Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Tình yêu trong ca dao xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.17 KB, 87 trang )

Tình yêu trong ca dao xứ nghệ
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Chuyên
Văn họcca
trung
đạixứ
Việtnghệ
Nam
TìnhNgành:
yêu trong
dao

Chuyên Ngành: Văn học trung đại ViÖt Nam

Vinh 2010
Vinh 2010

0


Lời cảm ơn
1


Để hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
cơ giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà, sự góp ý của các thầy cơ trong tổ văn học trung
đại Việt Nam cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và sự động viên khích
lệ của gia đình, bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn cơ giáo hướng dẫn, các thầy cô cùng các bạn
đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.



MỤC LỤC
Mở đầu:..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................3
2. Lịch sử vấn đề...................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................7

2


4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................7
6. Bố cục khoá luận...............................................................................7
Chương 1: Những nội dung chủ yếu của ca dao tình yêu xứ Nghệ ....8
1.1. Những nội dung chủ yếu của ca dao tình yêu người Kinh ............9
1.1.1. Bộc lộ niềm hạnh phúc.....................................................9
1.1.2. Thể hiện nỗi đau khổ.........................................................18
1.2. Những nội dung chủ yếu của ca dao tình yêu các dân tộc thiểu số21
1.2.1. Bày tỏ niềm hạnh phúc.....................................................22
1.2.2. Thể hiện nỗi đau khổ.........................................................24
Chương 2: Những phương thức biểu đạt đặc thù của ca dao tình
yêu xứ Nghệ.........................................................................................30
2.1. Những phương thức biểu đạt đặc thù của ca dao tình yêu người Việt...30
2.1.1. Ngôn ngữ .........................................................................30
2.1.2. Thể thơ..............................................................................36
2.1.3. Kết cấu .............................................................................43
2.2. Những phương thức biểu đạt đặc thù của ca dao các dân tộc thiểu
số xứ Nghệ...............................................................................................48
2.2.1. Ngôn ngữ..........................................................................49
2.2.2.Một số biểu tượng .............................................................51

Chương 3: Nét tương đồng và khác biệt giữa ca dao tình yêu dân
tộc Việt và các dân tộc thiểu số xứ Nghệ...........................................55
3.1. Nét tương đồng...............................................................................55
3.1.1. Sự tương đồng trong nội dung..........................................55
3.1.2. Sự tương đồng về phương thức biểu đạt...........................60
3.2. Nột khỏc biệt..................................................................................66
3.2.1. Nột khỏc biệt ở nội dung..................................................67
3.2.2. Nét khác biệt ở phương thức biểu đạt...............................73
3.3. Nguyờn nhõn của sự tương đồng và khác biệt...............................77
3


3.3.1. Nguyên nhân của sự tương đồng......................................77
3.3.2. Nguyờn nhõn của sự khỏc biệt.........................................77
Kết luận..........................................................................................................80
Tài liệu tham khảo.........................................................................................82

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ca dao tình u là mảng rất quan
trọng. Nó chứa đựng hầu như các cung bậc, các sắc thái tình cảm của con
4


người. Trong tình yêu, con người mới thể hiện hết chính mình, là “người” nhất
với đầy đủ các cung bậc u thương, giận hờn, trách móc…Và ca dao tình u
xứ Nghệ đã không chỉ biểu đạt được tất cả những trạng thái cảm xúc ấy mà
cịn góp phần khơng nhỏ cho sự phong phú, đa dạng của ca dao tình u Việt
Nam bởi sự riêng biệt, độc đáo của mình.
Tơi chọn đề tài Tình yêu trong ca dao xứ Nghệ trước hết bởi sự yêu

thích ca dao vùng đất cổ nước nhà - một vùng ca dao có nhiều nét độc đáo
khơng thể trộn lẫn. Mặt khác, đề tài tình yêu trong ca dao tuy đã được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng thường các tác giả chỉ mới
chú trọng đến ca dao của người Việt (Kinh) còn mảng ca dao các dân tộc thiểu
số xứ Nghệ tuy đầy hấp dẫn nhưng lại chưa được chú tâm tìm hiểu. Ngồi ra,
việc nghiên cứu ca dao tình u xứ Nghệ một mặt phù hợp với xu thế nghiên
cứu về văn học, văn hoá địa phương hiện nay, mặt khác sẽ góp phần vào việc
giảng dạy những bài ca dao tình u nói riêng và ca dao nói chung trong
chương trình phổ thơng. Vì những lí do dó, chúng tơi quyết định chọn đề tài
Tình u trong ca dao xứ Nghệ cho khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ca dao tình u nói chung, ca dao tình u xứ Nghệ nói riêng là đề tài
hấp dẫn với nhiều nhà khoa học. Chính bởi vậy, các cơng trình nghiên cứu về
vấn đề này chiếm số lượng khá lớn.
Ở mảng ca dao tình u, có thể kể đến những cơng trình đáng chú ý sau:
Luận văn thạc sĩ của Phan Sĩ Hưng với đề tài Cái tôi trữ tình trong ca
dao tình yêu (Đại học Vinh, 1996) đã xác định các tính chất của cái tơi trữ tình
trong ca dao tình u để từ đó đi vào tìm hiểu các cung bậc, các cảm xúc của
cái tơi bình dân khi yêu. Một số vấn đề nghệ thuật trong ca dao tình u cũng
được tác giả đề cập đến.
Cơng trình thứ hai cần nói đến là khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh
Hoà với đề tài Số từ trong ca dao tình yêu (Đại học Vinh, 2008). Qua việc

5


thống kê và chỉ ra cách sử dụng các con số, tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của số từ
trong ca dao tình u.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về ca dao tình yêu Việt Nam chỉ
tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong ca dao tình u chứ chưa đi vào nghiên

cứu sâu sắc và toàn diện về nội dung cũng như nghệ thuật của mảng ca dao
này.
Ở mảng ca dao xứ Nghệ, cơng trình đầu tiên cần nói đến là Kho tàng ca
dao xứ Nghệ do Ninh Viết Giao chủ biên, xuất bản năm 1996. Trong bộ sách
này, ở phần đầu phó giáo sư Ninh Viết Giao đã có bài nghiên cứu giới thiệu về
ca dao người Việt và người Thái xứ Nghệ. Tác giả cũng dành một số trang viết
về ca dao tình yêu - mảng ca dao chiếm số lượng lớn nhất trong Kho tàng ca
dao xứ Nghệ. Về phương diện nội dung, tác giả nhận xét: “Riêng tình yêu trai
gái, ở đây ta thấy mọi phương diện cũng như mọi mức độ của tình u đơi
lứa. Cũng như ca dao tồn quốc, với bộ phận này, ta bắt gặp lại những lời
ướm hỏi tình tứ, những câu trao duyên tế nhị, những lời xe kết diết da, những
câu thề nguyền gắn bó, nhưng lời than thở nhớ nhung, cả những câu trách
móc ai oán, những niềm tủi nhục, những số phận đắng cay …Ta cũng gặp
những mối tình éo le như tình cũ, tình già, tình muộn, tình phụ, tình lầm, tình
nghèo, tình chờ, tình chênh lệch, tình ép buộc dở dang…với mọi nỗi giận hờn
lo lắng, đau xót nhưng ấm tình đời, dạt dào sức sống…Tất cả đều trong sáng,
lành mạnh với phong cách suy nghĩ có cái bản sắc riêng của người xứ Nghệ”
[4,59]. Về hình thức biểu đạt, tác giả dành sự quan tâm đến yếu tố ngôn ngữ:
“Những bài ca dao ấy, ngơn ngữ giản dị mà tươi rói như đất mới cày, áo nâu
non mới mặc, chứa đầy nhựa sống…”[4, 80].
Với ca dao người Thái, tác giả cho rằng: “…phong phú nhất vẫn là ca
dao nói về tình yêu trai gái. Qua ca dao của họ, ta thấy tâm hồn hồn nhiên thơ
mộng, nhuần nhị của đồng bào Thái. Từng bài, từng bài dạt dào tình cảm
chân thành thắm thiết…”[4,97]. Về nghệ thuật, “sự kết hợp chặt chẽ giữa lãng

6


mạn, trữ tình và hiện thực đời sống là đặc điểm của một số bài ca dao
Thái…”[4,100].

Những nhận xét xác đáng về nội dung cũng như nghệ thuật của ca dao
tình yêu xứ Nghệ của PGS Ninh Viết Giao đã khái quát được một số đặc điểm
riêng của ca dao tình yêu người Nghệ, và bước đầu đã cho thấy đơi nét khác
biệt và tương đồng giữa ca dao tình yêu người Việt và người Thái. Song trong
khuôn khổ của một bài giới thiệu, tác giả khơng nhằm mục đích đi sâu vào tìm
hiểu nét đặc trưng riêng của ca dao từng dân tộc; không đối chiếu, so sánh
những nét giống và khác nhau của ca dao tình yêu người Việt và người Thái
xứ Nghệ.
Cơng trình thứ 2 chúng ta cần nói đến là bài ngiên cứu Sự khác nhau
giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc của tác giả Nguyễn Phương
Châm. Từ việc so sánh ca dao Nghệ Tĩnh với ca dao Bắc bộ, tác giả đã làm nổi
rõ được nét riêng của ca dao Nghệ Tĩnh. Tác giả nhận xét: “Nhìn tổng thể
trong tồn bộ nội dung ca dao xứ Nghệ và xứ Bắc thì ca dao xứ Nghệ phong
phú hơn khá nhiều chủ đề được phản ánh” [3,59]. Về hình thức, Nguyễn
Phương Châm chú ý đến ngôn ngữ (cách sử dụng địa danh, phương ngữ), thể
thơ. Điều đặc biệt, trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành so sánh khá
nhiều nét về ca dao tình yêu hai vùng. Theo Nguyễn Phương Châm, “đây là
một chủ đề được phản ánh viên mãn nhất trong ca dao hai vùng. Tuy vậy cách
thể hiện các cung bậc tình yêu, âm hưởng những lời ca dao có khác nhau…Ca
dao tình u xứ Bắc mượt mà, êm dịu hơn, ca dao tình yêu xứ Nghệ bộc trực,
thẳng thắn và quyết liệt hơn” [3,12]. Bằng cái nhìn đối sánh giữa ca dao xứ
Bắc và Xứ Nghệ, đặc biệt là ở mảng ca dao tình yêu, Nguyễn Phương Châm
đã làm nổi bật được những nét riêng về nội dung và nghệ thuật của ca dao xứ
Nghệ.
Như vậy, hai công trình nêu trên tuy nghiên cứu chung về ca dao xứ
Nghệ nhưng đã dành khá nhiều trang viết về ca dao tình yêu của vùng viễn
trấn. Những nghiên cứu này hết sức bổ ích với khố luận của chúng tơi. Tuy
7



nhiên, do khơng đặt ca dao tình u xứ Nghệ làm đối tượng nghiên cứu nên
các tác giả chưa thể khai thác hết mọi khía cạnh của mảng ca dao hết sức hấp
dẫn này.
Riêng về tình yêu trong ca dao xứ Nghệ, theo hiểu biết của chúng tôi,
cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu.
Cơng trình đầu tiên mà chúng tơi muốn nhắc đến là luận văn Thạc sỹ
của Nguyễn Văn Liên: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao
tình yêu đôi lứa xứ Nghệ (Đại Học Vinh 1999). Trong luận văn này, tác giả đã
tiến hành khảo sát, thống kê các phương tiện tu từ từ vựng như: dùng từ HánViệt, từ địa phương, từ láy, phương tiện tu từ ngữ nghĩa: ẩn dụ, nhân hóa, so
sánh. Biện pháp tu từ: điệp từ ngữ, đồng ngĩa kép …Từ việc thống kê, tác giả
đã làm rõ nét đặc trưng của người Việt xứ Nghệ trong việc sử dụng các biện
pháp nghệ thuật ở ca dao tình u.
Cơng trình thứ hai là luận văn Thạc sỹ của Tăng Thu Hiền: Thi pháp ca
dao tình yêu người Việt xứ Nghệ (Đại Học Vinh 1999). Tác giả đã nghiên cứu
rất kỹ lưỡng thi pháp ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ, trong chừng mực
nào đó có so sánh đối chiếu với ca dao tình u Bắc bộ. Trong cơng trình này
các phương diện được nói đến là: thể thơ, kết cấu, một số biểu tượng quen
thuộc, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ. Qua so sánh với ca dao Bắc
bộ, thi pháp đặc trưng của người Việt xứ Nghệ trong ca dao tình u được làm
rõ. Vì đây là cơng trình ngiên cứu về thi pháp nên nội dung của da dao tình
yêu xứ Nghệ được đề cập xen giữa các biện pháp nghệ thuật chứ tác giả không
đi sâu vào khảo sát nội dung.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về ca dao, ca dao xứ Nghệ nói
chung cũng như ca dao tình u xứ Nghệ nói riêng đều chủ yếu tìm hiểu ca
dao người Việt, ít quan tâm đến ca dao các tộc người thiểu số, đặc biệt là các
tộc người thiểu số xứ Nghệ – một mảng đáng nói trong ca dao tình yêu vùng
viễn trấn. Tiếp thu kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tơi tìm hiểu

8



tình yêu trong ca dao xứ Nghệ ở cả hai khơng gian văn hố nhằm góp phần lấp
đầy chỗ trống này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu đề tài này với mục đích làm rõ những nội dung và
phương thức biểu đạt cơ bản của ca dao tình yêu người Việt và người thiểu số
xứ Nghệ. Từ đó, có một cái nhìn đối sánh về ca dao tình yêu của hai khơng
gian văn hố của vùng đất cổ nước nhà.
4. Phạm vi nghiên cứu
Kho tàng ca dao xứ Nghệ (do PGS Ninh Viết Giao chủ biên, NXB Nghệ
An xuất bản năm 1996) được phân thành nhiều nội dung: tình yêu nam nữ,
quan điểm lao động và kinh nghiệm sống…Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu phần ca dao tỡnh yờu người Kinh và người thiểu số xứ
Nghệ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Khảo sát thống kê để tìm ra những nội dung cũng như phương thức biểu đạt
chủ yếu trong ca dao tình yêu người Việt và các dân tộc thiểu số xứ Nghệ.
2. So sánh, đối chiếu để thấy được nét tương đồng và khác biệt trong ca dao
tình yêu hai dân tộc.
3. Phân tích tổng hợp nhằm lý giải các nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và
khác biệt ở ca dao tình u hai dân tộc.
6. Bố cục khóa luận
Khóa luận có 3 phần: Mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung
chính gồm 3 chương:
Chương 1: Những nội dung chủ yếu của ca dao tình yêu xứ Nghệ
Chương 2: Những phương thức biểu đạt đặc thù của ca dao tình yêu xứ Nghệ
Chương 3: Nét tương đồng và khác biệt giữa ca dao tình yêu dân tộc Việt và
các dân tộc thiểu số xứ Nghệ.


9


CHƯƠNG I
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CA DAO TÌNH YÊU XỨ NGHỆ
Ca dao tình yêu xứ Nghệ là một bộ phận quan trọng trong chuỗi ca dao
tình yêu Việt Nam. Bộ phận này đã thực sự phản ánh những nét riêng của một
vùng văn hóa, nét riêng của con người xứ Nghệ, đồng thời cũng thể hiện rõ
những nét chung của con người Việt Nam, những đặc trưng tình u của người
Việt. Nói cách khác, ca dao tình u xứ Nghệ vừa nằm trong dịng chảy của ca
dao tình u Việt Nam, vừa góp phần tạo nên tính đa dạng phong phú của bộ
phận ca dao này bằng nét riêng biệt, độc đáo của nó.
Nét riêng biệt, độc đáo ấy được tạo nên trước hết bởi những đặc trưng
địa lí, khí hậu của xứ Nghệ. Theo Phan Huy Chú, đây là nơi “núi cao sông
sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn
cả ở Nam Châu”[chuyển dẫn 4, 20]. Nghệ Tĩnh là nơi có điều kiện tự nhiên
khá phức tạp. Với vị trí nằm giữa miền Bắc và miền Trung Nam, trên thực tế
Nghệ Tĩnh ít chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn mang tính chất kiến tạo
vùng như văn hóa Ấn Độ hoặc Trung Quốc, thậm chí có vùng khơng chịu ảnh
hưởng đó. Vì thế, việc truyền bá cái mới khơng dễ dàng gì. Nghệ Tĩnh cịn ở
xa các trung tâm chính trị nên giai cấp thống trị khó bóp nghẹt cuộc sống của
nhân dân. Chính vì vậy Nghệ Tĩnh cịn giữ được khá rõ nét văn hóa bản địa cả
về tinh thần lẫn vật chất. Chính vị trí này mang lại cho văn học dân gian Nghệ
Tĩnh một dấu ấn khá riêng biệt so với nhiều địa phương khác trong cả nước.
Mặt khác, khí hậu khắc nghiệt nhất nhì Việt Nam với cái lạnh khơng kém
miền Bắc cịn nắng nóng khó vùng nào có thể sánh bằng bởi gió Lào đã góp
phần tạo nên tính cách con người xứ Nghệ, có thể nói là khác nhiều so với các
vùng khác. Điều kiện tự nhiên như vậy đã góp phần tạo nên những trang sử
thật hào hùng của xứ Nghệ. Mặt khác, nhân dân Nghệ Tĩnh có một bề dày văn
hóa đáng nể phục. Phan Huy Chú nhận xét: “con người ở đây rất cần kiệm,

hiếu học, vật sản thì quý báu và hiếm lạ, Thần Núi và Thần Biển đều linh dị,
10


khí thiêng non sơng kết thành nhiều bậc danh hiền…” [chuyển dẫn 4, 25]. Một
thực tế chứng minh cho nhận định trên của Phan Huy Chú là thời Nguyễn có
660 người đỗ tiến sĩ thì Nghệ Tĩnh có 150 người. Sau này, thời kỳ cách mạng
đã sinh ra “nhiều bậc danh hiền”: Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Ở Nghệ
Tĩnh cịn có một nét riêng: khi sinh hoạt văn hóa dân gian thì khơng kể tầng
lớp giai cấp gì. Có những ông đồ, những người đỗ đạt làm quan vẫn đi hát ví.
Vậy nên, kho tàng ca dao Nghệ Tĩnh mang thêm nhiều nét đặc sắc.
Về nội dung của ca dao Nghệ Tĩnh, cũng giống như ca dao Việt Nam,
tình yêu luôn là đề tài chiếm tỉ lệ lớn. Kho tàng ca dao tình u Xứ Nghệ có
thể phân thành hai mảng: ca dao tình yêu của người Kinh và ca dao tình yêu
các dân tộc thiểu số.
1.1. Những nội dung chủ yếu của ca dao tình yêu người Kinh
Ca dao của người Kinh xứ Nghệ trong Kho tàng ca dao xứ Nghệ do
PGS Ninh Viết Giao chủ biên có 7 nội dung với 4147 lời. Trong đó, tình u
nam nữ có tỉ lệ lớn nhất với 1884 lời chiếm 46%. Các nội dung còn lại gồm
Vài đặc điểm về địa phương xứ Nghệ, Quan hệ gia đình và hơn nhân, Cuộc
sống trong xã hội nông nghiệp, Quan điểm lao động và kinh nghiệm cuộc
sống, Tinh thần dân tộc và quan hệ giai cấp chiếm 54% còn lại.
Chiếm tỉ lệ lớn nhất, ca dao tình yêu xứ Nghệ đã phản ánh đầy đủ các
cung bậc cảm xúc, các quan niệm về tình yêu. Lần theo bước đi của tình yêu,
lần theo những cung bậc của cảm xúc, tình yêu của người Nghệ dần hiện ra
trong ca dao với muôn màu sắc, mn trạng thái tình cảm. Có thể khái qt ở
những nội dung chủ yếu sau:
1.1.1. Bộc lộ niềm hạnh phúc
Niềm hạnh phúc trong tình yêu được bộc lộ ở nhiều giai đoạn, nhiều
cảm xúc khác nhau. Đó là hạnh phúc của gặp gỡ, tỏ bày, của hẹn thề, đính

ước, của giao ước kết đơi và có cả niềm vui khi được thương nhớ, được nhắn
nhủ, khuyên bảo người yêu của mình.

11


Trước hết, niềm hạnh phúc ấy được bộc lộ trong khoảnh khắc hội ngộ
ban đầu. Có thể nói, gặp gỡ làm quen là bước dạo đầu của bản nhạc tình yêu.
Cách “dạo nhạc” khác nhau của mỗi người đã tạo nên sự đa dạng, nhiều màu
sắc của buổi đầu quen biết. 49 lời ca dao (chiếm 3%) ở nội dung này đã thể
hiện rõ sự phong phú ấy.
Với người Nghệ Tĩnh, họ khá coi trọng cái gọi là duyên trời. Họ cho
rằng tình cờ gặp nhau là cái duyên mà nhiều khi đợi chờ trơng ngóng sẽ khơng
có được:
Tình cờ sao khéo tình cờ
Họa may thì gặp đợi chờ thì không.
Ta cũng bắt gặp trường hợp này trong một lời ca dao của vùng văn hoá
khác:
Chốn ước mơ lất lơ mà hỏng
Nơi tình cờ mà đóng nhân dun.
Nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã đặt ra câu hỏi: Có phải tình yêu
là nơi gặp gỡ của các miền ca dao? bởi ở các vùng ca dao, số lời có nội dung
tương đồng nhau khá lớn. Hai câu ca dao trên đã phản ánh nội dung gần như
nhau, đều nói đến cái duyên “trời định” của các cặp uyên ương. Người Nghệ
cũng như người xứ Bắc luôn thấy vui mừng khi có được cái duyên đó nên họ
hết sức trân trọng, cũng bởi cái tình cờ đã đưa hai người xa lạ đến gần nhau
hơn.
Thực tế chân chất hơn nữa là sự tình cờ gặp nhau trong lúc lao động,
trong những cơng việc của người bình dân như cất vó, cất te. Trong hồn cảnh
như vậy, người Nghệ ln bày tỏ niềm vui mừng khôn xiết:

Nước lên xâm xấp bờ làng
Anh đi cất vó có nàng cất te
Trăng lên đến đó rồi tề
Mang te mang vó ta về ơ em
Trơng trời cứ sáng trăng đêm
12


Cá thêm đầy cá tình thêm mặn tình.
Bài ca dao ẩn chứa một niềm lạc quan mà có lẽ chỉ tồn tại ở những con
người có tâm hồn yêu đời tha thiết. Trong hồn cảnh khó khăn, khi kiếm
miếng cơm manh áo họ vẫn vui vẻ bày tỏ tình cảm của mình. Và có thể chính
trong hồn cảnh như vậy, tình cảm của họ càng thêm mặn nồng.
Đơi lứa nên dun có khi là do sự gặp gỡ tình cờ không chỉ lúc lao động
vất vả mà là lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè. Đối với người dân xứ Nghệ, đó là
những đêm hát ví tràn ngập niềm vui. Hịa vào khơng khí đó, dường như
người ta qn hết những mệt nhọc thường ngày. Đặc biệt là trong những đêm
hát ví như thế có khơng ít mối tình nảy sinh, đơm hoa kết trái:
- Chàng đà bước tới sân đình
Tay bưng đôi chén rượu quỳnh ra chơi.
- Đến đây đầu lạ sau quen
Ánh trăng là ngãi, bóng đèn là duyên.
Trong những cuộc hát ví như vậy, ta bắt gặp những câu ca dao có nội
dung thử trí tìm bạn.
Ai mà đội đá vá trời
Mười ba mẫu ruộng tiếng cười đến nay?
- Bà Nữ Oa đội đá vá trời,
Mười ba mẫu ruộng tiếng cười đến nay.
Qua những bài ca dao đối đáp như thế, họ tìm được một nửa đích thực
của đời mình. Bằng trí thơng minh, bằng tài ứng đối, họ đã chinh phục được

nhau.
Sự gặp gỡ ban đầu thường chỉ là tình cờ như vậy nên trong rất nhiều
trường hợp, nam nữ chỉ biết mặt nhau mà chưa hiểu gì về nhau. Thế nhưng,
khi đã có linh cảm đó chính là một nửa của mình, người Nghệ bày tỏ lịng
mình rất tự nhiên, rất cởi mở, nhiều lúc cho ta cảm giác quá mạnh mẽ - đặc
biệt khi đó lại là lời của một cô gái - nhưng đây cũng là một nét tính cách của
con người Xứ Nghệ: bộc trực và thẳng thắn.
13


Một đàn cò trắng bay qua
Biết mặt mà chẳng biết nhà làm quen
Nhà chàng được mấy anh em
Cho tôi biết tuổi biết tên tôi chào
Mẹ thầy là người làm sao
Tôi trông thấy mặt tôi chào cho mau
Miệng thời chào mẹ đi đâu
Tay thời mở túi đưa trầu mẹ ăn
Đôi ta Tấn mới gặp Tần
Đôi ta hồ dễ mấy lần gặp nhau
Dầu người đón trước ngăn sau
Thì ta cũng nói với nhau một lời.
Cô gái không ngại ngần hỏi thăm chàng trai mọi thứ liên quan đến
chàng: nơi ở, tên tuổi, tính cách, người thân của chàng (bao gồm cha mẹ, anh
em…) bởi cô đã khẳng định, trái tim cô mách bảo cô và chàng trai ấy là của
nhau, là Tấn và Tần. Duyên số ấy mấy ai có được! Vậy nên, cơ mạnh dạn bày
tỏ tình cảm của mình với hy vọng sẽ cùng chàng trai vượt qua mọi trở ngại.
Con người Nghệ Tĩnh vốn tơn trọng sự tình cờ nhưng không phải lúc
nào họ cũng trông chờ vào duyên may. Các chàng trai Xứ Nghệ luôn thể hiện
bản lĩnh, họ khơng ngại khó khăn, gian khổ khi đi tìm một nửa của mình:

Mấy lâu nghe biết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh đã vội mừng
Vậy nên chẳng quản núi rừng sang đây.
Và các cô gái Xứ Nghệ cũng không đỏng đảnh, không kiêu kỳ, họ tiếp
các chàng trai rất nồng nhiệt.
Nghe tin chàng mới tới đây
Sai người ra dọn lầu tây cung đường
Chiếu hoa dưới phản trên giường
14


Tranh treo màn cuốn phủ trương tứ bề.
Chỉ mới nghe tin chàng trai tới, cô gái đã soạn sửa để đón tiếp như
khách quý. Có thể nói sự xuất hiện của chàng trai đã thổi vào cuộc sống của cô
gái một luồng gió mới, làm cho cơ u đời hơn, tươi vui hơn.
Cũng có lúc, niềm hạnh phúc gặp gỡ không chỉ đơn thuần là làm quen
với nhau. Những chàng trai cô gái đã từng bén duyên, sau một thời gian xa
cách, khi gặp lại cảm giác xốn xang cũng khiến họ khơng kìm nổi niềm hạnh
phúc:
- Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ kháp mặt(gặp mặt) mừng sao hỡi mừng.
- Bữa nay ta gặp lại ta
Giá như lụa Hạ thêu hoa vẽ rồng.
Nhìn chung, người dân xứ Nghệ ln bày tỏ niềm vui sướng một cách
trực tiếp nhưng cũng không kém mượt mà khi được gặp người mà họ cho là
một nửa của mình.
Trong cách bày tỏ niềm vui gặp gỡ các chàng trai cô gái người Việt xứ
Nghệ, có cách bày tỏ rất hóm hỉnh gây cười cho người đọc:
Gái tơ mà gặp anh hào

Núi cao rừng rậm lật nhào ta đi
Thần Núi ngồi khóc hi hi
Đơi ta trọn ngãi, Thần hi hi mặc Thần.
Hay:
Cần câu trúc, lưỡi câu đồng
Anh ngoắc con nhái, anh quăng bên tê sông Nhị Hà
O mơ có chồng thì tránh cho xa,
O mơ chưa có chồng hắn rứt rồi hắn lại rựt, hắn na cả mồi.
Lời ca dao có gì đó mạnh bạo hơi quá, với nhiều tiếng địa phương làm
cho hình tượng cơ gái trong đó hơi “thơ”. Song qua những câu ca dao này, ta
thêm trân trọng con người Nghệ Tĩnh. Cuộc sống đầy khó khăn nhưng trong
15


họ luôn tiềm ẩn niềm lạc quan, yêu đời. Niềm lạc quan này đã giúp họ vượt
qua gian khổ và tìm được hạnh phúc đích thực của mình.
Biểu hiện thứ hai của niềm hạnh phúc trong tình yêu là giây phút được
tỏ bày tình cảm. Để thực sự thuộc về nhau sau quá trình gặp gỡ, tìm hiểu, việc
bày tỏ tình cảm với nhau là điều tất yếu. Có thể thấy sự bày tỏ tình cảm là nội
dung chính của tình yêu nên trong ca dao xứ Nghệ, những lời tỏ tình, giãi bày
chiếm một tỷ lệ rất lớn với 33% (612 câu).
Sau gặp gỡ, người Nghệ bày tỏ tình cảm, bày tỏ mong muốn được kết
duyên cùng nhau:
Cây cao có lá trịn vo
Cho em chung cậu, chung o với chàng
- Cây cao lá rậm rì rì
Cho anh chung dượng chung dì cùng em.
Câu thơ mộc mạc, cách bày tỏ không trực tiếp thể hiện rằng “em muốn
là vợ anh” hay “anh muốn làm chồng em” nhưng tình ý cịn nhiều hơn thế. Sự
tế nhị của lời ca dao đã giúp đơi trai gái giãi bày tình u một cách tinh tế

nhưng cũng hết sức nồng nàn.
Có khi bằng những điều ước hết sức giản dị, họ đã bày tỏ tình cảm với
nhau thật chân thành:
Cơm chung bát, canh chung nồi
Ước chi ta được ngồi cùng một mâm
Ước chi trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay.
Họ ước được ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau, ước được bày tỏ những
hành động yêu thương một cách đường hoàng. Đó là cách diễn đạt khác của
mong muốn được thành chồng thành vợ.
Có những lời bày tỏ tình cảm rất đặc biệt. Chẳng hạn như:
Anh ơi đi lại cho dày
Thầy mẹ em không gả em bày mưu cho.
16


Ở đây, cô gái đã gợi ý cho chàng trai cách lấy được mình làm vợ. Quả
thật nhiều lúc ta khơng thể hình dung hết bản lĩnh của người con gái Xứ Nghệ.
Như ta biết, xã hội phong kiến rất coi trọng lễ giáo. Tình cảm nam nữ phải
được sự đồng ý của gia đình, thậm chí cả gia tộc chứ không được tự do quyết
định như xã hội hiện đại. Thế nhưng, cô gái đã cố gắng hết sức để vượt qua cái
vịng lễ giáo đó để đến với người cô yêu bằng cách (sẽ) nghĩ ra mọi mưu mẹo
nếu cha mẹ không đồng ý! Suy nghĩ của cô gái thật táo tợn song cũng thật
đáng nể phục.
Còn đây là cách hỏi vợ của một chàng trai Xứ Nghệ:
Diết da da diết quá chừng
Em cho anh chụt một cái, em đừng kêu đau
Đến mùa bẹ ấp thành cau
Anh mang con lợn cơi trầu đền em.
Từ một nụ hôn, chàng trai đã thể hiện được ý muốn của mình là hỏi cơ

gái về làm vợ. Hình ảnh con lợn, cơi trầu ở đây chính là ẩn ý nói đến đám cưới
của hai người, chàng trai sẽ mang những sính lễ ấy đến rước cơ gái về nhà
mình.
Sự bày tỏ tình cảm khi yêu không chỉ dừng lại ở bước tỏ tình ban đầu
mà cịn là sự bộc bạch những nhớ mong, những nhắn nhủ, dặn dị. Thường thì
sự nhớ mong khiến những người đang yêu phải khổ sở nhưng cũng có lúc,
những nhớ mong ấy lại là một nỗi đau hết sức ngọt ngào bởi chính điều đó
làm người ta biết chắc rằng mình đang yêu và được yêu:
- Một ngày không thấy mặt em,
Cơm ăn với chả với nem khơng màng.
- Một ngày khơng thấy bóng chàng,
Lao lư trong dạ, ăn vàng không ngon.
Sự giãi bày những nhung nhớ của đôi trai gái này cho thấy họ yêu nhau
biết bao và chính việc được “tỏ” cùng nhau những nhung nhớ ấy là một hạnh
phúc khơng gì sánh nổi!
17


Cũng như vậy, chứng kiến những hình dung về kỉ niệm tươi đẹp của quá
khứ của một chàng trai (cũng có thể là cơ gái):
Nhớ khi ngồi tựa trầu trao
Miệng thì cười nụ, biết bao nhiêu tình.
ta tưởng như thấy nhân nhân vật trữ tình đang nở một nụ cười hạnh phúc trong
hồi tưởng.
Qua những cung bậc của nỗi nhớ, tình yêu của trai gái xứ Nghệ hiện ra
thật nồng nàn, thật say đắm. Tình cảm của những con người bình dân được
chính họ bày tỏ rất phong phú: lúc tế nhị, lúc trực tiếp song ta luôn thấy được
tấm chân tình trong họ.
Bên cạnh nỗi nhớ, thời điểm được cùng nhau đính ước, hẹn thề cũng tạo
nên bao niềm hạnh phúc với trai gái xứ Nghệ. Nội dung này tuy chỉ xuất hiện

với 30 lời (chiếm 1,5%) nhưng cũng thể hiện rất đa dạng những sắc thái thề
hẹn. Đó là những lời hứa sẽ mãi mãi chờ đợi nhau:
Anh nói với em sơn cùng thủy tận
Em nói với anh nguyệt khuyết sao băng
Đôi ta như rồng lượn trông trăng
Dầu mà xa nhau đi nữa cũng khăng khăng đợi chờ.
Từ lời hẹn ước đợi chờ này, ta cảm nhận được tình cảm thủy chung, son
sắt mà đơi bạn tình dành cho nhau.
Cũng có những lời hứa, lời thề rất giản dị song ta vẫn thấy rõ quyết tâm
bằng mọi giá vượt qua thử thách để được ở bên nhau.
Còn trời, cịn nước, cịn non.
Cịn trăng, cịn gió, thì cịn đơi ta
Dẫu ai có muốn xé ra
Thì ta chắp lại cho hoa liền cành.
Tình yêu trong trái tim những nam thanh nữ tú này mạnh mẽ đầy nhiệt
huyết, có thể mang đến một sức mạnh phi thường, vượt lên cả quy luật tự
nhiên và những tai ương trong đời sống: trời, nước, gió, trăng khơng bao giờ
18


mất đi có nghĩa là tình u của họ tồn tại vĩnh hằng, khơng bao giờ tàn lụi. Bởi
có sức mạnh tình yêu như vậy họ tự tin khẳng định:
Dâu kia hết lá vì tằm
Tình ta với bạn trăm năm đời đời.
Người Nghệ khi đã quyết định gắn bó với nhau thì sẵn sàng đồng cam
cộng khổ, cùng nhau đi chung một con đường cho đến hết cuộc đời:
Giữ lời gắn bó với nhau
Sớm cơm, trưa cháo, chiều rau cũng đành.
Đến cái chết cũng khơng thể chia lìa:
Hai ta thề trước công môn

Sống không lấy được chắc, chết hai hồn táng chung.
Có lẽ, sự biểu đạt một cách táo bạo, mãnh liệt này đã làm nên nét riêng
trong ca dao tình yêu xứ Nghệ.
Những lời khuyên nhủ bạn tình của người Nghệ cũng rất độc đáo:
Đã yêu thì yêu cho chắc
Đã trục trặc thì trục trặc cho ln
Đừng như con thỏ đứng đầu trng
Khi vui thì rỡn bóng, khi buồn thì bỏ đi.
Những thanh trắc nghe “nặng trình trịch” thể hiện rất rõ lời đề nghị ln
phải có tình cảm dứt khoát, rõ ràng khi yêu của nhân vật trữ tình. Có lẽ vì thế
mà khi cần khun bảo hay phê phán một ai đó, người ta thường viện dẫn lời
ca dao này của xứ Nghệ chứ không phải là một lời ca dao có nội dung gần gũi
nào khác.
Rất nhiều lời khuyên nhủ của trai gái xứ Nghệ xưa khơng chỉ có ý nghĩa
trong thời điểm cụ thể ấy mà vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ. Đấy là
lời dặn giữ lòng chung thuỷ:
- Chàng về khuyên bạn nhất tâm
Trăm năm chớ có ơm cầm thuyền ai.
- Đôi ta đã một lời thề
19


Đừng buông tay lái cho thuyền lật ngang.
Hay lời khuyên đừng vì của nả, vật chất mà đánh mất tình u, đánh
mất hạnh phúc của mình:
Số giàu lấy đói cũng giàu
Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Khun em đừng nghĩ đói nghèo làm chi.
Lời khun thật chí tình, chí lí và cũng thật thơng minh khi chàng trai

đã biết níu vào số phận để “gắn” người yêu với mình.
Như vậy, những cung bậc khác nhau của niềm hạnh phúc trong tình yêu
đã được trai gái xứ Nghệ thể hiện bằng nhiều sắc thái khác nhau, tạo nên sự
hoà điệu cũng như nét độc đáo của ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ so với
ca dao cả nước.
1.1.2. Thể hiện nỗi đau khổ
Cũng như niềm hạnh phúc, nỗi đau khổ là là trạng thái cảm xúc thường
thấy khi yêu. Nếu các chàng trai, cô gái hân hoan, vui mừng khi gặp gỡ, khi tỏ
bày tình cảm, khi hẹn thề đính ước, khi được dặn dị khun nhủ thì họ cũng
sẽ đau khổ khi phải chia cách, khi bị chối từ, phản bội, khi băn khoăn lo lắng
về tình cảm của bạn tình. Thế nên, những trạng thái cảm xúc buồn đau khi yêu
của trai gái xứ Nghệ cũng vô cùng đa dạng, phong phú, thậm chí cịn đa dạng,
phong phú hơn những niềm hạnh phúc ban đầu.
Nỗi đau khổ thường gặp đầu tiên là những buồn thương vì nhớ nhung,
xa cách. Khi yêu, người ta mong muốn được gặp gỡ người mình yêu mỗi
ngày, thậm chí mỗi phút giây. Thế nhưng, trong khn khổ của lễ giáo phong
kiến, trong hoàn cảnh cụ thể của những nam nữ chưa thành thân, việc thường
xuyên cận kề là khơng thể. Vì thế, những xa cách có thể rất ngắn ngủi cũng
khiến những trái tim nặng tình phải thổn thức. Ta bắt gặp trong ca dao tình yêu
người Việt xứ Nghệ rất nhiều lời bộc lộ những nhớ nhung đến khắc khoải này
với nhiều sắc thái khác nhau:
20


- Nhớ anh ruột sát tận da
Người ngồi khơng biết tưởng là đói cơm.
- Nhớ bạn lịng những âu sầu
Bưng cơm rơi đọi, bưng trầu rơi khay.
Hay trong một lời ca dao đối đáp:
Cây thầu đâu, lá lại thầu đâu

Anh về từ đó em sầu từ đây
- Em sầu anh có vui chi
Em gạt nước mắt cũng có khi anh khóc thầm.
Ở đây, có thương nhớ đến quên hết mọi thú vui, mọi hưởng thụ vật chất;
có thương nhớ đến thắt lịng thắt ruột; có thương nhớ đến ngơ ngẩn, vụng về.
Thế mới biết trai gái xứ Nghệ yêu nhau bao nhiêu và khổ tâm đến nhường nào
khi xa cách.
Thế nhưng, dẫu lao lư trong dạ, bụng sát tận da, trạng thái nhớ nhung
vẫn không thể là đỉnh điểm của nỗi đau khổ. Lớn hơn cả sự thương nhớ, xa
cách, việc phải chấp nhận lời từ chối, sự phụ bạc của người yêu tạo nên một
vết thương khó hàn gắn ở mỗi con người. Vì thế, nội dung này chiếm đến
4,6% với 88 lời ca dao.
Có rất nhiều lí do khiến người đang yêu bị từ chối, phụ bạc, song lí do
nào cũng đem lại nỗi đau đớn:
Cầm sào mà đợi nước lên
Câm duyên đợi bạn cho nên đến giờ
Chờ anh đã có cơng chờ
Đã mất cơng đợi ai ngờ uổng công.
Lời bộc bạch tuy nhẹ nhàng nhưng cũng thật xa xót! Cơ gái khơng chỉ
tiếc cơng chờ đợi mà điều cô đau đớn hơn là sự nhầm lẫn khi chọn bạn tình, là
việc cơ đã “nối sợi dây dài” để rồi phải “tiếc hồi sợi dây”.
Khơng chỉ giới nữ mới buồn khổ. Người con trai trong lời ca dao sau
cũng vậy:
21


Con lươn trùn ăn no hắn trút nhớt vào đúa(rổ)
Con cò ăn no hắn đập cánh hắn bay
Anh thương em ba vạn sáu ngàn ngày
Cớ sao em bỏ ngãi em rày quên anh.

Đọc bài ca dao này, ta thực sự cảm nhận được nỗi lòng tê tái của người
con trai. Điều đáng nói ở đây là dẫu bị phụ bạc, dẫu phải chịu đau khổ, anh
vẫn nhắc đến người cũ với thái độ rất điềm đạm, thậm chí là dịu dàng. Tiếng
“cớ sao” cất lên như một sự ngạc nhiên vì sự thay lịng đổi dạ của người u
chứ khơng giống một lời chất vấn hằn học. Thế mới biết, ẩn sau những người
bình dân ít học ấy là một trái tim nhân hậu, là những ứng xử đầy văn hố.
Nỗi đau trong tình u nhiều khi khơng đến từ bản thân tình yêu mà lại
do sự tác động của ngoại cảnh. Đó là khi phải chịu sự cản trở, ép buộc của cha
mẹ:
Anh với em thương chắc
Chú mự gục gặc
Cha mẹ khơng ì
Như trâu khơng chạc mũi biết tắc rì đường mơ
Sự cản trở này có thể dẫn đến những kết cục rất bi thảm:
- Trách cha, trách mẹ lắm điều
Để cho em phải nhảy liều xuống sông.
- Em lấy chồng không cân đối chi cả
Nỏ vừa đôi chia cả
Trách lòng thầy mẹ gả bán em ri
Em về lấy con dao vàng tự vẫn, sống làm chi cho bạn cười.
Cũng có thể là do số phận:
Nhớ nhau những lúc trời chiều
Nụ cười tiếng nói lịng u trong lịng
Nhưng vì số phận long đong
Cho duyên cách trở cho lòng đắng cay.
22


Hay bởi miệng lưỡi thế gian:
Trăng thanh u ám vì nồm

Đơi ta cách trở vì mồm thế gian.
Cũng có khi, thế lực ngăn cản tình u khơng thể được định hình:
Vì ai cho bướm xa hoa
Cho cành xa cội cho ta xa mình
Nao nao nhớ tới tấm tình
Ruột đau quặn xé như hình lửa thiêu.
Thế nhưng, nỗi đau khơng thể gần gũi với người yêu vẫn luôn hiện diện
một cách rõ nét. Rõ nét tới mức nhân vật trữ tình tưởng như phải thét lên khi
tâm can bị vò xé bởi sự chia lìa.
Như vậy, bằng việc thể hiện những dạng thức khác nhau của nỗi đau
khổ, ta nhận thấy trai gái đất Lam Hồng xưa đã có tâm hồn nhạy cảm biết bao,
đã có tình u nhau mãnh liệt đến mức nào!
Có thể xem hạnh phúc và khổ đau là hai khía cạnh khơng thể tách rời
trong tình u. Thể hiện hai khía cạnh này, ca dao tình u người Việt xứ
Nghệ không chỉ bộc lộ những sắc thái đa dạng, phong phú của cảm xúc, không
chỉ bộc lộ tình u tha thiết của nam nữ mà cịn làm nổi bật những nét riêng
của tính cách người Nghệ, của văn hoá xứ Nghệ.
1.2. Những nội dung chủ yếu của cadao tình yêu các dân tộc thiểu
số
Ca dao các dân tộc thiểu số xứ Nghệ trong “ Kho tàng ca dao xứ Nghệ”
của Ninh Viết Giao có 4 nội dung với 121 lời. Trong đó, Tình u nam nữ có
80 lời chiếm 60%. Các chủ đề Lao động sản xuất, Quan hệ gia đình xã hội,
Nhận định về thời tiết có tổng cộng 41 lời chiếm 40% cịn lại.
Đối với các dân tộc ở vùng núi Nghệ Tĩnh, “vì số dân đông và văn minh
hơn nên người Thái là dân tộc chủ thể ở miền núi Nghệ An ”[4,93]. Do vậy,
khi tìm hiểu ca dao các dân tộc thiểu số xứ Nghệ, chúng ta chủ yếu tìm hiểu ca
dao của dân tộc Thái. Cũng như ca dao người Kinh, trong kho tàng ca dao dân
23



tộc Thái, phong phú nhất là ca dao tình yêu. “Qua ca dao của họ, ta thấy tâm
hồn hồn nhiên, thơ mộng, nhuần nhị của đồng bào Thái. Từng bài từng bài
dạt dào tình cảm chân thành thắm thiết” [4,97]. Và những nội dung, những
sắc thái chủ đạo trong ca dao tình u của người Thái cũng có thể chia thành
hai mảng: bày tỏ niềm hạnh phúc và thể hiện nỗi đau khổ. Tuy nhiên, do ca
dao tình yêu các dân tộc thiểu số xứ Nghệ chưa được sưu tầm đầy dủ nên các
cung bậc của cảm xúc không thể phong phú như ca dao người Kinh với số
lượng vài ngàn câu. Bởi vậy, khi tìm hiểu về những giây phút hạnh phúc, đau
khổ khi yêu của trai gái miền núi, chúng tơi chỉ có thể đi vào những biểu hiện
xuất hiện nhiều nhất, phổ biến nhất.
1.2.1. Bày tỏ niềm hạnh phúc
Nếu như khởi nguồn cho niềm hạnh phúc trong tình u của các chàng
trai cơ gái Kinh là sự hồ hợp của buổi đầu gặp gỡ thì trong ca dao tình yêu
các dân tộc thiểu số xứ Nghệ, niềm hạnh phúc ấy có thể là khi bắt gặp dung
mạo xinh đẹp của người u:
Anh trơng thấy em đội nón trắng qua đồng
Nhìn trước ngực, đẹp như bạc sáu
Ngắm sau lưng, xinh tựa bạc năm
Cổ trắng ngần tựa như bạc nén
Má trắng mịn như bông hoa quyết
Mắt long lanh như trăng mồng mười
Tựa như tám ánh nhìn lúng liếng
Đơi mắt em như tráng một chút vàng đỏ
Cánh tay nàng như mạ bằng vàng lỏng
Tấm lưng eo
Rồi lại còn ngực nở
Ngực nở ức gà lôi
Lông mày em mịn mượt cánh dơi.

24



×