Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu NHẠC SỸ PHÓ ĐỨC PHƯƠNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.54 KB, 3 trang )

NHẠC SỸ PHÓ ĐỨC PHƯƠNG



Đam mê văn học, hội họa và thơ ca, lịch sử, với những thành công qua hai
mươi năm làm việc, Phó Đức Phương thực sự là một trong không nhiều những
"con chim đầu đàn" của một thế hệ nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng thời trước.

Sinh năm Giáp thân 1944, là cháu của nhà cách mạng Phó Đức Chính, Phó Đức
Phương đã có những năm đẹp đẽ lớn lên trong nôi ấm của nền cộng hòa. Năm 18 tuổi
đã thi đỗ vào khoa toán trường đại học sư phạm, đó là sự trưởng thành cực kỳ suôn sẻ
của một thanh niên Hà Nội. Sau ba năm học, anh có thể trở thành giáo viên cấp ba hay
đại học. Còn gì mong ước hơn khi 21 tuổi đời, anh đã là một giáo viên bậc đại học.

Đam mê âm nhạc, khao khát dâng hiến hết mình cho âm nhạc đã đẩy Phương
tới một quyết định độc đáo và táo bạo. Năm 1965, giữa lúc gần tốt nghiệp đại học sư
phạm, Phương xin thôi học với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn và trở thành nông
trường viên chăn lợn thuộc nông trường Cửu Long (Hòa Bình).

Từ chối mọi công việc gián tiếp, "cậu công tử thành phố" quyết dấn thân vào
lao động trực tiếp. Cuộc đổi đời này có lẽ là cái giá vô giá không dễ mấy ai đánh đổi.
Mang thêm trong mình một phần đời một nông trường viên, giữa năm 1966, Phương
trở về thi vào trường Âm nhạc Việt Nam. Lúc đó, trường sơ tán lên Hà Bắc. Bài
"Những cô gái quan họ" ra đời trong thời kỳ Phương chờ đợi bước vào những giờ học
đầu tiên.

Năm 1967, giữa kỳ chống Mỹ ác liệt. Những bài hát hồi ấy chủ yếu vang lên
ảnh hưởng anh hùng ca tới mức chói gắt. Tự nhiên giữa không khí như vậy, xuất hiện
bài "Những cô gái quan họ" của Phó Đức Phương thấm đẫm một âm hưởng trữ tình
của đồng bằng Bắc Bộ. Bài hát hệt như một dòng suối mát lành chảy qua một khu đồi
trơ đá sỏi, hệt như một luồng gió mát rượi lùa qua một trưa hè nóng bức.



Khán giả yêu thích các tác phẩm của Ông thuộc mọi thế hệ, lứa tuổi, mọi tầng
lớp, vì chúng không chỉ mang giai điệu đẹp, lời ca hay mà còn những ý nghĩa gắn liền
với thời cuộc của đất nước, của cuộc sống người dân Việt Nam, như : Những cô gái
quan họ, Hồ trên núi, Không thể và có thể, Một thoáng Tây hồ, Huyền thoại hồ núi
Cốc, Về quê, Vũ khúc con cò, ...


×