1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ, ca dao là lời ăn tiếng nói, là sự đúc rút kinh nghiệm của
nhân dân trải qua bao thế hệ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống vật chất, lao
động sản xuất cũng như cuộc sống tinh thần. Chính vì vậy, đi vào tìm hiểu
tục ngữ, ca dao trong mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa vẫn ln là
vấn đề cần thiết và bổ ích.
1.2. Hình ảnh con vật trong tâm thức người Việt qua tục ngữ, ca dao
là đề tài nghiên cứu được quan tâm nhiều song chưa có một cơng trình cụ
thể nào nghiên cứu về đặc điểm ngữ pháp của hai từ Chim, Cá trong tục
ngữ, ca dao. Đó cũng chính là lý do để chúng tơi lựa chọn và đi vào tìm
hiểu đề tài Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ cá, chim trong Kho
tàng tục ngữ, ca dao người Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Điểm lại lịch sử vấn đề, chúng tơi thấy việc nghiên cứu hình ảnh con
vật đã được đề cập tới trong các tạp chí của các tác giả sau đây:
Phan Văn Quế (1995), Hà Quang Năng (1997), Phạm Văn Thấu (1997),
Nguyễn Thuý Khanh (1997), Vũ Ngọc Phan (1998), Hồng Văn Khốn
(2000), Lê Tài H (2002), Bùi Thị Thi Thơ (2006)…Các tác giả đã đi vào
thống kê, khảo sát, chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của tất cả các con vật từ
đó phân loại, nhận xét về một số con vật có tần số xuất hiện cao đã đi vào
tâm thức và văn hóa người Việt. Như vậy, điểm lại lịch sử vấn đề, chưa ai
đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu phát ngơn chứa từ Cá, Chim như một
chuyên luận. Vì thế, đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp và phân loại
các nhóm nghĩa của phát ngơn tục ngữ có chứa từ Cá, Chim cũng là lý do
để chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ người Việt và Kho tàng
ca dao người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên, 2002, Nxb
Văn hố Thơng tin, làm đối tượng khảo sát và so sánh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau
a. Khảo sát số lượng xuất hiện của từ Cá, Chim trong tục ngữ, ca dao.
b. Phân tích, miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ Cá,
Chim trong tục ngữ, ca dao Và từ đó rút ra một số nhận xét buổi đầu về
đặc trưng văn hóa của người Việt qua hai từ Cá và Chim ở hai thể loại tục
ngữ và ca dao.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
4.2. Phương pháp mô tả
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đi sâu tìm hiểu những từ Cá, Chim từ cuốn Kho tàng
tục ngữ người Việt trên hai đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa (có sự đối
sánh trong thể loại ca dao) để thấy được sự đồng nhất và khác biệt về cách
sử dụng hai từ đó ở hai thể loại. Từ đó, chúng tơi rút ra một số đặc trưng
văn hoá của người Việt qua cách sử dụng hai từ Cá, Chim.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài này gồm ba
chương:
Chương 1: Những giới thuyết xung quanh vấn đề tục ngữ
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ Cá, Chim trong tục ngữ và ca dao
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ Cá, Chim trong tục ngữ và ca dao
Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Nhận diện tục ngữ
1.1.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Tục ngữ và thành ngữ có nhiều điểm tương đồng nhau về cả hình
thái cấu trúc lẫn khả năng biểu hiện trong quá trình giao tiếp. xét về thành
phần từ vựng và cấu trúc cú pháp, cả tục ngữ và thành ngữ đều là những
cấu trúc có sẵn, có tính ổn định và bền vững. Cịn xét trong hoạt động giao
tiếp, chúng đều mang sắc thái biểu cảm rất cao. Có một số tác giả như
Dương Quảng Hàm, Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Nguyễn Phương
Tri, Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia Khánh …đã có ữn cách phân chia khác nhau
song chúng tôi xin dựa vàođề xuất củầótc giả Đỗ Thị Kim Liên để nhằm
phân biệt tục ngữ với thành ngữ trên các mặt: hình thức, cấu trúc, chức
năng, ý nghĩa và đích tác động.
a) Tiêu chí hình thức
b) Tiêu chí cấu trúc
c) Tiêu chí chức năng
d) Tiêu chí ngữ nghĩa
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Ca dao còn gọi là phong dao.
Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo
nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu.
3
Ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu truyền phổ biến
trong dân gian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao
đồng nghĩa với dân ca”. Còn tục ngữ là “một thể loại văn học dân gian mà
chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức câu nói
ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền”.
Còn trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh chủ
biên thì cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu
thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những
tiếng đệm, tiếng láy…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành
những làn điệu dân ca”. Tục ngữ lại là “những câu nói ngắn, gọn có ý
nghĩa hàm súc”, “một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa
bóng”, “lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ”.
Thực tế, trong Kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ta bắt gặp
những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, chỉ trên một dịng nên dễ dàng phân
biệt được với những câu ca dao. Vì vây cần dựa vào một số tiêu chí như
sau:
a) Về hình thức
Câu tục ngữ thường biểu hiện ở số lượng âm tiết, chủ yếu là 6 đến 8
âm tiết, cịn ca dao ít nhất cũng phải hai dịng. Thơng thường, ca dao có
kiểu hai dịng thơ 6/8 theo thể lục bát, ít nhất là 14 âm tiết hoặc có khi 8
dịng đến 16 dịng thơ. Giữa hai dịng lục và dịng bát ln bị quy định chặt
chẽ bởi vần chân và vần lưng . Trong khi đó tục ngữ có sự quy định về vần
nhưng đó là vần liền hay vần cách.
b) Về nội dung
Tục ngữ thường hướng đến kinh nghiệm nhận thức về tự nhiên và xã
hội, gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang tính khái quát cho nhiều
trường hợp.
Trái lại, ca dao lại nghiêng về bộc lộ tình cảm, tâm trạng, cảm xúc cá
nhân con người và có gắn liền với diễn xướng.
Do vậy, người đọc khi tìm hiểu ý nghĩa của ca dao chủ yếu nghiêng
về sắc thái biểu cảm, đậm chất trữ tình, cịn khi tìm hiểu về tục ngữ thường
chú ý nghĩa đen và nghĩa bóng.
c)Về cấu trúc
Tục ngữ có cấu trúc Đề - Thuyết đơn hoặc cấu trúc Đề - Thuyết sóng
đơi. Ca dao trữ tình có cấu trúc tồn chỉnh thể gồm hai phần: phần thứ nhất
nêu hoàn cảnh khách quan (thiên nhiên, con người), phần thứ hai ngụ tình.
d) Về chức năng
Tục ngữ và ca dao đều có chức năng thơng báo.
4
Sự xuất hiện này nói lên cùng một “ý” nhưng tục ngữ và ca dao đã
chọn hình thức biểu đạt riêng, hướng tới những đích tác động khác nhau.
1.1.3. Những đặc trưng để nhận diện tục ngữ, ca dao
Những nét đặc trưng cơ bản của tục ngữ trên cơ sở so sánh với ca
dao như sau:
a. Về hình thức
a1. “Tục ngữ có hình thức từ 3 đến 23 âm tiết, nhưng chủ yếu từ 6
âm tiết trở lên. Những yếu tố hình thức của tục ngữ bao gồm: vần, nhịp và
kiến trúc sóng đơi”.
a2. Trong khi đó ở mỗi đơn vị ca dao ít nhất cũng phải có hai dịng.
Phần lớn ca dao được tác giả dân gian sáng tác theo thể lục bát.
b. Về cấu trúc
b1. Trong tục ngữ
Tục ngữ vốn gắn liền với cấu trúc Đề - Thuyết. Giữa Đề - Thuyết có
thể xen tác tử thì, mà, là. Cấu trúc Đề - Thuyết tạo dựng trên cơ sở quan hệ
về nghĩa, quan hệ logic giữa các thành phần, giữa các vế trong câu tục ngữ.
Kiến trúc sóng đơi chủ yếu xuất hiện trong tục ngữ. Có thể nói, nhờ có
kiến trúc sóng đơi mà người đọc dễ nhận ra đâu là phát ngơn tục ngữ khi
đặt nó cạnh những phát ngơn bình thường khác. Mơ hình kiến trúc sóng
đơi có đặc điểm là cấu tạo thành vế (thường là hai vế) có sự đối xứng
nhau, có quan hệ logic với nhau.
b2. Trong ca dao
Có hai kiểu kết cấu phổ biến là: Lối đối đáp và lối kể chuyện
- Kết cấu đối đáp
Kết cấu đối đáp là lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca.
- Kết cấu trần thuật (kể chuyện)
Lối kết cấu trần thuật được tác giả dân gian vận dụng để nhằm giãi bày
tâm tư tình cảm của con người trong cuộc sống.
Ngoài ra, chúng ta còn gặp các lối kết cấu đan xen giữa trần thuật
với miêu tả, trần thuật với đối thoại, miêu tả với đối thoại…
c. Về ý nghĩa
c1. Trong tục ngữ
Theo cuốn “Kho tàng tục ngữ Việt Nam”, cái cụ thể và cái khái quát
liên quan đến nghĩa đen và nghĩa bóng.
c2. Trong ca dao
Trong các thể loại trữ tình của văn học dân gian, ca dao đáng phải
được nhắc đến rất nhiều. Bởi trong thể loại này chất thơ được thể hiện rõ
ràng, đầy đủ, đặc biệt cái tơi trữ tình đã bộc lộ rõ nhất. Người ta thường sử
5
dụng ca dao trong môi trường diễn xướng, nhằm bộc lộ nỗi lòng khi buồn,
khi tủi thân, tủi phận, khi oán trách.
d. Về ngữ cảnh
d1. Trong tục ngữ
Ngữ cảnh là yếu tố quan trọng phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Tục ngữ là
phát ngơn mang tính khái qt gắn liền với hoạt động giao tiếp.
Tuỳ vào đối tượng, hoàn cảnh khác nhau để vận dụng đúng câu tục
ngữ. Tuy có nhiều cách diễn đạt nhưng đều giống nhau về nghĩa khái quát,
biểu trưng. Điều đó làm cho cuộc sống của tục ngữ trở nên phong phú hơn,
thể hiện được giá trị thẫm mĩ đích thực của nó.
d2. Trong ca dao
Gắn với một số yếu tố sau: Nhân vật trữ tình, Khơng gian, Thời gian.
Như vậy, qua sự phân biệt những đặc trưng của tục ngữ và ca dao
như trên là một tiêu chí cơ bản để chúng tơi tiến hành phân biệt cụ thể hơn
ở hai từ Cá, Chim trong hai thể loại đó.
1.2. Về sự xuất hiện của từ Cá, Chim trong tục ngữ và ca dao
1.2.1. Về sự xuất hiện của từ Cá trong tục ngữ và ca dao
Chúng tôi đã thống kê số lượng từ cá trong tục ngữ theo bảng 1.1;
1.2 trong luận văn. Ở đây, chúng tôi đưa ra một số nhận xét về từ Cá qua
hai thể loại tục ngữ và ca dao như sau:
a) Từ cá xuất hiện trong cả tục ngữ và ca dao đều chiếm một tỉ lệ
cao hơn cả so với tỉ lệ xuất hiện của các con vật khác cùng trên cạn hoặc
cùng dưới nước.
b) Chính sự xuất hiện của hình ảnh con cá ở dưới nước cũng đã ảnh
hưởng rất nhiều đến tâm lý của cư dân nơng nghiệp lúa nước - một tâm lý
có nước thì có cá và mong muốn về một cuộc sống tự do vẫy vùng của
nhân dân. Đồng thời, còn phản ánh những kinh nghiệm trong chăn nuôi,
kinh nghiệm trong ăn uống….Và đặc biệt cịn biểu hiện được cả những
tình cảm lứa đôi trong ca dao.
c) Sự xuất hiện của từ cá trong tục ngữ và ca dao chủ yếu giữ vai trò
là chủ ngữ, hoặc với vai trò là bổ ngữ. Có thể đứng ở nhiều vị trí khác
nhau trong câu: đầu câu, giữa câu, cuối câu.
1.2.2. Về sự xuất hiện của từ Chim trong tục ngữ và ca dao
Về số lượng từ chim và sự xuất hiện của nó trong tục ngữ, ca dao, chúng
tôi thống kê theo bảng 1.3 và 1.4 trong luận văn. Ở đây, chúng tơi có
những nhận xét cơ bản như sau:
a) Tần số xuất hiện của từ chim ở cả hai thể loại tục ngữ và ca dao
chiếm một tỉ lệ lớn và vượt xa so với sự xuất hiện của các con vật ở trên trời.
6
b) Sự xuất hiện của phát ngôn tục ngữ và những câu ca dao chứa từ
chim trước hết cũng phải nói tới điều kiện của mơi trường tự nhiên rộng
lớn, ¾ diện tích là đồi núi, cây cối, khí hậu ơn hồ. Đó cũng là sự thuận lợi
để cho chim sinh sống, phát triển.
c) Sự xuất hiện của phát ngôn chứa từ chim cũng phản ánh tâm lý
của cư dân nông nghiệp vốn nhiều vất vả, cuộc sống vốn tù túng và nhiều
toan lo nên trong tâm lý, họ luôn mong chờ có được một cuộc sống tự do,
thoải mái. Vì lẽ đó, họ đã gửi gắm tâm trạng, khát vọng của mình qua hình
ảnh cánh chim - một khát khao được vẫy vùng, tự do giữa biển trời rộng lớn.
1.2.3. Nhận xét chung về hai từ cá và chim trong tục ngữ, ca dao
a) Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, sự giống nhau cả từ chim và từ
cá đều chiếm số lượng lớn nhất cả trong tục ngữ và ca dao khi so sánh
chim với các con vật trên trời hay so sánh cá với các con vật dưới nước.
b) Cá và chim là hai loài vật thể hiện cuộc sống tự do, tự nhiên và
cũng là biểu tượng của bầy đàn nhưng bị trói buộc, bị chia cắt. Chính vì
thế, sự xuất hiện lớn của những từ cá và từ chim cũng là xuất phát từ tâm
lý và mối quan hệ của con người muốn thoát khỏi những gị bó để có được
cuộc sống tự do hơn. Đồng thời, số lượng lớn cư dân nông nghiệp lúa nước
muốn phản ánh những kinh nghiệm trong chọn giống chăn ni của mình.
c) Trong các phát ngơn tục ngữ chứa từ chim, ta bắt gặp rất nhiều tên
gọi khác nhau rất phong phú, đa dạng. Có tên gọi chỉ sự cao sang như
phượng hồng, sâm cầm, vàng anh…; Có tên gọi thì mang tính dân dã,
bình thường, và quen thuộc như chim, chim ngói, chim cu, cị, chim sẻ ….
Ngồi ra, cịn có những tên gọi chỉ lồi độc ác như quạ, tu hú, bìm bịp.
1.3. Tiểu kết chương 1
1. Tục ngữ phân biệt với thành ngữ, ca dao ở những tiêu chí như:
hình thức, cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa.
2. Qua sự phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao,
chúng ta thấy được những đặc trưng cơ bản của tục ngữ về các mặt hình
thức, cấu trúc nghĩa, ý nghĩa, ngữ cảnh. Những yếu tố của hình thức tục
ngữ bao gồm: vần, nhịp và kiến trúc sóng đơi. Tục ngữ có cấu trúc Đề Thuyết, giữa Đề - Thuyết có thể chen tác tử thì, mà, là. Dù nghĩa đen hay
nghĩa bóng thì ngay từ đầu, nghĩa bao trùm một câu tục ngữ vẫn là nghĩa
khái quát và chủ yếu được hình thành qua con đường biểu trưng. Cịn mỗi
đơn vị của ca dao ít nhất cũng có hai dịng. Nó có những đặc trưng về các
mặt hình thức, kết cấu, ý nghĩa, ngữ cảnh. Ca dao thường được sáng tác
theo thể lục bát và xoay quanh hai kiểu kết cấu chính: lối đối đáp và lối kể
chuyện (trần thuật). Ca dao mang tính trữ tình rất cao vì thế thường mang
ý nghĩa biểu cảm.
7
3. Ở phần này, luận văn cũng đề cập đến phát ngôn tục ngữ và những
câu ca dao chứa từ cá, chim về đặc điểm, số lượng, lý do xuất hiện. Qua
đó, chúng tơi rút ra những nhận xét cơ sở bước đầu làm tiền đề để đi sâu
phân tích đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ CÁ, CHIM
TRONG TỤC NGỮ VÀ CA DAO
2.1. Đặc điểm ngữ pháp của từ Cá trong tục ngữ và ca dao
2.1.1. Đặc điểm về vị trí
Chúng tơi thống kê bảng số lượng câu ca dao và tục ngữ có từ cá
xuất hiện ở 3 vị trí (đầu, giữa, cuối) với tần số như sau:
Vị trí từ Cá
Số câu Tỉ lệ (%)
Số
Tỉ lệ (%)
trong tục ngữ,
tục
câu tục câu ca
câu ca dao
ca dao
ngữ
ngữ
dao
Đứng đầu câu
84
23,7
140
22,9
Đứng giữa câu
239
67,3
457
74,7
Đứng cuối câu
32
9,0
15
2,4
Tổng số
355
100
612
100
Bảng 2.1 : Vị trí của từ Cá trong tục ngữ và ca dao.
Qua bảng thống kê trên, ta nhận thấy: từ Cá trong tục ngữ và trong ca
dao có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau: đầu câu, giữa câu hay cuối câu.
Trong đó, từ cá cả trong tục ngữ và ca dao đứng ở vị trí giữa câu
chiếm đa số. Từ cá trong cả tục ngữ và ca dao đứng ở vị trí cuối câu chiếm
số lượng thấp nhất: từ cá trong tục ngữ chiếm 9%, từ cá trong ca dao chỉ
chiếm 2,4%.
Như vậy, từ cá trong tục ngữ và ca dao không hề bị hạn chế về vị trí
đứng. Chính điều đó đã chi phối đến khả năng kết hợp của nó với các yếu
tố khác một cách đa dạng, phong phú về cả phía trước lẫn phía sau. Khi
xuất hiện từ cá đã làm phong phú thêm cho cách hiểu về câu, tạo nên
những liên tưởng bất ngờ.
2.1.2. Đặc điểm về tần số xuất hiện
Trong quá trình khảo sát, chúng tơi đã thống kê theo bảng sau:
Tần số xuất hiện
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ (%)
trong một câu
Tục ngữ trong TN Ca dao
trong CD
Một lượt
327
92,1
486
85,2
Hai lượt
28
7,9
63
11,0
Hơn hai lượt
0
0,0
22
3,8
Tổng số
355
100
571
100
Bảng 2.2: Tần số xuất hiện của từ cá trong tục ngữ và ca dao
8
Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy tần số xuất hiện một lượt
của từ cá trong câu tục ngữ và ca dao chiếm số lượng nhiều nhất. Bên cạnh
đó, sự xuất hiện của những câu hơn hai lượt từ cá trong cả tục ngữ và ca
dao chiếm tỉ lệ rất thấp, đặc biệt là trong tục ngữ số câu xuất hiện hơn hai
lượt là khơng có, cịn trong ca dao chỉ chiếm 3,8% với 22/571 câu. Khi từ
cá xuất hiện hai lượt trong tục ngữ và ca dao hay hơn hai lượt trong ca dao
thì chúng được kết hợp ở nhiều vị trí khác nhau.
Trong tục ngữ, sự xuất hiện cấu trúc đối xứng là đặc trưng tiêu biểu
nhất, bởi người Việt vẫn ưa lối nhịp nhàng do mơ hình sóng đơi đem lại.
Mặt khác, tiếng Việt vốn là thứ tiếng đơn âm tiết và rất phong phú về
thanh điệu nên dễ dàng tạo tính hịa đối giữa hai vế câu trên các phương
diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Không giống như tục ngữ, dù sự xuất hiện hai lượt của từ cá trong
câu ca dao cũng chiếm số lượng lớn nhưng chúng lại rất ít khi đối xứng
hồn tồn với nhau trên một dịng mà chúng chỉ xuất hiện liên tiếp theo
kiểu cấu trúc điệp hay tăng tiến, xâu chuỗi… trong một cặp câu để tạo ấn
tượng mạnh mẽ và hấp dẫn cho người tiếp nhận.
Tóm lại, từ cá xuất hiện cả trong tục ngữ và ca dao khơng bị hạn chế
bởi vị trí đứng. Nhờ vậy, nó đã chi phối được khả năng kết hợp của nó với
các yếu tố khác một cách đa dạng, phong phú. Khi có sự xuất hiện của từ
cá trong câu đã gợi cho người tiếp nhận những cách liên tưởng rất thú vị.
2.1.3. Đặc điểm về khả năng kết hợp của từ cá trong tục ngữ và ca dao
a. Khả năng kết hợp với các từ loại khác nhau trong câu
a1. Kết hợp với động từ trong tục ngữ và ca dao
Thường kết hợp với các động từ như: ăn, bán, nhảy, kho, cắn, chết,
gặp, lên, nuốt, đè, nằm, mổ, nhảy, chết…. Chúng chiếm số lượng lớn nhất.
Trong tục ngữ, động từ đó có thể đứng sau làm vị ngữ. Khi động từ đứng
liền kề phía sau danh từ cá thường là dùng để chỉ hành động của cá, làm vị
ngữ trong câu.
Trong ca dao, từ cá kết hợp với động từ đi sau theo quan hệ C – V,
đây là quan hệ chiếm số lượng cao nhất.
Có khi từ cá đứng sau động từ làm bổ ngữ cho động từ để chỉ hành
động, việc làm của con người đối với cá. Chẳng hạn trong tục ngữ có câu.
Trong ca dao cũng có hiện tượng danh từ cá kết hợp sau động từ làm bổ
ngữ cho động từ đứng trước.
Tuy vậy, trong tục ngữ, sự kết hợp này nhằm tạo nên các kết cấu
mang nghĩa tác động đến nhận thức. Trong ca dao lại xuất hiện trong các
kết cấu tác động đến tình cảm.
9
a2. Kết hợp với tính từ trong tục ngữ và ca dao
Trong tục ngữ, danh từ cá khi kết hợp với tính từ cũng chiếm số
lượng cao thứ hai (sau động từ). Trong những kết hợp này, nghĩa tường
minh là chỉ những thuộc tính của cá nhưng qua đó là nhằm chỉ đến tính
cách của con người. Cịn khi từ cá đứng sau tính từ lại mang nghĩa là cá
với những đặc trưng tiêu biểu của nó. Trong ca dao, danh từ cá kết hợp
trước tính từ lại xuất hiện không nhiều. Trong những kết hợp này tục ngữ
chủ yếu nói đến những cảnh ngộ, hồn cảnh riêng của mỗi người để tác
động đến nhận thức hay ứng xử (như lời khuyên hay bài học gián tiếp).
a3. Kết hợp với danh từ chỉ vị trí
Trong nhóm này, chúng ta thường gặp từ cá đứng trước những từ chỉ
vị trí, phương hướng như: trên, dưới, trong, ngoài + danh từ…Trong tục
ngữ xuất hiện nhằm chỉ những hoàn cảnh của con người để rút ra bài học
cho cá nhân con người trong ứng xử. Trong ca dao xuất hiện cũng tương
đối nhiều thường để chỉ những cảnh ngộ, hoàn cảnh của người con trai,
con gái trong tình yêu.
a4. Kết hợp trước danh từ chỉ địa danh
Chúng gồm danh từ chỉ những tên địa danh cụ thể. Trong tục ngữ, có
những câu như nhằm tác động đến nhận thức những địa danh nổi tiếng về
sản phẩm từ cá.
Trong ca dao thì sự kết hợp với những địa danh cụ thể hầu như rất ít
bắt gặp để nói đến hồn cảnh, tình cảm của đôi lứa yêu nhau.
a5. Kết hợp trước danh từ định danh loài
Trong tục ngữ, ta gặp danh từ cá kết hợp với các danh từ. Một số câu
tục ngữ không nói đến tên lồi cá mà gián tiếp nói đến: đặc điểm, hồn
cảnh, biểu hiện của một nhóm người. Một số câu tục ngữ cịn lại nói đến
những đặc sản.
Trong ca dao, có xuất hiện những câu cụ thể nhắc đến tên lồi cá là
để nói đến hồn cảnh, cảnh ngộ của những đơi lứa trong tình u.
a6. Kết hợp trước đại từ chỉ trỏ: này, kia, nọ, ấy…
Trong tục ngữ dạng kết hợp “cá + này, nọ…” này không xuất hiện.
Cịn trong ca dao xuất hiện khơng nhiều. Trong những câu trên chủ yếu đề
cập đến tâm trạng con người hay để bộc lộ tình yêu nam nữ.
a7. Kết hợp với danh từ chỉ loại
Trong tục ngữ xuất hiện là để chỉ ý nghĩa cá thể hóa, gián tiếp nói
đến con người. Trong ca dao xuất hiện lại nhằm mục đích chỉ hồn cảnh,
tâm trạng của nam, nữ trong tình yêu.
a. Xuất hiện trong các kết cấu khác
b1. Dạng thành ngữ
10
Trong tục ngữ có sự xuất hiện thành ngữ làm thành bộ phận cấu tạo
tục ngữ, biểu thị bằng những cụm từ cố định.
Ngoài ra, ở trường hợp này chúng tơi cịn bắt gặp từ cá xuất hiện
trong cấu trúc so sánh với từ “như”. Trong phát ngôn tục ngữ xuất hiện
các kiểu cấu trúc thường gặp như (T + như + thành ngữ) hoặc (D + như +
thành ngữ) để chỉ hoàn cảnh, cảnh ngộ của cá và gián tiếp nói đến cảnh
ngộ, tính cách con người.
Cịn trong ca dao, khi xuất hiện kiểu câu có sự kết hợp với thành ngữ
chủ yếu để nói về cảm xúc, tình cảm của người con trai và người con gái
trong tình yêu ở những hoàn cảnh khác nhau
b2. Dạng tục ngữ
Hầu hết ở dạng này xuất hiện câu tục ngữ trong câu ca dao
Những kết hợp này chủ yếu nói đến: a) ca ngợi q hương; b) nói đến tình
u.
b. Khả năng kết hợp của từ cá trong toàn kết cấu
Sự xuất hiện cấu trúc Đề - Thuyết là rất phổ biến trong tục ngữ. Có
sự xuất hiện kết cấu Đề - Thuyết 1 bậc và có sự xuất hiện cấu trúc Đề -Thuyết
2 bậc.
Trái lại, trong ca dao ta không thể phân tích theo kết cấu Đ - T như
trong tục ngữ mà phân tích theo kiểu câu có quan hệ Chủ ngữ - vị ngữ. Từ
cá (danh từ) thường làm vai trị chủ ngữ trong câu.
Nhưng cũng có khi từ cá đứng làm bổ ngữ trong câu.
2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ Chim trong tục ngữ và ca dao
2.2.1. Đặc điểm về vị trí
Qua q trình khảo sát chúng tơi thống kê bảng như sau:
Vị trí từ Chim
Số câu
Tỉ lệ (%)
Số câu
Tỉ lệ (%)
trong tục ngữ,
tục ngữ câu tục ngữ
ca dao
câu ca dao
ca dao
Đứng đầu câu
68
49,6
395
56,2
Đứng giữa câu
57
41,6
273
38,8
Đứng cuối câu
12
8,8
35
5,0
Tổng số
137
100
703
100
Bảng 2.3: Vị trí của từ Chim trong tục ngữ và ca dao
Qua bảng thống kê trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: từ
Chim trong tục ngữ và ca dao có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau.
Cịn trong câu ca dao, sự xuất hiện của từ chim đứng ở vị trí đầu câu
khá nhiều, thơng qua hình thức “mượn cảnh nói tình”.
11
Cũng có khi lại bày tỏ đến một tình u với sự tìm kiếm, đợi chờ.
Hay nói đến những trách móc vì tiếc cơng lao động.
Như vậy, trong câu ca dao có khi từ chim thường xuất hiện trên cả
hai dòng thơ lục bát, song thất lục bát…nhưng người đọc vẫn nhận ra
những tình cảm, nhắn gửi của lời ca dao nhờ vào sự cân đối nhịp nhàng
trong các cấu trúc như cấu trúc điệp, kết cấu xâu chuỗi, vòng trịn…
Tóm lại, nếu trong tục ngữ từ chim đứng ở nhiều vị trí khác nhau để
biểu đạt những kinh nghiệm để nhận thức, thì trong ca dao khi lại nhằm
biểu đạt những tâm trạng, nguyện vọng của nhân vật trữ tình.
2.2.2. Đặc điểm về tần số xuất hiện
Chúng tơi thống kê số liệu khảo sát theo bảng sau:
Tần số từ chim
Tỉ lệ (%)
Tục
Tỉ lệ (%) trong
xuất hiện trong
trong tục
Ca dao
ngữ
ca dao
tục ngữ, ca dao
ngữ
Một lượt
131
95,6
640
91,0
Hai lượt
6
4,4
59
8,4
Hơn hai lượt
0
0,0
4
0,6
Tổng số
137
100
703
100
Bảng 2.4: Tần số xuất hiện của từ Chim trong tục ngữ và ca dao
Qua bảng thống kê từ chim trong tục ngữ và ca dao, ta thấy sự xuất
hiện từ chim một lượt vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Còn tỉ lệ xuất hiện hai lượt không tương đồng nhau. Sự xuất hiện tần
số hơn hai lượt của từ chim trên một dòng trong tục ngữ khơng có. Trong
ca dao có xuất hiện tần số hơn hai lượt trong một dòng cũng rất hạn chế.
Tóm lại, về tần số xuất hiện của từ chim trong tục ngữ và ca dao cho chúng
ta rút ra kết luận: người Việt thường chọn từ chim để thể hiện các tâm
trạng, cảm xúc của mình, đặc biệt là phản ánh tình yêu nam nữ cũng như
gián tiếp nói đến kinh nghiệm nhận thức xã hội.
2.2.3. Đặc điểm về khả năng kết hợp
a. Khả năng kết hợp với các từ loại khác nhau trong câu
a1. Kết hợp với danh từ riêng đứng sau để định danh loài
Trong câu tục ngữ và ca dao, sự kết hợp với danh từ xuất hiện chủ
yếu là chim câu, chim chích, chim trời…Trong ca dao chủ yếu là chim én,
chim nhạn, chim phượng, chim sâu
Đặc biệt, trong ca dao có kết hợp với danh từ chỉ tên riêng về một
loài chim được nhắc đến nhiều là. Sự xuất hiện loài chim quyên - lồi chim
đẹp và rất tình tứ, chung tình là nhằm để bày tỏ tâm tình của đơi lứa đang
u. Tục ngữ nhắc đến loài chim này nhưng chỉ xuất hiện có một lần.
12
a2. Kết hợp với danh từ chỉ loại
Nhìn chung, danh từ chỉ loại được kết hợp với từ chim chủ yêú là
danh từ con đứng trước để chỉ cá thể. Trong tục ngữ, có xuất hiện nhưng
rất hạn chế, chỉ có ba câu cịn trong ca dao lại xuất hiện nhiều hơn
a3. Khả năng kết hợp với động từ
Trong tục ngữ, danh từ chim có khả năng kết hợp trước động từ khá
lớn để nhằm chỉ những hành động của chim rất phong phú và làm vị ngữ
như câu. Nói đến những vấn đề liên quan đến cuộc sống con người như:
không nên làm hại người mà phải biết sống tâm lý, hiểu người chính là
hiểu mình. Cịn trong ca dao chính là bày tỏ tâm trạng, nỗi lịng, sự hiểu
biết của con người trong những hoàn cảnh nhất định.
a4. Khả năng kết hợp với từ so sánh
Mơ hình: “T + như + cụm từ có từ chim” (hoặc Đ + như + cụm từ
có từ chim). Trong phát ngơn tục ngữ mơ hình đó nói lên sự so sánh giữa
hai hồn cảnh tương đồng. Nhưng nó xuất hiện trong câu tục ngữ không
nhiều bởi trong sự đối xứng của câu tục ngữ nhiều khi đã có ngầm định so
sánh. Cịn trong ca dao là để nói về nỗi lịng, tình cảm của đơi lứa u
nhau.
a5. Khả năng kết hợp với tính từ
Khi danh từ chim kết hợp với tính từ thường là để nói đến một đặc
tính nào đó của chim như: khôn, dại, béo, tốt, đẹp…Trong tục ngữ có xuất
hiện nhiều về cách nói chim khơn. Trong ca dao, khi danh từ chim kết hợp
với tính từ thường để chỉ những đặc tính, trạng thái của chim. Đặc biệt, cấu
trúc chim khơn trong ca dao để nhằm nói đến người khôn bị sa cơ và tránh
sự cám dỗ
Hay cấu trúc chim khơn cịn là để nói đến chuyện tình u trai gái:
Ngồi ra cịn xuất hiện tính từ chỉ màu sắc của chim. Nhưng số lượng
tính từ chỉ màu sắc của lồi chim khơng nhiều.
a6. Khả năng kết hợp với danh từ chỉ vị trí
Trong nhóm này, ta gặp từ chim kết hợp với các từ: trên, dưới, trong,
ngoài…Trong ca dao, từ chim xuất hiện trước các danh từ chỉ vị trí, sự
xuất hiện này thường để nói về cảnh ngộ của người con trai và người con
gái trong những hồn cảnh đặc biệt. Cịn trong tục ngữ lại không thấy xuất
hiện kiểu kết hợp này.
a7. Khả năng kết hợp với đại từ
Trong nhóm này, đó là những từ : nọ, kia, ấy…Trong ca dao có xuất
hiện kết hợp sau từ chim. Còn trong tục ngữ hiện tượng kết hợp này hầu
như không thấy.
13
a8. Khả năng kết hợp với danh từ chỉ địa danh
Cả trong tục ngữ và ca dao rất hạn chế xuất hiện sự kết hợp này.
Trong tục ngữ chỉ có một vài phát ngơn nói tới. Cịn trong ca dao lại gần
như không thấy.
b. Xuất hiện trong các kết cấu khác
b1. Trong thành ngữ
Đó là những cụm từ cố định có chức năng định danh: Cụm từ cố định
này xuất hiện trong câu tục ngữ. Còn trong ca dao lại có sự xuất hiện thành
ngữ.
b2. Khả năng xuất hiện trong tồn kết cấu
Trong phát ngơn tục ngữ thường ta xét nó trong cấu trúc Đề - Thuyết.
Giữa Đề - Thuyết có thể xen tác tử thì, là, mà. Trong ca dao không xét theo
cấu trúc Đ – T mà xét theo thành phần Chủ ngữ - Vị ngữ. Trong câu ca dao
có khi từ chim xuất hiện cịn trong vai trò là thành phần Bổ ngữ.
b3. Khả năng xuất hiện cấu trúc đồng dạng
Khả năng này không xuất hiện trong tục ngữ mà chỉ xuất hiện trong ca
dao. Đó là “cấu trúc lặp lại toàn thể hay lặp lại một bộ phận nào đó của
lời ca, trong đó nó có thể lặp lại y nguyên hoặc thay đổi một số từ ngữ
nhưng vẫn giữ mơ hình cấu trúc và cách nói” và có hai kiểu cấu trúc là:
“cấu trúc đồng dạng toàn thể và cấu trúc đồng dạng bộ phận. Ở những
cấu trúc này, chúng ta gặp rất nhiều trong ca dao. Thực chất đó là hình
thức mượn cảnh để bày tỏ nỗi lịng, tâm trạng của chính mình, tâm trạng
của hai người yêu nhau.
Tóm lại, từ chim trong tục ngữ và ca dao có khả năng kết hợp với
nhiều từ loại và giữ những chức vụ ngữ pháp khác nhau. Khi xem xét khả
năng kết hợp trong câu thì đối với cấu trúc của tục ngữ, chúng tôi thấy việc
nhận diện chúng phải dựa vào cấu trúc Đề - Thuyết, cịn đối với cấu trúc
ca dao thì lại dựa vào quan hệ Chủ ngữ - vị ngữ. Đặc biệt là khả năng vận
dụng những câu ca dao để nhằm bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng của đơi lứa trong những hồn cảnh khó diễn tả và khó bộc bạch trực
tiếp.
2.3. Những sự đồng nhất và khác biệt của từ cá, chim trong tục
ngữ và ca dao
2.3.1. Sự đồng nhất
Từ cá và từ chim trong tục ngữ chiếm một số lượng đáng kể nhất khi
đề cập đến hình ảnh con vật trong Kho tàng Tục ngữ và ca dao người Việt.
Xét về mặt ngữ pháp, từ cá và từ chim trong tục ngữ, ca dao có những
điểm đồng nhất như sau:
14
a) Từ cá và chim là đại diện cho sự xuất hiện nhiều nhất về hai con
vật đặc trưng ở hai không gian đối lập: trên trời và dưới nước. Có khi
chúng xuất hiện đồng thời trong từ ghép chim cá; hoặc thành ngữ chim
trời cá nước; bóng chim tăm cá.
b) Từ cá và chim không bị hạn chế về vị trí đứng, nó có thể xuất
hiện một lượt, hai lượt trong một câu tục ngữ, một bài ca dao.
c) Từ cá và từ chim trong tục ngữ và ca dao đều có khả năng kết hợp
với các từ loại: Động từ, tính từ, danh từ chỉ loại, đại từ. Trong câu, từ cá
và chim trong phát ngôn tục ngữ đều xuất hiện cấu trúc Đề - Thuyết. Còn
khi xuất hiện trong câu ca dao lại theo chủ ngữ và vị ngữ.
d) Từ cá và từ chim không đơn thuần xuất hiện trong câu để tạo
những kết cấu mang nghĩa mà cịn là phương tiện tạo nên tính nghệ thuật
và hình thức cho tục ngữ, ca dao. Đồng thời, ta bắt gặp hiện tượng xuất
hiện nhiều lần từ cá và chim sóng đơi trong câu đã đem lại hiệu quả cao về
nghệ thuật cho tục ngữ và ca dao; là phương tiện thuận lợi để người nói và
người tiếp nhận diễn đạt, hiểu được ý nghĩa sâu xa trong hình thức ngôn từ
ngắn gọn của tục ngữ, uyển chuyển của ca dao.
2.3.2. Sự khác biệt
a) Về tần số: từ cá và từ chim trong tục ngữ có tần số xuất hiện ít hơn
tần số xuất hện của từ cá và từ chim trong ca dao. Vì thế, xét về vị trí đứng
đầu câu của từ cá và từ chim trong tục ngữ nhiều hơn so với từ cá và từ
chim trong ca dao.
b) Về tên gọi: Từ chim có nhiều cách gọi tên hoặc phân biệt hơn so
với từ cá; Đặc biệt, trong ca dao xuất hiện nhiều về những câu có từ chim
qun, chim đa đa, chim phượng hồng…vừa nhằm để phân biệt lồi vừa
dùng để nói đến biểu tượng cuộc sống, còn từ cá xuất hiện cả trong tục
ngữ và ca dao ít tên gọi định danh và phân biệt loài hơn.
c) Về khả năng kết hợp trong câu: Trong tục ngữ, mơ hình cấu trúc
của từ cá phong phú hơn mơ hình cấu trúc của từ chim, bởi từ cá xuất hiện
có khả năng kết hợp với nhiều từ loại khác nhau như: từ cá có khả năng
đứng sau động từ làm bổ ngữ trong câu còn từ chim khơng có được khả
năng này; Từ cá có sự kết hợp với danh từ chỉ vị trí trong phát ngơn tục
ngữ cịn từ chim khơng thấy xuất hiện khả năng này; Từ cá có sự kết hợp
với danh từ chỉ địa danh trong tục ngữ, còn từ chim khơng có khả năng kết
hợp rộng như từ cá. Khi kết hợp với đại từ thì từ cá và từ chim trong ca
dao có xuất hiện cịn trong tục ngữ lại khơng thấy xuất hiện.
d) Về đích tác động: Trong ca dao khi nhắc nhiều đến từ chim và từ
cá, thông thường người nghe nhận ra rất rõ câu chuyện mà ca dao đang nói
đến đó là câu chuyện tình yêu nam nữ trong những hoàn cảnh khác nhau,
15
khó diễn đạt trực tiếp mà thường nói gián tiếp bằng cách mượn hình ảnh
và trạng thái của con cá và con chim gần gũi với cuộc sống nông nghiệp
hàng ngày để bày tỏ. Trong tục ngữ lại thường hướng tới chuyện răn dạy,
thể hiện kinh nghiệm sống, hoặc khuyên bảo cho mọi người rất thiết thực.
đ) Về cấu trúc tổng quát: Ca dao thường có cấu trúc đồng dạng, có
kiểu đồng dạng tồn thể và có kiểu đồng dạng bộ phận để người vận dụng
câu ca dao có thể thay đổi một số yếu tố trong câu mà không làm mất đi
dụng ý đang muốn nói, và chính cấu trúc đó trong câu ca dao lục bát làm
cho ta dễ nhớ, dễ thuộc. Cịn trong phát ngơn tục ngữ khơng có kiểu cấu
trúc đồng dạng như vậy.
2.4. Tiểu kết chương 2
1. Từ cá và từ chim cả trong tục ngữ và ca dao có tần số xuất hiện
lớn nhất so với những con vật dưới nước và trên trời.
2. Từ cá và từ chim trong cả tục ngữ và ca dao khơng bị hạn chế về
vị trí, đều có khả năng đứng ở cả ba vị trí là đầu câu, giữa câu hoặc cuối
câu, có khả năng kết hợp với các từ loại khác nhau, có sự quy định nghĩa
khi xuất hiện trước hay sau từ loại được kết hợp.
3. Nếu như ở tục ngữ, từ cá và từ chim là phương tiện thể hiện sự
nhận thức, kinh nghiệm, sự răn dạy bước đầu của cha ơng ta thì trong ca
dao từ cá và từ chim lại là phương tiện biểu đạt tình cảm của con người.
4. Sự xuất hiện những thành ngữ có chứa từ cá và từ chim trong tục
ngữ và những câu tục ngữ có chứa từ cá và từ chim trong ca dao là phương
tiện, dụng ý để người nói biểu đạt ý đồ sâu xa trong những ngữ cảnh cụ
thể.
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CÁ, CHIM
TRONG TỤC NGỮ, CA DAO
3.1. Khái niệm ngữ nghĩa
3.1.1. Phân biệt khái niệm ý nghĩa, ngữ nghĩa, nghĩa
Theo Từ điển tiếng Việt , khái niệm ý nghĩa (d) được hiểu: “1. Nội
dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc
bằng một kí hiệu nào đó. 2. Giá trị, tác dụng.”. Ngồi ra có một số định
nghĩa của các tác giả như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn
Thiện Giáp
Về khái niệm ngữ nghĩa, theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm ngữ
nghĩa (d) được hiểu là: “1. Nghĩa của từ, câu, vv…trong ngơn ngữ (nói
khái qt).2. Ngữ nghĩa học (nói tắt).” Bên cạnh đó có định nghĩa của
Nguyễn Như Ý, Lê Quang Thiêm…
16
Nghĩa, cũng theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm nghĩa (d) được hiểu:
“1. Nội dung diễn đạt của một kí hiệu, đặc biệt là của kí hiệu ngơn ngữ. 2.
Cái nội dung làm thành giá trị”.
Vậy, khái niệm ngữ nghĩa mà chúng tôi sử dụng ở trong đề tài này
thuộc nhóm 1 của Từ điển tiếng Việt, chỉ: nghĩa của từ, câu trong ngơn
ngữ. Ví dụ: Tìm hiểu ngữ nghĩa của từ trong câu.
3.1.2. Ngữ nghĩa của từ cá, chim
Theo Từ điển tiếng Việt, từ cá, chim có nghĩa như sau:
Từ Cá (d) là: “động vật có xương sống ở dưới nước, thở bằng mang,
bơi bằng vây”. Từ Chim (d) là: “động vật có xương sống, đẻ trứng, đầu có
mỏ, thân phù lơng vũ, có cánh để bay. Con chim non. Chim hót líu lo”.
Khi đi vào kết hợp với các yếu tố khác trong tục ngữ, ca dao, những
từ cá, chim trên không chỉ mang ý nghĩa đã nêu ở từ điển mà còn mang
nhiều nghĩa biểu trưng, tạo nên giá trị độc đáo cho thể loại này.
3.1.3. Nghĩa thực và nghĩa biểu trưng
a. Nghĩa thực
Từ điển giải thích Thuật ngữ ngôn ngữ học cho rằng: “nghĩa từ vựng
của từ theo đúng nghĩa của nó, cịn gọi là nghĩa trực tiếp, khác với nghĩa
bóng – nghĩa ẩn dụ, bóng bẩy và cũng khác với những sắc thái cảm xúc,
biểu cảm đi kèm theo nó. Đồng thời cũng là nghĩa ban đầu, nghĩa xuất phát
khơng có căn cứ, khơng có tính lí do”. Theo Từ điển tiếng Việt, nghĩa thực
là “nghĩa của từ ngữ được coi là có trước những nghĩa khác về mặt lôgic
hay về mặt lịch sử; phân biệt với nghĩa bóng. Từ “xanh” trong “lũy tre
xanh” được dùng với nghĩa đen”.
b. Nghĩa biểu trưng
Có thể hiểu nghĩa biểu trưng (cịn gọi là nghĩa bóng) là nghĩa “phái
sinh, nghĩa thứ yếu của từ, bắt nguồn từ nghĩa đen hoặc một nghĩa bóng
khác nhờ kết quả của việc sử dụng từ có ý thức trong lời nói để biểu thị sự
vật không phải là vật quy chiếu tự nhiên, thường xuyên. Một từ có được
nghĩa bóng khi nó định danh sự vật không phải trực tiếp, mà qua một sự
vật khác theo phép ẩn dụ, hoán dụ hay cải dung. Như vậy, nghĩa bóng của
từ là nghĩa có căn cứ, có tính lí do”. Hay có thể hiểu về nghĩa bóng là
“nghĩa của từ ngữ vốn chỉ một sự vật, sự việc cụ thể, được dùng để gợi ý
hiểu cái trừu tượng; phân biệt với nghĩa đen”.
Như vậy, trong câu tục ngữ, ca dao đều tồn tại hai loại nghĩa: nghĩa
thực và nghĩa biểu trưng.
3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao
3.2.1. Nghĩa thực của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao
a. Nghĩa thực của từ cá trong tục ngữ, ca dao
17
a1. Từ cá được sử dụng với nhóm nghĩa: sống ở môi trường nước
+ Những địa danh lắm cá
+ Những địa danh có cá ngon
a2. Từ cá dùng với nghĩa chỉ kinh nghiệm nuôi, đánh bắt, chọn cá:
+ Kinh nghiệm ni, đánh bắt cá
+ Kinh nghiệm lựa chọn cá
+ Nói về giá trị kinh tế để lựa chọn khi mua bán
+ Nhắc nhở con người thận trọng trong ăn uống
+ Kinh nghiệm dự đoán thời tiết
a3. Từ cá dùng với ý nghĩa gắn với sức khỏe con người
Cá có giá trị quý trong cách sử dụng của con người. Đặc biệt có
những bệnh phải kiêng để bảo vệ sức khỏe. Ngoài việc coi cá là vị thuốc
và cách kiêng cự khi dùng cá làm thực phẩm thì trong cách chế biến cá
cũng đã được tục ngữ nhắc đến
b. Nghĩa thực của từ chim trong tục ngữ, ca dao
b1. Từ chim được sử dụng với nghĩa chỉ không gian cư trú (của
chim) và một số công năng khác
b2. Từ chim được sử dụng để chỉ kinh nghiệm
Tóm lại, từ cá và từ chim trong ca dao và tục ngữ đều được sử dụng
với nghĩa đen gồm hai tiểu nhóm nhằm đề cập đến chức năng, vai trò của
chúng đối với đời sống con người.
3.2.2. Nghĩa biểu trưng của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao
a. Nghĩa biểu trưng của từ cá
a1. Thể hiện quan niệm về cuộc sống tự do và tính tập thể của con người
a2. Thể hiện quan niệm đề cao vai trị của gia đình
a3. Thể hiện quan niệm đề cao vai trò của người mẹ đối với con cái
a4. Thể hiện quan niệm về tình duyên của con người
a5. Thể hiện quan niệm về sự may mắn, thuận lợi đối với con người:
a6. Thể hiện quan niệm về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của con người
a7. Cá gắn với những quan niệm tâm linh trong đời sống con người:
a8.Thể hiện sự khuyên răn và kinh nghiệm ứng xử ngoài xã hội
b. Nghĩa biểu trưng của từ chim
b1. Nói đến mơi trường, hồn cảnh sống của con người
b2. Gắn với ý thức cội nguồn
b3. Nói đến vai trị, trách nhiệm và sự gắn bó với nhau
b4. Nói đến ý thức của những người khơn ngoan
b5. Chim gắn với quan niệm trong tâm linh người Việt
b6. Khuyên răn trong công việc
18
Tóm lại, từ cá và từ chim với những nét nghĩa biểu trưng đã thể hiện
được rõ ràng đặc thù trong văn hóa của dân tộc Việt từ quan niệm trong
cuộc sống xã hội vào đến những ảnh hưởng trong gia đình.
3.3. Sự giống và khác nhau trong cách sử dụng và ngữ nghĩa từ
cá và từ chim trong tục ngữ và ca dao
3.3.1. Sự giống nhau
- Khả năng kết hợp với những từ loại khác như: Động từ, tính từ, danh từ.
- Từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao đều có nghĩa thực và phần lớn là
mang nghĩa biểu trưng.
- Nghĩa thực của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao dùng để chỉ những
đặc sản, kinh nghiệm chăn nuôi, dự báo thời tiết.
- Từ cá và từ chim trong tục ngữ và ca dao biểu trưng cho thế giới
tinh thần, tình cảm, những mối quan hệ của con người.
- Nghĩa biểu trưng của từ cá, chim trong tục ngữ và ca dao được tri
nhận một cách gián tiếp. Nghĩa này địi hỏi người nghe cần có một vốn
sống, am hiểu, nhạy cảm với hiện thực khách quan, kinh nghiệm thực tế
mới có thể hiểu đúng.
3.3.2. Sự khác nhau
- Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân được đúc kết lại dưới
những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích.
- Ca dao là một thể loại trữ tình. Dù có thể hiện nội dung gì thì ca
dao bao giờ cũng biểu hiện thái độ chủ quan của con người đối với điều được
nói đến.
3.4. Đặc trưng văn hóa của người Việt qua cách sử dụng và ngữ
nghĩa của từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao
3.4.1. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa
Ngơn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Văn hóa dân
tộc khơng tồn tại ngồi ngơn ngữ, ngôn ngữ không chỉ là thành tố cơ bản
của văn hóa mà cịn là phương tiện, là điều kiện cho sự nảy sinh và phát
triển của các thành tố văn hóa khác. “Ngơn ngữ là một trong những thành
tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngơn
ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất”
3.4.2. Một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua từ cá, chim
trong tục ngữ, ca dao
a. Đặc trưng nền văn hóa lúa nước
b. Đặc trưng văn hóa ẩm thực
c. Đặc trưng văn hóa qua việc sử dụng từ cá, chim với nghĩa biểu
trưng trong tình yêu
19
Tóm lại, đặc trưng dân tộc về mặt ngơn ngữ và văn hóa được thể
hiện đậm nét qua hai từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao. Người Việt thích
diễn đạt điều muốn nói bằng các từ mang tính biểu tượng, nhất là ở những
biểu tượng gần gũi và gắn bó với cuộc sống hàng ngày của họ.
3.5. Tiểu kết chương 3
1. Cá, chim là hai hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa
biểu trưng. Các nhóm nghĩa đó gắn với đặc trưng văn hóa người Việt.
2. Từ cá và từ chim tượng trưng cho thế giới tinh thần, tình cảm của
con người. 3. Cả hai từ cá, chim đã linh hoạt trong nét văn hóa về
cách xử thế của người Việt.
4. Từ cá, chim thường bày tỏ các sắc thái tình cảm như: chờ đợi, tỏ
tình, nhớ thương, hi vọng, chia li, trách móc…
KẾT LUẬN
Qua q trình tìm hiểu ngữ pháp và ngữ nghĩa của hai từ cá, chim
trong tục ngữ, ca dao, chúng tôi rút ra những kết luận như sau:
1. Chúng tôi đã thống kê hai tập “Kho tàng tục ngữ người Việt” và
“Kho tàng ca dao người Việt” thu được kết quả là: trong tục ngữ có 355
câu chứa từ cá và 137 câu chứa từ chim; trong ca dao có 571 câu chứa từ
cá và 703 câu chứa từ chim (xem phụ lục từ trang 86 đến trang 109). Từ số
lượng hai từ cá, chim chúng tơi đi vào miêu tả, phân tích và lập được các
bảng biểu về tần số xuất hiện, vị trí và bảng thống kê tóm tắt các tiểu nhóm
nghĩa biểu trưng của hai từ đó.
3. Về ngữ pháp, từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao có những điểm
giống nhau. Từ cá, chim có mặt trong hai thể loại này với một tần số lớn,
không bị hạn chế về vị trí đứng. Nó có thể xuất hiện một lượt, hay hai lượt
trong một câu tục ngữ, một bài ca dao. Đồng thời, cả hai từ cá, chim cũng
đều có khả năng kết hợp với các từ loại, tiểu nhóm từ loại khác nhau và
còn tạo ra nhiều kiểu kết hợp sáng tạo, mới mẻ.
4. Từ cá và từ chim xuất hiện trong tục ngữ, ca dao với những đặc
điểm khác biệt. Khi xuất hiện trong tục ngữ, từ cá, chim là phương tiện thể
hiện tư duy nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người của nhân dân lao
động. Còn khi xuất hiện trong ca dao, từ cá, chim lại chủ yếu làm phương
tiện biểu đạt tình cảm. Ngồi ra, để diễn đạt mức độ tình cảm sâu đậm,
mạnh mẽ, ca dao thường dùng những tên gọi chỉ loài và đặc tính của cá,
chim. Như vậy, cách thể hiện từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao tuy có
những điểm khác nhau nhưng chúng đều góp phần tạo nên lối diễn đạt
hàm súc cho dân tộc. Cho nên, sự vận dụng những câu tục ngữ, ca dao
chứa từ cá, chim là một sự độc đáo và thú vị, sự xuất hiện lớn các từ cá,
20
chim là một thành công về tầm hiểu biết sâu rộng của dân tộc vào kho tàng
ngôn ngữ đa dạng và phong phú.
5. Về ngữ nghĩa, từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao cũng có những
điểm giống nhau và khác nhau. Cả hai từ xuất hiện trong hai thể loại này
không chỉ mang ý nghĩa thực mà chủ yếu mang ý nghĩa biểu trưng. Nó
biểu trưng cho nhiều sự vật, hiện tượng trong đời sống, biểu trưng cho thế
giới vật chất, tinh thần, tình cảm của con người. Nó phản ánh nhiều nhận
thức sâu sắc cũng như bao tâm sự sâu lắng, thầm kín khó có thể nói ra trực
tiếp giữa người với người. Chính cách quan niệm, cách cảm, cách nghĩ của
nhân dân đã gửi vào hình ảnh cá, chim, cho nên, trong đó hiện ra cuộc
sống mn hình mn vẻ, đem đến cho chúng ta khả năng biểu trưng về
mặt tư duy phong phú, đa dạng như vậy. Nghĩa biểu trưng của từ cá, chim
trong tục ngữ, ca dao đều được tri nhận một cách gián tiếp, vì thế trong
quá trình tiếp nhận tục ngữ, ca dao người nghe cần có một vốn sống, sự
nhạy cảm, trải nghiệm với thực tế khách quan.
6. Từ cá, chim trong tục ngữ có khác với ca dao bởi trong tục ngữ, ý
nghĩa của nó được thể hiện trên nhiều sắc diện khác nhau về những vấn đề
trong tự nhiên, trong nhận thức và cách quan niệm của con người, xã hội.
Còn trong ca dao, từ cá, chim chủ yếu được thể hiện trên phương diện tình
u đơi lứa với nhiều sắc thái của nó. Qua đó, chúng ta có thể thấy được
thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt.
7. Qua ngữ nghĩa và cách vận dụng từ cá, chim trong tục ngữ, ca dao
chúng ta cũng tìm hiểu thêm được đặc trưng văn hóa dân tộc, cách sử dụng
vốn ngôn ngữ linh hoạt mà phong phú.