Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Luận văn Môi trường ĐỘC QUYỀN: Nghiên Cứu Tài Nguyên Đất Kết Hợp Thiết Lập Tiêu Bản Phục Vụ Công Tác Quản Lý Và Sử Dụng Bền Vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.88 KB, 41 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

NGƠ LÊ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐẤT KẾT HỢP
THIẾT LẬP TIÊU BẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện
bản luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình
của các thầy, các cơ, gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp. Qua bản luận văn
này tơi xin kính gởi lịng biết ơn chân thành đến:
Q thầy, cơ trường đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng
dạy giảng dạy truyền đạt kiến thức để tơi hồn thành khóa học và làm nền tảng cho
tơi hồn thành luận văn.
TS. Đinh Đại Gái, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Th.S. Lê Bá Long, người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Phân Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp các
thông tin có liên quan tới đề tài.
Phịng Sau Đại Học, Viện Khoa học Công nghệ và Quản Lý Môi Trường
thuộc trường đại học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt cho tơi


trong suốt khóa học và thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt là gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện

Ngô Lê Anh Tuấn


TĨM TẮT
Đất là nguồn tài ngun vơ cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là nền
tảng để định cư và tổ chức mọi hoạt động sản xuất của con người, là tư liệu
sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Mỗi địa
phương đều có những loại đất đặc thù để định hướng cho việc phát triển các loại
cây trồng phù hợp theo định hướng, hài hòa với phát triển kinh tế, kéo theo đó là
những vấn đề liên quan đến mơi trường và phát triển bền vững. Việc thực hiện
“Nghiên cứu tài nguyên đất kết hợp thiết lập tiêu bản phục vụ công tác quản lý và
sử dụng bền vững” là vô cùng cần thiết.
Kết quả luận văn nghiên cứu 5 tài nguyên đất kết hợp thiết lập 05 tiêu bản
nguyên khối kèm theo các tiêu bản thực vật chỉ thị: Tài nguyên môi trường đất Phù
sa loang lổ Đồng bằng sông Cửu Long; Tài nguyên môi trường đất Phèn hoạt động
Vùng Đồng Tháp Mười; Tài nguyên môi trường đất Than bùn phèn tiềm tàng U
Minh Thượng; Tài nguyên môi trường đất Xám trên Phù sa cổ huyện Tân Biên tỉnh
Tây Ninh; Tài nguyên môi trường đất Nâu đỏ phát triển trên đá bazan thị xã Đồng
Xồi tỉnh Bình Phước.
Luận văn đã thực hiện lấy mẫu đất làm tiêu bản, phân tích các chỉ số liên
quan đến mẫu, thiết kế nhãn trưng bày kèm theo tiêu bản đất, ảnh cảnh quan, vị trí
phẫu diện đất trên bản đồ. Xây dựng các thông tin cơ bản của phẫu diện đất:
Bản tả phẫu diện đất; những tính chất lý, hố học cơ bản; số liệu khí tượng và

các tư liệu có liên quan. Xây dựng hệ thống hướng dẫn, chỉ dẫn: Các bảng biểu, sơ
đồ, ký hiệu chỉ dẫn... Thu thập tiêu bản thực vật chỉ thị theo từng loại đất; thiết kế
trưng bày tiêu bản và các hình ảnh, số liệu liên quan; đề xuất hướng sử dụng và cải
tạo cho các lọai tài nguyên đất nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học để quản lý sử
dụng bền vững tài nguyên đất.
Từ khóa: Tài ngun mơi trường đất, tiêu bản đất, tiêu bản thực vật chỉ thị,
công tác quản lý, cải tạo theo hướng bền vững.


ABSTRACT
Land resources is extremely important for each nation. It is the foundation to
settle and organize all production activities of man, the means of production is
particularly irreplaceable in agriculture - forestry. Each locality has its specific soil
type to guide the development of suitable crops oriented, harmony with economic
development, brought about the issues related to environment and development
lasting. The implementation of the "Study of land resources combined set template
serves the management and sustainable use" is essential.
Thesis research results 5 land resources combined set template monolithic 05
accompanying herbarium directives: Resources Alluvial soil environment patchy
Mekong Delta; Environmental Resources Land activities Phen Dong Thap Muoi
region; Environmental resources Peat soil potential ASS U Minh Thuong; Grey
environmental resources on ancient alluvial soil Tan Bien District Tay Ninh
Province; Environmental resources Sepia development land on basalt Dong Xoai
town, Binh Phuoc.
Thesis made templates do soil sampling, analysis of indicators related to the
form, designed label templates exhibited together with land, landscape photos,
location on map soil profiles. Construction of the basic information of the soil
profile: The soil profile description; the physical properties, basic chemistry;
meteorological data and other relevant documentation. Develop guidance systems,
instructions: The tables, diagrams, symbols, indications ... plant specimen collection

directive on soil type; display design templates and images, relevant data; propose
ways of use and improvement of land resources for all kinds of research, providing
the scientific basis for sustainable management and use of land resources
Keywords: Resources soil environment, soil specimen, specimen plants
directive, the management, improvement towards sustainability.


LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn đề tài “Nghiên
cứu tài nguyên đất kết hợp thiết lập tiêu bản phục vụ công tác quản lý và sử dụng
bền vững” là sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân học viên. Trong
tồn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân
học viên hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Các tài liệu, số liệu trích
dẫn được chú thích nguồn rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả trình bày trong luận
văn là trung thực. Nếu sai học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện

Ngô Lê Anh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 1
II. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 2
IV. Đóng góp của luận án........................................................................................ 2
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 2


Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................ 3
1.1. Lược sử nghiên cứu tài nguyên đất.................................................................... 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu tài nguyên đất trên thế giới............................................. 3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu tài nguyên đất ở Việt Nam.............................................. 6
1.2. Lược sử nghiên cứu xây dựng tiêu bản đất (Monolit)........................................ 8
1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu............................. 11
1.3.1. Vùng Đất phù sa ĐBSCL huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh..........................11
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 11
1.3.1.2. Các nguồn tài nguyên...................................................................... 14
1.3.2. Vùng Đất Than Bùn phèn tiềm tàng, vườn Quốc Gia U Minh Thượng, Kiên

Giang..................................................................................................................... 15
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 15
1.3.2.2. Các nguồn tài nguyên khác.............................................................. 17
1.3.3. Vùng Đất phèn hoạt động huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.......................... 19
1.3.3.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 19
1.3.3.2. Các nguồn tài nguyên...................................................................... 20
1.3.4. Vùng Đất xám trên phù sa cổ huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh......................23
1.3.4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 23
1.3.4.2. Các nguồn tài nguyên...................................................................... 24
1.3.5.

ng Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan thị xã Đồng Xồi tỉnh Bình Phước25
1.3.5.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 25
1.3.5.2. Các nguồn tài nguyên khác.............................................................. 26

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 28


2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu....................................................... 28


2.1.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................... 28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................... 28
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu....................................................................................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 29

2.2.1. Ngồi thực địa............................................................................................. 29
2.2.2. Trong phịng thí nghiệm............................................................................... 30
2.2.3. Thiết kế bảng trưng bày trong phòng thực hành.......................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................................................................32
3.1. Tài nguyên đất Phù sa ĐBSCL (huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh)..................32

3.1.1 Đất Phù sa ĐBSCL......................................................................................32
3.1.2 Xây dựng tiêu bản đất, tiêu bản thực vật.......................................................36
3.1.2.1. Xây dựng tiêu bản đất.....................................................................36
3.1.2.2. Xây dựng tiêu bản thực vật.............................................................39
3.1.3 Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo.................................................................41
3.1.3.1 Lựa chọn giống và luân canh cây trồng hợp lý................................41
3.1.3.2. Biện pháp cải tạo lý – hóa cho đất phù sa loang lỗ.........................43
3.2.

nguyên Đất Phèn hoạt động Đồng Tháp Mười (Thạnh Hóa, tỉnh Long An)45

3.2.1. Đất Phèn......................................................................................................45
3.2.2.Xây dựng tiêu bản đất, tiêu bản thực vật......................................................48
3.2.2.1. Xây dựng tiêu bản đất.....................................................................48
3.2.2.2. Xây dựng tiêu bản thực vật.............................................................51
3.2.3 Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo.................................................................53
3.2.3.1. Lựa chọn giống và luân, xen cây trồng hợp lý cho đất phèn...........53
3.2.3.2. Biện pháp cải tạo hóa lý cho đất phèn.............................................54

3.3. Tài nguyên Đất Than Bùn phèn tiềm tàng (vườn Quốc Gia U Minh Thượng).58

3.3.1.Đất Than Bùn...............................................................................................58
3.3.2. Xây dựng tiêu bản đất, tiêu bản thực vật......................................................61
3.3.2.1. Xây dựng tiêu bản đất.....................................................................61
3.3.2.2. Xây dựng tiêu bản thực vật.............................................................63


3.3.3.Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo.................................................................64
3.3.3.1..........................................................................................................Sử
dụng than bùn..................................................................................64
3.3.3.2. Các vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý và sử dụng đất than bùn .65
3.4 Tài nguyên đất Xám trên Phù sa cổ huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh................66
3.4.1 Đất Xám trên Phù sa....................................................................................66
3.4.2 Xây dựng tiêu bản đất, tiêu bản thực vật.......................................................69
3.4.2.1. Xây dựng tiêu bản đất.....................................................................69
3.4.2.2. Xây dựng tiêu bản thực vật.............................................................72
3.4.3 Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo.................................................................73
3.5. Tài nguyên Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan thị xã Đồng Xồi tỉnh Bình
Phước....................................................................................................................76
3.5.1. Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan..............................................................76
3.5.2. Xây dựng tiêu bản đất, tiêu bản thực vật......................................................84
3.5.2.1. Xây dựng tiêu bản đất.....................................................................84
3.5.2.2. Xây dựng tiêu bản thực vật.............................................................89
3.5.3. Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo................................................................91
3.5.3.1. Lựa chọn cây trồng và luân, xen canh cây trồng hợp lý để phát huy
tiềm năng và bảo vệ đất...............................................................................91
3.5.3.2. Các biện pháp cải tạo đất................................................................95
KẾT LUẬN...........................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................98



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất ở thị xã Đồng Xoài................................................ 27
Bảng 2.1 : Chỉ tiêu và phương pháp phân tích lý – hóa đất..................................... 30
Bảng 3.1: Tính chất lý, hóa học cơ bản của đất phù sa loang lổ..............................38
Bảng 3.2: Tính chất lý, hóa học cơ bản của đất phù sa loang lổ..............................38
Bảng 4.3 Bảng số liệu phân tích đất phèn hoạt động...............................................51
Bảng 3.4 Kết quả phân tích đất Than bùn phèn.......................................................63
Bảng 3.5 Số liệu phân tích đất ám Phù sa cổ...........................................................71
Bảng 3.6: Mơ tả phẫu diện đất.................................................................................87


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hộp đựng mẫu đất.................................................................................... 28
Hình 3.1: Vị trí thu mẫu..........................................................................................36
Hình 3.2 Phẫu diện đất Phù sa loang lổc. Số liệu phân tích.....................................37
Hình 3.3: Cây cỏ chỉ................................................................................................39
Hình 3.4: Cây cỏ ống...............................................................................................40
Hình 3.5: Cây cỏ lác................................................................................................40
Hình 3.6: Bắp được trồng trên đất phù sa loang lổ.................................................42
Hình 3.7: Cây đậu nành trên đất Phù sa.................................................................43
Hình 3.8 Vị trí thu mẫu............................................................................................48
Hình 3.9 Cánh đồng thu mẫu...................................................................................49
Hình 3.10 Phẫu diện đất Phèn hoạt động................................................................50
Hình 3.11 Cây cỏ năng............................................................................................52
Hình 3.12 Cây tràm.................................................................................................52
Hình 3.13. Khu vực lấy mẫu....................................................................................62
Hình 3.15 Cây Dây choại (Stenochlaena palustris).................................................64
Hình 3.16. Vị trí thu mẫu (ấp Thanh An, xã Mỏ Cơng, huyện Tân Biên, tỉnh Tây

Ninh)........................................................................................................................ 69
Hình 3.17. Hiện trạng sử dụng đất (Cây cao su 3 năm tuổi)...................................70
Hình 4.18 Phẫu diện đất Xám Phù sa cổ..................................................................71
Hình 3.19. Cỏ đi chồn..........................................................................................72
Hình 3.20. Cỏ cứt lợn..............................................................................................73
Hình 3.21 Vị trí thu mẫu..........................................................................................84
Hình 3.22: Bản đồ các loại đất ở thị xã Đồng Xồi ( tỉ lệ 1/25.000).......................85
Hình 3.23 Phẫu diện đất nâu đỏ trên bazan.............................................................85
Hình 3.24 Cỏ cứt lợn...............................................................................................90
Hình 3.25 Cỏ đi chồn...........................................................................................90
Hình 3.25 Cây hồ tiêu trên đất đỏ bazan.................................................................92
Hình 3.26 Cà phê, chôm chôm, cao su trên đất bazan.............................................93


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là
nền tảng để định cư và tổ chức mọi hoạt động sản xuất của con người, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nơng - lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử
dụng đất hiệu quả là hợp thành của chiến lược phát triển bền vững và cân bằng sinh
thái. Trong quá trình phát triển, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo thay
thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó đã làm giảm dần tính bền vững của chúng.
Cùng với sức ép của đơ thị hóa và sự gia tăng dân số, tài nguyên đất đang đứng trước
nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức
mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Trong những thập niên gần đây, quan
điểm phát triển bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng
dụng quan trọng và cấp bách trong phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền kinh tế sạch, sản xuất ra nhiều
sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển đang là vấn

đề mang tính tồn cầu. Thực chất của mục tiêu này là vừa muốn đem lại hiệu quả kinh
tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Từ hiện trạng nêu trên, nghiên cứu tiềm
năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nơng nghiệp, đánh giá mức độ
thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp
lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết
của quốc gia và từng địa phương.
Trong điều kiện của nước ta, dân số đông mà diện tích đất đặc biệt là đất
canh tác rất có hạn, thì việc tìm hiểu rõ về thực chất và sự biến đổi của tài nguyên đất
trong quá trình khai thác, sử dụng càng cần phải lưu ý sao cho sử dụng đất hợp lý, bảo
vệ đất và môi trường cho sản xuất lâu dài.
Khai thác tư liệu về môi trường đất, trao đổi thơng tin trên tồn quốc góp
phần khơng những phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp, mà còn làm cơ sở cho việc
quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại
hóa nơng nghiệp và nơng thơn, góp phần vào công tác đào tạo, phát triển khoa học
trong lĩnh vực thông tin tư liệu về môi trường đất. Việc nghiên cứu tài nguyên đất
không thể không đề cập đến hình thái phẫu diện đất, chính vì lẽ đó, đề tài “Nghiên
cứu tài nguyên đất kết hợp thiết lập tiêu bản phục vụ công tác quản lý và sử dụng
bền vững” sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường đất cho
cán bộ quản lý ở địa phương và đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên môi trường
đất một cách bền vững.
1


II. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu 05 tài nguyên đất kết hợp thiết lập 05 tiêu bản nguyên khối
kèm theo các tiêu bản thực vật chỉ thị.
- Cung cấp cơ sở khoa học để quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất.
III. Nội dung nghiên cứu


 Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại khu vực.
 Lấy mẫu đất làm tiêu bản, phân tích các chỉ số liên quan đến mẫu, thiết
kế nhãn trưng bày kèm theo tiêu bản đất, ảnh cảnh quan, vị trí phẫu diện đất trên bản
đồ. Xây dựng các thông tin cơ bản của phẫu diện đất: Bản tả phẫu diện đất; những tính
chất lý, hố học cơ bản; số liệu khí tượng và các tư liệu có liên quan. Xây dựng hệ
thống hướng dẫn, chỉ dẫn: Các bảng biểu, sơ đồ, ký hiệu chỉ dẫn...
 Thu thập tiêu bản thực vật chỉ thị theo từng lọai đất.
 Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo cho các lọai tài nguyên đất nghiên cứu.
- Thiết kế trưng bày tiêu bản và các hình ảnh, số liệu liên quan.
IV. Đóng góp của luận án

 05 loại tài nguyên môi trường đất: tiêu bản đất, thực vật chỉ thị; quá trình
phát sinh, phát triển; đặc tính lý – hóa tính…
 Đề xuất sử dụng, cải tạo theo hướng bền vững (Kinh tế - xã hội – môi trường).
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

 Ý nghĩa khoa học:
Trên cơ sở đánh giá những đặc điểm, tính chất của 05 loại Tài nguyên đất
chính trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; từ đó đề xuất các
giải pháp sử dụng đất hợp lý, giảm thiểu tình trạng suy thối đất, góp phần bảo vệ tài
ngun mơi trường tại khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển và kế thừa trong tương lai.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Xây dựng được tiêu bản tài ngun mơi trường đất chính tại vùng Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần giúp cho cán bộ quản lý mơi
trường nhận thức và hiểu rõ hơn về sử dụng tài nguyên mơi trường đất của địa phương
để có những giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất tại khu vực.


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu tài nguyên đất


Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là
nền tảng để định cư và tổ chức mọi hoạt động sản xuất của con người, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nơng – lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử
dụng đất hiệu quả là hợp thành của chiến lược phát triển bền vững và cân bằng sinh
thái. Trong quá trình phát triển, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo thay
thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó dã làm giảm dần tính bền vững của chúng.
Cùng với sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, tài nguyên đất đang đứng trước
nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức
mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Trong những thập niên gần đây, quan
điểm phát triển bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng
dụng quan trọng và cấp bách trong phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền kinh tế sạch, sản xuất ra nhiều
sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển đang là vấn
đề mang tính tồn cầu. Thực chất của mục tiêu này là vừa muốn đem lại hiệu quả kinh
tế, vừa đem lai hiệu quả xã hội và môi trường. Từ hiện trạng nêu trên, nghiên cứu tiềm
năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nơng nghiệp, đánh giá mức độ
thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp
lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết
của quốc gia và từng địa phương.
1.1.1. Lược sử nghiên cứu tài nguyên đất trên thế giới

Đất là một hệ sinh thái tự nhiên có cách phát triển riêng, đó là hệ quả của
mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố hữu sinh (chất hữu cơ, hệ thống sinh vật đất), vô
sinh (các chất khống, nước, khơng khí) và khả năng tự điều chỉnh. Chính vì vậy có
thể nói mơi trường đất là một bộ phận cấu thành môi trường sống của địa cầu. Môi
trường đất tạo ra không gian sống và nuôi dưỡng sự sống nhờ vào các chức năng:
- Cung cấp chất dinh dưỡng và đảm bảo các điều kiện khác như khơng
khí, nước cho sinh vật sống tồn tại và phát triển.
- Điều hòa dòng chảy nhờ vào khả năng thấm hút và phân bố lại nước

mưa.


- Điều hịa các điều kiện khí quyển thơng qua việc hấp thụ và bức xạ
nhiệt, phân phối lại hơi ẩm, khí CO2 và các loại khí khác.
- Tích trữ và phân hủy dần các yếu tố gây ra sự thay đổi và ơ nhiễm khơng
khí, nước, đất như các chất thải CN và sinh hoạt, các hóa chất độc hại tồn dư…
Với các chức năng kể trên, môi trường đất thực sự là một hệ sinh thái trong
đó các nhân tố sinh thái được các nhà khoa học chia thành hai nhóm:
- Nhân tố sinh thái giới hạn: Bao gồm hàm lượng các chất dinh dưỡng,
phản ứng của dung dịch đất (pH), nồng độ muối, các chất độc và quần xã sinh vật đất.
- Nhân tố sinh thái không giới hạn: ánh sáng, địa hình.
Con người thơng qua hoạt động sản xuất của mình có thể tác động đến các
yếu tố sinh thái giới hạn mà không làm thay đổi được các yếu tố sinh thái không giới
hạn như yếu tố ánh sáng và địa hình. Các yếu tố sinh thái giới hạn có thể được điều
chỉnh bằng tác động của con người, làm đất tốt lên hoặc suy thối đi. Ví dụ như việc
sử dụng phân bón, và các biện pháp thích hợp để làm tăng độ phì nhiêu, hạn chế các
độc tố hoặc điều chỉnh phản ứng của dung dịch đất cho thích hợp với các loại cây
trồng và quần thể sinh vật đất; hoặc việc thải trực tiếp chất thải công nghiệp vào đất
làm tăng nồng độ các chất độc hại đối với hệ sinh vật đất…
Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, đất
đai vừa là tài nguyên quan trọng vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được. Sử dụng đất đai như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả là vấn
đề ln được quan tâm; đặc biệt trong hồn cảnh dân số ngày càng tăng, nhu cầu về
lương thực thực phẩm chưa đáp ứng, đất canh tác đang bị thối hố và thu hẹp, mơi
trường sống đang bị ơ nhiễm trầm trọng. Đánh giá đất đai là yêu cầu không thể thiếu
được trong quy hoạch sử dụng đất.
Việc khai thác triệt để và ồ ạt đặt ra nhu cầu cấp bách là phải đánh giá cho
được khả năng và mức độ có thể khai thác được tài nguyên đất đai sao cho đạt được sự
phát triển bền vững về sinh thái.

Xu thế kết hợp giữa kết quả nghiên cứu đất và đánh giá đất đai trên thế giới
hiện nay được thể hiện trong các đề cương công tác và chương trình hội thảo của nhiều


tổ chức quốc tế. Trong gần ba thập niên trở lại đây, tổ chức Lương-Nơng Quốc tế
(FAO) đã có những hoạt động về nghiên cứu đất, những hoạt động này tập trung vào :
(1) lập bản đồ tài nguyên đất, (2) đánh giá đất đai, (3) nghiên cứu hiệu suất tiềm năng
của đất và (4) sử dụng quản lý và bảo vệ đất. Công tác lập bản đồ đất ở các tỷ lệ khác
nhau đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới từ đầu thế kỷ hai mươi trở lại
đây cùng với những chuyên đề về đất và sử dụng đất.
Nhận thức rõ ràng của giới nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nhà khoa
học đất, là việc nghiên cứu tài nguyên đất hiện nay không thể dừng lại ở bước thống kê
tài nguyên mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng và giới hạn của tài nguyên đất đai
trong quá trình sử dụng.
- Thời kỳ từ V.V. Docuchaev đến giữa thế kỷ XX:
V.V. Docuchaev (1846-1903) là người sáng lập môn khoa học về đất-bộ
môn khoa học mới-Khoa Thổ nhưỡng tự nhiên lịch sử hay phát sinh, V.V. Docuchaev
xác định mối quan hệ có tính quy luật giữa đất và điều kiện tự nhiên của môi trường.
Qua nghiên cứu đất đen ở Nga (Chernozem), V.V. Docuchaev đã xác định bất kỳ một
loại đất nào cũng đều tạo thành bởi một quá trình lịch sử tự nhiên đặc biệt, một thể tự
nhiên độc lập giống như khoáng vật, thực vật, động vật. V.V. Docuchaev là người đầu
tiên đã xác định chính xác về đất, đã chỉ ra sự hình thành đất là một quá trình phức tạp
có mối quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố tự nhiên hình thành đất là: khí hậu, địa hình, thực
vật và động vật (sinh vật), đá mẹ và tuổi địa phương (thời gian). Sự tạo thành đất theo
V.V. Docuchaev là kết quả tác động của thể tự nhiên sống và chết.
Kế tục V.V. Docuchaev có N.M. Sirbisev, P.A. Kostưsev (1845-1895),
K.D. Glinka (1867-1927), P.C. Kosssvic (1862-1915). C.C. Neustruev (1874-1928),
L.J. Prosolov (1875-1954), V.P. Viliam (1863-1939), B.B. Polunov (1877-1852), …
đã công bố nhiều cơng trình nghiên cứu đất nói chung và phân loại đất nói riêng.
Ở Mỹ, ngồi E. Ruffin (1832), W. Hilgard (1860), Milton Whitney đã phát

triển hệ thống phân loại đất, G.N. Coffey (1912) đề nghị phân chia đất làm 5 nhóm
lớn, C.F. Marbut đã đề xuất hệ thống phân loại sắp xếp theo các cấp từ đơn vị đất (Soil
unit) đến biểu loại (Serier), M.Balwin, C.E. Kellogg, J. Thorp, Smith… là những
người kế tục xây dựng phân loại đất của Mỹ.


Các nhà khoa học đất của Tây Âu cũng có những đóng góp lớn trong cơng
tác nghiên cứu và phân loại đất : Fally (1857), Meier (1857), Bennicon, Forder (1863),
Knop (1871)…
- Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX :
Trước tình trạng khác nhau trong phân loại và bản đồ đất, mặc dù các nhà
khoa học đất Liên Xô (cũ) đã xây dựng những sơ đồ thổ nhưỡng toàn cầu tỉ lệ
1/100.000.000, nhưng vấn đề đặt ra là thống nhất ngôn ngữ trong ngôi nhà chung đã
trở thành cấp thiết, nên từ thập kỷ 60 đã ra đời 2 trung tâm nghiên cứu phân loại và
bản đồ đất với cái nhìn tồn cầu.
+ Trung tâm Soil Taxonomy, do Bộ Nơng Nghiệp Hoa Kỳ chủ trì, tập hợp
một lực lượng lớn của các nhà khoa học đất thế giới, đã xây dựng những quan điểm,
phương pháp chẩn đoán định lượng đã cho ra đời hệ thống phân loại Soil Taxonomy
với hệ thống thuật ngữ riêng.
+ Trung tâm FAO/UNESCO, thực hiện một dự án quốc tế do UNESCO tài
trợ, FAO thực hiện, đảm nhận công tác nghiên cứu phân loại và lập bản đồ đất toàn
cầu. FAO/UNESCO vận dụng phương pháp định lượng trong phân loại đất của Soil
Taxonomy, xây dựng hệ thống phân loại mang tính chú dẫn bản đồ, hệ thống phân loại
và thuật ngữ mang tính hịa hợp có mối quan hệ lãnh thổ, nhằm sử dụng ngơi nhà
chung tồn cầu. Bản đồ đất thế giới tỉ lệ 1/5.000.000 đã xuất bản năm 1961, nhưng bản
chú giải “Bản đồ đất thế giới” được bổ sung nâng cao từng thời kỳ.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu tài nguyên đất ở Việt Nam

Ba thời kỳ về nghiên cứu phân loại đất trên thế giới đều ảnh hưởng đến Việt
Nam, tuy có chậm hơn. Những kết quả do nhu cầu nắm đất, sử dụng đất, cấp đất, đánh

thuế đất từ các triều đại phong kiến trước đến Chúa Nguyễn, kiến thức nhân gian đã
được nâng lên về hiểu biết đất và phân loại đất.
Những điều tra nghiên cứu từng vùng từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX cũng cho những kết quả đầu tiên phục vụ nông nghiệp khai thác đất mới (Lê Quý
Đôn, 1776; P. Morgange, 1898-1902; Nguyễn Công Trứ, 1900; Yves Henry, 1930;
R.F. Auriol-Lâm Văn Vãng, 1934; E.M. Castagnol, 1934-1935-1936-1937; CastagnolPhạm Gia Tu, 1940; Castagnol-Hồ Đắc Vị, 1951…).


Cơng tác nghiên cứu điều tra phân loại đất có hệ thống được bắt đầu từ cuối
thập niên 60. Có thể phân chia 2 thời kỳ :
- Thời kỳ 1958–04/1975 : Ở miền Bắc đã xây dựng bảng phân loại đất và
điều tra xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc (V.M. Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn
Thất Chiểu, Đỗ Anh, Lê Thành Bá,… , 1953). Tiếp theo là thời kỳ nghiên cứu phát
triển phân loại đất và điều tra xây dựng các loại bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn (Lê
Duy Thước, Trần Khải, Vũ Ngọc Tuyên, Cao Liêm, Tơn Thất Chiểu, Đỗ Anh, Vũ Cao
Thái, Đỗ Đình Thuận, Nguyễn Bá Nhuận, Lê Hữu Phái…).
Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành xây dựng bảng phân loại đất và
sơ đồ đất miền Nam (F.R.Moorman, 1960). Tiếp theo là những nghiên cứu phân loại,
điều tra đất tỷ lệ lớn ở một số cơ sở và sao nhân phổ biến bảng phân loại và sơ đồ đất
chung ra từng tỉnh để sử dụng (Thái Cơng Tụng, Trương Đình Phú, Châu Văn
Hạnh…).
- Thời kỳ sau 04/1975: Sau khi nước nhà thống nhất, công tác điều tra phân
loại xây dựng bản đồ đất được phát triển mạnh phục vụ quy hoạch phát tiển chung và
khai thác các vùng đất mới. Cùng với việc hoàn thành xây dựng bảng phân loại và bản
đồ tỷ lệ 1/1.000.000 chung cả nước, đã nghiên cứu phổ biến bảng phân loại đất tỷ lệ
trung bình và lớn xuống khắp các tỉnh để thực hiện. Những bảng tổng hợp diện tích đất
từng tỉnh, từng vùng, tồn quốc cũng trên cơ sở ứng dụng phân loại nầy.
- Thời kỳ nghiên cứu ứng dụng phân loại định lượng: Từ khi có những
thơng tin mới về phân loại và bản đồ đất thế giới FAO/UNESCO cũng như về hệ
thống phân loại Soil Taxonomy, một số cán bộ khoa học đất Việt Nam đã trực tiếp

hoặc cùng với các chuyên gia quốc tế ứng dụng mô tả, phân loại đất theo quan điểm
định lượng ở nhiều vùng trong cả nước . Những kết quả bước đầu ở Tây Nam sơng
Hậu, tồn đồng bằng sông Cửu Long nâng cấp bản đồ đất phèn, đất xám, tỉnh Đồng
Nai, Daklak, một số địa bàn ở đồng bằng sơng Hồng, trung du miền núi phía Bắc… đã
giúp làm quen, ứng dụng và bổ sung, cụ thể hóa phương pháp, chuẩn bị xây dựng hệ
thống phân loại Việt Nam theo phương pháp định lượng.
Năm 1995, bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu và bản thuyết minh kèm theo
đã được xuất bản (Đất Việt Nam, 1995). Tài liệu thừa kế trên cơ sở những tài liệu


trước đây, có bổ sung những vùng điều tra cụ thể và ứng dụng phương pháp định
lượng của FAO/UNESCO trong phân loại và chú dẫn bản đồ. Các thuật ngữ đất Việt
Nam ứng dụng trong 2 cấp phân vị: nhóm và đơn vị đất mang những kiến thức mới có
tính quốc tế và dịch sang thuật ngữ tương đương của FAO/UNESCO.
Đây là một cơng trình của các nhà khoa học đất Việt Nam của các thế hệ.
Tài liệu này chủ yếu giới thiệu phân loại đất, chú dẫn bản đồ đất tỷ lệ 1/1 triệu và mơ
tả đất theo nhóm và đơn vị. Phần những đặc trưng tổng quát chung về đất Việt Nam
chủ yếu mới bổ sung một số nội dung về vật lý, phân vùng địa lý thổ nhưỡng và đánh
giá khái quát chung về đất Việt Nam (Đất Việt Nam, 1995). Theo tài liệu trên, đất Việt
Nam được phân loại dựa trên những quan điểm và nguyên tắc sau:
- Xây dựng một bảng phân loại đất Việt Nam có thuật ngữ, hệ thống phân
vị riêng phù hợp với đặc điểm đất đai Việt Nam.
- Bảng phân loại mới được kết hợp nguyên tắc phát sinh (nhất là ở cấp
cao) và tiêu chuẩn định lượng đối với các cấp.
- Bảng phân loại đất Việt Nam mới thừa kế phân loại hiện tại về bản chất
cũng như thuật ngữ, ký hiệu nhưng có nội dung và chỉ tiêu mới theo quan điểm định
lượng.
- Việc xây dựng bảng phân loại đất Việt Nam tiến hành theo hệ thống
phân vị 3 cấp tương đương như FAO/UNESCO: nhóm (cấp I), đơn vị (cấp II) và đơn
vị phụ (cấp III).

Kết quả phân loại đất Việt Nam có 19 nhóm và 54 đơn vị đất. Chú dẫn bản
đồ có 14 nhóm và 31 đơn vị đất.
1.2. Lược sử nghiên cứu xây dựng tiêu bản đất (Monolit)

Monolith (tiêu bản nguyên khối): đất được lấy lần đầu tiên ở Nga trong
những thập niên cuối của thế kỷ 19. Những phẫu diện đất lấy ở Nga được trưng bày tại
triển lãm Columbia ở Chicago (Mỹ) năm 1893-1894. Monolith đất được lấy bằng cách
luồn một hộp sắt có cạnh vào bề mặt thẳng đứng của hố phẫu diện, tương tự như các
phương pháp của Rispoloshensky (1897) và Kubiởna (1953) được áp dụng tại Mỹ.
Tại Hội nghị Thổ nhưõng Quốc tế lần thứ nhất ở Washington năm 1927, 19
Monolith cỡ lớn lấy từ Latvia đã được trưng bày. Những loại đất này được để trong


các hộp gỗ (Kasakin và Krasynk, 1917; Hodgson, 1978 và Polưnov,1929). Năm 1925,
Miklaszewski đã đề nghị cùng hợp tác tổ chức trao đổi các Monolith đất và các dữ liệu
tầm cỡ quốc tế. Năm 1927, Vilenski đã xuất bản tài liệu "Về việc tổ chức trao đổi các
Monolith đất dựa trên việc tuân thủ một số cải tiến kỹ thuật cần thiết trong việc lấy và
dán Monolith". Sau đó, Miklaszewski đã viết về việc thu thập Monolith đất của Bảo
tàng Nông nghiệp ở Vácsava, Ba Lan, với kết luận: Lấy monolith vào hộp gỗ có chiều
dài 100-200 cm là dễ lấy, dễ vận chuyển và dễ trưng bày.
Năm 1929, Polưnov và những người khác thuộc Viện Thổ nhưỡng
Dokuchaev đã biên soạn cuốn "Giới thiệu phương pháp thu thập Monolith và mẫu đất
cho nghiên cứu trong phịng thí nghiệm".
Ở nửa đầu của thế kỷ này, trong những phương pháp thu thập Monolith đất,
tuy chưa đề cập đến kỹ thuật bảo quản, song cũng có một vài thử nghiệm nhằm làm ổn
định các vật liệu đất nhờ các chất thấm. Phương pháp dùng dung dịch đường bão hòa
đã được sử dụng ở những năm đầu tại Liên Xô cũ (Ponomareva, 1974).
Việc bảo quản các phẫu diện đất được giới thiệu vào năm 1928, khi
Schlacht đề cập việc sử dụng giấy bồi dầy được phết chất dính và ép vào thành phẫu
diện, khi khơ, các hạt đất dính vào giấy bồi. Phương pháp "Klebeplatten Monolith "

này, theo Jager và Van der Voort (1966), chỉ thích hợp với các loại đất cát và đất có cơ
giới trung bình, một lớp mỏng của phẫu diện đất được thấm chất dính ở đúng vị trí của
nó, kết quả là tạo nên một "mẫu lát mỏng" (Lacquer Peel). Kỹ thuật thu thập các
Monolith đất vào hộp kim loại hay hộp gỗ vẫn chủ yếu như phương pháp sử dụng lần
đầu tiên ở Liên Xô cũ. Trong 2 thập niên cuối, người ta đã sử dụng những máy móc
phù hợp, tạo được các mẫu đất hình trụ dài, khơng bị xáo trộn (Matelski,1949).
Một số hóa chất mới được tạo ra dùng cho việc thấm vật liệu đất (Maarse
và Terwindt, 1964; Bouma, 1969), chủ yếu sử dụng các loại chất kết dính được làm từ
Nitrocellulose, (Voigt-1936 và Gracanin, Janecovic-1940) và keo Vinylite (Berger và
Muckenhirn, 1978). Một số người sử dụng các chất được làm từ keo Polyeste (Maarse
và Terwindt, 1964), trong khi đó Hammond (1974) lại thấm các loại đất hữu cơ bằng
cách nhúng đất vào chất trùng hợp Polyetylen Glycol có phân tử lượng thấp. Bouma
(1966) đưa ra rất nhiều các mẫu vật khác nhau ở cả 2 dạng chưa được làm chắc và đã
được làm chắc. Van der Voort (1970) đã biên soạn một thư mục về việc lấy và bảo
quản các Monolith đất và các mẫu lát mỏng. Từ năm 1966, Bảo tàng đất Quốc tế đã sử
dụng các chất kết dính được làm từ Nitrocellulose và chất Polymethyl Methacrylate để
bảo quản các Monolith đất được nêu trong "Quy trình thu thập các loại đất cho Bảo
tàng đất Quốc tế" (xuất bản năm 1972, tái bản năm 1974, 1975 và 1977).
"Bảo tàng Đất Quốc tế" - International Soil Museum (ISM) được hình thành
từ năm 1952, nhưng đến Hội nghị Thổ nhưỡng Thế giới (ISSS) lần thứ 7 (1960) và 8


(1964) mới được giới thiệu và công nhận. Năm 1966, Bảo tàng được chính thức thành
lập, đặt tại Wageningen - Hà Lan.
Đến tháng 1-1984, do yêu cầu nhiệm vụ, ISM đổi tên thành Trung tâm
thông tin tư liệu đất quốc tế (International Soil Reference and Information Centre) viết
tắt là ISRIC, hoạt động trong sự hợp tác và tài trợ của UNESCO, FAO và ISSS.
Hiện nay, ISRIC đã lưu giữ và trưng bày trên 800 mẫu tiêu bản nguyên khối
với kỹ thuật và cơ sở vật chất hiện đại có đầy đủ thông tin tư liệu đất của trên 60 quốc
gia trên Thế giới. Trung tâm thông tin tư liệu đất Quốc tế thực sự là nơi trao đổi, học

tập, đào tạo, hội thảo... về đất của Thế giới.
Bên cạnh xây dựng tiêu bản tài ngun mơi trường đất, thì quy trình thu
thập, bảo quản và quản lý mẫu vật đã được các nhà thực vật học sử dụng từ rất lâu
trước đây. Trước hết về phương pháp thu thập mẫu thực vật là phương pháp cổ điển,
nhưng vẫn được ưu chuộng, sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực vật bởi ứng dụng
thực tiễn của nó, tiện dụng trong hồn cảnh, khơng địi hỏi những trang thiết bị hiện
đại, phục vụ kịp thời cho những yêu cầu mới của đất nước nhất là trong việc kiểm kê
và đánh giá tính đa dạng thực vật của các khu bảo tồn và Vườn quốc gia trong cả nước.
Các mẫu vật sau khi được thu thập về được bảo quản và lưu trữ trong các
phịng mẫu cây khơ. Các phịng mẫu cây khơ được thành lập đầu tiên ở Ý, là nơi sưu
tập các mẫu cây khô khâu vào giấy. Vào giữa thế kỷ 16, John Falconer và William
Turner, hai người Anh đầu tiên đã thông báo về bộ sưu tập của họ. Linne đã phổ biến
kỹ thuật trình bày mẫu trên các tờ giấy riêng lẻ và xếp chồng lên nhau để lưu trữ. Đến
đầu thế kỷ 19, các cây được khâu hay dán lên những trang giấy phẳng có đóng thành
tập.
Từ sự khởi đầu đó, các phịng mẫu đã được nhanh chóng và đã lưu trữ được
hàng triệu mẫu đựng trong các thùng kim loại. Danh mục các lồi cây khơ của thế giới
được công bố trong “Index Herbarium” do Holmgren và Keuken (1974) biên soạn.
Mỗi phong có ký hiệu riêng ví dụ P – kí hiệu Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pari (Pháp), K
– Phòng mẫu ở vườn thực vật Hồng gia Kiu (Anh).
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về đất, tuy nhiên nghiên cứu xây dựng
tiêu bản đất hiện vẫn còn hạn chế.
Trước năm 1995, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa đã tiến hành việc nghiên cứu
điều tra phân loại đất, qua đó đã tiến hành thu thập các tiêu bản đất nguyên khối các
loại đất chính của Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn nên việc xây dựng các
thơng tin tư liệu về đất cịn thiếu, khơng đồng bộ. Chính vì vậy từ năm 1995 đến 2001,
được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu


tư, Bộ Tài chính, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa đã triển khai nghiên cứu xây dựng Trung

tâm thông tin tư liệu đất Việt Nam (gọi tắt là Bảo tàng đất Việt Nam) theo tiêu chuẩn
Quốc tế.
Công việc gia công tiêu bản đất nguyên khối (Monolit) đã ứng dụng kỹ
thuật của ISRIC bằng các hóa chất, vật liệu, dụng cụ...được sản xuất tại Việt Nam
nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật lưu giữ lâu dài.
Bảo tàng đã hoàn thiện trưng bày 64 mẫu đất nguyên khối của các loại đất
chính của Việt Nam kèm theo đó là các thơng tin về bản đồ, sơ đồ vị trí, kết quả phân
tích đất. Bảo tàng cịn trưng bày 28 mẫu khống vật các loại trên toàn quốc. Ngoài
mẫu vật được trưng bày trong Bảo tàng, cơng trình đã cho ra đời cuốn sách “Những
thơng tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam” được xuất bản năm 2001 bằng hai
thứ tiếng Việt Nam và tiếng Anh.
Tuy nhiên, bảo tàng Đất Việt Nam chỉ chú trọng phần trưng bày mẫu vật,
các thông tin liên quan đến Đất chứ chưa chú trọng đến mơi trường. Đề tài thực hiện
lần này, ngồi các thơng tin về đất, còn điều tra, thu thập các tiêu bản mẫu thực vật chỉ
thị, các thông tin liên quan đến tài nguyên môi trường đất.
1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội các vùng nghiên cứu tài nguyên

đất kết hợp thiết lập tiêu bản.
1.3.1. Vùng nghiên cứu huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh, lấy tiêu bản đất phù

sa đồng bằng sông Cửu Long.
1.3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Càng Long.

 Vị trí địa lý:
Càng Long là một đơn vị hành chánh cấp huyện, có vị trí hành chính được
khái qt mơ tả như sau: (theo hồ sơ địa giới hành chính 364/CT).
- Phía Đơng huyện Càng Long: giáp thành phố tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến
Tre.

- Phía Tây huyện Càng Long: giáp huyện Cầu Kè và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Nam huyện Càng Long: giáp huyện Tiểu Cần, Châu Thành.
- Phía Bắc huyện Càng Long: tỉnh Vĩnh Long.
Huyện Càng Long có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm các
xã: An Trường, Bình Phú, Đại Phước, Huyền Hội, Nhị Long, Phương Thạnh, Tân
Bình, An Trường A, Đại Phúc, Đức Mỹ, Mỹ Cẩm, Nhị Long Phú, Tân An và thị trấn


Càng Long. Trung tâm hành chính của huyện Càng Long đặt tại thị trấn Càng Long,
nằm cách trung tâm hành chính thành phố Trà vinh 21km về phía Tây và cách thành
phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long khoảng 43km về phía Bắc.
Với vị trí là cửa ngõ của tỉnh Trà Vinh và có 2 trục giao thơng quan trọng
của tỉnh: Quốc lộ 53 và Quốc lộ 60 đi qua huyện Càng Long có điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong thời gian tới.
 Địa hình, địa mạo:
Huyện Càng Long mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng ven
biển có địa hình cao trên 1,2m. Tổng quát, địa hình chung của huyện tương đối bằng
phẳng, độ cao trung bình của huyện là 0,4m - 1,0m so với mặt nước biển, cao trình
thấp phân bố rãi rác ở một số khu vực tại các xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An có địa
hình thấp trũng (cao trình < 0.4 m).
Nhìn chung, địa hình của huyện thích hợp canh tác lúa, hoa màu và trồng
cây ăn trái. Tuy nhiên ở các xã phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật
triều nên vào mùa lũ và lúc triều cường lên cao đất thường bị ngập khá sâu.
 Khí hậu:
Huyện Càng Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió màu cận xích
đạo với nền nhiệt độ cao quanh năm, mang đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng
Nam Bộ, có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
 Chế độ nắng:
Ở vào vĩ độ thấp nên thời gian chiếu sáng trong ngày biến đổi nhỏ qua các

mùa trong năm. Tháng 6 có thời gian chiếu sáng trong ngày dài nhất và tháng 12 có
thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nhất.
 Bức xạ:
Huyện có tổng lượng bức xạ dồi dào, phân bố khá đều qua các tháng và ổn
định qua các năm, luôn đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của cây trồng nhiệt đới. Lượng
bức xạ cao nhất là 82,800 cal/cm 2/năm vào tháng 3 - 4 và đạt thấp nhất vào tháng 9 là
6,900 cal/cm2/năm.
 Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa trung bình trong 1 năm đạt khoảng 1.600mm 3 phân bổ
không đều theo mùa, mùa mưa thường đến muộn vào khoảng hạ tuần tháng 5 và kết
thúc sớm vào hạ tuần tháng 10 dương lịch.
Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm tập
trung vào tháng 8 và tháng 10, riêng mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa cả
năm, thời kỳ khô hạn nhất vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2 và tháng 3.


 Độ ẩm khơng khí:
Độ ẩm khơng khí trung bình 80% – 90% biến đổi theo mùa và theo gió,
giảm dần trong mùa khô và tăng dần trong mùa mưa, các tháng cuối mùa mưa có độ
ẩm cao nhất đạt xấp xỉ 90%.
Nhìn chung, huyện Càng Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm, lượng mưa trong năm tương đối
lớn, độ ẩm khơng khí cao, số giờ nắng lớn, nhiệt độ trung bình trong năm cao và ít
biến động tạo điều kiện thuận lợi cho các cây trồng nhiệt đới phát triển quanh năm.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, hệ
thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã phát huy thuận lợi, góp phần rất lớn trong kế
hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện. Diện tích đã được ngọt hố
và chủ động được nước tưới tiêu chiếm trên 85% diện tích của tồn huyện. Tuy nhiên,
mưa thường tập trung theo mùa kết hợp với các yếu tố địa hình ở những vùng trũng
thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ cho nên cũng hạn chế đến sản xuất nông

nghiệp.
 Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn: Huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông
thông qua Sông Cổ Chiên, trong ngày nước lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều
cường và 2 lần triều kém, biên độ triều trong ngày rất lớn, nhất là các khu vực gần cửa
sông. Hệ thống các sông, kênh rạch tự nhiên và kênh đào khá chằng chịt, tạo nên mạng
lưới tiêu úng, rửa phèn tốt.
Mạng lưới sông rạch:
- Đoạn sông Cổ Chiên đi qua địa bàn huyện dài khoảng 11,5 km, sơng
rộng trung bình 1,8 - 2,1 km và khá sâu với mặt cắt rộng chịu ảnh hưởng của thủy triều
nên khả năng tích nước và thốt nước khá lớn, lưu lượng bình qn 12.000 - 19.000
m3/s, hàm lượng phù 100 – 500 g/m3.
- Sơng Cái Hóp - An Trường: bắt nguồn từ sơng Cổ Chiên có chiều dài 25
km, có các nhánh lớn là sông Mây Tức - Cái Cá, Suối Cạn và Dừa Đỏ nối thông qua
hệ thống sông Láng Thé, ảnh hưởng đến 95% diện tích đất đai của huyện.
- Sơng Láng Thé - Ba Si: bắt nguồn từ sông Cổ Chiên chạy theo ranh giới
huyện Càng Long với huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh chia làm hai nhánh:
từ cửa vào đến ngã ba Ô Chát - Trà Ếch dài 16,3 và nhánh Láng Thé thông qua Dừa
Đỏ.
- Hệ thống kênh Trà Ngoa: Đoạn qua huyện dài 11,8 km, là nơi kết nối
của nhiều sông rạch, tạo các giáp nước gây hiện tượng bồi lắng trên kênh xảy ra khá
mạnh.


- Nhìn chung, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện ít có những thay đổi
đáng kể, các yếu tố như: địa hình, khí hậu, nhiệt độ … có sự ổn định cao. Tuy nhiên
trong những năm gần đây do ảnh hưởng của “biến đổi khí hậu” đã có những tác động
xấu đến môi trường tự nhiên như: biến đổi thời tiết bất thường, gió bảo và sự xâm
nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Cần có biện pháp thích ứng kịp thời với điều kiện khắt nghiệt của thiên nhiên như: xây

dựng hệ thống phòng tránh, đê kè kiên cố; chọn giống cây trồng, vật ni có khả năng
chống chịu và thích nghi cao với mơi trường; xây dựng nhà cửa thích hợp.
1.3.1.2.

Các nguồn tài nguyên của huyện Càng Long.

 Tài nguyên đất

Theo kết quả khảo sát phân loại đất, huyện Càng Long có 3 nhóm đất
chính: Đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn.
- Đất cát giồng: Có diện tích 461,86 ha, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên.
Phân bổ ở các xã Bình Phú, Phương Thạnh, Huyền Hội và thị trấn Càng Long. Thành
phần cơ giới chủ yếu là cát mịn pha sét. Đất có tầng canh tác mỏng, nghèo chất dinh
dưỡng, hiện chủ yếu đang là đất thổ cư và một số diện tích trồng cây lâu năm, hoa màu.
- Đất phù sa: Có diện tích 14.690,50 ha, chiếm 55,89% diện tích tự nhiên,
đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong huyện, bao gồm các loại sau:
+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát phân bố dọc Phương Thạnh và
Huyền Hội.
+ Đất phù sa chưa phát triển: thuộc khu vực Cồn Hô, đất có địa hình khá
thấp, ngập nước theo triều và được bồi tích phù sa hàng năm.
+ Đất phù sa đã và đang phát triển: đất có sa cấu sét đến sét pha thịt, phần
lớn tích tụ mùn nên dinh dưỡng khá cao phân bố ở các xã: Tân An, Tân Bình, Huyền
Hội, An Trường, Phương Thạnh, Bình Phú, một phần ở xã Nhị Long và rải rác một ít ở
xã Đức Mỹ, Mỹ Cẩm và thị trấn Càng Long.
Đất có thành phần chủ yếu là sét pha thịt, hàm lượng chất dưỡng trong đất ở
mức trung bình đến khá cao. Phần lớn loại đất này thích hợp cho việc phát triển lúa
nước.
- Đất phèn: có diện tích 11.133,40 ha, chiếm 42,35% diện tích tự nhiên,
gồm hai nhóm phụ sau:
+ Đất phèn hoạt động sa cấu sét, sét pha thịt và sét cát mịn ở tầng khử, tích

tụ mùn, cacbon, lân. Phân bố ở một phần các xã An Trường, Huyền Hội, Phương
Thạnh.
+ Đất phèn tiềm tàng ở các xã Mỹ Cẩm, Nhị Long, Đức Mỹ, Phương
Thạnh, Bình Phú, thị trấn Càng Long, An Trường, An Trường A, Huyền Hội, Tân An.


Đất có tầng sinh phèn phổ biến 0,4 - 0,8 m, sa cấu sét đến pha thịt, đất có tầng mặt tích
tụ mùn, hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình. Trong sử dụng nên hạn chế phá vở
cấu trúc bề mặt, giữ cho phèn ở yếm khí khơng gây ngộ độc cho cây trồng.
 Tài nguyên nước
 Huyện Càng Long có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá
phong phú, trong đó nguồn nước mặt từ sơng Cổ Chiên thơng qua các sơng chính như:
sơng Cái Hóp – An Trường, sông Láng Thé - Ba Si, kênh Trà Ngoa,… cùng với các
nhánh luồn sâu vào nội đồng đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân.
 Nước ngầm theo kết quả nghiên cứu chung của tỉnh Trà Vinh, huyện có
5 tầng chứa nước, ở tầng trên nguồn nước thường nhiễm mặn, các tầng tiếp theo nguồn
nước phong phú và chất lượng khá hơn. Đây là nguồn nước sạch quan trọng phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là cho sinh hoạt và công nghiệp chế
biến, cần có biện pháp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước ngầm, tránh
khai thác lạm dụng bừa bãi ở tầng q nơng.
 Tài ngun khống sản
Theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam bộ, huyện
Càng Long đến nay mới phát hiện ra một số loại khống như cát sơng khu vực các xã
nằm ven sơng Cổ Chiên, sét gạch ngói tại các xã Tân An, Tân Bình, Đức Mỹ… tuy
nhiên cần phải đánh giá trữ lượng và có phương án khai thác phù hợp. Tránh việc khai
thác tràn lan không theo quy hoạch dễ dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến môi
trường và điều kiện sản xuất nông nghiệp.
1.3.2. Vùng nghiên cứu vườn Quốc Gia U Minh Thượng, Kiên Giang, lấy tiêu


bản đất Than Bùn phèn tiềm tàng.
1.3.2.1.

Điều kiện tự nhiên Kiên Giang.

 Vị trí địa lý
Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ
bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50” - 10°32'30” vĩ
Bắc và từ 104°26'40” - 105°32'40” kinh Đơng. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên
giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh
Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đơng lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là
An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái
Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất
là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà
Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc thuộc


×