Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tài liệu ISTANBUL - THÀNH PHỐ NỬA ÂU NỬA Á pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 20 trang )

ISTANBUL - THÀNH PHỐ NỬA ÂU NỬA Á
Istanbul có vị trí độc nhất vô nhị là nằm giữa 2 biển: biển Đen ở phía bắc và
Marmara ở phía nam, một nửa thành phố bên này thuộc châu Âu, nửa bên kia
thuộc châu Á. Là một chặng quan trọng trong con đường tơ lụa xa xưa, lại từng là
thiên đường của các điệp viên thời chiến tranh lạnh, bao nhiêu điều hấp dẫn đã
khiến tôi lên đường...

Eo biển Bosporus nối giữa biển Đen và biển Marmara, bờ tây thuộc châu Âu,
bờ đông thuộc châu Á - phần này ít thứ đáng xem. Bản thân phần lãnh thổ thuộc châu
Âu của Istanbul lại được chia ra làm 2 khu, ở giữa là Golden Horn. Các công trình lịch
sử, địa điểm tham quan của Istanbul hầu hết đều nằm bên khu cổ - sultanahmet, phía
nam của Golden Horn, khu modern city - Taksim square nằm ở trên 1 đỉnh đồi ở phía
bắc, cũng gần, qua cầu, đi thang máy lên đỉnh là đến. Khu Old city có nhiều khách sạn,
văn phòng du lịch.


Những nhà thờ chóp tròn như thế này nhiều vô kể trong thành phố

Theo truyền thuyết, khoảng năm 657 trước Công nguyên, một người đàn ông
tên Byzan sau khi xin lời khuyên chọn địa điểm từ nhà tiên tri ở Delphi (Hy lạp) đã
xây dựng nên thành phố cổ Byzantium ở vùng đất nay là Istanbul.

Cũng theo truyền thyết, lúc đầu ông ấy không hiểu ý nghĩa lời nhà tiên tri "đối
diện với những người mù", chỉ đến khi đi ngang qua eo biển Bosporus, cửa ngõ duy
nhất nối vào biển Đen và nhìn sang bờ Á nơi người Hy lạp đang sinh sống, ông mới
chợt hiểu chính những người Hy lạp bao nhiêu năm đã không nhìn thấy vị trí chiến
lược của bên bờ Âu chỉ cách họ nửa dặm.

Sau đó thành phố bị Alexandre Đại đế chiếm và sáp nhập thành một phần của
đế chế La Mã rộng lớn. Rồi nội chiến, tàn phá... Thành phố mới được dựng lại năm
330 sau Công nguyên, thoạt đầu được đặt tên là New Roman, ngay sau đó lại được đổi


tên là Constantinople, theo tên của hoàng đế La mã mới Constantine. Người ta đã cho
xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc La Mã cổ như nhà thờ Thiên Chúa, đấu
trường... nay vẫn còn tồn tại.

Biểu tượng của Sultan bằng vàng

Năm 1453, quân đội Ottoman của Sultan Mehmet II chiếm thành phố
Constantinople. Dưới triều Ottoman, thành phố được xây dựng thêm nhiều công trình
mới, đạt tên là Istanbul, đặc biệt các nhà thờ đều được sửa lại và chuyển thành nhà thờ
Hồi giáo như ngày nay.

Điều này đã lý giải cho sự ngạc nhiên của người xem khi bước chân vào một số
nhà thờ đạo Hồi Mosque quan trọng ở đây, bên cạnh rất nhiều biểu tượng Sultan chữ Ả
Rập ngoằn ngoèo lại đôi lúc bắt gặp một bức tranh tường hoặc họa tiết như trong nhà
thờ Thiên Chúa giáo.

Những công trình kiến trúc hút hồn du khách




Toàn cảnh nhà thờ Aya Sofya

Nhà thờ Aya Sofya được xây dựng lần đầu tiên năm 360 bởi con trai của
Constantine, được xây dựng lại năm 415, rồi lại bị phá hủy năm 532. Công trình như
hiện tại được xây năm 537 và luôn là nhà thờ Thiên Chúa quan trọng nhất của thành
phố cổ Constantinople, cho đến khi bị quân đội Ottoman chiếm và được Mehmet sửa
thành nhà thờ Hồi giáo năm 1453.

Aya Sofya có ý nghĩa quan trọng đối với cả người Thiên Chúa và người Hồi, và

để tránh xung đột, năm 1934 chính phủ quyết định chuyển thành bảo tàng. Kiến trúc
bên ngoài được đánh giá không đẹp bằng kiến trúc bên trong bởi mái vòm cổ
kính trong nhà thờ rất rất lớn với đường kính 30m và cả bức tranh lớn chúa và đức mẹ
Maria...




Mái vòm cổ kính bên trong nhà thờ Aya Sofya

Blue Mosque (1606 - Sultanahmet I) - gọi tên theo màu xanh của các họa tiết
mosaic trang trí bên trong, là một trong những nhà thờ quan trọng và thu hút nhiều
khách du lịch nhất.

Chiều về, đứng trên cầu nối hai bên Golden Horn, nhìn toàn cảnh thành phố với
vô số mái chóp đầy bí hiểm, ngắm người ngắm xe đi lại tấp nập, tưởng như mình cũng
đang làm gián điệp quốc tế!

Đến Istanbul, ngoài các công trình kiến trúc nhà thờ Hồi giáo cổ, có hai cung
điện rất lớn và đẹp là Topkapi xây từ những năm đầu của triều đại Sultan (1460) và
cung Dolmabahce lai Âu nằm cạnh eo biển Bosphorus.


×