế của nhà văn trên văn đàn, vừa để góp phần
khẳng định những thành tựu mà văn học Việt Nam đã đạt được trong quá trình


chuyển mình và đổi mới.


2
1.4. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn sau 1975
nói riêng đã được đưa vào chương trình mơn văn từ bậc phổ thơng đến bậc đại
học. Vì vậy, tìm hiểu đề tài "Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975" sẽ góp phần thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu thêm sâu sắc và có chất lượng hơn.
2. Lịch sử vấn đề
"Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ
thuật. Thế giới nghệ thuật có khơng gian riêng, thời gian riêng, có quy luật
tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị
riêng,... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật. Mỗi thế giới
nghệ thuật có một mơ hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện
diện của thế giới nghệ thuật khơng cho phép đánh giá và lí giải tác phẩm văn
học theo lối đối chiều giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời
sống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm"[28, tr.302].
Tiến hành nghiên cứu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975 chính là khám phá sự thống nhất, toàn vẹn mà các truyện
ngắn sau 1975 của ơng đã tạo ra. Qua đó chúng ta nhận ra sự xuyên suốt của
một cái nhìn về con người và cuộc sống cũng như những phương diện chính
yếu về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Từ sau 1975, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đã có sự
chuyển biến về mọi mặt. Trong tiến trình vận động ấy, nhiều nhà văn đã
khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trên văn đàn. Nguyễn Minh Châu
là một nhà văn như thế. Tác phẩm của ông ngay từ khi xuất hiện đã được
công chúng hào hứng đón nhận. Đã có rất nhiều cơng trình khoa học, những
bài viết đăng trên các báo, tạp chí và các cuộc hội thảo về Nguyễn Minh Châu
và truyện ngắn sau 1975 của ơng. Ngồi số lượng lớn các bài viết đề cập đến

con người, nghiệp viết, những kỷ niệm, hồi ức những ngày ơng cịn sống,
những nỗi niềm tiếc thương, những cuộc trò chuyện trực tiếp của học giả với
nhà văn,.. trong phạm vi khảo sát liên quan đến đề tài chúng tôi chỉ nhắc đến
những bài nghiên cứu theo hai xu hướng: Các bài viết, cơng trình khoa học,
cuộc hội thảo đề cập đến những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.


3
Và các bài nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn sau 1975
của ông.
Xu hướng thứ nhất: Các bài viết, bài nghiên cứu, cuộc hội thảo đề cập
đến những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Sau khi tiểu luận Viết về chiến tranh được đăng trên Tạp chí Văn nghệ
quân đội số 11 – 1978, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật được thể hiện qua
các sáng tác từ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở
quê ra, dư luận bạn đọc đã có những ý kiến khác nhau mà "cuộc trao đổi về
truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu" do tuần báo Văn
nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985 đã thể hiện tương đối đầy đủ. Điều nổi lên ở
cuộc hội thảo này là sự khác nhau giữa hai luồng ý kiến:
Thứ nhất, là các ý kiến đánh giá cao sự tìm tịi, đổi mới của Nguyễn
Minh Châu. Nhà văn Lê Lựu khẳng định: Nguyễn Minh Châu "nhìn đâu cũng
ra truyện ngắn". Chỉ với "những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong đời
sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở
thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý" (Tơ Hồi). Ơng là nhà
văn mà "cái đa giọng điệu, đa thanh của cuộc đời đã đi vào tác phẩm", và do
nhận thức "cái quyết định không phải là đề tài" nên "Nguyễn Minh Châu dần
dần tạo ra thế giới nghệ thuật cho riêng mình" (Phong Lê). Với "đối tượng
mới", "văn phong Nguyễn Minh Châu như "hoạt" hẳn lên" "tỏ rõ thêm một
khía cạnh trong tài năng của mình", một sự "thật hết mình trong lao động
nghệ thuật" (Lê Thành Nghị). Những ý kiến trên đây tương đối tập trung tiêu

biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu với sự tìm tịi đổi mới
Nguyễn Minh Châu.
Thứ hai, là một số ý kiến tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tịi đổi mới
của ơng. Bùi Hiển cho rằng, sự tìm tịi của ơng đã được đẩy "theo một hướng
có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn". Vì thế, trong tác
phẩm "cái niềm tin ấy phần nào như bị hẫng hụt, đồng thời hình tượng quả có
kém đi vẻ chân thực sinh động và sức mạnh thuyết phục". Hoặc "do có điều gì
bối rối trước hiện thực xã hội diễn biến phức tạp" nên "người đọc rất khó nắm
bắt chủ đề của thiên truyện" (Xuân Thiều). "Một số nhân vật được xây dưng
có tính chất khiên cưỡng", "độc đáo nhưng hơi cá biệt", "cảm hứng của tác


4
giả hơi gán ghép" (Phan Cự Đệ). Có ý kiến cho rằng các truyện ngắn của ơng
"bị rối, hơi có phần khó hiểu" (Vũ Tú Nam, Đào Vũ), "nghiêng về những
nhân vật dị thường" (Nguyễn Kiên). Điều đáng chú ý là ở ngay trong các ý
kiến xem ra còn nghi ngại, dè dặt này, hầu như ai cũng đều thừa nhận nét mới
của ông không chỉ so với mọi người mà cịn so với chính ơng trong thời kỳ
trước đó.
Tiếp tục khẳng định những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
sau 1975, Lã Nguyên trong bài "Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong
đổi mới tư duy nghệ thuật", Tạp chí Văn học, số 2 – 1989 đã nhận thấy: "Khi
truyện ngắn Bức tranh vừa xuất hiện, giới phê bình đã nhận thấy bước ngoặt
tất yếu sẽ xảy ra trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Quả thế,
liền sau Bức tranh, Nguyễn Minh Châu liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác
phẩm làm xôn xao dư luận. Công chúng bỗng nhận ra một Nguyễn Minh
Châu mới, khác xa với Nguyễn Minh Châu thời Dấu chân người lính. Vậy là
cùng với một vài cây bút khác, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ mày mò, tự đổi
mới trước khi làn sóng mới đang dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần
dân tộc [60, tr.157].

Nguyễn Văn Hạnh trong bài "Nguyễn Minh Châu những năm 80 của sự
đổi mới cách nhìn về con người", Tạp chí Văn học, số 3 – 1993, đã khẳng
định: "Cuộc đời Nguyễn Minh Châu là một tấm gương lao động sáng tạo và
đầy trách nhiệm cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta trân trọng di sản văn
học của anh, đặc biệt đánh giá cao phần đóng góp của anh vào bước ngoặt
quyết định của văn học trong thời kỳ đổi mới" [27, tr.181].
Mai Hương trong bài "Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ơng",
Tạp chí Văn học, số 1 – 2001 đã khẳng định: "Nguyễn Minh Châu là cây bút
tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, đồng thời là người mở đường tinh anh
và tài năng, người đi được xa nhất trong cao trào đổi mới văn học đương đại
[37, tr.138].
Trong bài "Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975", trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, Nguyễn Tri Nguyên đã nhận định: "Cùng với
nhiều nhà văn cùng thế hệ trẻ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh Châu đã góp phần


5
đổi mới nền văn học nước nhà sau 1975, từ nền văn học đơn thanh điệu trong
thi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi
pháp. Đó chính là kết quả của sự nghiệp đổi mới của đất nước, của nhân dân,
dưới sự lãnh đạo của đảng ta. Nền văn học đó ngày càng hiện thực hơn, nhân
đạo hơn và dân chủ hơn và vì thế có sức thuyết phục hơn" [31, tr.246].
Cùng chung với xu hướng nghiên cứu trên, trong cơng trình Nguyễn
Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975, Nxb Đại Học Sư Phạm
Hà Nội, 2007, Nguyễn Văn Long – Trịnh Thu Tuyết nhận xét: "Trong xu
hướng vận động chung của văn xuôi Việt Nam những năm sau chiến tranh,
Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành một trong những người mở đường xuất
sắc bởi sự đổi mới điềm đạm nhưng toàn diện, sâu sắc trong cả tư tưởng nghệ
thuật lẫn sáng tác văn chương" [51, tr.66-67].

Xu hướng thứ hai: Các bài viết, cơng trình khoa học nghiên cứu phong
cách Nguyễn Minh Châu và một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn sau
1975 của ông.
Theo xu hướng này, tác giả Nguyễn Thị Minh Thái trong bài "Ấn tượng
về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu", Tạp chí Văn học, số 3 – 1985, nhận
thấy: "chỉ bằng một chùm truyện ngắn mới nhất trong tập Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành này, với những nhân vật nữ đáng yêu: cô thiếu nữ Phi
trong Mùa hè nắng ấy, Hạnh trong Bên đường chiến tranh, người mẹ và con
gái trong Mẹ con chị Hằng, kể cả cô Thoan trong Đứa ăn cắp,... cũng thấy
rằng Nguyễn Minh Châu có một cái nhìn ấm áp, nhân hậu, luôn chăm chú
phát hiện ra vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ nhiều chiều, nhiều hướng,
nhiều phía khác nhau. Trong cả bối cảnh chiến tranh lẫn bối cảnh đời thường,
nhân vật ấy đều đẹp. Mỗi nhân vật là một phát hiện mới về hình tượng người
phụ nữ trong văn xuôi hiện đại [70, tr.289].
Trong bài "Bến quê một phong cách trần thuật giàu chất triết lý", Báo
Văn nghệ, số 8 – 1987, Trần Đình Sử đã khẳng định: "đặc sắc của tập Bến
quê, chủ yếu là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu... hướng
sáng tác của anh rất có triển vọng. Chắc rằng anh sẽ cịn đóng góp nhiều hơn
nữa cho q trình văn học hiện nay" [66].


6
Tập trung nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, tác giả
Tơn Phương Lan với cơng trình nổi bật Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu – sự hình thành và những đặc trưng, Nxb Khoa học xã hội, 1999, đã đi
vào tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và sự triển khai
quan điểm ấy vào văn bản tác phẩm. Q trình nghiên cứu tồn bộ sáng tác
của Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn, tác giả cơng trình đã nhận thấy:
"phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chỉ thực sự được hình thành vào đầu
những năm 80, cho đến thời điểm ông mất dăm ba năm, với sự thăng hoa của

ngịi bút, phong cách đó mới phát triển và đang dần đến độ chín" [44, tr.27].
Trịnh Thu Tuyết trong bài "Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng
nhân vật truyện ngắn", trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã có nhận xét: "khảo sát hệ thống nhân
vật trong những truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, có thể
thấy ơng đã có những thay đổi căn bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Từ vai trị của những khách thể với tính cách định hình trong các sáng tác
trước năm 1975, nhân vật truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu được
miêu tả như những "chủ thể tự nó" với những bí ẩn khơn lường, những diễn
biến phức tạp của quá trình vận động tâm lý, tính cách,...Với sự đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã đến với nhân vật từ góc
độ tiếp cận nhân bản, và sau một chặng đường lao động nghệ thuật vất vả,
nghiêm túc, từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát, ông đã thu được những thành
công nhất định" [31, tr.247].
Nhận xét về không gian nghệ thuật, Lê Văn Tùng trong bài "không gian
Bến quê và một sự nhận thức đau đớn sáng ngời của con người", trích trong
cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
2004, đã nhận định: "yếu tố thi pháp nổi nhất của truyện này là không gian
nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác nó như một hình thức của
quan niệm, của tư tưởng. Các yếu tố khác của tác phẩm như thời gian nghệ
thuật, hệ thống nhân vật, chi tiết nghệ thuật,... là các yếu tố cộng hưởng tạo
một không gian độc đáo gắn liền với vận mệnh tinh thần văn hóa của nhân vật
chính: anh Nhĩ" [31, tr.194].


7
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài "vấn đề tình huống trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu", trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã có sự so sánh giữa hai tác giả Nguyễn
Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp trong vấn đề tạo dựng tình huống: "khác

với Nguyễn Huy Thiệp thường tạo ra tính bất ngờ cho tình huống (ví dụ:
Sang sơng), thì Nguyễn Minh Châu trái lại, cố gắng tạo tính chất tự nhiên cho
tình huống. Vì thế truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như một "mũi khoan"
ngày càng xoáy sâu vào người đọc, càng về cuối càng tập trung. Tình huống
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang "sức nổ" cịn truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu là "sức xốy" [31, tr.314].
Qua khảo sát một số bài viết và ý kiến đánh giá của các tác giả nêu trên,
nhìn chung các bài viết đã đánh giá đúng tài năng của Nguyễn Minh Châu và
nghệ thuật truyện ngắn của ơng. Nhưng tình hình trên cũng cho thấy, các bài
viết dường như chỉ tập trung vào một hoặc một vài phương diện nghệ thuật
nào đó của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Cho đến nay, vẫn chưa có một
cơng trình nào đặt vẫn đề thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
như một đối tượng nghiên cứu chỉnh thể, chuyên biệt. Nhận thấy đây vẫn còn
là một khoảng trống đã củng cố thêm nhiệt tình cho chúng tơi đến với đề tài
này, với mong muốn có được một cái nhìn tương đối tồn vẹn, chỉnh thể về
thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Trên cơ sở
tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi sẽ
cố gắng nhận diện những giá trị và đặc điểm chủ yếu của thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 một cách chỉnh thể, toàn vẹn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đặt truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh chung của
truyện ngắn Việt Nam sau 1975, để từ đó thấy được vai trị, vị trí và những
đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong tiến trình đổi
mới văn học sau 1975.
3.2. Khảo sát, phân tích đặc điểm thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các phương diện: Nhân vật, Không gian,
Thời gian nghệ thuật.


8

3.3. Nhận diện, tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở các phương diện: cốt truyện, tình huống và
nghệ thuật trần thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đúng như tên gọi, Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nghệ
thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do mục đích nghiên cứu quy định, đề tài tập trung khảo sát toàn bộ
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 được in trong Tuyển tập truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006. Trong q trình tìm
hiểu, chúng tơi có đối chiều thêm một số truyện ngắn và tiểu thuyết trước
1975 của Nguyễn Minh Châu để từ đó thấy được q trình vận động và đổi
mới tư duy nghệ thuật của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng tôi vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận, hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
triển khai trong 3 chương:
Chương1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh truyện ngắn
Việt Nam sau 1975
Chương 2: Nhân vật, Không gian, Thời gian nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 3: Cốt truyện, tình huống và nghệ thuật trần thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975



9
Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRONG BỐI CẢNH
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975
Ba mươi năm, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam đã kết
thúc bằng một mốc sơn chói lọi, đại thắng mùa xuân năm 1975. Sự kiện lịch
sử trọng đại này đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng đã có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp
đấu tranh bảo vệ đất nước của toàn dân tộc. Tuy nhiên, với một đất nước nhỏ
bé đã anh dũng giành được thắng lợi qua hai cuộc kháng chiến chống đế quốc.
Chúng ta đã phải dồn hết tất cả cho cuộc kháng chiến. Việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong những năm đầu hoà bình khơng phải dễ dàng gì. Nhất là
với một đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh với bao thương tích nặng nề.
Đó khơng những thiệt hại về vật chất mà cịn hao tổn lớn về sức người, khó
có thể bù đắp được trong một thời gian ngắn. Con đường chúng ta đi không
phải là con đường bằng phẳng mà chơng gai, gập ghềnh, trải qua khơng ít
những khó khăn, "vấp váp và trả giá" (Nguyên Ngọc). Khi vết thương chiến
tranh cịn chưa lành, chúng ta lại phải gồng mình bước vào cuộc kiến thiết
thời hậu chiến với muôn vàn khó khăn và thử thách. Nền kinh tế sau chiến
tranh bị khủng hoảng trầm trọng. Các mặt phải, mặt trái, cái phi đạo đức, phi
nhân cách hàng ngày vẫn len lỏi trong tất cả mọi ngõ ngách của đời sống.
Mâu thuẫn giai cấp, các tầng lớp xã hội ngày càng nổi rõ khó bề được giải
quyết. Tâm lý con người hoang mang lo lắng khi đối diện với những biến
động và khủng hoảng xã hội. Đó là mơi trường thích hợp cho những tiêu cực
có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Đối với đất nước là "ngổn ngang bao vấn đề,
xố bỏ khoảng cách cịn lại, từ tư tưởng, lối sống và chính kiến, khắc phục tàn
dư lối sống cũ, hàn gắn vết thương chiến tranh và bước vào xây dựng đời

sống mới". Song "cái mảnh đất bao lớp người liên tiếp đổ xương máu giành
được độc lập, xưa nay đất dưới chân người thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy
hoa" (Nguyễn Minh Châu). Khó khăn lớn của một đất nước vừa mới được
giải phóng như là một lời thách thức, "như một thứ chiến trường mới, lập tức


10
mở ra trên vùng chiến trường cũ", đòi hỏi con người phải đầy đủ nghị lực và
trí tuệ mới vượt qua được. Đúng như Nguyễn Minh Châu đã từng đề cập đến
trong tiểu thuyết Miền cháy "Bước ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần phải có
đầy đủ nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh" [35, tr.881].
Sau 1975 cũng là giai đoạn mà những dư âm của cái cao cả, của anh
hùng ca và cái ta cộng đồng bắt đầu bộc lộ những bất ổn và đổi thay. Nếu
trước chiến tranh, mọi quan hệ của con người đều được đặt trong mối quan hệ
cao nhất đó là tình u tổ quốc, thì sau chiến tranh con người phải đối diện
với những mối quan hệ xã hội phức tạp. Nguyễn Minh Châu đã từng nói
"cuộc đời đa sự, con người đa đoan". Con người trong cuộc sống họ nhỏ bé,
bon chen, ganh đua, chà đạp lẫn nhau,"sống ích kỷ và nhỏ nhen chỉ biết quyền
lợi cho riêng mình". Bên cạnh đó, mối quan hệ của con người đều bị cân,
đong, đo, đếm bởi các nhu cầu về vật chất.
Nếu trong chiến tranh con người luôn đối diện với bom đạn, luôn phải
phấp phỏng trong mỏng manh của sự sống và cái chết, giữa anh dũng và hèn
nhát, thì trong thời bình, dù khơng cịn cái ác liệt của chiến tranh nhưng hiện
thực cuộc sống cũng không đơn giản một tý nào. Vì vậy, con người trong xã hội
ln phải cố tìm kiếm cho mình một điểm tựa vừa để khỏi tự đánh mất mình,
nhưng mặt khác con người cũng bị cuốn hút bởi những phức tạp và tiêu cực của
đời thường. Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh và diễn biến tâm lý phức tạp
của con người đòi hỏi các lĩnh vực xã hội phải có một cơ chế quản lý thích hợp.
Đối với văn học, người nghệ sỹ phải nhìn nhận lại mọi vấn đề đa dạng, phức tạp
của cuộc sống. Nghệ sỹ là con mắt, lỗ tai của xã hội, bằng thực tế của đời sống

văn học phải phản ánh đúng bản chất của hiện thực, phải nói thẳng, nói thật mới
mong đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người đọc. Bởi hơn bao giờ hết "tầm quan
trọng của thị hiếu người đọc là cái nôi cho tác phẩm thế này hoặc thế khác ra đời
và sống được" [35, tr.4]
1. 2. Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Trong điều kiện thuận lợi, đời sống xã hội bước sang "một thời kỳ khác"
(Nguyễn Kiên), thời kỳ mà mỗi con người tìm lại được ý nghĩa đích thực cho
cuộc sống của mình. Đó là sự tự do trong sinh hoạt, trong tất cả các mối quan


11
hệ xã hội. Đối với văn nghệ sỹ, văn học thời kỳ này khơng cịn phải chun
tâm sáng tác vì mục đích phục vụ kháng chiến nữa mà họ được tự do trong
sáng tạo, tự do trong việc lựa chọn đề tài chủ đề, trong cách viết,... Càng về
sau tinh thần cởi trói cho đội ngũ sáng tác càng được thể hiện một cách triệt
để hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến bước
phát triển mới cho văn học sau 1975.
Nếu trước 1975, để tái hiện lại khung cảnh hoành tráng với cuộc chiến
đấu anh dũng của nhân dân ta, các nhà văn thường tìm đến với những tiểu
thuyết. Bởi nó là một thể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng ơm trùm nhiều sự
kiện, chi tiết. Với những cuốn tiểu thuyết dài như Cửa Sơng (1966), Dấu chân
Người Lính (1972), của Nguyễn Minh Châu có thể dễ dàng miêu tả đầy đủ cái
khơng khí hào hùng của dân tộc. Cịn truyện ngắn nó chỉ là một lát cắt của đời
sống, khó khăn hơn cho việc dung nạp nhiều sự kiện nhiều chi tiết. Nhưng
cần phải khẳng định rằng: truyện ngắn với ưu thế của thế loại, "Nó tự hàm
chứa những cái thi vị, những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn và
truyền dẫn cực nhanh thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có nội khí,
một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy" [50, tr.84]. Do đó, truyện ngắn là
thể loại gặt hái được nhiều thành công giai đoạn này. Càng về sau truyện ngắn
càng phát triển mạnh hơn với sự xuất hiện nhiều cây bút trẻ, bên cạnh các cây

bút trưởng thành trong kháng chiến như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên,
Nguyễn Khải, Xuân Thiều...
Chỉ trong vòng mười năm đầu sau chiến tranh (1975 – 1985), truyện
ngắn đã có những bước đi mới. Truyện ngắn sau 1975 đã có sự phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng với đội ngũ sáng tác ưa tìm tòi và
khám phá. Thời kỳ này ảnh hưởng anh hùng ca với những dư âm chiến thắng
vẫn còn vang vọng trong các tác phẩm. Nhưng nhìn chung truyện ngắn sau
1975 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc khai thác tư tưởng, chủ đề
mới và sự tìm tịi sáng tạo với phong cách thể hiện mới.
Theo con số thống kê của Bùi Việt Thắng, "các cuộc thi do tuần báo Văn
nghệ tổ chức (1978 - 1979) và (1983 - 1984), do Tạp chí Văn nghệ quân đội
tổ chức (1982 và 1983 - 1984) đã có những con số đưa ra chứng minh sự nổ


12
rộ của truyện ngắn giai đoạn này. Hai cuộc thi tuần báo Văn nghệ, ban tổ chức
chấm giải nhận được 2.901 truyện ngắn dự thi, in trên báo 203 truyện. Qua
cuộc thi này một loạt các cây bút trẻ mới xuất hiện và sớm được khẳng định
như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư, Trần Thuỳ Mai,
Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân... Thế hệ các nhà văn được coi là già như:
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, Nguyễn
Kiên, Hồ Phương, đã có được sự đổi mới trong sáng tác. Ngịi bút của họ có
phần linh hoạt và sắc sảo hơn trước" [71, tr.200].
Hiện tượng đáng chú ý nhất trong mười năm này là Nguyễn Minh Châu
với hai tập truyện ngắn xuất sắc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(1983) và Bến quê (1985). Báo Văn nghệ đã tổ chức một cuộc hội thảo luận
về truyện ngắn của ông. Các ý kiến khen chê phong phú và trái chiều nhau
nhưng thống nhất ở một điểm - khẳng định sự tìm tịi và đóng góp của nhà
văn để đổi mới văn học, để tạo ra chất lượng cao của truyện ngắn. Giai đoạn
này có những tác giả viết khỏe trong vòng mười năm in năm tập truyện là

Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê.
Truyện ngắn ra đời đầu tiên sau 1975 là Hai người trở lại trung đoàn
(1976) của nhà văn Thái Bá Lợi. Truyện ngắn này đã từ bỏ lối nhìn đơn giản
về con người, tác giả đã mạnh dạn trình bày tính cách phức tạp của con người
đương thời đã được thử thách qua chiến tranh đang chuẩn bị hành trang cho
mình bước vào cuộc sống đời thường. Con người được phát hiện trên bình
diện đạo đức, được tìm hiểu trên tiến trình hình thành nhân cách mới.
Sau 1975 là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng sang văn
học thời kỳ hậu chiến. Do vậy, ở thời kỳ này một số nhà văn vẫn theo đà quán
tính cũ, vẫn viết về đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội
trong những năm đầu sau chiến tranh. Mặc dù vẫn có những bước tìm tịi phát
triển mới, song mạch cảm hứng trữ tình sử thi vẫn tiếp tục dòng chảy mạnh
mẽ cùng với xu hướng nhận thức lại chiến tranh và số phận con người. Thời
kỳ này vẫn có sự phát triển của một loạt trường ca, là bản tổng kết của một
thế hệ "dàn hàng ngang gánh đất nước trên vai", là những bài ca "thơ sơ"và
"hực sáng" gửi tới ngày mai. Đó là các tác phẩm: Những người tới biển của


13
Thanh Thảo, Đường tới Thành phố của Hữu Thỉnh, Sư đồn của Nguyễn Đức
Mậu, Mặt trời trong lịng đất của Trần Mạnh Hảo,... Ở văn xuôi giai đoạn này,
các tác phẩm viết về chiến tranh được nhìn từ nhiều góc độ, có hướng tiếp cận
cự ly và có cái nhìn tồn cục về chiến tranh. Đó là các tác phẩm: Trong cơn
gió lốc (Khuất Quang Thuỵ) Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Đất
Trắng (Nguyễn Trọng Oánh) Nắng đồng bằng (Chu Lai).
Trong ý thức nghệ thuật của hầu hết các nhà văn kỳ này vẫn còn bị chi
phối âm hưởng anh hùng ca cách mạng, cả người viết và người đọc vẫn chưa
kịp bắt nhịp với thực tiễn xã hội. Vì thế, đây là khoảng thời gian mà Nguyên
Ngọc gọi là "khoảng chân khơng trong văn học". Nhưng cũng chính trong
những năm này đã diễn ra sự vận động chiều sâu của đời sống văn học với

những trăn trở, vật vã tìm tịi quyết liệt ở một số nhà văn mẫn cảm với đời
sống và có ý thức trách nhiệm trong lao động nghệ thuật. Cũng từ đây với yêu
cầu mới của lịch sử, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn khơng cịn
phù hợp, khơng đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiếp nhận. Do đó,
văn học cần phải có sự đổi mới, buộc nhà văn phải thay đổi cách nhìn, thay
đổi cảm quan hiện thực cũng như tư duy nghệ thuật. Nhà văn phải viết theo
những điều mắt thấy tai nghe, gắn liền với sự công bằng trong đối xử, quan hệ
giữa người với người. Quan niệm về con người giai đoạn này cũng khác
trước, được bổ sung tồn diện hơn, con người được nhìn nhiều chiều không
những thấy được những mặt tốt đẹp, mà cịn thấy được những nét tính cách
đời thường, trong sự đa dạng và phức tạp của nó. Tất cả những điều đó đều
được nhà văn truyền tải vào truyện ngắn.
Nhìn chung trong mười năm đầu sau chiến tranh (1975 - 1985), truyện
ngắn tập trung nghiên cứu về hiện trạng sau chiến tranh, tinh thần xã hội. Đó
là các hiện trạng phức tạp, đan xen các mặt tích cực và tiêu cực, tính chất
phức tạp của đời sống xã hội, kết quả tất yếu của hậu quả tàn dư chiến tranh
để lại. Thời kỳ này, "các nhà văn đã quan tâm đưa ngịi bút của mình tham
qua trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu trong mỗi một con
người - một cuộc giao tranh khơng có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng
giờ và khắp các lĩnh vực của đời sống" [35, tr.85].


14
Các truyện ngắn đã đề cập đến những vấn đề gai góc của cuộc sống. Đề
tài đời tư - thế sự là đề tài nổi bật trong truyện ngắn giai đoạn này, càng về sau
đề tài này càng được phát huy trong hầu hết các truyện ngắn. Theo Bùi Việt
Thắng "giai đoạn này thậm chí, đã hình thành quan niệm văn học thế sự" [71,
tr.202]. Nhà văn có thể tự do sáng tạo, tự do bày tỏ những khúc mắc, những
nổi niềm, truyền tải những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của mình qua
truyện ngắn, có thể là nỗi cơ đơn, sự dằn vặt, phán xét,... Các truyện ngắn đã

len lỏi vào tận các ngõ ngách của đời sống, đã nhìn sâu hơn vào các cảnh ngộ
và số phận đời tư con người, tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu viết Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Quang Thân viết Người khơng đi
cùng chuyến tàu, Lê Hồng viết Lời cuối trong kịch bản... đã phản ánh các sự
kiện, hiện tượng của đời sống một cách trung thực nhất.
Nếu trong chiến tranh mọi tình cảm uỷ mị đều được các nhà văn né
tránh, họ ít nói đến cái ác liệt dữ dội của bom đạn thì sau chiến tranh, tất cả
mọi nỗi đau đó đều được hiện lên trên trang viết của các nhà văn. Các tác
phẩm: Bức tranh, Cơn giông, Cỏ lau...(Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng
trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh),... không chỉ viết về cuộc chiến tranh đã đi qua mà cịn phản ánh
chân thực cuộc sống hơm nay - một cuộc sống thơ ráp, xù xì, góc cạnh mà ít
nhiều trong kháng chiến nó bị coi là ngoại trừ để nhường chỗ cho chất thi vị,
lãng mạn. Dưới ngòi bút của các nhà văn sau 1975, chất đời tư hiện lên một
cách sinh động hơn, chân thực hơn. Các truyện ngắn sau 1975 còn đi sâu vào
khám phá đời sống nội tâm con người với mục đích "tìm con người bên trong
con người" (Bakhtin). Nhà văn chú ý đào sâu vào nội tâm con người với mục
đích thấy được suy tư trăn trở dằn vặt của con người, khi sống dưới các mối
quan hệ phức tạp. Truyện ngắn thời kỳ này nhìn con người dưới góc độ đa
diện có sự phân tuyến giữa: tốt – xấu, thiện - ác, trắng - đen, cao cả - thấp hèn.
Sau 1986, truyện ngắn có bước đột phá là do khơng khí dân chủ, cởi mở
trong cơng cuộc đổi mới văn học. Nhà văn khơng cịn bị bó buộc bởi "cái
hành lang hẹp" và "thấp" kia nữa mà ý thức của các nhà văn sau đổi mới đã tự
khuyên nhủ lẫn nhau "tự bạt cái thấp" đi để khỏi chạm trần, để được tự do đi


15
lại thoải mái trong "cái hành lang" kia. Tinh thần tự do sáng tạo của nhà văn
đã được "cởi trói". Điều này đã được đề cập trong cuộc nói chuyện giữa tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh và 100 văn nghệ sỹ là cuộc gặp gỡ đầu tiên thể hiện

tư duy mới của người lãnh đạo cao nhất của đảng với văn học nghệ thuật. Với
văn nghệ sỹ thì nghị quyết 05 của Bộ chính trị - BCH TW Đảng cộng sản Việt
Nam là nghị quyết đầu tiên về Đổi mới nâng cao trình độ quản lý văn học văn
hố phát triển nâng lên một bước mới. Sự kiến chính trị quan trọng đó đã tạo
điều kiện, động lực thúc đẩy cho văn học sau 1975 đặc biệt là sau 1986 có sự
đổi mới vượt bậc. Chính vì lẽ đó trong các truyện ngắn thời kỳ này, đời sống
xã hội càng được phản ánh trong tác phẩm một cách chân thực hơn. Các
truyện ngắn về sau mật độ càng tăng lên nhiều với các tên tuổi mới càng làm
phong phú thêm cho bức tranh truyện ngắn sau 1975 đa dạng hơn bao giờ hết.
Phát triển trong điều kiện mới, đội ngũ sáng tác văn học thời kỳ này
được tự do thể hiện mình. Nhiều tác phẩm truyện ngắn ra đời đã đáp ứng
được nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy vào thời điểm này truyện ngắn phát
triển với tốc độ nhanh. "Đến đây thấy một quy luật rất thú vị về sự phát triển
thế loại văn hoá. Truyện ngắn bổng nổi bật lên hàng đầu. Những năm trước
đây truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹp bởi sức nặng của tiểu thuyết đã chiếm
ngồn ngộn. Bây giờ len qua kẻ hở của vô số truyện ngắn ngổn ngang kia nó ngoi
lên và bùng nổ. Tơi có cảm giác như đang đứng trước một vụ mùa truyện ngắn.
Truyện ngắn đông và thật sự có một số truyện ngắn hay" [58, tr.44].
Theo con số thống kê của Phan Thị Hoà trong bài "viết như một phép
ứng xử", Báo Văn nghệ, số 4 -1989, "chỉ có ba cuộc thi truyện ngắn của báo
Văn nghệ hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ quân đội
tổ chức sơ bộ đã có gần tới 7000 truyện ngắn. Nếu tính cả những truyện ngắn
đăng trên báo, tạp chí trong năm, con số này phải lên đến hàng vạn".
Truyện ngắn giai đoạn này đã mở rộng phạm vi đề tài, các nội dung phản
ánh, cách viết và hình thức đa dạng nên nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu
thị hiếu thẩm mỹ của độc giả. Người đọc tìm đến với truyện ngắn nhiều hơn
vì gần gũi hơn với đời sống hàng ngày, dung lượng lại ngắn câu chữ lại súc
tích để đọc. Vì vậy, truyện ngắn đã đi sâu vào đề tài thế sự, những thực trạng



16
còn tồn tại của xã hội, những tư tưởng phiến diện, bảo thủ, trì trệ của một số
con người, kiểu làm ăn cá thể trên môi trường tập thể, tiêu biểu như Khách ở
quê ra và Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu). Các nhà văn đã lột tả hết mọi
cung bậc của đời sống truyện ngắn ở thời kỳ này khơng cịn là "mũi khoan
thăm dị nhỏ nhẹ" (Ngun Ngọc) nữa mà đã mang một sức nặng mới của sự
khái quát đời sống xã hội Việt Nam sau 1986. Thời kỳ này vẫn là sự đóng góp
của những cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và phát triển
trong thời kỳ đổi mới như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên,...
trong đó Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn sớm nhận ra nhu
cầu bức thiết của lịch sử. Ông là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất tận
máu thịt tâm tưởng của mình cái yêu cầu bức bách sống cịn của cơng cuộc
trở dạ mà ngày nay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới, lặng lẽ âm thầm,
khiêm nhường mà cực kỳ dũng cảm, kiên định đi vào con đường chông gai và
hiểm nguy đó. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này đã đổi mới
trên nhiều phương diện từ đề tài, cảm hứng đến cách xây dựng nhân vật,
không gian, thời gian nghệ thuật, cốt truyện, tình huống, nghệ thuật trần
thuật... Đổi mới của Nguyễn Minh Châu cũng là sự đổi mới chung của văn
học lúc bấy giờ.
Sự phát triển của truyện ngắn sau 1975 là một hiện tượng mang tính tất
yếu không chỉ bởi sự phát triển nội tại của bản thân thể loại mà còn do sự tác
động của những đổi mới về mọi phương diện của môi trường sáng tạo mới.
Về cơ bản, truyện ngắn sau 1975 đã kế thừa và tiếp thu những truyền thống
của văn học dân tộc. Truyện ngắn giai đoạn này đã mở ra những bình diện
mới trong việc thể hiện, lý giải con người và đã kịp thời bổ sung những gì cịn
thiếu mà giai đoạn 1945 - 1975 chưa có. Văn học sau 1975, thực sự đã trở với
quy luật vĩnh hằng của đời sống. Thực sự là một nền văn học vì con người và
càng về sau, văn học càng hướng tới những giá trị cao nhất của văn chương
đó là giá trị chân - thiện - mỹ.



17
1. 3. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
1.3.1. Vài nét về cuộc đời, con người
Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930, tại làng Thơi, xã Quỳnh
Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Làng Thơi chuyên làm nghề đánh cá
khơi và làm muối. Đây là một vùng quê nghèo, đời sống văn hố thấp. Những
cịn người vùng biển q ơng vốn là những con người "chất phác, cục mịch,
lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá. Rồi nhờ sóng gió bão táp mà luyện thành
xương sắt đa đồng. Những con người như thuộc về một thế giới hoang sơ
nào" [55, tr.178]. Sau này Nguyễn Minh Châu đã từng viết về người dân dân
quê ông trong một số tác phẩm như: Cửa Sơng, Mảnh đất tình u, Khách ở
q ra, Phiên chợ Giát. Cho đến lúc sắp ra đi Nguyễn Minh Châu vẫn tâm
niệm một điều rằng "nếu tơi cịn sống, tơi sẽ viết tiếp truyện Lão Khúng".
Cha của Nguyễn Minh Châu cũng có chút học hành. Mẹ của ơng quanh
năm làm công việc đồng áng. Mặc dù không được đi học nhưng ở người phụ
nữ này lại rất giàu tình thương và lòng vị tha đối với các con. Nguyễn Minh
Châu là con út trong gia đình, từ nhỏ đã được học hành tử tế. Cịn các chị của
ơng quanh năm vất vả ở quê nhà mà sau này đã để lại trong lịng nhà văn một
niềm kính trọng các chị vơ hạn.
Lúc cịn nhỏ, Nguyễn Minh Châu vốn là người rụt rè, nhút nhát. Cho đến
sau này, khi ông đã bước vào độ tuổi tóc đã lấm chấm điểm bạc thì cái bản
tính đó vẫn khơng hề thay đổi trong ông. "Gần 60 tuổi đến một nơi đông người
tôi chỉ muốn lẩn vào một xó khuất chỉ có thế mới cảm thấy được sự yên ổn và
bình tâm như con dế chui tọt vào lỗ" [35, tr.142]. Ơng đã có lần tự bộc bạch về
mình bằng những lời chân thành nhất "tơi khơng có khả năng làm say mê hoặc
chinh phục đám đơng bằng lợi khẩu, tơi chỉ muốn nói đến cái tính dút dát vụng
về trong cách ăn nói của mình mà trời phú cho từ khi ra đời. Nhưng thực tình
tơi cũng khơng thích mình là một anh chàng có khiếu ăn nói. Tơi khơng thật
q cái năng khiếu ấy cho lắm. Sống ở trên đời tôi chỉ thích những anh ăn nói

lập bập và ấp úng" [35, tr.142 -143]. Đây cũng là một trong những điều chi
phối đến tính cách Nguyễn Minh Châu. Ơng khơng thích lối sống giả tạo cùng


18
với cách ăn nói hoa mỹ. Ơng ln chủ trương sống thực, sống đúng với bản
chất của một con người.
Năm 1944- 1945, ông học trường kỹ nghệ Huế. Tháng 3/ 1945, sau khi
Nhật đảo chính Pháp, Nguyễn Minh Châu về quê học tiếp và tốt nghiệp thành
chung. Năm 1948- 1949, học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng Nghệ
Tĩnh. Tháng 1/1950, nhập ngũ cùng năm vào đảng cộng sản Việt Nam. Năm
1951, Học viên trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, trung đội trưởng
thuộc sư đoàn 320. Năm 1952- 1956, cơng tác tại ban tác chiến ban tham mưu
tiểu đồn 722 và tiểu đoàn 706, chi ủy viên tiểu đoàn 706 và 722. Năm 19561958, chính trị viên phó đại đội, trợ lý văn hóa thanh niên trung đồn 64. Năm
1958, được phong trung úy sau đó đi học bổ túc quân sự khóa 2, viết tài liệu
tổng kết chiến đấu ở quân khu Tả Ngạn. Năm 1959, dự hội nghị ban viết tồn
qn. Năm 1960, cơng tác tại phịng văn nghệ tổng cục chính trị quân đội
nhân dân Việt Nam. Năm 1962, đi học trường văn hóa quân đội Lạng Sơn,
sau chuyển cơng tác về tạp chí Văn nghệ quân đội và phục vụ tại đây với tư
cách là nhà văn quân đội cho đến lúc mất. Ông mất vào ngày 23/1/1989 tại
Bệnh viện quân y 108, Hà Nội.
1.3.2. Quan niệm về nghề văn, viết văn
Suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu về con người là vậy, nhưng đối với
văn chương nghệ thuật thì sao? Có thể nói, đến với lao động nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu luôn đặt ra cho mình sự nghiêm túc trong nghề văn. Ơng
đã sớm khẳng định rằng: "khơng có một thứ nghề nào mà kết quả công việc
lại cắt nghĩa rõ giá trị chân thực của người làm ra nó như nghề viết văn" [35,
tr.9]. Nghề văn theo ơng là một thứ nghề cao q mà qua các tác phẩm, nhà
văn có thể chuyển tải những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình
về con người và hiện thực cuộc sống. Cũng chính qua những trang viết, người

đọc có thể tìm thấy trên trang sách nhà văn một sự rung động sâu sắc, một sự
quan tâm thực sự đối với cuộc đời thật của họ, một niềm tin u, một tiếng
nói chung. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề nghiêm túc
của văn học và sứ mạng đích thực của người nghệ sỹ "Viết văn là phải đào
sâu tận cùng cái đáy của cuộc đời để săn tìm các quy luật".


19
Từ lúc mới bắt đầu cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã ý thức được rằng,
mối quan hệ giữa nhà văn với người đọc, nhà văn với cuộc sống, nhà văn với
khát vọng riêng tư của con người như một sợi dây vơ hình mà nhà văn phải
dựa vào thì mới mong đưa ngịi bút của mình đi đúng hướng và tìm thấy được
chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho lao động nghệ thuật. Theo ông, "trong
đời sống văn học, có những nhà văn tài năng và đóng góp vào một cách viết,
một sự cách tân về thể loại, ngôn ngữ,… có người chỉ cho người đọc thưởng
thức một vẻ đẹp độc đáo, nhỏ nhặt đáng quí. Nhưng xét cho cùng, "cái phần
chủ yếu của một người viết văn vẫn là tiếng nói của anh ta trước những vấn
đề đơng đảo mà mọi người quan tâm tới" [35, tr.11]. Mỗi nhà văn có thể mang
đến và góp vào văn học dân tộc một phương diện nào đó sở trường nhất.
Nhưng điều cơ bản cuối cùng là tác phẩm văn học đó có thực sự phản ánh đúng
cuộc sống hay khơng? đó là điều quan trọng nhất.
Trong hồn cảnh đất nước chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đến với văn
học khi cả nước đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Văn học thời
kỳ này chịu sức ép lớn của quy luật lịch sử nghiệt ngã, khi mà cả dân tộc đang
dồn vào một con đường, "ấy là con đường ra trận, con đường cứu nước". Vì
vậy, chưa bao giờ bằng lúc này, thái độ của nhà văn trước vận mệnh chung lại
được đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến thế. Khi "mỗi nhà văn, mỗi người
đọc trong xã hội chúng ta đều có một mối quan tâm thường trực về vận mệnh
dân tộc mình, về số phận khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sóng
gió. Địi hỏi nguồn cảm hứng sáng tạo và nhân cách của người cầm bút cũng

bắt nguồn từ đó" [19, tr.85]. Vì vậy, đòi hỏi thái độ nhiệt thành của người cầm
bút, thái độ ấy phải được biểu lộ trên trang viết và trong các hoạt động khác.
Trước những diễn biến và yêu cầu bức thiết của lịch sử "Lẽ nào nhà văn lại có
thể làm ngơ được, lẽ nào có thể viết những câu văn trái với điều mà nhiều
người chung quanh hiện phải lo nghĩ để chiến thắng giặc" [35, tr.12].
Nguyễn Minh Châu luôn ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh cao cả
của người nghệ sỹ. Từ những năm 1970, trong trang sổ tay viết văn ông đã
khẳng định: "không thể lấy việc khốc ba lơ đi thực tế làm mục đích cuối
cùng và cảnh tỉnh một số anh chị em viết văn trẻ đứng dẫm chân hơi lâu ở


20
bước đi đầu. Nhất là khi tái tạo hiện thực ngồi đời thành "một hịn non bộ"
xinh xẻo. Văn học bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi của ngày hôm nay, bao
giờ cũng phải đối thoại với người đương thời về những câu hỏi cấp bách của
đời sống. Tình thế đất nước lúc này bắt buộc nhà văn phải là người chiến sỹ
trên mặt trận của đảng, mà cái trách nhiệm thiêng liêng đó của người nghệ sỹ
là phải sáng tác ra những tác phẩm văn học, là nguồn cổ vũ động viên tinh
thần rất lớn cho nhân dân". Những tác phẩm ra đời trước hết với ý thức nóng
bỏng được góp phần cùng tồn dân tham gia đánh giặc" của ơng, đã đáp ứng
nhu cầu cấp bách đó của cả dân tộc về một khát vọng tự do hịa bình.
Là một nhà văn tâm huyết với nghề, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra
những khó khăn, bất cập của nền văn học kháng chiến. "Hiện thực chiến tranh
theo ông như một cánh rừng già chưa khai phá với biết bao nhiêu vấn đề còn
nương náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề con người
chúng ta". Vậy mà đội ngũ sáng tác lúc này nhận thức vẫn còn bồng bột, chưa
thật sự quan tâm, trau dồi nghề văn của mình. "Khi những tác phẩm văn học
ra đời chưa phải là mối quan tâm thường trực tha thiết đối với họ và cũng
chưa phải là điều chiêm nghiệm có tính chất triết học của cả một đời văn" [16,
tr 24 – 25]. Tác phẩm vẫn còn thiếu đi phần ký thác của người viết, vốn là tư

tưởng, là linh hồn của tác phẩm nên cái phần hiện thực của tác phẩm "nhẹ
bỗng đi" đó là những điều mà ông từng băn khoăn, trăn trở trong nghề nghiệp
sáng tác. Nguyễn Minh Châu đã từng mơ ước rằng: "Trước cái hiện thực bề
bộn của cuộc sống, nhà văn hãy cố gắng ơm cho hết vịng tay của mình đi.
Nếu khơng ơm nổi một trái núi thì hãy ơm lấy một cành cây trên sườn núi ấy, nếu
chưa khái quát được những vấn đề rộng lớn của cuộc kháng chiến thì hãy ghi lấy
một dáng dấp, một khung cảnh, một nét rung động của ngòi bút" [35, tr.18].
Trên nền của hiện thực ấy, nhà văn đã suy nghĩ rất nghiêm túc về lao
động nghệ thuật. Nghệ sỹ là người luôn sáng tạo ra cái đẹp cho đời. Đã là một
người nghệ sỹ chân chính phải có tâm, có trách nhiệm với đời. Tác phẩm ra
đời phải là sản phẩm tinh thần của một quá trình dài trăn trở, phải là nguồn
động viên lớn về tinh thần và phải nằm trong mạch chung của văn học kháng
chiến. Nhà văn phải thực sự tâm huyết với nghề, để những tác phẩm viết ra


21
"đừng nhạt nhẽo" và "người đọc có thể bắt gặp những dáng dấp của họ trên
trang sách". Chỉ có như vậy nhà văn mới có thái độ tỏ rõ sự trân trọng đối với
nghề văn của mình. Chính vì sự địi hỏi rất cao của bản thân, Nguyễn Minh
Châu khơng bao giờ tự bằng lịng với những gì mình có, ông luôn day dứt,
trăn trở, nghiền ngẫm là nguyên nhân tạo nên những "cơn cớ thất thường"
trong cuộc đời cầm bút. Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một loạt vấn đề ở cấp
độ lý luận xoay quanh việc viết văn. Đó là mối quan hệ giữa văn học với hiện
thực, giữa văn học với cách mạng, giữa tác giả- tác phẩm và công chúng, giữa nhà
văn người viết và người phê bình, giữa hình thức và nội dung, giữa tự do sáng tác
và vấn đề phục vụ chính trị, và cao hơn nữa là giữa dân tộc với nhân loại. Với
Nguyễn Minh Châu trong sáng tác, tính chân thật là điều kiện tiên quyết.
Tất cả những điều đó khiến những tác phẩm ra đời trước 1975 của
Nguyễn Minh Châu mang đậm âm hưởng anh hùng ca và chất giọng sử thi
hào sảng. Nhưng đằng sau nó cũng thể hiện một nỗi niềm suy tư trăn trở của

ông về hiện thực cuộc sống phức tạp mà hiện nay văn học vẫn cịn trong trạng
thái "minh họa", khơng thể chuyển tải hết được những phức tạp, thô ráp của
cuộc sống vào trong tác phẩm. Với văn học, đích đến cuối cùng là con người.
Vì thế, trong khoảng nửa đời văn,. Nguyễn Minh Châu ln đi tìm "vẻ đẹp
tiềm ẩn trong mỗi con người". Ở họ vừa có cái phi thường trong chiến tranh,
lại vừa có cái bình thường trong cuộc sống. Từ đó ơng đã đi đến việc cắt
nghĩa lý giải về những con người này. Đằng sau sự gan dạ, dũng cảm với sức
mạnh phi thường của họ còn ẩn dấu bề sâu vẻ đẹp tâm hồn, của đam mê khát
vọng và niềm tin yêu vào cuộc sống. "Mỗi con người trong chiến tranh đều
chưa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người
cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó". Chỉ với những cái
nhìn đặc sắc và xác thực về con người, nhà văn mới mong có được những dự
báo, những kiến giải có ý nghĩa về đời sống, về xã hội, từ hướng ngoại đến
hướng nội, từ sự kiện đến vấn đề con người, từ số phận cộng đồng đến số
phận cá nhân. Đó cũng là những đặc điểm cơ bản của văn học sau 1975.
Nếu sinh thời Nam Cao là nhà văn luôn trăn trở giữa "sống và viết" thì
trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Minh Châu cũng luôn ý thức


22
được trách nhiệm của mình trước nghề nghiệp. Ơng và Nam Cao gặp gỡ nhau
ở điểm: "Chất văn trong văn và chất nghệ sỹ ở con người, ở niềm khắc khoải
lớn về nhân sinh, cõi đời" [44, tr.9]. Trong những năm bảy mươi là những
năm mà ngòi bút Nguyễn Minh Châu đang được mùa về sáng tác, thì cũng
chính trong thời gian này ông bắt đầu xuất hiện một nỗi băn khoăn trăn trở về
một điều gì đó có vẻ như là "bất ổn, bất bình thường" trong đời sống văn học.
Đọc những trang văn xuôi thời kỳ này, ông có cảm giác rằng "hình như cuộc
chiến đấu anh hùng sôi nổi hôm nay đang được thơ ca tráng lên một lớp men
trữ tình hơi dày cho nên ngắm nghía nó mới thấy mỏng manh và ơng cho rằng
đó chưa phải là mối quan tâm thường trực của người viết, chưa phải là tâm

huyết cũng chưa phải là điều chiêm nghiệm có tính chất triết học của cả một
đời viết văn….Tính chất anh hùng, tính chất lý tưởng có phần nào tách rời
hiện thực khơng tốt lên từ q trình sinh thành khiến cho cuộc sống kháng
chiến vĩ đại, anh hùng của chúng ta khiến thế giới phải khâm phục trở nên bé
bỏng và tầm thường đi" [35, tr.17]. Ông đã sớm nhận ra giá trị đích thực của
văn chương chỉ quen ca tụng một chiều mà ông cho là chỉ quen với việc "cài
hoa, kết lá" cho những khuôn khổ đã có sẵn. Điều đó trái với Nguyễn Minh
Châu vì trong cuộc đời cầm bút ơng lại khơng quen với việc sẵn sàng thích
nghi với mọi thứ lý luận và luật lệ cầm bút một cách suôn sẻ và bình thản. Vì
thế, Nguyễn Minh Châu đã sớm chủ trương đưa văn học trở về với quy luật
bình thường, coi tính chân thật là điều kiện tiên quyết của chủ thể sáng tác.
Ông đã dũng cảm bày tỏ quan điểm của mình về tính chân thực trong văn
chương, với ý thức chống lại thói quen "mĩ lệ hóa", hiện thực đời sống bao
gồm cả hiện thực chiến tranh và những số phận cuộc đời con người ẩn đằng
sau cuộc chiến tranh đó. Nguyễn Minh Châu đã nhận ra cái tơi dễ giãi về cách
nhìn và sự phơ bày đời sống một cách đơn giản, về "nghệ thuật trình diễn đời
sống chưa được khúc xạ qua lăng kính nghệ thuật". Vì thế, khi xem văn học là
quy luật của đời sống con người, ông đã đi sâu vào con người để tìm kiếm
cho mình con đường đi tới cái đích xa xôi của nghệ thuật.
Nguyễn Minh Châu sống, viết và suy nghĩ về cuộc đời, về nghề văn và
văn học luôn với một thái độ nghiêm túc với một tinh thần hết mình. Người ta


23
khơng thấy ở ơng một hình ảnh bệ vệ oai phong với giọng nói hào sảng, hùng hồn
mà ln là một con người trầm tính, ăn nói nhỏ nhẹ và ít lời. Nhưng bên trong con
người đó bao giờ cũng đau đáu một nỗi niềm "viết sao cho chạm được vào tận đáy
sâu sự thật về quê hương đất nước mình". Ý thức lao động nghệ thuật này nó
khơng những chi phối ở một số sáng tác trước 1975 của Nguyễn Minh Châu mà
nó cịn được biểu hiện rõ trong tồn bộ sáng tác sau 1975 của ơng.

Qua một số ý kiến của Nguyễn Minh Châu về nghề văn, viết văn từ đó
cho thấy nổi lên một số đặc điểm cơ bản trong tư tưởng nghệ thuật, bộc lộ
trực tiếp tư tưởng nghệ thuật của ơng trong q trình tìm kiếm cho mình cái
đích xa xơi của nghệ thuật cũng là quá trình dài Nguyễn Minh Châu thể hiện
cái riêng của mình trong quan điểm viết văn, trong cách nhìn, cách thể hiện
những kiến giải độc đáo của ông trước các vấn đề của hiện thực đất nước.
"con đường của nhà văn khám phá sáng tạo là con đường của người nghệ sỹ
chân chính, nói chung thường gập ghềnh và có khi gặp nguy hiểm thường ít
người đi và vì thế cũng vắng vẻ, và cái đích đến cũng xa xôi" (Văn học cách
mạng) Song với sự quyết tâm và lịng dũng cảm, ơng đã tìm cho mình con
đường lao động nghệ thuật chân chính. Một thứ nghệ thuật đích thực mà cuộc
sống con người trước và sau chiến tranh hằng mong đợi. Nguyễn Minh Châu
xứng đáng là cây bút "đi được xa nhất" trong cao trào đổi mới văn học những
năm tám mươi. Sự đổi mới của nhà văn không chỉ là kết quả một sớm một
chiều mà cả một quá trình dài trăn trở, và thể nghiệm hướng đi mới, không
ngừng lật sâu tận đáy xã hội mong tìm thấy được những "vỉa quặng q" cịn
sót lại. Sự đổi mới đó đã được âm thầm chuẩn bị, nung nấu từ lâu và bứt phá
một cách quyết liệt như một người chạy nước rút. Do vậy mà trong số các nhà
văn thực sự có tâm huyết cho bước đầu đổi mới như: Nguyên Ngọc, Nguyễn
Trọng Oánh, Nguyễn khải, Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng…. Và cả những
cây bút mới xuất hiện như: Trần Huy Quang, Dương Hướng, Bảo Ninh,
Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hồi… Nguyễn Minh Châu khơng phải là người đầu tiên đổi mới
nhưng lại gặt hái được nhiều thành công nhất và xứng đáng là nhà văn đi tiên
phong cho công cuộc đổi mới. Đổi mới ở Nguyên Minh Châu không phải bằng lý


24
thuyết ồn ào, mà luôn chứng minh bằng các tác phẩm có giá trị cho một giai đoạn
văn học. Đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét: "Mãi mãi nền văn học

kháng chiến cách mạng ghi nhớ cống hiến to lớn của anh Châu. Anh là người kế
tục xuất sắc bậc thầy nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho
những cây bút trẻ đầy tài năng sau này. Anh Châu bất tử, là một người nghệ sĩ lớn
của đất nước, một đời sáng tác trọn vẹn khơng chút tỳ vết".
Trên cái hành trình đi tìm văn chương đích thực đó như cịn vang vọng
mãi lời nhắn nhủ của nhà văn cho thế hệ hôm nay và mai sau: "Hãy làm tất
cả, hãy lao động nghệ thuật nghiêm túc để có được một nền văn học đích thực
vì con người, đều có thể được sống n ổn trên Mảnh đất tình u".
1.3.3. Đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn mà số phận cuộc đời
gắn liền với sự phát triển của văn xuôi những năm chống Mỹ cho đến những
năm đầu đổi mới. Bước chân vào làng văn khá muộn màng trong khi những
đồng nghiệp cùng thời đã có những hành trang đáng kể: Hồ Phương với Thư
nhà, Cỏ non, Xuân Thiều với Đôi vai, Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên,
Nguyễn Khải với Xung đột, Mùa lạc…là những thử thách lớn đối với Nguyễn
Minh Châu. Cũng như các nhà văn khác, Nguyễn Minh Châu quan niệm "Văn
học là vũ khí góp phần vào cuộc tái thiết và bảo vệ tổ quốc". Ông đã cần mẫn đi
xuống thao trường nơi những người lính ngày đêm tập luyện chuẩn bị chiến đấu.
Từ thực tế của cuộc sống đó đã giúp ơng có tư liệu viết bài, lần đầu tiên được đăng
trên báo, Tạp chí Văn nghệ quân đội.. Bắt đầu bằng truyện ngắn đầu tay Sau một
buổi tập ( 10/1960), tiếp đến là Đôi đũa trúc, Gốc sắn, Đất quê ta,… lần lượt đã ra
đời ghi nhận bước đầu sáng tác văn học của một nhà văn chiến sỹ.
Trong những năm bom đạn chiến tranh ác liệt, Nguyễn Minh Châu đã
hăng hái đi xuống các đơn vị chiến đấu nơi những người lính hải quân khai
hỏa mở đầu cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ơng đã viết bài
gửi về tịa soạn những trang ghi chép cịn nóng hổi hơi thở cuộc sống Hãy trở
thành những chiến sỹ dũng cảm, Kỷ niệm hạm tàu, Trong ánh đèn gầm. Tuy
những trang viết khởi đầu chưa có gì gây được ấn tượng, nhưng nó đã khẳng



25
định được ý thức cầm bút đồng thời là vũ khí chiến đấu của một nhà văn non
trẻ mới vào nghề đã sớm ý thức được sứ mệnh cao cả của người nghệ sỹ.
Theo dòng thời gian, cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ của nhân
dân ngày một cam go và khốc liệt hơn. Đối với Nguyễn Minh Châu, những
tác phẩm của ông về sau càng được phát triển và nâng cấp hơn cả về số lượng
lẫn chất lượng. Các tác phẩm sau này của ông nhuần nhuyễn đến độ có thể
định dạng một khn mặt mới trên văn đàn mà mỗi khi nhắc đến văn xuôi
chống Mỹ người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu với Cửa
sông (1967), viết về cuộc sống của một ngôi làng nhỏ ven sông trong những
năm chiến tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ và không thể không nhắc
đến Dấu chân người lính (1972) với khơng khí ào ào ra trận "Xẻ dọc trường
sơn đi cứu nước" của cả dân tộc.
Song song với sự ra đời của tiểu thuyết, truyện ngắn thời kỳ này cũng
chiếm được vị trí đáng trân trọng. Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng
cuối rừng, Bên đường chiến tranh, Lá thư vui, Một nhành mai, Nguồn suối,…
Ở những truyện này, Nguyễn Minh Châu khẳng định vẻ đẹp của những con
người đã làm nên chiến thắng. Đó là vẻ đẹp của sự mưu trí, dũng cảm, vẻ đẹp
của đức hy sinh quên mình vì đồng đội, vì đất nước. Các truyện ngắn ra đời
cũng là sự minh chứng cho ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tham gia đắc lực
vào cuộc "kháng chiến vệ quốc vĩ đại". Cảm hứng chung trong các truyện là cảm
hứng tự sự lãng mạn, cảm hứng này đã phát triển thành chủ nghĩa anh hùng và
giọng điệu chung trong các truyện ngắn trước 1975 là giọng điệu trang trọng ngợi
ca xuất phát từ nhận thức và mục đích là sáng tác để phục vụ chính trị.
Nhìn chung, dù các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã đạt
được những thành tựu nhất định nhưng những sáng tác ấy về cơ bản vẫn hịa
chung vào nền văn xi sử thi. Vì thế đóng góp về truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu cũng chưa nhiều, chưa gây được ảnh hưởng lớn đối với văn học.
Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá trong bài viết: "Hướng đi và
triển vọng của Nguyễn Minh Châu" đã nhận xét.’’Chưa có một thành tựu nào

tài hoa xuất sắc".


×