Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thực trạng ngân sách nhà nước việt nam trong khoảng 2015 2020 phân tích các biện pháp mà chính phủ việt nam đã sử dụng trong giai đoạn đó để bù đắp thâm hụt ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.46 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài: Thực trạng ngân sách nhà nước Việt Nam trong khoảng
2015 - 2020. Phân tích các biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã sử
dụng trong giai đoạn đó để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Nhóm: 3
Mã lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Ngọc Tú

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2021


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 3
I.

NGÂN SÁCH .................................................................................................................. 3
1.

Khái niệm ................................................................................................................. 3

2.

Đặc điểm .................................................................................................................. 3

3.



Vai trò ....................................................................................................................... 3
HOẠT ĐỘNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................................... 4

II.
1.

Cơ cấu ngân sách nhà nước ..................................................................................... 4

2.

Thâm hụt ngân sách nhà nước .................................................................................. 4

III.

CÁC BIỆN PHÁP BÙ ĐẮP TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGÂN SÁCH ................ 5

1.

Biện pháp tăng thu giảm chi ..................................................................................... 5

2.

Biện pháp vay nợ ...................................................................................................... 5

3.

Sử dụng dự trữ ngoại tệ ............................................................................................ 6

4.


Biện pháp vay ngân hàng (in tiền) ........................................................................... 6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG KHOẢNG
2015 – 2020 VÀ CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ BÙ
ĐÁP TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGÂN SÁCH TRONG GIAI ĐOẠN ĐÓ. ........................ 8
I. THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015
- 2020 ...................................................................................................................................... 8
1.

Thực trạng ngân sách nhà nước Việt Nam trong khoảng 2015 – 2020 .................... 8

2.

Thậm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2020............................................ 18

3.

Thực hiện dự toán ngân sách năm 2021 và những vấn đề đặt ra ........................... 18

III. CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG TRONG GIAI
ĐOẠN 2015 – 2020 ĐỂ BÙ ĐẮP THÂM HỤT NGÂN SÁCH.......................................... 19
1.

Biện pháp tăng thu giảm chi ................................................................................... 19

2.

Biện pháp vay nợ .................................................................................................... 21


3.

Sử dụng dự trữ ngoại tệ .......................................................................................... 23

1


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế - xã hội của nhà nước được đề cao hơn bao giờ hết. Để đảm trách vai trò này, nhà nước phải
nắm bắt các cơng cụ tài chính - tiền tệ, trong đó cân đối ngân sách nhà nước được xem là một
trong những công cụ sắc bén để nhà nước can thiệp toàn diện vào nến kinh tế. Giai đoạn 2015
– 2020, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với vô số thách thức lớn. Điều ấy đã gây nên những gánh
nặng lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách. Để trang
trải và cải thiện tình trạng này, Chính phủ đã sử dụng nhiều chính sách khác nhau. Với đề tài
được giao, nhóm 3 sẽ phân tích thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 – 2020
và các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để giải quyết thâm hụt ngân sách nhà
nước.

2


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.
NGÂN SÁCH
1. Khái niệm

Ngân sách nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hằng năm của Chính phủ,
bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.
Về hình thức, ngân sách nhà nước là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong
một khoảng thời gian nhất định và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng các
nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Về thực chất, ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các
chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo ngun
tắc khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếu.
2. Đặc điểm
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế- chính trị
của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ
sở những luật lệ nhất định.
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, được thể
hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước.
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Điểm khác biệt
của ngân sách nhà nước là với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia
thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định.
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo ngun tắc khơng hồn
trả trực tiếp là chủ yếu.
3. Vai trò
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
 Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Giải quyết các vấn đề xã hội.
 Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hóa.

3


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

II.
HOẠT ĐỘNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Cơ cấu ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách






Chi ngân sách

Khoản thu từ thuế (chiếm từ 80% - 90%)
Các loại chi phí và lệ phí
Viện trợ từ nước ngồi
Thu từ việc phát hành cơng trái, xổ số…
Hoạt động in tiền







Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi sản xuất vật chất
Chi viện trợ
Chi trả nợ
Chi an ninh quốc phòng


2. Thâm hụt ngân sách nhà nước
a. Khái niệm
Thâm hụt ngân sách nhà nước (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước) là tình trạng
các khoản chi của ngân sách nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm
hụt ngân sách.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu “tỉ lệ thâm hụt” so
với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.
b. Phân loại:
- Thâm hụt ngân sách thực tế: Là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong
một thời kỳ nhất định.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là thâm hụt tính tốn trong trường hợp nền kinh tế hoạt
động ở mức sản lượng tiềm năng.
- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ
kinh doanh, bằng hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.
Trong ba loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả của hoạt động chủ quan
của chính sách tài khóa như: định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm… Vì vậy, để đánh giá kết
quả của chính sách tài khóa, người ta sử dụng thâm hụt này.
c. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách:
- Nguyễn nhân khách quan
 Diễn biến thất thường của chu kỳ kinh doanh, hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội,
sự kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với bên ngồi.
 Địch họa, thiên tai, tình hình bất ổn chính trị
- Nguyên nhân chủ quan:
 Quản lý và điều hành ngân sách bất hợp lý: thất thu thuế nhà nước; đầu tư công kém
hiệu qu;, nhà nước huy động vốn để kích cầu; chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi
đầu tư phát triển và chi đầu tư thường xun; quy mơ chi tiêu của chính phủ q lớn.
 Do cơ cấu thu, chi thay đổi: khi nhà nước thực hiện chính sách.

4



NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
III. CÁC BIỆN PHÁP BÙ ĐẮP TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGÂN SÁCH
1.
Biện pháp tăng thu giảm chi
Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và nhiệm vụ được giao, tính tốn
hợp lý để tăng các khoản thu như thu từ thuế… và cắt giảm chi tiêu.
 Ưu điểm:
- Khi cịn trong vùng có thể chịu đựng được, tăng thuế suất sẽ làm tăng ngân sách nhà
nước, đồng thời cịn kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả
năng sinh lời, một phận nộp ngân sách nhà nước, một phần giữ lại làm thặng dư cho
mình.
- Trong trường hợp này, tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế.
 Nhược điểm:
- Tăng thu: đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, vì tăng thuế khơng
hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống
nhân dân, triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh
và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
- Giảm chi: cắt giảm chi tích lũy cho đầu tư phát triển là điều dễ mâu thuẫn với yêu cầu
tăng trưởng kinh tế – xã hội. Vậy chỉ cắt giảm được các nhu cầu đầu tư chưa thực sự
cần thiết, các dự án chưa có điều kiện khả thi, không nên đầu tư vốn một cách dàn trải,
cần phải đầu tư những dự án, những cơng trình trọng điểm và then chốt.
2.
Biện pháp vay nợ
Vay nợ là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt ngân sách của tất cả quốc gia trên thế giới
Có hai hình thức chính:
 Vay nợ trong nước:
- Thơng qua việc phát hành: Tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu đầu tư.

- Chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu chính thức: tín
phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình.
 Vay nợ nước ngồi:
- Vay nợ từ chính phủ nước ngồi, tổ chức tài chính quốc tế phát hành trái phiếu quốc tế
- Viện trợ nước nguồn vốn phát triển chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế
cung cấp cho chính phủ nước ngồi nhằm thực chương trình hợp tác phát triển kinh tế
xã hội, chủ yếu nguồn vốn phát triển thức ODA.
- Vay nợ nước ngồi thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ đẩy
mạnh ra nước ngồi, vay bằng hình thức tín dụng.


-

-

Ưu điểm

Vay nợ trong nước:
 Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà
không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này
được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
 Vay nợ trong nước giúp tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân
cư,tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai.
Vay nợ nước ngoài:
 Vay nợ nước ngoài giúp tận dụng nguồn vốn với quy mô hớn, lãi suất ưu đãi từ nhà
nước, đặc biệt từ tổ chức tài chính quốc tế.

5



NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

 Đây là biện pháp hữu hiệu, bù đắp khoản nội chi mà lại không gây sức ép cho nền
kinh tế.
 Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho cho vốn thiếu hụt nhà nước góp phần
thúc đẩy kinh tế-xã hội.
 Vay nợ nước ngồi không gây lạm phát cho kinh tế.
 Nhược điểm
- Vay nợ trong nước: làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các
khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau
- Vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc
nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và cịn làm giảm dự trữ ngoại tệ khi trả nợ, làm
cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá.
3.
Sử dụng dự trữ ngoại tệ
Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây sau khi Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) tích cực mua ngoại tệ từ các ngân hàng vào, giúp niềm tin tăng lên tạo
cơ sở để tỷ giá tiếp tục ổn định. Mức dự trữ ngoại tệ cao này đặc biệt quan trọng trong việc
củng cố uy tín và vị thế của Việt Nam, chuyển động này đang góp phần làm tăng thêm sự hấp
dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà nước ta đang áp dụng hình thức dự
trữ bằng tiền mặt, số dư của tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài; trái phiếu, hối
phiếu, hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của ngân hàng của chính phủ nước ngồi, các tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế, các ngân hàng ở nước ngoài; vàng và một số hình thức khác…
 Ưu điểm
- Dự trữ hợp lý giúp quốc gia chống khủng hoảng.
- Hạn chế đình trệ về kinh tế.
- Giúp thanh toán những mặt hàng nhập khẩu quan trọng, nợ nước ngoài.
 Nhược điểm
- Tiềm ẩn nhiều rủi ro phải hạn chế sử dụng
- Nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia hết sức mỏng manh,

thì sự mất niềm tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại tệ
có thể dẫn đến một dịng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngồi làm cho đồng nội tệ giảm
mạnh giá và làm tăng sức ép lạm phát. Kết hợp với việc vay nợ nước ngoài ở trên việc
giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm suy yếu sức cạnh
tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.
4.
Biện pháp vay ngân hàng (in tiền)
In tiền là biện pháp khi ngân sách nhà nước thâm hụt quá lớn. Khi Chính phủ in thêm
tiền, lượng tiền danh nghĩa tăng lên và là một trong những nguyên nhân gây lạm phát. Trên
thực tế, lượng tiền mà chính phủ in ra không gây lạm phát lớn đến như vậy nhưng do người dân
biết chính phủ in tiền để bù thâm hụt ngân sách sẽ khiến cho giá cả tăng hơn nhiều so với tác
động của việc in tiền dẫn đến lạm phát tăng vọt. Và một khi giá cả tăng lên thì thâm hụt mới lại
nảy sinh, địi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát
xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát.
 Ưu điểm:
 Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời mà
trả lãi.
 Nhược điểm
 Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho khung tiền vượt cầu tiền nó đẩy cho
việc lạm phát trở nên khơng thể kiểm sốt nổi. Trong những năm 80 của thế kỷ 20 nước ta đã

6


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bằng cách in thêm tiền đưa vào lưu thơng. Việc này đã đẩy
tỷ lệ lạm phát Bình điểm lên tới hơn 600%, nền kinh tế bị trì trệ...

7



NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM TRONG KHOẢNG 2015 – 2020 VÀ CÁC BIỆN PHÁP MÀ
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ BÙ ĐÁP TÌNH
TRẠNG THIẾU HỤT NGÂN SÁCH TRONG GIAI ĐOẠN ĐÓ.
I.

THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1. Thực trạng ngân sách nhà nước Việt Nam trong khoảng 2015 – 2020
1.1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2015 - 2020, bối
cảnh khu vực và thế giới có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp
hơn so với dự báo tác động đến phát triển kinh tế trong nước như: xu hướng kinh tế thế giới
phục hồi và phát triển; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo nhưng đan xen
yếu tố bảo hộ; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và cơng nghệ đến các mặt kinh tế,
văn hố, xã hội; cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôi với căng thẳng thương mại giữa một
số nền kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính trị
và xung đột xảy ra nhiều nơi; diễn biến căng thẳng ở Biển Đơng đe doạ hồ bình, ổn định và
tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn
năm 2015 - 2020, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong nhiều thập kỷ xảy ra trên toàn cầu ảnh
hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả kéo dài nhiều
năm.
Trong nước, sau khi thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2015 - 2020, kinh tế
vĩ mô dần ổn định, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát
triển kinh tế - xã hội, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Tuy nhiên, những
khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội

và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong
khi độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu còn hạn chế; tác động của biến đổi khí hậu ngày
càng mạnh, các loại dịch bệnh xảy ra... cũng đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình phát
triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch, đặc biệt là
đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020.
Trong bối cảnh đó, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức,
đồng lịng, nỗ lực vượt bậc, quyết liệt, kịp thời của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng
đồng doanh nghiệp, nhất là trong năm 2020 vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì,
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện
đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Phương hướng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 2015 - 2020 tại Đại hội Đảng lần thứ XII và đạt được nhiều thành tựu
rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật: Kinh tế tăng
trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng,
các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%.
Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ
tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng
trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực
công nghiệp và xây dựng ước đạt khoảng 7,3% và của khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,0%; tỉ
trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá cơ bản trong GDP tăng từ
mức 73% năm 2015 lên khoảng 75,4% năm 2020. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến

8


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
năm 2020 ước đạt 268,4 tỉ USD; tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu
người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Giá
cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hàng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra; Chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt khoảng 4%. Lạm phát cơ bản

bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn
2016 - 2020 dự báo đạt 1,81%...
Thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm cho người lao động
trong nước và đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp
của lực lượng lao động trong độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm dần.
Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng số lao động dự báo đến năm
2020 khoảng 34%, giảm mạnh so với năm 2015 (44%), vượt mục tiêu đề ra (dưới 40%). Tỷ lệ
lao động qua đào tạo được cải thiện, ước đạt 64,5% năm 2020, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ
dự báo đến năm 2020 đạt 24,5%, tăng so với năm 2015 (19,9%).
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được triển
khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo
nhất. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015
xuống còn 3,75% cuối năm 2019 và giảm cịn dưới 3% vào cuối năm 2020, bình qn giai đoạn
2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả
năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
1.2. Thực trạng cơ cấu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
1.2.1. Thực trạng cơ cấu thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
a. Tổng quan hoạt động thu ngân sách ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn
2015 - 2020
Ở Việt Nam, trong các năm gần đây, cơ cấu thu ngân sách nhà nước dần được cải thiện
theo hướng tích cực hơn, nhưng để đảm bảo tính bền vững, đồng thời phát huy được vai trị tích
cực của thu ngân sách nhà nước đến các hoạt động kinh tế - xã hội thì cần phải tiếp tục hoàn
thiện, đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau như
cơ cấu nền kinh tế; cơ chế, chính sách thu; nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia và công
tác quản lý thu. Cơ cấu thu NSNN hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ đảm bảo cho
NSNN có số thu bền vững, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy các quốc
gia đều dành sự quan tâm nhất định đến cơ cấu thu NSNN. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong

từng thời kỳ, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh để thay đổi cơ cấu các bộ phận trong tổng thu
NSNN, đảm bảo cho NSNN ngày càng bền vững, an ninh tài chính quốc gia phù hợp với những
điều kiện cụ thể về phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.
b. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
Từ năm 2015, cơ cấu thu NSNN của Việt Nam đã chuyển biến tích cực, góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, từng bước phát huy được vai
trò của NSNN với tư cách là phương tiện và công cụ để Nhà nước thực hiện điều chỉnh vĩ mô
nền kinh tế-xã hội.
Từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khơng cao như những
năm trước đó, nhưng thu NSNN vẫn tăng trưởng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng GDP. Các số
liệu thống kê cho thấy, nếu như năm 2015 tổng thu NSNN đạt 911.100 tỷ đồng thì đến năm
2020 ước đạt 1.512.300 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2015. Đóng góp vào sự tăng trưởng về
số thu NSNN có vai trị quan trọng từ thu nội địa. Cụ thể: thu nội địa năm 2020 ước đạt
1.264.100 tỷ đồng, tăng 97,9% so với năm 2015. Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có tốc
9


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
độ tăng năm sau so năm trước nhưng với tốc độ tăng thu hàng năm không cao (năm 2020 thu
được 208.000 tỷ đồng, trong khi năm 2015 thu 175.000 tỷ đồng). Thu từ dầu thơ có xu hướng
giảm, năm 2015 thu từ dầu thô đạt 93.000 tỷ đồng thì đến năm 2020 ước đạt 35.200 tỷ đồng (số
thu năm 2020 giảm còn 62,2% so với năm 2015). Thu từ viện trợ khơng hồn lại trong 5 năm
gần đây có xu hướng tăng, năm 2015 thu đạt 4.500 tỷ đồng, đến năm 2020 thu đạt 5.000 tỷ
đồng.
8 tháng đầu năm 2020, thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 752.615
tỷ đồng, bằng 91,9% so với cùng kỳ. Kết quả thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý 8 tháng
năm 2020 đạt thấp do tình hình kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2020 chịu tác động lớn của dịch
bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp suy giảm so với cùng
kỳ. Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ gia hạn tiền thuế, tiền thuê
đất cho doanh nghiệp và người dân, thu ngân sách sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, đến nay chưa

hồi phục được. Hầu hết các tổ chức quốc tế dự báo, kinh tế toàn cầu và các quốc gia tăng trưởng
âm trong năm 2020. Mặc dù vậy, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trì mức tăng trưởng
dương (2,91%).
Căn cứ theo nguồn hình thành, cơ cấu thu NSNN bao gồm: thu nội địa, thu từ hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, thu từ dầu thô và thu từ viện trợ khơng hồn lại.
Có thể thấy, cơ cấu thu NSNN có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thu nội
địa biến động qua các năm, năm 2015 tỷ trọng thu nội địa dự toán đạt 638.600 tỷ đồng chiếm
74,24% tổng thu NSNN,năm 2016 tỷ trọng thu nội địa dự toán đạt 785.000 tỷ đồng chiếm 77,4%
tổng thu NSNN, năm 2017 dự toán đạt 990.280 tỷ đồng chiếm 81,7% tổng thu NSNN, năm
2018 tỷ trọng thu nội địa dự toán đạt 1.099.300 tỷ đồng chiếm 83,3% tổng thu NSNN, năm
2019 tỷ trọng thu nội địa chiếm 83,2% tổng thu NSNN (dự toán đạt 1.173.500 tỷ đồng), năm
2020 dự toán đạt 1.264.100 tỷ đồng tăng lên 83,59% trong tổng thu NSNN. Từ năm 2017 trở
đi cơ cấu ngân sách chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nội địa đạt trên 80% (mục tiêu bình quân 8485%). Điều này có nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế hiệu
quả hơn, số lượng doanh nghiệp (DN) mới thành lập gia tăng, Nhà nước áp dụng các ưu đãi
thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho sản
xuất kinh doanh phát triển thuận lợi. Cũng cần nói đến một nguyên nhân rất quan trọng là cơ
quan thu NSNN, đặc biệt là cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu,
đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chống thất thu nên cũng góp phần tăng thu nội địa.
Tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong các năm gần đây ngày càng
giảm là do Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ
trình. Năm 2015 tỷ trọng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dự toán đạt 175.000 tỷ đồng
chiếm 19,2% tổng thu NSNN, năm 2016 tỷ trọng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu dự toán đạt
172.000 tỷ đồng chiếm 17% tổng thu NSNN, giảm 2,2% so với năm 2015; năm 2017 tỷ trọng
thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu dự dự toán 180.000 tỷ đồng chiếm 14,8% tổng thu NSNN
giảm 2,2% so với năm 2016; năm 2018 tỷ trọng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu dự toán
179.000 tỷ đồng chiếm 13,6% tổng thu NSNN giảm 1,2% so với năm 2017; năm 2019 tỷ trọng
thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu dự toán 189.200 tỷ đồng chiếm 13,4% tổng thu NSNN, giảm
0,2% so với năm 2018; cho đến năm 2020 có xu hướng tăng lên 13,8% tổng thu NSNN. Thu
cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2015 đạt 175.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2020 ước
đạt 208.000 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2015.

Thu từ dầu thô và tỷ trọng trong tổng thu NSNN các năm 2015-2020 hầu hết giảm nhưng
có năm tăng nhẹ là do giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm. Thu từ dầu thô năm 2015 ước
đạt 93.000 tỷ đồng chiếm 10,2% tổng thu NSNN, thu từ dầu thô năm 2016 ước đạt 54.500 tỷ
đồng chiếm 5,4% tổng thu NSNN,giảm 4,8% so với năm 2015; thu từ dầu thô năm 2017 ước
đạt 38.300 tỷ đồng chiếm 3,2% tổng thu NSNN, giảm 2,2% so với năm 2016; thu từ dầu thô
năm 2018 ước đạt 35.900 tỷ đồng chiếm 2,7% tổng thu NSNN. Đến năm 2019 tỷ trọng thu dầu
thô có xu hướng tăng nhẹ ước đạt 44.600 tỷ đồng chiếm 3,2% tổng thu NSNN, nhưng thu từ
10


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
dầu thơ năm 2020 ước đạt 35.200 tỷ đồng giảm còn chiếm 2,3% tổng thu NSNN. Trong giai
đoạn 2015-2018 tỷ trọng thu từ dầu thô so với tổng thu NSNN giảm trung bình từ 5,38% xuống
cịn 2,75% giai đoạn 2019-2020. Trong các năm 2017- 2020 tỷ trọng thu dầu thơ đã giảm đáng
kể chỉ cịn dưới 4%..
Khoản thu từ viện trợ khơng hồn lại chiếm tỷ lệ cực kỳ nhỏ trong tổng thu NSNN, năm
2015 chiếm 0,5% trong tổng thu NSNN, đến năm 2020 chỉ chiếm 0,3% trong tổng thu NSNN.
Thu từ các DN có vốn đầu tư nước ngồi có tỷ trọng trong tổng thu NSNN lớn đứng thứ
hai, sau thu từ DNNN. Với tốc độ tăng thu khá nhanh và tăng cả về tỷ trọng trong tổng Thu từ
DN có vốn đầu tư nước ngoài năm 2015 đạt 141.019 tỷ đồng, chiếm 15,5% tổng thu NSNN,
nhưng đến năm 2020, ước đạt 228.726 tỷ đồng, tăng 62,2%so với năm 2015. Thu từ các DN có
vốn đầu tư nước ngoài tăng một phần là do vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tăng nhanh trong
thời gian gần đây, bên cạnh đó, cơ quan thuế đã tăng cường kiểm tra, thanh tra thuế chống
chuyển giám phát hiện các trường hợp gian lận, giảm lỗ nên cũng góp phần tăng thu cho NSNN.
Tuy nhiên, nếu so với quy mơ, tiềm năng thì thu từ các DN có vốn đầu tư nước ngồi cịn khiêm
tốn, cần quan tâm quản lý để khai thác tăng thu.
Khu vực kinh tế ngồi quốc doanh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế và
đóng góp số thu cho NSNN. Trong giai đoạn 2015-2020 thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng
cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2015 thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 129.585 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 14,2% tổng thu NSNN, đến năm 2020 ước đạt 270.980 tỷ đồng, tăng 109,1% so

với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 17,9% trong tổng thu NSNN. Nhờ các chính sách ưu đãi, tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nên số lượng các DN mới thành lập tăng lên, hiệu
quả hoạt động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng cải thiện, nên số thu NSNN từ khu
vực này tăng.
Tuy nhiên, đặc trưng của khu vực kinh tế này phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ và
vừa, khả năng chấp hành quy định về kế tốn, hóa đơn chứng từ cũng cịn hạn chế, khá nhiều
DN chưa tuân thủ tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, thất thu từ khu vực này còn tương
đối lớn, nếu áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả hơn thì sẽ góp phần tăng số thu, tăng tỷ
trọng đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng thu NSNN.
Trong cơ cấu thu thuế từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, các số liệu thống kê cho thấy,
hai sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Tỷ trọng thu thuế nhập khẩu có xu hướng
giảm, năm 2015 thu thuế nhập khẩu chiếm 41,4% trong tổng thu NSNN từ hoạt động xuất, nhập
khẩu nhưng đến năm 2020 giảm xuống, chỉ chiếm 21,9%. Việc giảm tỷ trọng thu thuế nhập
khẩu trong các năm gần đây là do Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế, ký kết nhiều hiệp định
thương mại tự do (FTA) với cam kết giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình đối với nhiều mặt hàng
nhập khẩu.
Việc đẩy nhanh hội nhập quốc tế, giảm thuế nhập khẩu đã làm gia tăng lượng hàng hóa
nhập khẩu, kéo theo thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu cũng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ
trọng. Nếu như năm 2015, thu thuế GTGT chiếm 43,7% trong tổng thu NSNN từ hoạt động
xuất, nhập khẩu, thì đến năm 2020 đã tăng lên, chiếm 68,1% trong tổng NSNN từ hoạt động
xuất, nhập khẩu.
Thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với hàng nhập khẩu cũng gia tăng trong các năm
gần đây, do mặt hàng ô tô vẫn được nhập khẩu với số lượng lớn, đặc biệt trong năm 2016, 2019,
dẫn đến tỷ trọng thu thuế TTĐB trong NSNN từ hoạt động xuất, nhập khẩu chiếm lần lượt là
12,5% và 12,7%. Tỷ trọng thu từ thuế xuất khẩu chiếm rất nhỏ, và giảm dần, điều này là hợp lý
vì để khuyến khích xuất khẩu, đại bộ phận hàng hàng xuất khẩu có thuế suất thuế xuất khẩu
0%. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu đánh thuế xuất khẩu đối với ngun liệu thơ và khống sản
khai thác chưa qua chế biến nhằm mục đích hạn chế, kiểm soát xuất khẩu.


11


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
BẢNG 1. SỐ LIỆU THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI
ĐOẠN 2015 – 2020 (ĐƠN VỊ: TỶ ĐỒNG)
(Bộ trưởng bộ tài chính về việc cơng bố cơng khai số liệu dự tốn NSNN )

Thu từ viện
trợ

Tổng thu
cân đối
NSNN

Thu nội địa

Thu từ dầu thô

Thu từ hoạt động
xuất, nhập khẩu

Năm
2015

638.600

93.000

175.000


4.500

911.100

Năm
2016

785.000

54.500

172.000

3.000

1.014.500

Năm
2017

990.280

38.300

180.000

3.600

1.212.180


Năm
2018

1.099.300

35.900

179.000

5.000

1.319.200

Năm
2019

1.173.500

44.600

189.200

4.000

1.411.300

Năm
2020


1.264.100

35.200

208.000

5.000

1.512.300

12


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

Như vậy, nhìn chung cơ cấu thu NSNN của Việt Nam thời gian qua đã có những chuyển
biến tích cực, tuy nhiên cũng cịn một số vấn đề cần quan tâm:
Một là, cơ cấu thu NSNN chưa thực sự bền vững. Nguồn thu trong nước tăng chậm do
hiệu quả nền kinh tế còn thấp; nguồn thu NSNN chưa bắt nguồn từ kết quả sản xuất, kinh doanh,
từ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, một số khoản thu không ổn định như thu từ bán dầu
thô, thu thuế xuất nhập khẩu, thu từ đất… Điều này làm cho thu NSNN nhạy cảm với tình hình
kinh tế - chính trị trên thế giới và giá dầu thơ trên thị trường quốc tế.
Hai là, về chính sách thu NSNN nói chung, chính sách thuế nói riêng cũng cịn có những
hạn chế. Phạm vi điều tiết vĩ mơ của các chính sách thu NSNN, nhất là các sắc thuế còn hẹp,
chưa bao quát được các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế đã và đang phát sinh, phát triển
rất đa dạng trong nền kinh tế thị trường. Diện chưa thu thuế, ưu đãi thuế còn nhiều. Bên cạnh
đó, danh mục đối tượng khơng chịu thuế GTGT còn rộng; còn nhiều trường hợp được miễn
giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; có quá nhiều ưu đãi thuế TNDN và có nhiều khoản thu
nhập chưa đưa vào danh mục chịu thuế TNCN, cũng như còn quá nhiều đối tượng được giảm
trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN... đã làm cho cơ sở tính thuế bị thu hẹp, phức tạp về chính

sách. Điều này có thể dẫn đến cạnh tranh khơng bình đẳng, gây khó khăn trong kiểm sốt và
quản lý thu thuế do phải xác định diện thu thuế và diện miễn thu thuế.
Ba là, công tác quản lý và điều hành thu NSNN cịn tồn tại tình trạng thất thu, trốn thuế,
lậu thuế, chuyển giá. Tình trạng thất thu cịn khá phổ biến, hiệu quả kiểm sốt nguồn thu ngân
sách cịn hạn chế. Khơng chỉ thất thu thuế, Việt Nam còn thất thu trong việc giao đất, giao rừng,
giao mỏ khoáng sản…

13


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
1.2.2. Thực trạng cơ cấu chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
a. Tổng quan hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
Về chi NSNN: Hệ thống pháp luật về quản lý, phân bổ, sử dụng, kiểm soát chi NSNN
tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường phân cấp, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; lần
đầu xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn
và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, thực hiện phân bổ nguồn lực trong phạm vi khả năng
của nền kinh tế, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trung hạn, cải thiện tính dự báo,
tạo chủ động cho các đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách; đẩy mạnh khoán,
đấu thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ đi đôi với siết chặt kỷ cương, kỷ
luật tài chính - ngân sách; thực hiện thu - chi trong phạm vi dự toán; chuyển nguồn theo quy
định của Luật NSNN; triệt để tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên từ NSNN gắn với việc đổi
mới khu vực sự nghiệp công lập, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm biên chế; xây dựng cơ chế
tài chính đặc thù đối với các thành phố lớn, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, nhằm thúc đẩy
sự phát triển của các đô thị trọng điểm về kinh tế, chính trị của đất nước…
b. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
Chi NSNN đã thực hiện phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm.
Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2015 là 1.147.100 tỷ đồng. Trong đó dự tốn chi đầu
tư phát triển dự toán 195.000 tỷ đồng chiếm 17% tổng chi cân đối NSNN. Chi trả nợ và viện
trợ ước đạt 150.000 tỷ đồng chiếm 13,1% tổng chi cân đối NSNN. Chi thường xuyên ước đạt

767.000 tỷ đồng chiếm 66,9% tổng chi cân đối NSNN. Chi cải cách tiền lương đạt 10.000 tỷ
đồng chiếm 0.9% tổng chi cân đối NSNN. Chi dự phòng ước đạt 25.000 tỷ đồng, chiếm 2,2%
tổng chi cân đối NSNN. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính dự toán đạt 100 tỷ đồng. Bội chi cân
đối NSNN ước đạt 226.000 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP đạt 5,0%.
Chi NSNN năm 2016 được thực hiện điều hành chặt chẽ, mặc dù có những thời điểm
nguồn thu ngân sách tập trung chậm, nhưng vẫn đảm bảo theo đúng dự toán, đáp ứng yêu cầu
triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách. Điều hành
quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng các cấp; tạm giữ lại 50% dự tốn chi dự phịng ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương (đối với những địa phương dự kiến giảm thu) để chủ động
xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn. Tổng chi cân đối NSNN năm 2016 ước đạt 1.273.200 tỷ
đồng. Trong đó dự tốn chi đầu tư phát triển dự toán 254.950 tỷ đồng chiếm 20% tổng chi cân
đối NSNN, tăng 3% so với năm 2015. Chi trả nợ và viện trợ ước đạt 155.100 tỷ đồng chiếm
12,2% tổng chi cân đối NSNN, giảm 0,9% so với năm 2015. Chi thường xuyên ước đạt 823.955
tỷ đồng chiếm 64,7% tổng chi cân đối NSNN, giảm 2,2% so với năm 2015. Chi cải cách tiền
lương đạt 13.055 tỷ đồng chiếm 1,0% tổng chi cân đối NSNN, giảm 0,1% so với năm 2015.
Chi dự phòng ước đạt 26.000 tỷ đồng, chiếm 2,04% tổng chi cân đối NSNN, giảm 0,16% so
với năm 2015. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính dự tốn đạt 100 tỷ đồng. Bội chi cân đối NSNN
ước đạt 254.000 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP đạt 4,95%, giảm 0,05% so với năm
2015.
Các nhiệm vụ chi NSNN được đảm bảo theo đúng dự toán và tiến độ thực hiện của các
đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện
các chính sách an sinh xã hội.Tổng chi cân đối NSNN năm 2017 ước đạt 1.390.480 tỷ đồng.
Trong đó dự tốn chi đầu tư phát triển là 357.150 tỷ đồng chiếm 25,7% tổng chi cân đối NSNN,
tăng 5,7% so với năm 2016. Chi trả nợ và viện trợ ước đạt 100.200 tỷ đồng chiếm 7,2% tổng
chi cân đối NSNN, giảm 5,0% so với năm 2016. Chi thường xuyên ước đạt 896.280 tỷ đồng
chiếm 64,5% tổng chi cân đối NSNN, giảm 0,2% so với năm 2016. Chi cải cách tiền lương đạt
6.600 tỷ đồng chiếm 0,47% tổng chi cân đối NSNN, giảm 0,53% so với năm 2016. Chi dự
phòng ước đạt 29.300 chiếm 2,1% tổng chi cân đối NSNN tăng 0,06% so với năm 2016. Chi
bổ sung quỹ dự trữ tài chính dự toán đạt 100 tỷ đồng bằng năm 2015. Bội chi cân đối NSNN
14



NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
ước đạt 178.300 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP đạt 3,5%, giảm 1,45% so với năm
2016.
Đối với việc triển khai dự toán năm 2018, tổng chi cân đối NSNN ước đạt 1.523.200 tỷ
đồng. Trong đó dự tốn chi đầu tư phát triển là 399.700 tỷ đồng chiếm 26,2% tổng chi cân đối
NSNN, tăng 0,5% so với năm 2017. Chi trả nợ và viện trợ ước đạt 113.818 tỷ đồng chiếm 7,5%
tổng chi cân đối NSNN, tăng 0,3% so với năm 2017. Chi thường xuyên ước đạt 940.748 tỷ
đồng chiếm 61,8% tổng chi cân đối NSNN, giảm 2,7% so với năm 2017. Chi cải cách tiền lương
đạt 35.767 tỷ đồng chiếm 2,3% tổng chi cân đối NSNN, tăng 1,83% so với năm 2017. Chi dự
phòng ước đạt 32.097 chiếm 2,1% tổng chi cân đối NSNN tương đương so với năm 2017. Cũng
như các năm trước, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính dự toán đạt 100 tỷ đồng. Bội chi cân đối
NSNN ước đạt 204.000 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP đạt 3,7% tăng 0,2% so với
năm 2017.
Về chi cân đối NSNN năm 2019 có tổng là 1.633.300 tỷ đồng. Trong đó dự tốn chi đầu
tư phát triển là 429.300 tỷ đồng chiếm 26,3% tổng chi cân đối NSNN, tăng 0,1% so với năm
2018. Chi trả nợ và viện trợ ước đạt 126.184 tỷ đồng chiếm 7,7% tổng chi cân đối NSNN, tăng
0,2% so với năm 2018. Chi thường xuyên ước đạt 999.466 tỷ đồng chiếm 61,2% tổng chi cân
đối NSNN, giảm 0,6% so với năm 2018. Chi cải cách tiền lương đạt 43.350 tỷ đồng chiếm 2,7%
tổng chi cân đối NSNN, tăng 0,4% so với năm 2018 . Chi dự phòng ước đạt 33.800 chiếm 2,1%
tổng chi cân đối NSNN tương đương so với năm 2018. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính dự tốn
đạt 100 tỷ đồng. Bội chi cân đối NSNN ước đạt 222.000 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi NSNN so với
GDP đạt 3,6% giảm 0,1% so với năm 2018.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thu NSNN khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện
cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm trong
phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định, tăng cường kỷ luật tài chính, tập trung nguồn lực
đảm bảo cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó
khăn, khắc phục kịp thời hậu quả bão lũ, thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi quan trọng,
cấp bách, đột xuất phát sinh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng

– an ninh. Về chi cân đối NSNN năm 2020 có tổng là 1.747.100 tỷ đồng. Trong đó dự tốn chi
đầu tư phát triển là 470.600 tỷ đồng chiếm 27% tổng chi cân đối NSNN, tăng 0,7% so với năm
2019. Chi trả nợ và viện trợ ước tính đạt 119.792 tỷ đồng chiếm 6,9% tổng chi cân đối NSNN,
giảm 0,8% so với năm 2019. Chi thường xuyên ước đạt 1.056.485 tỷ đồng chiếm 60,5% tổng
chi cân đối NSNN, giảm 0,7% so với năm 2019. Chi cải cách tiền lương đạt 61.523 tỷ đồng
chiếm 3,5% tổng chi cân đối NSNN, tăng 0,8% so với năm 2019. Chi dự phòng ước đạt 37.400
chiếm 2,1% tổng chi cân đối NSNN tương đương so với năm 2019. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính dự tốn đạt 100 tỷ đồng. Bội chi cân đối NSNN ước đạt 234.800 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi
NSNN so với GDP đạt 3,44%, giảm 0,16% so với năm 2019.
Như vậy, nhìn chung cơ cấu chi NSNN ở Việt Nam từ giai đoạn 2015-2020 có nhiều sự
thay đổi. Tổng chi cân đối NSNN qua các năm có xu hướng tăng, qua đó cho thấy nước ta là
một nước đang phát triển càng càng chú trọng đầu tư, phát triển đất nước theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về chi đầu tư phát triển từ năm 2015 đạt 195.000 tỷ đồng
đến năm 2020 đạt 470.600 tỷ đồng, tăng 275.600 tỷ đồng. Chi trả nợ và viện trợ năm 2020 đạt
119.792 tỷ đồng giảm 30.208 tỷ đồng so với năm 2015. Tương tự, năm 2020 chi thường xuyên
tăng 289.485 tỷ đồng; chi cải cách tiền lương tăng 51.523 tỷ đồng; chi dự phòng tăng 12.400 tỷ
đồng; bội chi ngân sách cân đối nhà nước tăng 8.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi bổ sung quỹ dự
trữ tài chính qua các năm vẫn khơng đổi là 100 tỷ đồng.

15


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

BẢNG 2: SỐ LIỆU CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020
(ĐƠN VỊ: TỶ ĐỒNG)
(Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc cơng bố cơng khai số liệu dự toán NSNN )

Chi đầu
tư phát

triển

Chi trả nợ
Chi thường
và viện
xun
trợ

Chi cải
cách tiền
lương

Chi dự
phịng

Chi bổ
sung dự
trữ tài
chính

Tổng chi
NSNN

Năm
2015

195.000

150.000


767.000

10.000

25.000

100

1.147.100

Năm
2016

254.950

155.100

823.995

13.055

26.000

100

1.273.200

Năm
2017


357.150

100.200

896.280

6.600

29.300

100

1.390.480

Năm
2018

399.700

113.818

940.748

35.767

32.097

100

1.523.200


Năm
2019

429.300

126.184

999.466

43.350

33.800

100

1.633.300

Năm
2020

470.600

119.792

1.056.485

61.523

37.400


100

1.747.100

16


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

17


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
Thậm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2020
Như đã trình bày ở phần thu và chi thì NSNN biến động qua các năm, có thể là thặng dư,
có thể là thâm hụt và cũng có thể là cân bằng. Với năm 2015, tổng thu cân đối NSNN ước đạt
911.100 tỷ đồng, và tổng chi cân đối NSNN là 1.147.100 tỷ đồng, thâm hụt 236.000 tỷ đồng.
Năm 2016, tổng thu cân đối NSNN ước đạt 1.014.500 tỷ đồng và tổng chi cân đối NSNN ước
đạt 1.273.200 tỷ đồng, NSNN năm này thâm hụt 258.700 tỷ đồng. Năm 2017, tổng thu cân đối
NSNN ước đạt 1.212.180 tỷ đồng và cùng với đó là tổng chi cân đối NSNN ước đạt là 1.390.480
tỷ đồng, ngân sách năm 2017 lại bị thâm hụt 178.300 tỷ đồng. Năm 2018, NSNN tiếp tục thâm
hụt, và thâm hụt 204.000 tỷ đồng với tổng thu cân đối NSNN ước đạt là 1.319.200 tỷ đồng, và
chi cân đối NSNN ước đạt 1.523.200 tỷ đồng. Nhưng tới năm 2019, NSNN vẫn rơi vào tình
trạng thâm hụt 222.000 tỷ đồng với tổng thu là 1.411.300 tỷ đồng và tổng chi là 1.633.300 tỷ
đồng. Tiếp đến năm 2020, NSNN vẫn bị thâm hụt ở con số 234.800 tỷ đồng, với ước đạt của
tổng thu, tổng chi cân đối NSNN lần lượt là 1.512.300 tỷ đồng và 1.747.100 tỷ đồng. Từ đó
khẳng định một điều rằng, giai đoạn 2015 – 2020, NSNN ln ở tình trạng thâm hụt ngân sách,
chi nhiều hơn thu, chưa năm nào NSNN ở trạng thái thặng dư thu nhiều hơn chi. Để khắc phục,
nhà nước cần có những biện pháp thu và chi cho hợp lý, giúp đất nước ngày càng phát triển và

phồn vinh.
2.

Thực hiện dự toán ngân sách năm 2021 và những vấn đề đặt ra
Theo dự toán NSNN năm 2021 đã được Quốc hội phê duyệt thì dự tốn thu cân đối NSNN
là 1.343,3 nghìn tỷ đồng. Dự tốn chi cân đối NSNN năm 2021 là 1.687 nghìn tỷ đồng, thấp
hơn 60,1 nghìn tỷ đồng (-3,4%) so dự tốn năm 2020. Dự kiến, bố trí dự tốn chi NSNN cho
một số nhiệm vụ chủ yếu như sau: (i) Chi thường xuyên là 1.036,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 61,4%
tổng chi NSNN, giảm khoảng 20 nghìn tỷ đồng (-1,9%) so với dự toán năm 2020; (ii) Chi đầu
tư phát triển là 477,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,3% tổng chi NSNN (dự tốn năm 2020 là 26,9%),
tăng 6,7 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2020.
Trong bối cảnh thu NSNN chưa thể phục hồi, để có nguồn lực bố trí chi đầu tư góp phần
kích thích tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ bội chi NSNN năm 2021 dự kiến khoảng 4% GDP điều
chỉnh (tương ứng 343,67 nghìn tỷ đồng). Đến hết năm 2021, dự kiến dư nợ công khoảng 46,1%
GDP điều chỉnh, dư nợ Chính phủ khoảng 41,9% GDP điều chỉnh.
Trong bối cảnh kinh tế năm 2021 cịn nhiều khó khăn, thách thức; diễn biến dịch Covid19 còn phức tạp, việc thực hiện dự toán thu, chi NSNN sẽ đặt ra một số thuận lợi và khó khăn
nhất định.
3.

18


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ

III. CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG
TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 ĐỂ BÙ ĐẮP THÂM HỤT NGÂN
SÁCH
Biện pháp tăng thu giảm chi
Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và nhiệm vụ được giao, tính tốn
hợp lý để tăng các khoản thu như thu từ thuế… và cắt giảm chi tiêu.

Số liệu Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, ngân sách năm 2015 ước tính thâm hụt 6,34%
GDP. Tuy nhiên, con số thâm hụt mà Viện Nghiên cứu và chính sách (VEPR) đưa ra lại ở mức
7%. Dù là con số nào thì mức thâm hụt vẫn rất lớn so với mức mục tiêu 5% GDP mà Quốc hội
đưa ra.Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần ổn định chi tiêu thường xuyên, có phương án thu chi
ngân sách hợp lý.
Để giảm bội chi, phải cân đối thu - chi, đầu ra - đầu vào, giảm chi tiêu cơng, từ nay đến
cuối năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đang có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ni dưỡng
nguồn thu. Công tác thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế… cũng được các cơ quan thực hiện
quyết liệt, như là: kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước,
doanh nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án
đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài; Cắt giảm chi thường
xuyên của bộ máy nhà nước các cấp... Những động thái này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc tăng thu
ngân sách.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã tăng thuế kiện tồn hệ thống thu bằng cách tăng cường kiểm
tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng
thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ
thuế mới.
Cải cách thuế bằng cách cải thiện các nguồn thu ngân sách từ thuế tránh tình trạng ngân
sách phụ thuộc quá nhiều (hiện nay tới hơn 40% vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ
và thuế nhập khẩu). Cải cách thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% ngân sách
nhà nước của Việt Nam, trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và
thuế bất động sản.
1.

 Tác động tích cực
- Biện pháp tăng thu
Đánh giá cả giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân đạt 24,7%
GDP (vượt kế hoạch đề ra là 23,5% GDP). Tính chung cho cả giai đoạn 2016 – 2020, mức độ
động viên vào NSNN đạt 24,86%, so với giai đoạn 2011 – 2015 thì tỷ lệ này tăng hơn nhưng
vẫn nằm trong dự toán theo yêu cầu của Quốc hội (bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN khơng

thấp hơn 23,5% GDP, trong đó từ thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP).
Về cơ cấu thu ngân sách, mục tiêu cụ thể được Quốc hội đặt ra theo Nghị quyết số
25/2016/QH14 là tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84 – 85% tổng thu NSNN, ngày càng
tích cực, bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN ngày càng tăng. Giai đoạn
2016 – 2018, thu nội địa bình quân là 80,5%, năm 2019, tỷ lệ này đạt mức 82%. Tính chung cả
giai đoạn 2016-2020, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hồn thành vượt kế
hoạch đề ra, mức rất tích cực trong điều kiện thu ngân sách năm 2020 khó khăn, tăng trưởng
kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến.
Cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách tăng từ
68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 85,5% năm 2020. Thu NSNN chuyển biến tích cực.
Cho tới trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, các năm 2016-2019, thu đều vượt dự toán, quy
19


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
mơ thu NSNN bình qn đạt khoảng 25,5%GDP. Riêng năm 2020, do tác động nghiêm trọng
của đại dịch COVID-19 tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt
khoảng 2,9% (trong khi kế hoạch đề ra là 6,8%), giá dầu thô giảm sâu, cộng với việc thực hiện
miễn, giảm, giãn khoảng 130 nghìn tỷ đồng một số khoản thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho sản
xuất kinh doanh, nên thu NSNN chỉ đạt 98% dự tốn.
Tuy nhiên, tính chung cả giai đoạn, tổng thu NSNN giai đoạn 2016-2020 vẫn vượt mục
tiêu, đạt trên 6,9 triệu tỷ đồng. Quy mô thu NSNN bình quân đạt khoảng 25,2%GDP (giai đoạn
2011-2015 là 23,6%GDP), vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội
(23,5%GDP) và Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (20-21%GDP); gấp khoảng 1,6 lần
so với giai đoạn 2011-2015.
Tỷ trọng thu nội địa tăng dần, đến năm 2020 đạt 85,5% tổng thu NSNN, đạt kế hoạch là
84-85% tại Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, thu
nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 82% tổng thu NSNN (giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 20112015 tương ứng là 59,5% và 68,7%) đã góp phần bù đắp xu hướng giảm thu từ dầu thô và thu
từ thuế xuất, nhập khẩu.
- Biện pháp giảm chi

Đổi mới chi NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ cấu lại tài chính cơng
giai đoạn 2015 – 2020, theo đó, đã điều chỉnh quy mô chi NSNN, tương quan giữa các bộ phận
cấu thành chi NSNN theo hướng tăng hợp lý chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường
xuyên để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế và tăng trưởng bền vững.
Với chủ trương cơ cấu lại ngân sách, tăng hợp lý chi đầu tư; đã thực hiện tái cấu trúc một
bước chi ngân sách, theo đó đã tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển. Kết quả chi đầu tư phát
triển trong tổng chi NSNN năm 2016 đã tăng lên mức 22,89%, năm 2017 chiếm 27,5%, năm
2018 là 26,2%, năm 2019 khoảng 26,3%, dự tốn năm 2020, tỷ lệ này là 26,9%. Từ đó, đưa tỷ
trọng chi đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020 cao hơn giai đoạn 2011 – 2015 và đạt mức
bình quân 25,96%.
Đối với chi thường xuyên, giai đoạn 2015 – 2020, nhờ thực hiện tinh giản biên chế, sắp
xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo các Nghị quyết
số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương cũng như các giải pháp đồng bộ
khác, chi thường xuyên ngân sách đã giảm dần qua các năm. Tính trung bình cả giai đoạn 2015
– 2020, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách đạt 62,42% (dưới 64%), đúng như
mục tiêu đã đặt ra tại kế hoạch tài chính 5 năm Quốc hội đã phê duyệt và thấp hơn so với giai
đoạn 2011 – 2015.
Có thể nói, cơ cấu chi NSNN đã chuyển hướng tích cực, tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát
triển; qua đó góp phần thu hút thêm đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tổng đầu tư xã
hội 5 năm 2016-2020 đạt 33,4% GDP; trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài
Nhà nước tăng nhanh từ mức 38,9% năm 2016 lên khoảng 45% năm 2020), bảo đảm chi an
sinh xã hội.


-

Tác động tiêu cực

Biện pháp tăng thu:


Thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất, nhập khẩu giảm từ mức bình quân giai đoạn 2011 –
2015 là 30%, giai đoạn 2016 – 2018 là 19%, xuống cịn 17,7% năm 2019, giảm từ 30% bình
qn giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 14,2% năm 2020, ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống nhân dân, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
- Biện pháp giảm chi:
Nhận xét riêng giai đoạn 2018 - 2019 mức thâm hụt ngân sách năm này tăng so với năm
2018 do chi thường xuyên tăng. Cơ cấu chi khơng có sự cải thiện khi chi đầu tư phát triển chỉ
20


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
chiếm một tỷ lệ nhỏ (dưới 30%), và nhu cầu chi tiêu vượt xa so với khả năng thu. Tỷ lệ thu
ngân sách/GDP giảm khá mạnh trong năm 2019, còn khoảng 24,1%. Điều này đến từ các
nguyên nhân như: nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm đáng kể do Việt Nam hội nhập
sâu hơn trong quản lý đất đai và hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư cho các hoạt động
chưa thực sự cần thiết,...
2.
Biện pháp vay nợ


Vay trong nước

2015:
Vay trong nước chiếm trên 50% tổng vay nợ chính phủ.
2016:
Nguồn bù đắp bội chi NSNN gồm 197.165 tỷ đồng vay trong nước, chiếm hơn 79% nguồn
tiền bù đắp.
2017:
Cơ cấu nợ của Chính phủ đang chuyển biến theo hướng tăng vay nợ trong nước, giảm
vay nợ nước ngoài.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ trong nước của Chính phủ tăng dần từ mức 39% GDP
của năm 2011 lên mức 60% GDP năm 2017.
Nợ trong nước là 214.878 tỷ đồng.
2018:
Chính phủ đã vay trong nước 250.468 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu bội chi ngân sách trung
ương và trả nợ gốc. Trong số này, vay qua phát hành trái phiếu chính phủ là 196.797 tỷ đồng,
huy động từ nguồn tạm ứng ngân quỹ nhà nước là 53.671 tỷ đồng.
2019:
Tính đến 20/9/2019, Chính phủ đã huy động vốn vay trong nước được hơn 157.941 tỷ
đồng.
2020:
Vay trong nước 394.040 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 21/12/2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,87% (cùng
thời điểm năm 2019 tăng 12,48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,14% (cùng thời
điểm năm 2019 tăng 12,14%).
Trong tháng Chín, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhờ kiểm
sốt tốt dịch Covid - 19 và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng bước trở lại
trạng thái bình thường. Thị trường chứng khốn có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn
cho nền kinh tế. Tính đến ngày 17/12/2020, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị
trường chứng khốn ước tính đạt 383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thị trường trái phiếu, có 481 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.350 nghìn tỷ
đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2019.
Do thu ngân sách sụt giảm, trong khi khoản chi lại tăng mạnh, tính tới hết tháng 11 năm
2020, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành gần 290 nghìn tỷ đồng trái phiếu
Chính phủ, với kỳ hạn bình qn 13,81 năm để đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân
sách của các địa phương để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà
nước, chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn (không phát hành kỳ hạn dưới 5 năm) và khơng
vay thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB....), góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm
quốc gia. Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 đã dài gấp trên 3,5 lần năm 2011,
từ mức 3,9 năm lên bình quân khoảng 13,94 năm, nâng kỳ hạn nợ bình qn danh mục trái

phiếu Chính phủ thời điểm cuối năm 2020 lên 8,42 năm, dài gấp gần 5 lần so với thời điểm cuối
năm 2011 (1,84 năm); lãi suất huy động bình quân cũng giảm mạnh, từ mức 12,01% bình qn
năm 2011, xuống cịn khoảng 2,86% năm 2020, cạnh tranh hơn so với mức 4,51%/năm, bình
quân của 2019.
21


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ


Vay nước ngồi

2015:
Đến ngày 31/12/2015, ước tính nợ nước ngồi của quốc gia ở mức 43,1% GDP
2016:
Gồm 51.563 tỷ đồng vay ngoài nước.
2017:
Nợ nước ngoài giảm dần từ mức 61% (2011) xuống còn 40% (2017) nhằm góp phần làm
giảm rủi ro tỷ giá, đảm bảo an tồn tài chính.
Đến cuối năm 2017, nợ nước ngồi của quốc gia so với GDP ở mức 48,9%, sát với ngưỡng
50% được Quốc hội cho phép. Trả nợ nước ngoài trực tiếp là 28.022 tỷ đồng
2018:
Chính phủ cũng vay nước ngoài bằng cách ký kết 18 hiệp định vay vốn với tổng giá trị
1,5 tỷ USD. Giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ khoảng 3 tỷ USD.
Đến ngày 31/12/2018, tổng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 46%, trong
đó cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia đều giảm. Cụ thể, nợ nước ngồi của Chính phủ cịn
19,3% GDP, nợ nước ngồi của Chính phủ bảo lãnh cịn 4,4% GDP, nợ nước ngồi tự vay tự
trả của doanh nghiệp cịn 22,3% GDP.
Với kết quả nói trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: "Chỉ tiêu nợ nước
ngoài của quốc gia dưới mức trần được Quốc hội cho phép là không q 50% và đang trong

tầm kiểm sốt của Chính phủ. Đặc biệt, nợ nước ngồi của Chính phủ giảm rất mạnh, tốc độ
tăng nợ rất thấp".
2019:
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Chính phủ đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước
ngồi của Chính phủ (4 hiệp định với Ngân hàng Phát triển châu Á, 1 hiệp định với Quỹ hợp
tác phát triển OPEC), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.
Chính phủ nhận viện trợ từ nước ngồi, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng thế
giới ( WB), Quỹ tiền tệ thế giới(IMF),... Viện trợ nước ngồi là nguồn vốn phát triển của các
chính phủ, các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và
hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
2020:
Vay nước ngoài 107.421 tỷ đồng
Theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu
năm 2020, đơn vị đã kiên trì, quyết liệt trong cơng tác huy động vốn, chủ trì đàm phán 22 hiệp
định vay nước ngoài, thực hiện ký kết 10 hiệp định với tổng trị giá 533 triệu USD.


Tác động tích cực

Trong giai đoạn 2016-2020, thể chế Quản lý nợ cơng được hồn thiện; trình Quốc hội ban
hành Luật quản lý nợ công (sửa đổi) và ban hành theo thẩm quyền hệ thống văn bản hướng dẫn,
từng bước điều chỉnh công tác quản lý và giám sát nợ công theo nguyên tắc thị trường, thống
nhất, kiểm soát các khoản vay về cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; tăng cường
cơng khai, minh bạch; phát triển hệ thống các công cụ nợ như chiến lược nợ công 10 năm,
chương trình quản lý nợ cơng 3 năm, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm và hàng năm; phối hợp
với các tổ chức tài chính quốc tế trong việc phân tích bền vững nợ, đảm bảo an ninh tài chính
quốc gia... Những điều này đã tạo bước thay đổi quan trọng trong hồn thiện chính sách quản
lý để huy động vốn kịp thời, đầy đủ cho ngân sách nhà nước, hướng đến quản lý nợ công chủ
động đảm bảo an tồn, bền vững, tiếp cận với thơng lệ tốt của quốc tế; thiết lập tính đồng bộ
giữa quản lý nợ công, ngân sách và đầu tư công.

Thực hiện cơ cấu lại theo hướng bền vững, giảm mạnh tỷ lệ nợ công từ mức 63,7%GDP
cuối năm 2016 xuống khoảng 55,8%GDP cuối năm 2020, kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu
chính phủ (Năm 2011 kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình qn là 4,2 năm; năm 2016
22


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
là 8,71 năm; năm 2020 là 13,94 năm); lãi suất huy động tiếp tục giảm (lãi suất phát hành trái
phiếu Chính phủ bình qn đã giảm từ khoảng 12% năm 2011 xuống còn 6,49% năm 2016;
2,86% năm 2020).
Mặt khác, cùng với các giải pháp quản lý nợ chủ động, kiểm soát chặt chẽ từ khâu huy
động, phân bổ, sử dụng vốn vay, nên nợ công đã giảm mạnh. Vào thời điểm hiện tại, nợ
công/GDP ở mức 55,8% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,6% GDP, đã tạo dư địa cho chính sách
tài khóa, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.“Chính việc nợ cơng, nợ
chính phủ so với GDP giảm, tạo dư địa cho chính sách tài khóa; đồng thời, việc nâng cao tiềm
lực tài chính, thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn làm cho định mức tín nhiệm quốc gia
giữ vững với triển vọng ổn định, từ đó tạo cho Việt Nam chúng ta có thế và lực khi hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế”, lãnh đạo Bộ Tài chính nói.
Theo Bộ Tài chính, việc quản lý hiệu quả vay nợ nước ngoài đã đưa Việt Nam từ một
nước nghèo phải “co kéo” vay nợ nhiều, đã trở thành một nền kinh tế được các tổ chức quốc tế
đánh giá là có mức nợ nước ngồi trong tầm kiểm sốt và khơng nằm trong nhóm bị gánh nặng
về nợ.


-

-

3.


Tác động tiêu cực

Vay nợ trong nước: làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh
các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau
đặc biệt là cuối năm 2019, đầu năm 2020 dịch covid - 19, do thu ngân sách sụt giảm,
trong khi khoản chi lại tăng mạnh.
Vay nợ nước ngồi: Dù Chính phủ đã hạn chế vay nước ngoài và đẩy mạnh vay nợ
trong nước, vay nước ngồi vẫn trong tầm kiểm sốt nhưng vẫn gây ra việc phụ thuộc
nước ngoài, làm giảm dự trữ ngoại tệ khi trả nợ và gánh nặng trả các khoản vay nợ
này cũng làm giảm tiêu dùng trong nước.
Sử dụng dự trữ ngoại tệ

2015:
Cuối tháng 7/2015 đạt khoảng 37 tỷ USD.Thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn
định trong nửa đầu Q4/2015, tỷ giá tại các NHTM và thị trường tự do đều hạ nhiệt so với thời
điểm Trung Quốc phá giá đồng CNY. Tuy nhiên, nhu cầu ngoại tệ tăng cao vào cuối năm khiến
sức ép tăng tỷ giá quay trở lại. Giá USD niêm yết tại các NHTM liên tục ở mức sát trần trong
tháng 12. NHNN đã phải liên tục bán ra lượng lớn ngoại tệ đến tận những ngày cuối cùng của
năm 2015, nên nguồn dự trữ giảm mạnh, còn 28,4 tỷ USD.
2016:
Dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung trong Quý 4 năm 2016, nâng tổng mức dự trữ ước
tính lên tới 41 tỷ USD. Đồng thời, duy trì mức dự trữ đạt trên 2,5 tháng nhập khẩu. Theo nhận
định của chúng tôi, quá trình trung hịa lượng tiền Việt đẩy ra thị trường để mua USD đã được
thực hiện uyển chuyển, làm chặt chẽ để không gây dư tiền mặt trong nền kinh tế dẫn tới lạm
phát, nhưng cũng không quá chặt để không gây căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng, từ
đó góp phần hạ hoặc ít nhất kìm giữ khơng tăng lãi suất để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2017:
Chính sách tiền tệ trong năm 2017 tiếp tục được thực hiện một cách chặt chẽ dù Ngân
hàng Nhà nước có nhiều tuyên bố thể hiện khuynh hướng nới lỏng. Thặng dư trên cán cân thanh
toán cho phép NHNN mua vào ngoại tệ liên tục trong cả năm, giúp dự trữ ngoại hối đạt 51,5 tỷ

USD (trên 2,7 tháng nhập khẩu) theo như cơng bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị
Hồng trong phiên họp cuối năm. Lượng ngoại tệ dồi dào làm giúp giảm sức ép giảm giá VND,

23


NHĨM 3_KINH TẾ VĨ MƠ
thậm chí ngược lại. Do đó, NHNN có thêm khơng gian để giảm nhẹ lãi suất VND nhằm thúc
đẩy kinh tế.
Dự trữ ngoại hối xấp xỉ 52 tỷ USD là con số ấn tượng, đóng góp lớn vào việc ổn định vĩ
mô và tạo niềm tin cho cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đối với nền
kinh tế cũng như đối với chính sách của Chính phủ và hệ thống ngân hàng.
Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, dự trữ ngoại hối tăng mạnh
và đạt mức kỷ lục trong năm 2017 là nhờ có đóng góp lớn từ dịng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngồi vào thị trường chứng khoán và nguồn ngoại tệ trong dân cư được chuyển đổi sang VND.
Hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có quy mơ lớn, cũng như nhiều đợt phát
hành cổ phần của doanh nghiệp trong nước đã thành công thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước
ngồi, cùng dịng vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường chứng khoán…
Lượng dự trữ ngoại hối dồi dào cịn giúp Ngân hàng Nhà nước có nhiều dư địa trong việc
điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và tạo niềm tin đối
với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường chứng khốn Việt Nam trong năm 2018.
Tính riêng năm 2017 Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ
ngoại hối Nhà nước, con số này bao gồm cả số ngoại tệ mua lại từ kết quả thoái vốn Nhà nước
tại Sabeco vừa qua. Trong một tuần cuối năm 2017, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào
lượng lớn ngoại tệ, cao điểm có ngày mua vào tới khoảng 3,6 tỷ USD, đây là điều chưa từng có
trong lịch sử.
2018:
Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục đều đặn mua vào để gia tăng nguồn lực quốc gia sau
kỷ lục gần 60 tỷ USD cận Tết Nguyên đán nửa đầu tháng 2/2018.
Và từ khi triển khai nghiệp vụ trên, ước tính có khoảng 40% lượng ngoại tệ Ngân hàng

Nhà nước mua vào được thực hiện qua mua kỳ hạn. Kết quả này cũng phản ánh nghiệp vụ và
sản phẩm mới nhà điều hành đưa ra được các thành viên thị trường đón nhận tích cực.
Cùng với nghiệp vụ giãn áp lực đưa tiền đồng ra mua ngoại tệ như trên, tại các thời điểm
mua vào, Ngân hàng Nhà nước chủ động sử dụng công cụ hút bớt tiền về, điều tiết vốn trong
hệ thống để cân đối các yếu tố liên quan như lãi suất, tỷ giá và giảm thiểu áp lực đối với lạm
phát.
2019:
Nhờ có nguồn ngoại tệ dồi dào từ thặng dư thương mại, dòng vốn FDI và các giao dịch
bán vốn, hợp tác kinh doanh lớn, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục.
Tuy nhiên, ngoại từ tháng 5 và tháng 6 tỷ giá USD/VND bật tăng do căng thẳng chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung thì xu hướng chủ đạo của tỷ giá vẫn là dao động trong biên độ
hẹp và đi ngang.
Đặc biệt, tại thị trường liên ngân hàng, giá giao dịch của các thành viên luôn thấp hơn giá
mua vào ngày của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ diễn biến trên, phía nhà điều hành đã mua được
lượng lớn ngoại tệ.
Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương vào chiều 30/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Lê Minh Hưng cho biết, dự trữ ngoại hối Việt Nam đến thời điểm hiện tại khoảng 79 tỷ
USD. Năm 2019 đã mua vào 20 tỷ USD. Tính từ đầu nhiệm kỳ đã mua vào 48 tỷ USD để tăng
dự trữ ngoại hối", ông Hưng nêu rõ. Trên thị trường liên ngân hàng, một diễn biến mới cũng
thể hiện rõ, diễn ra song song với hoạt động mua vào lượng lớn ngoại tệ.
2020:
Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid - 19, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm
22/9/2020 đạt mức thấp 5,12%. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi
suất điều hành nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu
cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng.

24



×