Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Yếu tố phồn thực trong ca dao và trong thơ nôm hồ xuân hương (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.71 KB, 35 trang )

MỤC LỤC:
Mở Đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Bố cục tiểu luận.
Nội Dung.
Chương 1. Giới thuyết chung về tín nghưỡng phồn thực.
Chương 2. Biểu hiện của yếu tố phồn thực trong ca dao và trong thơ
Xuân Hương.
2.1.Những lời ca đề cập đến sinh thực khí.
2.1.1. Những lời ca đề cập đến sinh thực khí nam.
2.1.2.Những lời ca đề cập đến sinh thực khí nữ.
2.2. Những lời ca đề cập đến hành vi tính giao.
3.Ý nghĩa của yếu tố phồn thực trong ca dao và trong ca dao và trong
thơ Xuân Hương.
3.1.1. Phê phán tầng lớp vua quan Phong kiến.
3.1.2. Phê phán bộ phận sư sãi.
3.1.3. Phê phán đội ngũ trí thức.
3.2. Góp phần hình thành phong cách nhà văn.
Kết Luận.
Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Văn học dân gian được ví như dịng văn học Mẹ bởi không chỉ phong
phú trong đề tài, sâu sắc về nội dung mà điều quan trọng hơn hết – chính
từ nơi đây đã ni dưỡng và hình thành nên linh hồn thơ mang tâm thức
của ca dân tộc.
Là bộ phận văn học có lịch sử ra đời sớm nhất nên văn học dân gian
mang trong mình những nét đẹp nguyên sơ đầy ý vị. Nếu như VHDG


được ví như bầu sữa ngọt ngào , như những bơng hoa đồng nội chứa đầy


hương sắc thì ca dao được ví như những bơng hoa đầy quyến rũ có sức
hấp dẫn thật khó có thể chối từ.Và dường như tất cả mọi âm thanh từ
cuộc sống kia vọng lại đều được lưu lại trong ca dao một cách dung di tự
nhiên xong vẫn thấm nhuần triết lý nhân sinh đầy sâu sắc. Và không đâu
khác, bộ phận ca dao mang ý nghĩa phồn thực được xem như một minh
chứng sống động , đầy sức thuyết phục.
Trong Văn hóa Việt Nam, phồn thực là một tín ngưỡng tồn tại lâu dài
trong đời sống dân tộc. Tín ngưỡng này dễ dàng nhận thấy khi xuất hiện
bằng những hình ảnh vật chất, những biểu tượng văn hóa Linga-Yoni.
Đặc biệt, những yếu tố mang đậm tính chất phồn thực của yếu tố này còn
được thể hiện một cách sinh động, độc đáo trong kho tàng ca dao của
cộng đồng dân tộc.
Không chỉ cá tác giả dân gian mới khai thác yếu tố phồn thực làm chất
liệu nghệ thuật của chính mình mà ngay các nhà thơ Trung đại cũng xem
đây như một “trái cấm” khiếm ai ai cũng có phần như sợ hãi xong thay vì
tránh xa , trốn chạy, họ lai tìm đến với nó với biết bao điều bí hiểm, lý
thú.Với đặc điểm xa hội phong kiến Nho giáo ln cho đó là sự dâm, tục
và đi ngược lại với đạo đức Nho giaó bởi thế mà gia sức cấm đốn .
Ngược dịng thời gian trở về với dòng Văn học Trung đại Việt Nam,
biết bao vì tinh tú đã đã tỏa sáng tên mình dưới bầu trời đầy u ám của xã
hội Phong kiến. Nhắc đến thơ ca Trung đại sao có thể khơng nhắc đến nữ
sĩ họ Hồ -người được xem “một hiện tượng văn học độc đáo của Việt
Nam và có lẽ của cả thế giới”( Đỗ Lai Thúy ). Đặc điểm ấy thể hiện ở
chỗ Xn Hương khơng chọn cho mình một nét văn phong trang nhã, cổ
kính và phảng phất phong vị quý tộc như một số các tác giả cùng thời
(Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan) hay những đề tài thiên nhiên
đúng với xu thế thời đại mà gò mình theo sự khắc “khắc kỷ phục lễ” nơi

“cửa Khổng sân Trình” mà Xn Hương đã hịa mình vào cộng đồng, vào
lời ăn, tiếng nói của nhân dân và cũng giống như nhân dân bà lấy tín


ngưỡng phồn thực làm tơn giáo của riêng mình –tơn giáo của sự sống gắn
iền với sinh sôi nảy nỏ một cách tự nhiên như những gì nó vốn tồn tại.
Với đề tài “ Yếu tố phồn thực trong Ca dao và trong thơ Nôm Hồ
Xuân Hương” không chỉ thỏa lý do yêu nếm ca dao dân ca, ngưỡng mộ
tài năng tuyệt bút Xuân Hương mà điều quan trong hơn hết một lần nữa
giúp chúng ta nhìn nhận lại cái gọi là dâm và tục trong thơ Xuân Hương
thực chất là gì? và nét văn nhóa tín ngưỡng phồn thực của dân gian được
gửi gắm qua những bài ca dao trữ tình đằm thắm.
2.Lịch sử nghiên cứu.
Việc nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực và những biểu hiện cụ thể
của nó ở Việt Nam từ trước đến nay được chia thành những mảng
sau:
2.1Nói về yếu tố phồn thực trong các sáng tác nghệ thuật đã khơng ít học
giả phải ‘lao tâm khổ tứ” và cũng tốn không biết bao nhiêu “giấy mực” về
vấn đề này.Các Giáo sư đầu ngành của văn học Việt Nam như: Chu Xuân
Diên, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Đỗ Đức Hiểu, Đinh Gia
Khánh ….Trong các trang viết về văn hóa đều giành cho tín ngưỡng phồn
thực một sự quan tâm, ưu ái đặc biệt. Chẳng thế mà giáo sư Trần Ngọc
Thêm tùng đưa ra nhận xét: “những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn
đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà bái nó như thần thánh, kết quả là
sự xuất hiện của tín ngưỡng phồn thực - tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi
nảy nở của tự nhiên và con người .....và có hai dạng biểu hiện: thờ cơ
quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối ”.Điều đó có vai trò định
hướng xuyên suốt và được xem như kim chỉ nam trong quá trình xác định
yếu tố phồn thực trong ca dao và trong thơ Hồ Xuân Hương.
2.2.


Hồ Xuân Hương xuất hiện trên thi đàn văn học Việt nam với một
phong cách riêng độc đáo. Những năm cuối thập niên 50 đầu thập
niên 60 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu rộn lên với đề tài Hồ Xuân
Hương. Nhưng do những mục đích khác nhau, đối tượng khám phá


và hướng tiếp cận cũng không giống nhau nên mỗi một tác giả có
một cách nhìn nhậm riêng và đánh giá khác nhau. Bài viết của tác
giả Nguyễn Hồng Phong (Theo lích sử văn hóa sơ giản, Nxb Khoa
học-1963).
Ở bài viết này tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoc dân
gian với thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương. Từ đó khẳng định Hồ
Xuân Hương là “nữ sĩ bình dân ” có được điều đó là do Xuân Hương đã
tiếp thu những tinh hoa của nền Văn học dân gian.ở bài viết này tác giả
đã nói một cách khái quát về nội dung và nghệ thuật trong thơ Nôm
Đường luật Hồ Xuân Hương.
2.3 Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy, 2010
Một phương diện rất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Xuân Hương,
xét ở góc độ văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến đó là văn hóa tín
ngưỡng phồn thực dân gian. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu thơ Nơm Xn
Hương ở góc độ văn hóa học và thấy rằng thơ bà chịu ảnh hưởng sâu sắc của
văn hóa, tín ngưỡng phồn thực dân gian. Tác giả khẳng định : “thơ Xuân
Hương chỉ có thể và chỉ nảy nở trên cơ sở một nền văn hóa dâm và tuc của
Việt nam và đến lượt nó, lại bắt nguồn từ một tín ngưỡng phổ quát từ xa xưa
được bảo lưu trên đất Việt và in đậm vào tâm linh Việt – đó là tín ngưỡng
phồn thực”. Tác giả cũng đã tìm ra “đường dây lịch sử ” của văn hóa tín
ngưỡng phồn thực là cơ sở sâu sa của tâm linh người Việt, là nguồn gốc của
văn hóa dâm tục và trên cái nền xã hội ấy đã mọc ra một Hồ Xuân
Hương.Trên cơ sở tìm ra nguồn gốc sâu xa ảnh hưởng đến thơ Nôm Hồ

Xuân Hương là “ văn hóa, tín ngưỡng phồn thực” của người Việt, Đỗ Lai
Thúy đã đi vào nghiên cứu các ảnh hưởng của yếu tố phồn thực trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương. Từ đó khái quát các vấn đề như : Hồ Xuân Hương
chịu ảnh hưởng của ‘tín ngưỡng phồn thực, văn hóa phồn thực, triết lý phồn
thực, mỹ học phồn thực đồng thời tác giả khẳng định “ bà là người phát
ngôn phồn thực ” , “ là nhà thơ của tín ngưỡng phồn thực ”.


2.4 Lại Nguyên Ân trong “ Tinh thần phục hưng thơ Xuân Hương” in
trong tập “ đọc lại người trước, đọc lại người xưa ” – Nxb hội nhà văn
-1998 nhận xét rằng : “Xuân Hương đã làm sống lại trong văn học tiếng
Việt - văn học thành văn trong giai đoạn Cổ điển của nó cả một truyền
thống văn hóa phồn thực hùng hậu. Văn hóa đã hình thành từ lâu và sống
bền vững trong đời sống dân gian”. Bà đã đem đến cả phương tiện, chất
liệu và tinh thần của văn hóa phồn thực vào văn học, giải phóng văn học
ra khỏi xu hướng khắc dục, “bà đem vào văn học cả tinh thần thế giới
quan của văn hóa dân gian lẫn phương tiện nghệ thuật đặc thù của nó”.
2.5

“Lạm bàn về thơ Xuân Hương” của Trần Khải Thanh Thủy có

viết: “Phải chăng trong huyết quản Xuân Hương có một dịng văn học
dân gian mang đậm tính phồn thực, ngày đêm tha thiết chảy nhờ tiếp cận
với những ý niệm phồn thực” , cách nói lái, chơi chữ của các bậc tiền bối
trong “Kho tang văn hóa dân tộc” mà bằng tài năng xuất chúng bà đã
nhìn thấy và vận dụng được ngay. Chất liệu thô mộc, đặc sắc trong câu đố
cổ nói riêng, văn học dân gian nói chung, nhờ cái nhìn nghịch ngợm, độc
đáo, tinh qi của bà liền được khai thac, pha chế, nâng cấp, trở lại thành
biến hóa, tung hứng khơi gợi hơn.
Như vậy, từ những cơng trình nghiên cứu của các học giả hàng đầu

tôi nhận thấy rằng: các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay, dù ít hay
nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp đều thừ nhận sự ảnh hưởng của tín
ngưỡng phồn thực trong ca dao và trong thơ Hồ Xuân Hương. Trên
cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của những
người đi trước, ở đề tài này tơi sẽ cố gắng trình bày một cách cụ thể ,
đầy đủ và có hệ thống sự ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực trong
ca dao và trong thơ Xuân Hương. Đồng thời một lần nữa nhằm khẳng
định những sáng tác của Xuân Hương đã kế thừa và tiếp thu vốn văn
hóa , văn học dân gian trên một phong cách nghệ sĩ đầy cá tính của
cái tơi cá nhân Xuân Hương.


3.Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu “Yếu tố phồn thưc trong Ca dao và trong thơ Nôm Hồ
Xuân Hương” nhằm làm rõ sự tồn tại của yếu tố này trong ca dao và
ý nghĩa của nó đối với văn học và cuộc sống .Đồng thời thấy được sự
ảnh hưởng của yếu tố dân gian mà cụ thể hơn nữa chính là yếu tố
phồn thực trong thơ Nôm Xuân Hương.
Qua đây, không chỉ góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ một số khía
cạnh khá thú vị trong văn hóa, văn học dân gian nói chung mà hơn
thế nữa, chúng ta một lần nữa được nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí
và tài năng của “bà Chúa thơ Nơm - Hồ Xuân Hương” trong nền thi
ca dân tộc.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu “Yếu tố phồn thực trong Ca dao và trong thơ Nôm Hồ
Xuân Hương ” người thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
• Khảo sát, phân loại.
• Phân tích, tổng hợp.
• So sánh, đối chiếu.

• Khảo sát, đánh giá.
5.Phạm vi nghiên cứu.
Để giải quyết yêu cầu dặt ra, việc nghiên cứu được tập trung chủ yếu
vào khảo sát những lời ca dao chứa nội dung phồn thực đươc tập hợp
trong “Kho tang ca dao người Việt”(2 tập) do Giáo sư Đinh Gia
Khánh (chủ biên) – Nxb Văn hóa thơng tin Hà Nội, 2001. Và “Hồ
Xn Hương – Hoài niệm phồn thực” của tác giả Đỗ Lai Thúy (Nxb
Văn học, 2010)
Ngoài ra, các bài thơ bài thơ của những tác giả Trung đại mang sắc
thái phồn thực cũng khơng nằm ngồi sự quan tâm của đề tài.
6. Bố cục của khóa luận.


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được bố cục trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2 : Biểu hiện của yếu tố phồn thực trong ca dao và trong thơ Hồ
Xuân Hương.
Chương 3: Ý nghĩa của yếu tố phồn thực trong ca dao và trong thơ Hồ
Xuân Hương.
CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo phổ biến trong đời sống
nhân loại.Nó ra đời từ rất sớm và có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất và
thường phát triển mạnh mẽ hơn trong các nền Văn minh nơng
nghiệp.Thực chất của tín ngưỡng phồn thực (Phồn = nhiều, thực = nảy nở
) đó chính là khát vọng của sự sinh sôi nảy nở , mùa màng bội thu, gia
đình đơng đúc . Hạt nhân của tín ngưỡng phồn thực là các biểu tượng về
sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng biểu hiện.
Ở khắp nơi trên thế giới , tín ngưỡng phồn thực đều có mặt tồn tại như

một dạng thức văn hóa của cộng đồng.
Ở những “chiếc nôi văn minh ” lớn của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ,
tín ngưỡng thực được hình thành và phát triển thành vũ trụ luận hoặc
thành một nền văn hóa mang ý nghĩa tính dục nhờ có một tầng lớp thị
dân lao động đơng đảo hoặc nhờ có một tầng lớp quý tộc cha tryền con
nối.
Ở Việt Nam,tín ngưỡng phồn thực cũng gắn mình trong chiếc nơi của nền
văn hóa Phương Đơng.Theo các tư liệu nghiên cứu tiền sử học thì tín
ngưỡng phồn thực đã tồn tại và phát triển từ rất xa xưa.Tuy vây, cũng
không phải ngẫu nhiên mà nó tồn tại được cho đến ngày nay như một
thực thể đầy sống động mà thứ tôn giáo ấy đã ăn sâu vào đời sống tâm
linh người Việt và được bảo tồn trong cái nôi của làng xã cổ truyền qua
các biểu tượng mang tính chất tượng trưng, trong các tập tục văn hóa
mang đậm nét tâm linh: tục thờ cúng , sinh hoạt lễ hội, điêu khắc, kiến
trúc, hội họa….
Như vậy, tín ngưỡng phồn thực khơng chỉ mang trong mình vị trí quan
trọng mà nó còn để lại đấu ấn đăc biêt trong đời sống văn hóa tâm linh
người Việt. Tuy nhiên, trong q trình phát triển tín ngưỡng này ít nhiều


chịu sự tiết chế do những quy phạm đạo đức của Nho giáo chi phối.Do
vậy, nó đã bị vùi sâu , lấp kín vào sâu trong tiềm thức của mỗi người
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi tất yếu nó sẽ “đâm chồi nảy lộc” và
mang trong mình một sức sống mới. Và một thực tế cho thấy ở nước ta
các nghệ sỹ đã nhìn nó bằng cặp mắt xanh non với vẻ đẹp lung linh của
ngôn ngữ.
CHƯƠNG 2
BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ PHỒN THỰC TRONG CA DAO VÀ
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG.
2.1 Những lời ca dao đề cập đến sinh thực khí.

Từ thời Hy Lạp cổ đại và thời kỳ phục hưng đã xuất hiện rất
nhiều những bức tranh khỏa thân – sự sùng bái ấy có ý nghĩa hồn thiện
con người, có khía cạnh đạo đức chứ khơng phải là thân xác. Đó là ý thức
sâu sắc về những gì tiềm ẩn trong vẻ đẹp của con người và là nguồn cảm
hứng để tạo nên những xúc cảm thẩm mỹ.
Sự trở về với những biểu tượng phồn thực thời cổ xưa, trong dân gian và
ca ngay trong thơ Xuân Hương của ngày hôm nay đươc chiếu rọi bằng
ánh sáng mới của thời đại. Chính vì thế mà các biểu tượng phồn thực
khơng đơn thuần tồn tại ở trình độ dân gian nữa mà nó đã được nâng lên
trình độ bác học, đi vào Cổ điển.
Linga và Yoni _sinh thực khí là cơ quan sản sinh mà bà mẹ của tạo hóa
đã ban tặng cho thế giới lồi người nhằm duy trì giống nịi, ổn định trật tự
xã hội. Văn hóa phục hưng được ra đời từ thời cổ xưa và như một quy
luật tự nhiên,nó đã ăn sâu vào tiềm thức của lồi người và cho đến ngày
hơm nay, nét văn hóa ấy vẫn cịn tồn tại và được bảo lưu không chỉ trong
các tác phẩm nghệ thuật như hội họa, kiến trúc, điêu khắc...mà nó cịn
được bảo lưu trong các lễ hội văn hóa và trị chơi dân gian.
Khơng chỉ với những người bình dân , sự giản dị trong cuộc sống đã
khéo léo đưa những hình ảnh “tế nhị” trên cơ thể con người vào sáng
tác thơ ca và đặc biệt trong ca dao mà ngay cả trong thế giới thơ ca


bác học ta cũng bắt gặp khơng ít những hình ảnh ngồn ngộn sinh thực
khí nữ mà điển hình nhất có lẽ phải nhắc đến bậc thiên tài kỳ nữ của
nền thi ca dân tộc “nữ sĩ Xuân Hương”.
2.1.1 Những lời ca đề cập đến sinh thực khí nam.
Từ xa xưa vị trí của người nam giới đã được khẳng định và đề
cao trong gia đình và ngồi xã hội.Văn chương nghệ thuật chính sự
phản ánh thế giới khách quan thông qua ý muốn chủ quan của tác gỉa
nghệ thuật. Từ hiện thực đời sống nên phần lớn hình ảnh của các đấng

mày râu ít được xem là tâm điểm của các cuộc họp bàn trong nghệ
thuật.Nói thế để biết rằng sự xuất hiện hình ảnh “sinh thực khí nam ”
trong tho ca nõi chung là khong nhiều xong không phải vì lý do ấy mà
nó lại xuất hiện một cách “vụng về” mài trái lại, nó được xuất hiện
dưới những ca từ hết sức độc đáo chứa đầy ý nghĩa nhân sinh quan sâu
sắc.
Trở lại với kho tàng ca dao dan ca, một lần nữa ta lại được dịp đắm
mình trong hơi thở của hương đồng gió nội gọi cho ta đày những mộc
mạc, gần gũi, thân thương. Bên cạnh những lời ru mượt mà êm ả
chúng ta còn được nhìn nhận ca dao dưới một góc độ mới cũng khơng
kém phần lý thú- đó chính là những lời ca ngồn ngộn sinh thực khí,
ngồn ngộn sức sống.
- Em đừng khinh anh quân tử nhỏ nhoi,
Con Lươn bao lớn nó soi lủng bờ.
-Em đừng thấy nhỏ mà rầu,
Con Ong bao lớn đốt cái bầu cù queo.
-Em ơi đừng thấy nhỏ mà khinh,
Con Thằn Lằn bao lớn ơm cột đình tổ cha.
Tác gải dân gian đã rất ý tứ , tế nhị khi đề cập đến “cái ấy” của đáng
mày râu. Bằng việc mượn hình ảnh của một số con vật gần gũi trong
đời sống như: con Lươn, con Thằn Lằn, con Ong, cái Kiến...tác giả đã


khéo léo truyền tải được cái thông điệp đầy ý nghĩa đến với đọc giả
qua lối miêu tả đầy độc đáo.
Khơng chỉ mượn hình ảnh lồi vật để gián tiếp đề cập đến sinh thực
khí nam mà tác giả dân gian cịn đưa cả những vật dụng thơng thường
trong đời sống hàng ngày thay lời miêu tả trục tiếp đén bộ phận kín
của người nam giới.
Dù cho béo tốt đến già,

Cho dù béo tốt cũng là toi cơng.
Bây giịi pháo đã tịt ngòi,
Gia tài còn lại một vòi nước trong.
Bằng cách nhìn đầy hóm hỉnh, thơng qua các hình ảnh của pháo, của
vòi nước để gợi tả “cái ấy” của người Nam giới và không chỉ là sự
miêu tả một cách đơn thuần tác giả còn muốn gủi gắm một ý nghĩa
mang tính quy luật mang ý nghĩa thời gian khi xuân qua đi chỉ để lại
cho đời những xào xạc của lá khô rơi và cành trơ trụi lá. Những mặn
nồng của hạnh phúc ái ân qua đi để lại biết bao nhiêu ngậm ngùi tiếc
nuối. Sâu xa hơn nữa tác giả dân gian còn đưa đến cho chúng ta một
quan niệm nhân sinh về cuộc sống vợ chồng : hãy biết quý trọng giá
trị của tuổi xuân, của hạnh phúc một cách trọn vẹn.
Bên cạnh những từ ngữ mang ý nghĩa biểu trưng đầy ý tứ ca dao cũng
không kém phần táo bạo khi thẳng thắn miêu tả:
Yếm thắm anh ngỡ là cị,
Anh quỳ gối xng, anh thị hỏa mai.
Hay như:
Thương em đút cặc qua rào,
Không thương rút lại gai cào rách da.
Cũng có khi lại là sự miêu tả một cách thuần túy:
Chẳng thà nó nhỏ mà cong,
Cịn hơn tổ bố nửa trong nửa ngồi.


Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Cịn hơn tổ bố nửa ngồi nửa trong.
Nói về sinh thực khí, bên cạch chức năng “thiên bẩm ” – duy trì sự tồn tại
và phát triển của giống nịi thì nó cịn như ngọn lửa tình để sưởi ấm hạnh
phúc gia đình.Chẳng thế mà dân gian có câu:
Mù u ba lá mù u,

Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa.
Ca dao đâu chỉ là những lời hát ru dịu êm của mẹ, của bà mà ca dao còn
là kho tàng của kinh nghiệm quý báu của đời sống xã hội.
Hình ảnh và ý nghĩa của biểu tượng sinh thực khí nam trong ca dao là thế
còn đối với thơ Xuân Hương những biểu tượng ấy khơng đơn thuần cịn
là những định ước nghệ thuật nữa mà nó đã mang trong mình một sức
sống đầy mới lạ.
Qua khảo sát 50 bài thơ Nôm của Xuân Hương chúng ta bắt gặp có tới
19 từ ngữ nói về sinh thực khí nam.Đó cũng là điều tương đối dễ hiểu bởi
thơ Xuân Hương chính là thơ của phồn thực, thơ của cuôc sống trần thế
với biết bao khát khao của sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật
trong trái đất này.
Với đủ mọi cung bậc khác nhau của cảm xúc, những hình ảnh sinh thực
khó ấy cũng dần dần được hiện lên khi thì nhẹ nhàng kín đáo kiều như:
- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này cuả Xuân Hương mới quệt rồi.
- Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Cũng giống với ca dao dân ca, thơ Xuân hương rất gần gũi, thân quen với
cuộc sống dân giã thường ngày bởi thế những sự vật vốn nhỏ bé, đời
thường (quả cau, con cò) cũng được đưa vào thơ ca như một chất liệu
không thể thiếu để tạo nên công trình nghệ thuật. Sự bất bình đẳng trong
xã hội là nghuyên nhân của những lời ca phản kháng, và Xuân Hương


cũng đã mượn cái ấy của người đàn ông mà quăng vào xã hội ấy để vừa
như một thách thức, vừa như phản kháng lại những luật lệ hà khắc của xã
hội “ nam tơn nữ ti” đầy phi lí kia.
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,
Lại đây chị dạy cho làm thơ.

Ong non ngứa nọc châm hoa r,ữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
Hay như:
Chơi xuân có biết xuân chăng tá,
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.
Miêu tả một cách gián tiếp hình ảnh bề ngồi sinh thực khí xong điều
quan trọng hơn nữa là tác giả muốn phê phán sự thờ ơ vô trách nhiệm của
người đàn ông đằng sau mỗi cuộc tình nồng đậm thì người phụ nữ là nơi
tiếp nhận những lạnh lùng và đôi khi là sự hụt hẫng, ám ảnh họ đến suốt
cuộc đời.
Dưới sự quan sát đầy tinh tế, Xuân Hương đã để cho những hình ảnh sinh
khí xuất hiện một cách tự nhiên trên nhiều sự vật và hoàn cảnh khác
nhau.
- Chày kình tiểu để sng khơng đấm.
- Trống thủng vì chưng kẻ nặng dùi.
- Hai chân đạp xuống năng năng nhấc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Tất cả những hình ảnh như: nọc, sừng, chày,dùi, suốt…đều có ý nghĩa thị
phạm ma thuật gián tiếp nói đến sinh thực khí nam giới.và cũng giống
với ca dao, những yếu tố chỉ sinh thực khí nam trong thơ xuan hương có
vai trị quan trọng trong việc làm nên một phong cách thơ độc đáo –
phong cách thơ Xuân Hương.
2.1.2. Những lời ca đề cập đến sinh thực khí nữ.


Khơng giống với nam giới, hình ảnh người phụ nữ được xem như nguồn
cảm hứng bất diệt trong nghệ thuật đặc biệt trong thi ca với đủ mọi cung
bậc cảm xúc khác nhau, ca dao dân ca và thơ Xuân Hương đã đưa hình
ảnh người phụ nữ hiện lên dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong ca dao, sự
xuất hiện của người phụ nữ thường gắn liền với sự tần tảo đảm đang xong

vẫn không kém phần tội nghiệp :
Cái cị lặn lội bờ sơng,
Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non.
Những cảnh “bếp bênh” về thân phận và cuộc đời của người phụ nữ đã
được ca dao xưa gửi gắm vào những bài ca dao than thân trách phận của
người phụ nữ với biết bao nghẹn ngào sâu cay.
Thân em như chổi đầu hè,
Phịng khi mưa gió đi về chùi chân.
Chùi rồi lại vứt ra sân,
Gọi ơng hàng xóm có chân thì chùi.
Nói đến người phụ nữ xưa tác giả dân gian cũng đâu có tiếc lời để ngợi ca
vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho họ:
Cổ tay em trắng như ngà,
Đôi mắt em sắc như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen.
Vẻ đẹp của người phụ nữ được ví như dịng suối mát lành cho ngọn
nguồn cảm xúc nghệ thuật. Phụ nữ Phương Đơng nói chung và phụ nữ
Việt Nam nói riêng đều mang trong mình nét tính cách nổi bật đó chính là
sự e dè, tế nhị. Đặc biệt trong chế độ Phong Kiến thì người phụ nữ luôn
bị đặt dưới sự kiềm tảo đầy hà khắc của đạo đức Nho gia “nam nữ thụ thụ
bất tương thân”, họ dường như bị biệt lập với thế giới bên ngồi, ln
phải ép mình trong cái khn của “tam tịng, tứ đức” vì thế ca dao ln
được xem như một người bạn tâm giao,là nơi để bày tỏ những nỗi niềm


sâu kín khơng biết chia sẻ cùng ai và đơi khi cịn là những nỗi ấm ức, hờn
tủi khơn ngi.
Sáng tháng năm em tưởng tối trời,
Em ngồi em để cái sự đời em ra.

Sự đời như cái lá đa,
Đen như mõn chó chém cha sự đời.
Cái sự đời hay chính là sự bất mãn đối với cuộc đời, không dám chửi
thẳng vào xã hội phong kiến – nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất của
những trái ngang đàng đè nặng trên đôi vai họ . Muốn văng ra một câu
thật tục mà chửi cho hả lòng hả dạ ,”cho sướng cái lỗ mồn” nhưng cùng
lắm họ cũng chỉ dám mượn những hình ảnh của chiếc lá đa để thay cho
“cái ấy” của mình mà quăng vào chế độ xã hội.
Khơng chỉ dùng “cái ấy “ của mình để đả phá vào xã hội mà ca dao xưa
cịn muốn thơng qua đó để nói lên cái khát vọng, ước ao có được những
hạnh phúc chính đáng mà tạo hóa dành cho mỗi con người.

Trèo lên cây khế nửa ngày,
Váy thì trụt mất lưỡi cày thị ra.
Lưỡi cày ba góc che ba,
Muốn đem đòn gánh mà tra lưỡi cày.


Mượn hình ảnh thực của chiếc lưỡi cày – sự vật hết sức quen thuộc trong
đời sống thường ngày nhằm phác họa một cách sinh động đầy tinh tế cái
“Khuôn vàng” của người phụ nữ.Và khơng chỉ có thế khi người bình dân
xưa cịn ước ao:
- Ước chi em hóa ra xôi,
Anh như gà cộc lại ngồi lên trên.
Ước chi em hóa ra bừa,
Anh hóa ra chạc kéo trưa sáng chiều.
- Ước chi anh hóa ra chày,
Em hóa ra cối giã ngày giã đêm.
Nhu cầu hạnh phúc ái ân là một như cầu chính đáng mang tính bản năng
của mỗi con người “thịt da ai cũng là người” (Nguyễn Du) thế thì tại sao

lại chỉ có nam giới mới được quyền khát khao, mới được quyền đòi hỏi
mà người phụ nữ họ cũng có quyền lắm chứ. Những ước muốn nghe có
phần hơi ngộ nghĩnh ấy thực chất là những ước ao những nhu cầu mang
tính bản năng, tự nhiên vốn có ấy bên trong mỗi con người.
Xã hội Phong Kiến luôn đặt ra một khuôn khổ để ép con người ta phải
sống theo khuôn mẫu chứ không được phép sống với chính mình.
Trai thời Trung Hiếu làm đầu
Gái thời Tiết Hạnh làm câu chau mình.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Xét về một phương diện nào đó của đạo đức thì vấn đề trên khơng có gì
đáng nói xong sự việc nào cũng có những ranh giới và giới hạn nhất
định , sự gò ép lắm rồi cũng đến lúc phải “tức nước vỡ bờ”
Một mai trống thủng còn vành ,
Lấy da trâu bịt lại cũng lành như xưa.


Chơi cho thủng trống long bồng,
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiên.
Chơi cho thủng trống long chiêng,
Rồi ra ta sẽ lập nghiên lấy chồng.
Như lời thách thức lại xã hôi, cô gái trong bài ca dao trên tạo cho mình
một chữ “ngơng” như là sự thể hiện mọt cá tinh xong cũng chính là sự
cười phỉ báng vào cái gọi là “Trai năm thê bảy thiếp.Gái chính chuyên
một chồng”của xã hội Phong kiến.
Miêu tả vẻ đẹp của người phụ nư văn chương bác học thường mượn
những hình ảnh của “trăng, hoa tuyết, nguyệt” – những vẻ đẹp có tính
vĩnh hằng và cũng là những gì tinh khơi nhất nhằm miêu tả vẻ đẹp của
người phụ nữ. Ấy thế mà ta thử nhìn lại xem tác giả dân gian đã miêu tả
vẻ đẹp ấy ra sao.
- Vú em như quả mướp hương,

Tay anh Phật thủ đôi đường gặp nhau.
- Vú em như cái chụm cau,
Cho anh bóp với có đau anh đền.
- Con gái chơi với con trai,
Coi chừng cặp vú như hai sọ dừa.
Cuộc sống dân dã đã tạo cho các tác giả văn học dân gian thú văn phong
rất đỗi giản dị, gần gũi. Chẳng thế mà vẻ đẹp của các cô tấm nơi thôn dã
cũng không thể tách bạch với nét mộc mạc, chân chất, nơi hương đồng
gió nội. Sự tinh tế của các tác giả văn học dân gian một lần nữa lại được
khẳng định bởi:
Chị em tắm mát ngọn sơng đào,
Của em thì trắng của chị sao tham thế này.
Chị thâm tại bởi anh mày,
Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm.


Chỉ bằng một chi riết rất nhỏ trên cơ thể người phụ nữ mà cho chúng ta
biết về cuộc sống riêng tư của mỗi người.Thế mới biết ca dao sấu sắc biết
nhường nào.
Văn học dân gian nói chung và ca dao dân ca nói riêng e de là vậy xong
cũng không kém phần táo bạo, chẳng thế mà ta co cơ hội để bắt gặp lời
phát ngôn trong dân gian:
Đẻ con khôn mát L rười rượi,
Đẻ con dại thảm hại cái L.
Cha ơng ta có câu “có ni con mới biết lịng cha mẹ ” thấu hiểu được
điều đó ta mới có thể hiểu và cảm thơng cũng như sẻ chia một cách chân
thành vói lịi ca có phần “ tục ” này.
Sự xuất hiện “cái ấy” của người phụ nữ trong ca dao trên bề mặt ngơn từ
có phần “trần trụi” đơi khi cịn vì mục đích để tạo ra tiếng cười nhằm mục
đích quên đi những nhọc nhằn, vất vả khi phải suốt ngày quần quyật với

công việc.
Chấm chấm mút mút đút vào lỗ trịn,
Hai cái lơng cái dài cái ngắn.
Hỡi nàng má đỏ hồng hồng
Cổ cao, miệng rộng, lông L vắt vai.
Mười lăm, mười sáu lông quăn mép L
Và đôi khi lại là “cười khi trước mặt rơi châu vắng người ” khi người phụ
nữ ấy rơi v tình cảnh đầy trớ trêu:
Tiếc thay cây mía ngọt sâu,
Tiếc thay con gái tốt à cái bím bầu khơng lông
Sự tế nhị ấy của người phụ nữ đã được người bình dân đưa vào ca dao
một cách thẳng thắn pha với nỗi niềm tiếc thay và nỗi niềm chia sẻ, cảm
thông đầy chân thành, chất phác.


Viết về “cái ấy ” của người phụ nữ bằng tất cả những gì quan sát từ
những bất nãm trong xã hội, bất mãn với những cuộc đời và đôi khi với
chính bản thân mình của người phụ nữ . Cũng có biết bao cung bậc cảm
xúc của người phụ nữ được tác gỉa dân gian gửu gắm vào những bài ca
dao nhằm nói lên những ước ao thầm kín về những điều khó nói khơng
biết chia sẻ cùng ai đã được gửi gắm vào gười bạn tâm giao - ca dao dân
ca một cách hồn nhiên đầy dí dỏm xong khơng kém phần tinh tế, tài tình.
Thơ ca chính là tiếng lịng của tác giả,xn Hương ln sống với tâm
thức được hịa mình vào cuộc sống của nhân dân đặc biệt trong hoàn cảnh
xã hội Phong kiến đang bước vào độ suy vi , tác giả phải tận mắt chứng
kiến biết bao cảnh đời ngang trái từ những luật lệ hà khắc của chế độ
phong kiến chà đạp lên cuộc sống của con người có lẽ bất hạnh hơn cả
vẫn là những người phụ nữ
Thơ Xuân Hương chính là lời nói tâm tình của người phụ nữ xưa, đứng
hẳn về phái họ mà ngượi ca, cảm thông và bênh vực họ.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
Khơng chir ngợi ca vẻ đẹp hình thể cua người phụ nữ mà Xn Hương
cịn ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người họ. Vẻ đẹp dung dị, của
người phụ nữ thật dễ khiến cho người ta phải say lòng mà Xuân Hương
còn dùng những ngôn từ đầy tế nhị ý tứ với những hình ảnh của miếng
trầu hay cái quạt.
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
(Mởi trầu)
Hay như:
Mười bảy hay mười tám đây,


Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc ,
Rộng hẹp dường bào cắm một cay.
(Vịnh Quạt)
Dưới chế độ phong kiến vai trò của họ dường như khơng được tồn tai nói
gì đến việc lấy vẻ đẹp của họ mà ngợi ca, mà nâng nưu chân trọng. Xuân
Hương không chỉ đề cao, ngợi ca vẻ đẹp của họ mà bà còn đả phá những
Vua quan Phong kiến luôn miệng cấm kỵ và đả phá, xong thực chất bên
trong thì:
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày,
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy.
Chúa dấu vua yêu một cái này.
(Vịnh cái quạt)
Và khơng ai khác ,mà chính các bậc hiền nhân quân tử cũng mắc phải

điều cấm kị do chính mình đặt ra khi bắt gặp cảnh “thiếu nữ ngủ
ngày”,người quân tử ấy đã phải “dung dằng đi chẳng dứt, đi thì cũng dở ở
khơng xong”.
Tạo hóa đã ban phát cái đẹp cho người phụ nữ và như một quy luật của
cc đời cái đẹp ấy cũng có thể sinh ra và mất đi bời thế mà cái đẹp của
họ một lần nữa như được bà mẹ của tạo vật tạc vào với dáng hình của
sơng núi như một ước mong của sự trường tồn vĩnh cửu không bao giờ
mất đi.
Bầy đặt kìa ai khéo khóe phịm,
Nứt ra một lỗ hổm hồm hom.
( Động Hương Tích)
Trời đất sinh ra đá một chịm,
Nứt làm đơi mảnh hỏm hịm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thơng reo vỗ phập phòm.


(Hang Cắc Cớ)
Khen ai con tạo khéo khôn phàm,
Một đố giương gian biết mấy ngồm.
(Hang Thanh Hóa)
Thậm trí tác giả cịn mượn cả hình ảnh của vầng trăng - tượng trưng
cho cái đẹp thuần khiết đến vĩnh hằng để miểu tả vẻ đẹp của người
phụ nữ.
Một trái trăng thu chin mõm mòn
Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom
Giữa in chiếc bách khn cịn méo
Ngồi khép đơi cung cách vẫn khịm.
(Trăng thu)
Bên cạnh những hình ảnh thiên nhiên tác giả cịn mượn cả cảnh của

cuộc sống sinh hoạt thường nhật gắn bó với con người đầy mật thiết
nhằm một lần nữa khẳng định, đề cao vai trò của người phụ nữ trong
gia đình và ngồi xã hội, đi ngược lại với những gì mà xã hội Phong
kiến phủ nhận.
Bác mẹ sinh em phận ốc nhồi,
Ngày đêm lăn lốc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngốy lỗ trơn tơi.
(Ốc Nhồi)
Hay như:
Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó xù xì múi nó dày.
Qn tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.


Thậm trí ngay cả cơng việc tát nước tưởng chừng như rất đỗi bình
thường kia cũng được tác giả đưa vào thơ bằng những hình ảnh hết
sức độc đáo.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Một cá tính xuân Hương sống trong xã hội Phong kiến , nàng đã
không tiếc lời khen về cái đẹp của tạo hóa khi dày cơng taọ nên cảnh
vật và cũng không ngớt lời để ngợi ca cái đẹp trần thế mà tạo háo đã
ban phát cho người phụ nữ. Khát khao được tự do, khát khao được
sỗng với chính mình là ước ao đầy cháy bỏng của biết bao phụ nữ thời
bấy giờ và hơn ai hết, cùng với tài năng và cá tính của mình Xn
Hương đã cất lên lời ca của sự sống, sự phồn thực như những gì vốn
tồn tại trong tâm thức văn hóa người Việt.


2.2. Những lời ca đề cập đến hành vi giao phối
Giao phối là mọt như cầu mang tính bản năng của mn lồi trên trái
đất. Với con người thì hành động tính giao cịn là một hành vi nhằm duy
trì nòi giống, đảm bảo sự tồn tại, ổn định của xã hội.Trong xã hội Phong
Kiến thì dường như khơng có chỗ dành cho cái gọi là tiếng nói cá nhân
mà chỉ có tiếng nói một chiều – “bề trên” đối với “bề dưới” nhằm hướng


các cá nhân trong cộng đồng ấy nhất nhất phải hành động vì lợi ích của
Vua quan Phong Kiến.Chính vì sự triệt tiêu một cách triệt để cái “bản
ngã” nên cái gọi là ” hành vi tính giao” của con người bị xem là dâm dục
và bị “bưng bít” một cách triệt để.
Hoạt động tính giao là một hành động mang tính tự nhiên , bản năng của
lồi người:
Trai nằm xấp, gái thở dài
Đó là việc rất

bình thường đối với con người ở độ tuổi trưởng

thành.Người bình dân thấu hiểu một cách sâu sắc vấn đề này bởi thế mà
người ta bắt gặp trong kho tàng ca dao người Việt khơng ít những bài ca
dao đề cập đến nhu cầu hành phúc ái ân của con người trên nhiều bình
diện khác nhau của cuộc sống :
Đang khi lửa tắt cơm sơi,
Lợn kêu, con khóc, chồng địi tịm tem.
Bây giờ lủa đã cháy lên,
Lợn no con nín tịm tem thì tịm.
Khơng chỉ đơn thuần nói lên vai trị của ngon lửa tình trong đời sống vợ
chồng mà qua đây bài ca dao còn ngợi ca vai trò của người phụ nữ đối
với hạnh phúc gia đình. Dẫu cuộc sống với bao vất vả , lo toan chuyện

cơm áo gạo tiền thì người phụ nữ vẫn luôn giữ một thiên chức của một
người mẹ, người vợ, luôn biết lo toan, thu xếp mọi bề để giữ gìn được tổ
ấm của mình.
Thượng đế đã ban tặng cho thế giới loài người cái gọi là hạnh phúc ái ân
vậy mà một số kẻ chỉ muốn chiếm đoạt cho riêng mình, dẫm đạp lên tất
cả để đoạt được sự hả hê thú tính, người phụ nữ chỉ như một thứ đồ chơi,
một cơng cụ tình dục.
Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng,
Mất tiền mua thúng thì đựng cho đầy.
Mất tiền mua chúng em đây,


Thì anh hành hạ ….bõ ngày cưới xin.
Gần sáng mới đươc chồng yêu,
Hắn vật, hắn lộn như diều tha ga( gà ).
Khái niệm bình dẳng dường như khơng tồn tại trong xã hội Phong Kiến
và đặc biệt đối với người phụ nữ thì điều đó dường như là một sự sa xỉ.
Chính vì lẽ đó nên ngay cả việc thầm kín nơi phịng the thì người phụ nữ
cũng bị “lép vế“ và lẽ đương nhiên, cái nhu cầu rất nguồi ấy cũng bị đấng
mày râu tước đoạt như một điều tất yếu.
Sự tinh tế của tác giả bình dân khi ẩn mình đằng sau bức rèm của “ái ân”
càng được bọc lộ rõ qua cách miêu tả đầy sinh động về chốn phòng the:
Chơi xuân kẻo hết xuân đi,
Rày hờn, mai tủi cịn gì là xn.
Ra tay mở khóa động đào,
Thục tiên thời được bước vào chơi tiên.
Qua những lời ca dao mượt mà đầy nhẹ nhàng ý tứ ấy ta có thể
thấy được sự khát khao của tuổi xuân cũng như việc thấy rõ đấy
không phải thuộc về nhu cầu bản năng mà nioa còn hàm chứa sự
thanh tao nơi “bồng lai tiên cảnh ”.

Ái ân nam – nữ là chuyện vô cùng tế nhị ai cũng biết mà khơng mấy ai dễ
nói và dám nói ra được.
Cơ Tú kẽo kẹt cậu cai
Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông.
Tuy chỉ đơn thuần miêu tả âm thanh xong cũng đủ làm cho người ta hiểu
được điều gì đang diễn ra, gần gũi mà không thấp hèn, dễ hiểu nhưng
không buông tuồng, suồng sã, thử hỏi không tinh tế, tài hoa sao được?
Ca dao luôn gắn với cuộc sống của người dân lao động , dường như mội
lời ăn, tiếng nói mọi hành đơng, việc Làm của họ đều nhất cử nhất động
được phản ánh vào ca dao.


Ca dao luôn gắn với cuộc sống của người dân lao động và dường như
mọi lời ăn, tiếng nói, mọi hành động, việc làm đều được thâu tóm vào
“bức tranh” muôn màu của ca dao dân ca:
Một rằng thương, hai rằng thương,
Có bốn chân giường gãy một cịn ba.
Hết đồng anh lại pha chì,
Anh hàn chín tháng cơ mình thụ thai.
Sinh được thằng bé con trai,
Về sau giống bố gặp ai nó cũng hàn.
Vừa là chuyện cơng viêc xong cũng đồng thời là chuyện chốn phòng the
đã được lồng ghép, đan cài tạo nên một mạch truyện liên tiếp những tình
tiết và khép lại câu chuyện có hậu ấy cịn đem lại tiếng cười đầy hóm
hỉnh, và dường như chuyện thợ hàn kia chẳng lấy gì làm nặng nhọc, vất
vả.
Sự thỏa nãm cá nhân không đơn thuần là phép cộng giản đơn giữa hai cá
thể nam và nữ bởi lẽ nếu thiếu đi sự hịa hợp về tâm hồn thì thì hịa hợp
sẽ trỏ thành một bi kịch đầy đau đớn, xót xa.
- Tham giầu lấy phải thằng Ngơ,

Đêm nằm như thể cành khô đâm vào.
- Hỡi cô đi đỏn , làm đe
Lấy chồng thợ cối nó đè cả đêm.
Đơi khi sự bất hạnh ấy còn là sự bất hạnh cho những ai chiụ cảnh lẽ mọn
hay ” vớ ” phải chồng già
Thân em làm lẽ chẳng nề,
Có như chính thất nằm lê giữa giường.
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu nằm khơng chuồng bị
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống gà đã o …..o ….gáy dồn


Cha con gà kia sao mày vội gáy dồn
Mày làm cho tao thất vía kinh hồn về nỗi chồng con.
Hay như:
Gái tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Đêm nằm tưởng cái gối bơng
Giật mình gối phải dâu chồng nằm bên.
Muôn phần bất hạnh đã dành cho người phụ nữ và có thể nào người phụ
nữ lại nhận được sự thỏa nãm nhu cầu ái ân hay có cơ hội đươc bình đẳng
những nhu cầu của bản năng con người vốn sinh ra đã là của họ.
Viết về hành vi hoạt đọng tính giao thơ Xuân Hương cũng ảnh hưởng một
cách sắc nét khi vay mượn những yếu tố của tự nhiên hay trong những
công việc thường nhật của nhà nơng để nói lên hành vi ấy:đánh đu, dệt
cửi, tát nức, đánh trống, cái quạt.
- Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
(Đánh đu)

- Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
(Dệt cửi)
- Nâng nưu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lịng đã sướng chưa.
(Vịnh Cái quạt)
Đặc biệt hơn nữa Xuân Hương còn mượn cả hình ảnh con ốc, quả mít hay
“trống thủng ” ra nhằm gợi sự liên tưởng đến “chuyện ấy “ của con
người.
- Qn tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngốy lỗ trơn tơi.


×