Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Vai trò của lực lượng vũ trang ở tây ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước từ năm 1960 đến năm 1969 luận văn thạc sí lịch sử việt nam 60 22 03 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________

NGUYỄN VĂN TIẾN

VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở TÂY NINH
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU
NƯỚC TỪ NĂM 1960 ĐẾN 1969

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________

NGUYỄN VĂN TIẾN

VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở TÂY NINH
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU
NƯỚC TỪ NĂM 1960 ĐẾN 1969
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN VĂN THỨC


TP Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của tập thể quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, Khoa Sau Đại học
trường Đại học Vinh, của các bạn học viên Cao học khóa 22 và cùng sự
hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của PGS. TS Trần Văn Thức. Tôi xin chân
thành bày tỏ lịng biết ơn tới các Thầy Cơ, các bạn học viên và đặc biệt là
PGS. TS Trần Văn Thức là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
q trình tiến hành nghiên cứu đề tài.
Tơi xin gửi tới tồn thể q Thầy, Cơ giáo và các bạn lời chúc hạnh
phúc, sức khỏe và thành đạt. Trân trọng cảm ơn.
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Tiến


4

MỤC LỤC
Trang
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 9
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................ 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 13
3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13
3.3.1. Phạm vi không gian ................................................................................. 13

3.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................... 13
3.3.3. Phạm vi nội dung ..................................................................................... 13
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 13
4.1. Nguồn tư liệu .............................................................................................. 13
4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 14
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 14
6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 14
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TÂY NINH TRƯỚC NĂM 1960 ..................... 16
1.1. Vài nét về tỉnh Tây Ninh trước năm 1960.................................................. 16
1.1.1. Khái quát về quá trình thành lập tỉnh Tây Ninh. .................................... 16
1.1.2. Vị trí. ........................................................................................................ 18
1.1.3. Truyền thống yêu nước chống giặc và phong trào cách mạng. .............. 22
1.2. Quân và dân Tây Ninh chống Mĩ-Ngụy trước năm 1960. ........................ 25
1.2.1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-Ngụy trong chính sách thực dân kiểu mới ở
Tây Ninh. ........................................................................................................... 26
1.2.2. Quân và dân Tây Ninh chống chiến tranh một phía (1954-1960). ......... 26
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TÂY NINH
TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MỸ (19611964) .................................................................................................................. 31


5

2.1 Xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng. ............................................... 31
2.1.1. Chiến thắng Tua Hai (26/1/1960) mở đầu phong trào “Đồng Khởi” ở
miền Đông Nam Bộ. .......................................................................................... 31
2.1.2.Tây Ninh đẩy mạnh xây dựng lực lượng cách mạng ................................ 34
2.1.3. Tây Ninh là nơi xây dựng các cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam ............................................................ 37
2.2. Lực lượng vũ trang Tây Ninh chống chiến lược chiến tranh đặc biệt (19611964) .................................................................................................................. 42

2.2.1. Âm mưu của Mĩ-Ngụy thực hiện chiến tranh đặc biệt ở Tây Ninh ......... 42
2.2.2. Lực lượng vũ trang Tây Ninh góp phần đánh bại kế hoạch “StalayTaylor” và “Giơnxơn-Mac Namara”-Nội dung chủ yếu của chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” .................................................................................................. 43
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 53
CHƯƠNG 3: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TÂY NINH TRONG NHỮNG NĂM
CHỐNG CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ (1965 – 1968) ........................ 55
3.1. Lực lượng vũ trang Tây Ninh vừa chiến đấu vừa xây dựng lượng cách
mạng .................................................................................................................. 55
3.1.1. Âm mưu và biện pháp của Mĩ chuyển từ “ chiến tranh đăc biệt” sang
chiến lược “chiến tranh cục bộ” ....................................................................... 55
3.1.2. Quân và dân Tây Ninh củng cố và phát triển lực lượng cách mạng ...... 56
3.2. Quân và dân Tây Ninh góp phần đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mĩ .. 59
3.2.1. Lực lượng vũ trang Tây Ninh làm nịng cốt góp phần đánh bại cuộc phản
công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mĩ-Ngụy (1965-1966) ................... 59
3.2.2. Lực lượng vũ trang Tây Ninh nâng cao sức chiến đấu cùng toàn dân
đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mĩ-Ngụy
10/1966-4/1967…………………………………………………………….....68
3.3. Lực lượng vũ trang Tây Ninh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân 1968…………………………………………………………………….80
3.3.1.Diễn biến chính.....................................…………………………………….81


6

3.3.2. Điểm nổi bật trong tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Tây Ninh
Xuân 1968……………………………………………………………………90
3.4. Lực lượng vũ trang Tây Ninh chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến
tranh” ................................................................................................................. 92
Tiểu kết chương 3..........……………………………………………………...93
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..95

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................100
PHỤLỤC..........................................................................................................104


7

1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Đế quốc Mỹ có ý đồ muốn biến
Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự để ngăn chặn
cộng sản tràn xuống phía Nam và đánh phá Miền Bắc xã hội chủ nghĩa; đồng thời
muốn ngăn chặn phong trào cách mạng tràn xuống vùng Đơng Nam Á, uy hiếp tồn
bộ hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đế quốc Mỹ đã xây dựng một chính quyền tay
sai ở Miền Nam Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc Mỹ triển khai các chiến lược trọng
điểm và chọn điểm nóng vùng Đơng Nam Bộ, nhất là vùng đất Tây Ninh, vì Tây Ninh
gần và là trọng điểm sát của ngõ vào Sài Gịn của chính quyền Ngụy được Mỹ hỗ trợ.
Đơng Nam Bộ: Sài Gòn – Gia Định là chiến trường quan trọng, thắng lợi ở vùng chiến
trường này có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến. Chính vì thế, Tây Ninh có ý nghĩa
vị trí chiến lược cực kì quan trọng: là cửa ngõ Tây Bắc của Sài Gòn, biên giới giáp
Campuchia 232km có rừng rậm nhiệt đới gió mùa liên hồn giáp với tỉnh Svâyriêng,
Kơngpơngchàm của Campuchia; đường sơng Sài Gịn- sơng Vàm Cỏ Đơng có đường
sơng kết hợp với đường bộ thuân lợi liên lạc với các nơi khác. Ngồi ra Tây Ninh cịn
có chiến khu Dương Minh Châu và Tây Bắc Củ Chi-Bời Lời, căn cứ Bắc Tây Ninh
mở rộng sát biên giới Campuchia còn gọi là căn cứ khu B. Tiền đề lập căn cứ Trung
ương cục miền Nam và quan hệ tốt với chính phủ Sihanúc lúc này đang thực hiện
chính sách ngoại giao “Ốc đảo hịa bình” chủ trương quan hệ hữu hảo với các nước
láng giềng mà khơng phân biệt chế độ chính trị nhằm duy trì chế độ hịa bình giữa một
bán đảo Đơng Dương đang chiến tranh. Ngồi ra, đồng bào Việt Kiều ở Campuchia
đang sinh sống ở đây rất ủng cho cuộc chống Mỹ cứu nước.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, Xứ ủy Nam Bộ thường xuyên

qua lại, Kiều bào cũng rất tích cực ủng hộ cách mạng; vùng Bắc Tây Ninh hầu như
khơng có dân, nhưng một số ít xóm dân vùng ven như Lị Gị, Xóm Giữa, Tà Păng đã
theo cách mạng thời kháng chiến chống Pháp cũng là chỗ dựa quan trọng cho việc tiếp
tế và bảo vệ căn cứ. Do vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư quan trọng và thuận lợi nên
chúng ta đã xây dựng ở Tây Ninh những cơ sở chính trị, những căn cứ vững chắc


8

nhằm tạo nên thế đứng chân lợi hại để ta có thể thường xun tiến cơng trực tiếp trung
tâm đầu não của địch tại Sài Gòn và hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân
dân trên khắp các đơ thị miền Nam. Vì thế, Khu căn cứ Dương Minh Châu tỉnh Tây
Ninh và Bắc Tây Ninh về sau được chọn làm căn cứ Quân uỷ và Bộ Chỉ huy Miền,
căn cứ Trung ương Cục miền Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam để
trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam trong cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng
dân tộc. Khu B tuy xa Trung bộ hơn khu A (chiến khu Đ) nhưng rất thuận tiện trong
liên lạc ra Bắc, xuống khu VII (Sài Gòn- Gia Định), khu VIII và khu IX (đồng bằng
sông Cửu Long); thuận lợi trong cơng tác hậu cần.
Vị trí chiến lược quan trọng của Tây Ninh cịn được chính quyền Diệm- Nhu
xác nhận bằng sự kiện: ngày 15-10-1963, nguỵ quyền Sài Gòn cắt huyện Trảng Bàng
của Tây Ninh, huyện Đức Hoà và Đức Huệ của Long An, huyện Củ Chi của tỉnh Gia
Định thành lập tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hậu Nghĩa để củng cố tuyến phịng thủ Tây
Bắc Sài Gịn, đối phó với khả năng chủ lực Bắc Việt và Việt cộng có thể uy hiếp Thủ
đơ. Từ đây, Tây Ninh phải đương đầu với cả hai tiểu khu: tiểu khu Tây Ninh và tiểu
khu Hậu Nghĩa trong suốt cuộc kháng chiến.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân
dân miền Nam nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở những kinh nghiệm
kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nghệ thuật quân sự Việt Nam đã khơng ngừng
phát triển, góp phần làm cho Mỹ và tay sai thất bại hoàn toàn, đưa nhân dân Việt Nam

đến thắng lợi trọn vẹn. Tại miền Nam, quân dân miền Nam đã tiến hành cuộc chiến
tranh nhân dân từng bước đánh thắng những âm mưu xâm lược của Mĩ-ngụy, trong đó
đỉnh cao của thắng lợi là cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xn 1975 đã giải phóng
hồn tồn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ. Qua hơn hai
mươi năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân mới với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất mà Mỹ tiến
hành ở Việt Nam kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.


9

Trong thắng lợi của quân dân miền Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược
của Mĩ, quân và dân Tây Ninh đã có những đóng góp quan trọng. Với một vị trí chiến
lược quan trọng, là địa bàn đóng qn của các cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống Mỹ ở miền Nam và là vùng trọng điểm đánh phá của Mĩ-ngụy trong suốt
cuộc chiến tranh; Tây Ninh có điều kiện thể hiện vai trị của mình, đó là góp phần làm
thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ triển khai ở miền Nam.
Trong công cuộc xây dựng quê hương Tây Ninh hôm nay, việc nhận thức và
giáo dục thế hệ trẻ về sự đóng góp của địa phương vào thắng lợi của cuộc chiến tranh
chống Mỹ ở miền Nam là việc nên làm. Từ chỗ hiểu và tự hào về quê hương, thế hệ
trẻ Tây Ninh sẽ thấy trách nhiệm của mình là phải ra sức giữ gìn, xây dựng, phát triển
quê hương Tây Ninh cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với lý do trên và là người được lớn lên trên vùng đất Tây Ninh giàu truyền
thống cách mạng nên bản thân tơi chọn đề tài: “Vai trị của lực lượng vũ trang ở Tây
Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ năm 1960 đến năm 1969” để
nghiên cứu. Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm
lịch sử Tây Ninh, đồng thời là nguồn tư liệu giáo dục hữu ích cho địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và cuộc chiến tranh cách mạng

mà nhân dân Việt Nam tiến hành chống Mỹ thực chất là một cuộc đụng đầu lịch sử.
Vì thế, khi Mỹ thất bại tại Việt Nam, giới nghiên cứu trong và ngoài nước, kể cả nước
Mỹ- đã quan tâm nghiên cứu về cuộc chiến tranh này và đã cho ra đời nhiều cơng
trình, nhiều tác phẩm với những cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của cuộc chiến
như: Giáo sư Trần Nhâm với “Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam”. Tác
phẩm phân tích về cuộc chiến tranh chống Mỹ mà Việt Nam giành thắng lợi cuối cùng
là một cuộc đấu về trí tuệ của Việt Nam về mọi mặt với đế quốc Mỹ để từng bước
đánh bại các âm mưu chiến lược của Mỹ. Đại tướng Văn Tiến Dũng với “Về cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước” Tác phẩm này là sự bổ sung, hoàn chỉnh của hai
cuốn sách mà tác giả viết trước đó: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ,


10

viết năm 1989; Cuộc kháng chiến chống Mỹ- Toàn thắng, viết năm 1991. Nội dung
chủ yếu của tác phẩm là: thứ nhất, nói về nhiệm vụ đánh thắng quân viễn chinh Mỹ và
đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của chúng đã tạo ra 5 bước ngoặt có tính chiến
lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ; thứ hai, nói về việc đánh bại chiến lược Việt
Nam hoá chiến tranh của Mỹ, giải phóng hồn tồn miền Nam, làm thất bại hoàn toàn
âm mưu xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam.
Viện lịch sử quân sự với Đại thắng mùa Xuân 1975 nguyên nhân và bài học;
Nguyễn Huy Toàn với 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975; Đại
tướng Lê Trọng Tấn với Đại thắng mùa Xuân 1975; Gabriel Kolko với Giải phẫu một
cuộc chiến tranh. Những tác phẩm này đi vào nghiên cứu, phân tích sâu sắc về cuộc
chiến tranh của Mỹ với dân tộc Việt Nam mà cuối cùng là sự thất bại thảm hại của Mỹ
trên đất nước Việt Nam khi phải đối đầu với một cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng
miền Nam, nhiều hồi ký, nhiều cơng trình và tài liệu nghiên cứu về cuộc chiến tranh
chống Mỹ được công bố giúp hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh này.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên và những hồi ký của những ngời trực tiếp

tham gia chỉ đạo, lãnh đạo cuộc chiến hoặc từng chiến dịch hay trận đánh đã cung cấp
cho ngời nghiên cứu đề tài này nguồn tài liệu quý. Tuy nhiên, tất cả những công trình
nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách tổng thể về cuộc chiến tranh,
chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về vai trò và sự đóng góp của các địa phương vào
thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc chiến tranh cách mạng chống Mỹ xâm lược.
Việc nghiên cứu cụ thể về Tây Ninh và cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Tây Ninh
đã có một số cơng trình được cơng bố như: Lược sử Tây Ninh do Ban tổng kết chiến
tranh tỉnh Tây Ninh biên soạn đã nêu lên một cách sơ lược quá trình hình thành- phát
triển của vùng đất Tây Ninh: đất đai, con người, truyền thống, ánh sáng của Đảng vào
Tây Ninh và quá trình nhân dân chống kẻ thù xâm lược, xây dựng quê hương Tây
Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ban tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh với Tây Ninh
30 năm trung dũng kiên cường. Tác phẩm này đã trình bày khái quát về địa lý, con
người, truyền thống của Tây Ninh; đặc biệt là trình bày quá trình 30 năm (1945-1975)


11

quân dân cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đã tiến hành cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, của Tỉnh uỷ Tây
Ninh đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong 30 năm chiến đấu, quân dân Tây Ninh đã ra
sức xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ ngày càng vững mạnh để đảm bảo nhiệm vụ
trên giao, góp phần cùng tồn Miền Nam đánh bại các chiến lược chiến tranh Mỹ thực
hiện ở Miền Nam mà Tây Ninh là nơi chúng chọn làm thí điểm thực hiện. Q trình
đó cịn là những chiến cơng oanh liệt, là những trang sử hào hùng trong lịch sử dân tộc
và lịch sử địa phương Tây Ninh.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh với Ba thế hệ xanh- Một
chặng đường. Đây là một ký sự lịch sử ghi lại q trình chiến đấu đầy khó khăn gian
khổ nhưng anh hùng của tuổi trẻ và nhân dân Tây Ninh để Tây Ninh có được một lịch
sử trung dũng kiên cường. Cơng trình là một tập hợp những hồi ký của những người
đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến tranh và là cán bộ lãnh đạo của Tỉnh

khi chiến tranh kết thúc. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh với cơng trình Địa chí Tây
Ninh. Cơng trình này do Sở Văn hố- Thơng tin Tây Ninh kết hợp Viện khoa học xã
hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dưới dạng tỉnh chí. Nội dung chủ
yếu của cơng trình là ghi chép, miêu tả, giới thiệu những hình ảnh- sự kiện cơ bản
nhưng khá toàn diện về vùng đất Tây Ninh xưa và nay. Đó là: giới thiệu về đặc điểm
của tự nhiên; các cộng đồng người dân đã từng có mặt, sinh sống trên đất Tây Ninh;
ghi lại quá trình hình thành, thay đổi địa giới hành chính của tỉnh và các địa phương
trong tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử; hệ thống lại truyền thống kiên cường bất khuất, sự
hy sinh anh dũng của quân dân trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử chống ngoại xâm;
giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển về kinh tế, đời sống, văn hố, xã hội,
những con ngời và di tích lịch sử của Tây Ninh.
Ban Khoa học lịch sử quân sự Tỉnh đội Tây Ninh với Lịch sử lực lượng võ
trang tỉnh Tây Ninh (1945-1975) (2 tập). Cơng trình nghiên cứu đã phát họa lại bức
tranh quá trình hình thành, phát triển, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng võ
trang Tây Ninh đới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh. Đặc biệt, Tập 2 của cơng
trình đã nghiên cứu rất chi tiết, cụ thể về cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang Tây


12

Ninh chống lại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, lập nên những chiến
thắng trên đất Tây Ninh.
Ngoài ra, Ban Tuyên huấn của Huyện uỷ các huyện- thị xã trong tỉnh đều
nghiên cứu biên soạn về Lịch sử cách mạng của địa phương mình. Nội dung các cơng
trình này chủ yếu là nói về q trình xây dựng và chiến đấu của địa phương trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương. Sở Văn hố-Thơng
tin và Bảo tàng Tây Ninh với tài liệu Di tích lịch sử- văn hố danh lam thắng cảnh
tỉnh Tây Ninh. Tài liệu giới thiệu hệ thống Di tích căn cứ địa ở các huyện- thị và một
số đơn vị tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với tinh thần Quyết
tử giữ quê hương; ngồi ra, tài liệu cịn đề cập đến một số cơng trình kiến trúc và địa

danh đã đi vào lịch sử. Sở Giáo dục- Đào tạo Tây Ninh với công trình Lịch sử địa
phương Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông của tập thể giáo viên giảng dạy
môn lịch sử. Nội dung của tài liệu là dựa trên cơ sở Lịch sử địa phương để biên soạn
thành các bài học lịch sử theo các giai đoạn lịch sử tương ứng với Lịch sử dân tộc. Hội
đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ với Lịch sử Đảng bộ
miền Đông Nam bộ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
(1945-1975), đây là một cơng trình nghiên cứu lớn của Đảng bộ miền Đông Nam bộ.
Nội dung của tài liệu xác định vị trí chiến lược quan trọng của khu vực này trong cuộc
chiến tranh và quá trình lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đảng bộ miền Đông
Nam bộ nhằm tạo thế và lực để lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ,
góp phần quyết định vào thắng lợi chung cho cách mạng miền Nam. Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, Bộ tư lệnh Quân khu 7 với Chiến thắng Tua Hai và phong
trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ. Đây là tập hợp những tham luận của các nhà
nghiên cứu, của những nhân vật đã từng tham gia lãnh đạo, thực hiện cuộc tập kích
thành Tua Hai năm 1960 trong Hội thảo Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Tua Hai do
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh phối hợp với Bộ Tư lệnh quân khu 7 tổ chức.
Những cơng trình nghiên cứu kể trên giúp hiểu về Tây Ninh trong chiến tranh
chống Mỹ. Thế nhưng, việc đi sâu nghiên cứu để thấy được vai trò, sự đóng góp của


13

Tây Ninh vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thì cịn là vấn đề
bỏ ngỏ; là vấn đề cần được đi sâu nghiên cứu kĩ và khoa học và có hệ thống hơn.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là tìm hiểu: “Vai trò của lực lượng vũ
trang ở Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ năm 1960 đến năm
1969”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tình hình Tây Ninh trước năm 1960.
- Vai trò của lực lượng vũ trang ở Tây Ninh trong giai đoạn chống chiến tranh
đặc biệt của Mỹ ( 1961-1964).
- Vai trò của lực lượng vũ trang ở Tây Ninh trong giai đoạn chống chiến tranh
cục bộ của Mỹ ( 1961-1964).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
3.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu trong thời gian dân tộc Việt Nam nói chung và quân và dân
Tây Ninh tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, giải phóng dân tộc từ 1960 -1969.
3.3.3. Phạm vi nội dung
- Vị trí chiến lược của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến và những thắng lợi của
quân dân Tây Ninh đánh bại cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành trên đất Tây Ninh.
- Những đóng góp của Tây Ninh trên các lĩnh vực để tạo thế và lực cho cách
mạng giành thắng lợi.
- Phân tích khái quát mối liên hệ giữa địa phương Tây Ninh với miền Nam
trong chiến tranh để xác định sự đóng góp của địa phương vào thắng lợi chung.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu


14

 Nguồn tài liệu lưu trữ: Tài liệu khai thác ở Trung tâm lưu trữ quốc gia và Bộ
quốc phòng, tỉnh đội Tây Ninh, thư viện quốc gia, thư viện tỉnh.
 Nguồn tài liệu tham khảo: Là các cơng trình đã cơng bố trong và ngồi nước
liên quan đến nội dung chúng tơi nghiên cứu.
 Tư liệu hồi kí: Một số tác phẩm hồi ký, hồi tưởng của những cán bộ tướng
lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam.

 Tài liệu báo chí: Các bài viết trong và ngồi nước trên một số tạp chí, báo
viết, trang web liên quan đến nội dung đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở phương pháp luận: Lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh nhân dân và
công cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương
pháp chuyên ngành cơ bản là logic và lịch sử, bên cạnh đó chúng tơi cịn sử dụng các
phương pháp liên ngành bổ trợ cho việc thực hiện đề tài như phương pháp thống kê,
định lượng, phương pháp phân tích, xác minh nguồn tư liệu, phương pháp phỏng vấn
báo chí...
5. Đóng góp của luận văn
Tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của lực lượng vũ trang ở Tây Ninh trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ năm 1960 đến năm 1969” nhằm:
- Hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tiến hành ở Miền Nam.
- Thấy được Quân dân miền Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng
đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống lại chiến tranh xâm lược của Mỹ và chế
độ tay sai đi đến thắng lợi như thế nào?
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau:
- Chương 1: Tình hình Tây Ninh trước năm 1960


15

- Chương 2: Vai trò của lực lượng vũ trang Tây Ninh trong giai đoạn chống
chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961-1964)
- Chương 3: Vai trò của lực lượng vũ trang Tây ninh trong giai đoạn chống
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968)



16

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TÂY NINH TRƯỚC NĂM 1960
1.1 . Vài nét về tỉnh Tây Ninh trước năm 1960
1.1.1 Khái quát về quá trình thành lập tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước ta, nằm ở vị trí 10º57’08” đến
11º46’36” vĩ độ Bắc và 105º48’43” đến 106º22’44” kinh độ Đơng. Phía Tây và Tây
Bắc giáp vương quốc Cam-pu-chia. Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước,
phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Là tỉnh nằm chuyển tiếp
giữa vùng núi và cao nguyên Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Tây Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 4.035 km² [35, tr 5]. Dân số: 1.112.000
người, thống kê năm 2015, mật độ dân số: 275 người/km². Mật độ dân số tập trung ở
thành phố Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như các huyện: Hòa Thành, Gò
Dầu, Trảng Bàng, Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ
đơ Phnơm Pênh - vương quốc Cam-pu-chia và là một trong những tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
Tỉnh Tây Ninh có một thành phố, một thị xã, 8 huyện gồm: Tân Biên, Tân
Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Tây Ninh có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Đơng Bắc
xuống Tây Nam, có núi Bà Đen cao 986m[35, tr 5] , cao nhất khu vực Nam Bộ. Được
coi là biểu tượng của quê hương Tây Ninh. Tây Ninh có 2 con sơng lớn chảy qua là
sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cị Đơng. Trên sơng Sài Gịn có cơng trình thủy lợi hồ
Dầu Tiếng lớn nhất nước với dung tích 1,45 tỉ m³ nước và diện tích bề mặt nước
27.000 ha, cung cấp nước tưới cho Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và Long An.
Trong tiến trình phát triển lịch sử, quá trình mở rộng lãnh thổ ở vùng đất Nam
Bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng vốn có bề dày lịch sử lâu đời tiêu biểu là sự
xuất hiện các di tích cổ trên vùng đất Tây Ninh xưa như: di tích Tháp Chóp Mặt ở

huyện Tân Biên, di tích Bến Sỏi ở huyện Châu Thành, di tích Gị Dinh Ơng ở huyện
Bến Cầu, di tích Gị Cao Sơn Tự ở huyện Gị Dầu, di tích An Quới, Tháp Bình Thạnh


17

ở huyện Trảng Bàng. Đây là một bằng chứng về một nền văn hóa cổ lâu đời và hưng
thịnh đã từng tồn tại trên mảnh đất này vào những thế kỉ đầu Công nguyên.
Đến cuối thế kỉ XVI, chế độ phong kiến triều Lê suy tàn, cuộc chiến tranh
Nam-Bắc triều vừa chấm dứt, mầm móng xung đột Trịnh-Nguyễn lại diễn ra gay gắt
đẩy xã hội rơi vào cảnh rối ren loạn lạc, nhân dân đói khổ và bần cùng hóa, người dân
đã di cư vào phương Nam tìm chốn yên bình để sinh sống làm ăn và họ đã đến Nam
Bộ, đến với Tây Ninh cùng chung sống và khai phá vùng đất này. Những cư dân đầu
tiên là lưu dân Việt khoảng năm 1658, chủ yếu là vùng đất Ngũ Quảng, men theo sơng
Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ Đơng lên thành lập các “làng rừng”, “làng sông”…sau biến cố
của phong trào Tây Sơn, người Việt từ Đồng Nai, Tân An, Bến Cát, Tiền Giang, Hà
Tiên… lên Tây Ninh sinh sống.
Nơi cư ngụ sớm nhất của người Việt ở Tây Ninh là làng Bình Tịnh được lập
năm 1809. Năm 1818, Ông Đặng Văn Trước, vốn là người Bình Định theo cuộc Nam
tiến vào ở Bến Đồn (Bình Dương) cùng với một số người đã đến làng Bình Tịnh xin
đất, chiêu dân lập nên thơn Phước Lộc rồi sau đó tổ chức đào kênh, xây chợ Trảng
Bàng. Năm 1844, Ông Trần Văn Thiện trưởng làng Trung Lập- Gia Định hưởng ứng
lời kêu gọi của Triều đình Huế, chiêu mộ dân chúng lên Tây Ninh khai khẩn đất
hoang lập ra các làng ở khu vực Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Phủ Tây Ninh, năm
Minh Mạng thứ 18 (1837) phủ Tây Ninh được thành lập [35,tr 6] , địa danh Tây Ninh
chính thức ra đời. Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa
(với tổng cộng: 7 tổng có 56 làng xã). Năm 1861 khi Pháp chiếm Tây Ninh việc quản
lí giao cho 2 đồn qn sự đặt ở Trảng Bàng và Tây Ninh. Năm 1868, 2 đoàn quân sự
được thay thế bằng 2 Trung ương hành chính. Năm 1879 Tây Ninh gồm 2 quận: Thái
Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng. Ngày 1/1/1900, Tồn quyền Đơng

Dương Paul Doumer áp dụng nghị định ký ngày 20/12/1899, Nam Kỳ chia làm 20
tỉnh để cai trị. Tây Ninh lúc đó thuộc tỉnh thứ 12. Ngày 9/12/1942, Thống đốc Nam
Kỳ ban hành nghị định 8345 ấn định ranh giớ Tây Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám
1945, Tây Ninh vẫn như cũ. Tuy nhiên, đến năm 1950, một phần đất Thái Hiệp Thạnh
cũ bị cắt để thành lập thị xã Tây Ninh. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, thị xã Tây


18

Ninh được thành lập lại. Năm 1957, Tây Ninh gồm 3 quận: Châu Thành, Gò Dầu Hạ
và Trảng Bàng. Năm 1963 chính quyền Ngơ Đình Diệm chia Tây Ninh thành 4 quận:
Phú Khương, Phước Minh, Hiếu Thiện, Khiêm Hanh. Sau ngày miền Nam thống nhất
30/4/1975, Tây Ninh có 7 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu,
Phú Khương, Tân Biên, Trảng Bàng và thị xã Tây Ninh. Năm 1979, huyện Phú
Khương đổi thên thành Hòa Thành. Năm 1989 huyện Tân Biên tách ra thành huyện
Tân Biên và Tân Châu. Năm 2013 thị xã Tây Ninh được công nhận là đô thị loại III.
Năm 2015 thị xã Tây Ninh được nâng lên là thành phố Tây Ninh trực thuộc tỉnh.
Thời kì đầu, dân cư ở Tây Ninh chưa đơng đúc, sống dựa vào thiên nhiên là
chính, hình thành từng làng riêng biệt. Trải qua các thời kì lịch sử, các tộc người ở đây
sớm hòa nhập vào tạo thành một cộng đồng. Họ phải đổ biết bao mồ hôi xương máu
biến nơi hoang dã thành xóm làng trù phú và kiên cường chống giặc ngoại xâm để bảo
vệ biên cương, q hương của mình. Từ đó, các hoạt động văn hóa ngày càng phong
phú, hình thành nhiều nét bản sắc truyền thống của nhân dân Tây Ninh và có nhiều
đóng góp cho sự phát triển chung của văn hóa dân tộc. Nổi bật là các lễ hội dân gian
như: Lễ hội Đình Miếu, Lễ hội các dân tộc ít người, Lễ hội của tôn giáo Cao Đài, Hội
du Xuân núi Bà Đen.
1.1.2. Vị trí
Tây Ninh cũng giống như các tỉnh miền Đơng Nam Bộ có đầy đủ ba vùng chiến
lược: đô thị với thị xã Tây Ninh và các khu vực thị trấn, nông thôn đồng bằng rộng
lớn và nơng thơn rừng núi; Có đường biên giới dài tiếp giáp Cam-pu-chia và giáp ranh

với: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Long An. Trong đó giáp
ranh với Cam-pu-chia là 232km, phía Nam giáp với Long An là 13.5km, giáp với Sài
Gịn là 32km, giáp với Bình Dương và Bình Phước (trước đây là tỉnh Sơng Bé) là
123km. Tỉnh có địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc-Đơng Nam, độ cao khơng q
60m. Trong đó nổi lên là ngọn núi Bà Đen cao 986m, cao nhất Nam Bộ. Trong thời kì
kháng chiến chống Pháp khu vực núi Bà Đen là một địa điểm tốt nhất cho các nhóm
Đảng ta hoạt động khi bị lộ, khi bị Pháp đàn áp, khủng bố, tạm rút về đây để ẩn náu
chờ thời cơ tiếp tục hoạt động. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Đế quốc Mĩ đã can


19

thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, khu vực
này Đế quốc Mĩ cũng lợi dụng đỉnh núi để làm trạm viễn thông, sân bay, chân núi lập
đồn bốt dày đặc để ngăn chặn lực lượng vũ trang cách mạng của ta và cũng là nơi
khống chế cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn và cả khu vực miền Đông Nam Bộ và nước bạn
Campuchia.
Rừng ở Tây Ninh được thiên nhiên ưu đãi, nên đa dạng các hệ động thực vật,
mùa nào thức ấy. Vì thế nó chính là kho dự trữ thực phẩm dồi dào cho nhân dân từ xa,
cho bộ đội những năm tháng chiến đấu chống giặc. Trong kháng chiến chống Pháp, ở
Tây Ninh căn cứ kháng chiến của ta tập trung khu vực rừng núi với nổi bật là chiến
khu Dương Minh Châu, là căn cứ nổi tiếng của khu vực miền Đông Nam Bộ, cũng
như trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, được gọi là chiến khu C. Xứ uỷ Nam Bộ
và Bộ Tư Lệnh Nam Bộ từng lấy rừng Tà Dơ, Đồng Rùm làm căn cứ chống Pháp. Các
cơ quan xứ uỷ Nam Bộ và các tiểu đoàn quân chủ lực Nam Bộ lần lượt trú quân bảo
vệ căn cứ xứ uỷ Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Đơng trước đóng qn ở chiến khu D,
căn cứ Mã Đà, về sau cũng dời về chiến khu Dương Minh Châu.
Miền Đơng Nam Bộ, trong đó có Tây Ninh, là vùng đất biên giới, có vị trí địa lí
chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vào Sài Gòn [35, tr 9], quan trọng cả về kinh tế,
chính trị, quân sự, văn hóa xã hội và giao lưu quốc tế. Đây là địa bàn quan trọng và

sống còn trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Đây cũng là khu
vực đơng dân, có tiềm lực kinh tế lớn, có 2 cảng, nhiều sân bay, hệ thống đường giao
thông đường thủy và đường bộ nhiều, quan trọng. Trong đó tỉnh Tây Ninh là vùng
nằm Tây Bắc cửa ngõ Sài Gòn, là nơi mà Mĩ-Ngụy đặc biệt chú trọng, là tuyến phòng
thủ vào Sài Gòn.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, địa thế rừng núi Bắc Tây Ninh rất thuận
lợi cho cách mạng miền Nam xây dựng căn cứ của miền Nam. Thực tế trong cuộc
chiến tranh chống Mĩ cứu nước, bọn Mĩ-Nguỵ đã dùng bom đạn, chất độc hố học
Diơxin phá hoại những khu rừng bạt ngàn ở Tây Ninh hòng làm mất nơi ẩn náu của bộ
đội ta. Nhưng cuối cùng chúng phải khiếp sợ và thất bại. Cũng trong thời kỳ kháng
chiến chống Mĩ, căn cứ Bắc Tây Ninh; căn cứ Dương Minh Châu là nơi tập kết huấn


20

luyện và thành lập các đơn vị bộ đội chủ lực của miền Đông Nam Bộ và cả miền Nam
như: các sư đoàn 5, sư đoàn 7, sư đoàn 9 và trung đoàn 4 độc lập của miền. Căn cứ
Dương Minh Châu là nơi tập kết, huấn luyện, chuyển quân liên hoàn giữa các căn cứ
khác như căn cứ Bời Lời (Trảng Bàng), căn cứ Bến Đình, Bến Dược thuộc hệ thống
địa đạo Củ Chi, với căn cứ rừng Nhum, Hoà Hội thuộc huyện Châu Thanh tạo thế
chân kiềng vững chắc và là nơi làm bàn đạp để đánh giặc có ý nghĩa chiến lược cực kỳ
quan trọng trong kháng chiến.
Trong lịch sử lâu đời gắn liền giữa hai dân tộc, hai quốc gia, Tây Ninh khi được
thành lập đã có mối quan hệ hồ hiếu tuy đơi lúc cũng xảy ra xung đột chiến tranh. Dù
vậy, nhân dân hai nước khu vực gần biên giới có gần giống chung tập qn, văn hố
thường xun qua lại bn bán, làm ăn, trao đổi sản phẩm nơng nghiệp hàng
hố…Bên cạnh đó truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm giữa hai nước được
thể hiện rõ nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau đó là chống Mĩ. Tạo
điều kiện cho Tây Ninh xây dựng các căn cứ kháng chiến, di chuyển, đóng qn, tiếp
nhận hàng hố chi viện từ miền Bắc vào miền Nam dễ dàng hơn so với các chiến khu

khác. Từ sau phong trào Đồng Khởi, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân
miền Nam chuyển sang giai đoạn mới. Để thống nhất sự chỉ đạo và phù hợp với tình
hình thực tiễn của cách mạng miền Nam nói chung và ở Tây Ninh nói riêng, ngày
20/12/1960 mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời [35, tr 32]. Trước
đó tháng 12/1960 Trung Ương Cục miền Nam ra đời (trên địa bàn xã Tân Lập huyện
Tân Biên). Tại đây, Trung Ương Cục, Quân Uỷ và Bộ chỉ huy miền Nam, Mặt Trận
dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam
Việt Nam dừng chân tại Tây Bắc Tây Ninh, để lãnh đạo và chỉ đạo cho cách mạng
miền Nam chống đế quốc Mĩ và chế độ Nguỵ quyền Việt Nam Cộng Hoà trong điều
kiện thuận lợi nhờ vị trí chiến lược quan trọng này của tỉnh Tây Ninh.
Ngồi ra, địa phận huyện Trảng Bàng ở phía Nam của tỉnh Tây Ninh giáp ranh
với huyện Củ Chi, cách Sài Gịn 40 km cũng là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng, là
chốt chặn vào cửa ngõ thủ đơ Sài Gịn của nguỵ. Đây là nơi có căn cứ Bời Lời, địa
đạo An Thới, rất thuận lợi cho thế phịng thủ và tiến cơng của bộ đội ta, Nên Mĩ-Nguỵ


21

xem đây là thế tam giác giữa Đức Hoà - Long An - Củ Chi – Hc Mơn - Sài Gịn;
Thanh Tuyền – Bến Cát – Sơng Bé (sau này là Bình Dương) một khu vực có truyền
thống cách mạng, cũng là nơi cung cấp sức ngưởi, sức của cho địa phương và miền
Đơng Nam Bộ. Nên có lúc Mĩ-Nguỵ sáp nhập vào Sài Gịn – Chợ Lớn có lúc tách ra
vào một phần tỉnh Hậu Nghĩa.
Do vị trí chiến lược hết sức quan trọng của tỉnh Tây Ninh trong cuộc chiến
tranh xâm lược của Mĩ-Nguỵ được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói với các tướng
lĩnh cùng với tướng Westmoreland Tư Lệnh các lực lượng quân viễn chinh của Mĩ ở
miền Nam Việt Nam tham dự ngày 2/1/1966 rằng: “ Các ơng phải nhớ rằng trên tồn
bộ ba vùng chiến thuật, vùng ngoại vi Thủ Đô nơi mà tôi quan tâm nhất là Tây Ninh
chiến trường này ở vào giai đoạn nào củng ác liệt nhất. Phía sau biên địa là Cam-Bốt
Thánh đường của Việt Cộng, nơi lý tưởng cho Bắc Việt tuồn người, tuồn súng đạn,

lương thực vào xâm nhập, nơi chính quyền Bắc Việt mặc cả với ơng Xihanuc, rừng
rậm phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh này là đặc khu của Việt Cộng miền Nam. Chúng ta
không thể chấp nhận để Việt Cộng đóng đơ ở một nơi chỉ cách chúng ta không đầy
100 cây số. Không chấp nhận tức là chúng ta phải đánh, đánh bằng mọi hoả khí
chúng ta có, đánh bằng qn lực Việt Nam và bằng lực lượng đồng minh. Tôi cũng tái
khẳng định với các ông rằng: Đây là chiến trường ta phải đánh, phải giữ cho đến khi
toàn thắng Cộng Sản ở miền Nam” [8, tr 656].
Mĩ-Nguỵ cũng biết vùng đất Tây Ninh có truyền thống yêu nước đấu tranh
chống giặc ngoại xâm từ lâu đời nên đây sẽ là căn cứ đầu não lãnh đạo kháng chiến
chống Pháp ở Nam Bộ. Chính vì thế trước khi hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra, Mĩ đã cử
tướng Collins dẫn đầu một phái đoàn quân sự và chính trị sang Việt Nam thị sát tình
hình, trong chuyến đi ấy tướng Collins đã đến Tây Ninh để khảo sát tình hình và ngay
sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết và có hiệu lực. Ngồi ra, cùng với việc xây
dựng bộ máy hành chính, Mĩ-Nguỵ cũng đã xây dựng lực lượng quân đội tay sai từ xã
lên huyện. Chúng bắt các thanh niên vào dân vệ và lập dân vệ đồn, đơn dân vệ lên
thành bảo an, và thành lập các sư đoàn chủ lực mới. Tháng 9/1945 Diệm cấp tốc đưa
trung đoàn 39 thuộc sư đoàn chủ lực 13 lên lập căn cứ Tua Hai cịn có tên gọi là thành


22

Nguyễn Thái Học. Cách thị xã Tây Ninh 7 km về hướng Bắc trên đường lên biên giới
Cam pu chia, đồng thời còn xây đựng thêm nhiều đồn bốt cấp đại đội trong vùng
kháng chiến cũ như: Đồn cần Đăng, đồn Xa Mát, đồn Kà Tum, đồn Bàu Cỏ làm lá
chắn từ xa bảo vệ thị xã Tây Ninh và xa hơn cả là Thủ đơ Sài Gịn của Nguỵ quyền.
Tóm lại, Tây Ninh là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng mà MĩNguỵ ln tìm mọi cách ngăn chặn, đánh phá liên tục trong thời gian diễn ra cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975.
1.1.3. Truyền thống yêu nước chống giặc và phong trào cách mạng
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã nhiều lần cầm vũ khí đứng lên

chống giặc ngoại xâm để giành lại hoặc giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Trong tất
cả những cuộc đấu tranh đó, nhân dân Việt Nam khơng những đã xây dựng được một
ý chí đồn kết chiến đấu kiên cường, mà cịn có những sáng tạo kiệt xuất về tài thao
lược. Vì thế, nhân dân đã nhiều lần đánh bại được những đội quân xâm lược có qn
số đơng và mạnh hơn ta gấp nhiều lần, lập nên những chiến cơng oanh liệt.
Hồ chung một lòng trung kiên với đất nước, nhân dân Tây Ninh cũng hăng hái
quyết tâm chống giặc cứu nước như Bác Hồ đã dạy: “ Các vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Với tinh thần và ý chí sắt đá nêu cao
truyền thống của nhân dân “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, “ giặc đến nhà đàn, bà
cũng đánh”. Quân và dân Tây Ninh đã đánh trả mọi sự bình định lấn chiếm trong suốt
thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975, trong đó, tiêu biểu
là giai đoạn 1960-1969.
Từ sau Hiệp định Nhâm Tuất, ngày 5/6/1962, triều đình Huế đã chấp nhận giao
ba tỉnh miền Đơng Nam Kì cho Pháp. Nhân dân ba tỉnh miền Đơng anh dũng đứng lên
chống Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Quyền và Thiên Hộ Dương có sự kết
hợp của nghĩa quân Pucômbô-Campuchia chống Pháp (1866-1871) [35, tr 11]. Cũng
theo hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh bãi binh. Quan đại thần nhà Nguyễn ở phủ Tây
Ninh là Khâm Tấn Trường, dùng chiến thuật không tuân lệnh bãi binh, rút về An Cơ


23

(Châu Thành) lập căn cứ kháng chiến. Căn cứ An Cơ nằm trên khu đất cao có thành
luỹ dưới thành có rạch Sóc Ơm tạo thành hào bao xung quanh và luỹ tre kiên cố.
Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Khâm Tấn Trường dùng chiến thuật “ Bẫy gỗ”, cung
tên “ hỏa hổ” đẩy lùi nhiều đợt tấn công của Pháp. Cuối cùng Pháp cử tướng
Larcleauze chỉ huy bao vây căn cứ kết hợp Việt gian chỉ lối cuối cùng nghĩa quân
chiến đấu anh dũng, Khâm Tấn Trường quyết không để rơi vào tay giặc ông đã tuẫn
tiết để giữ trọn khí phách. Căn cứ tan vỡ, Pháp đàn áp dã man. Cũng trong thời gian
này, Tây Ninh có lãnh binh Két về trấn nhậm ở Bến Cầu. Lợi dụng địa hình rừng rậm,

vừa có đầm lầy, ơng lập căn cứ ở Long Giang, Long Khánh chống Pháp. Đêm tối ơng
cho qn lính đột kích đốt đồn giặc, sau đó dùng gương, tên tẩm độc giết giặc. Vì thế
nhân dân tôn ông là “ thần đầu đỏ”. Pháp tổ chức truy lùng bắt bớ, ông phân tán lực
lượng và tiếp tục đánh Pháp, tồn tại kéo dài nhiều năm ở Bến Cầu. Nhiều cuộc khởi
nghĩa chống Pháp, tuy thất bại nhưng đã để lại dấu son chói lọi trong nửa sau thế kỉ
XIX và bài học kinh nghiệm về sau ở Tây Ninh trong phong trào yêu nước.
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lê Nin được truyền bá vào Việt Nam, đặc biệt là khi
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, phong trào cách mạng trong nước đã
được soi sáng. Các phong trào công nhân từ tự phát đã chuyển thành tự giác. Những
đốm lửa cách mạng được hình thành. Các tổ chức Cộng sản Đảng đầu tiên như ở Gò
Chai, Suối Đá, Phước Chỉ, Long Khánh, Giồng Nầng, Quán Cơm, Trảng Bàng, Gò
Dầu, Dương Minh Châu, Châu Thành…. lần lượt ra đời.
Sau ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945, kinh tế Tây Ninh bị giảm sút nghiêm trọng
do chính sách vơ vét bóc lột của Pháp-Nhật phục vụ chiến tranh. Điều này đã làm ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhân dân ta ở Tây Ninh. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tái
chiến Nam Bộ, sau đó đánh chiếm các vùng ven Sài Gòn. Quân Pháp đánh lên Tân
Ninh theo quốc lộ 1 lên Quốc lộ 22. Nhưng chúng đi đến đâu cũng gặp sức kháng cự
mạnh mẽ của nhân dân ta: Suối Sâu, Trâm Vàng, Bến Kéo và thị xã Tây Ninh.
Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết đã tạo điều kiện cho ta có thời gian
củng cố lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến. Ở Tây Ninh, ban lãnh đạo đã củng cố
tổ chức, ổn định tình hình. Lực lượng vũ trang Tây Ninh được Khu ủy củng cố biên


24

chế thành chi đội 11 hoạt động theo đường lối chiến tranh du kích đánh thắng nhiều
trận lớn như Xóm Mới (Lợi Thuận-Bến Cầu). Tháng 3/1951, Hội nghị Trung ương lần
thứ nhất (khóa II) quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam. Ngày 6/9/1954,
Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương cục miền Nam, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và
các khu ủy. Tháng 5/1951, Trung ương cục miền Nam chia thành 2 liên khu: phân liên

khu miền Đông và phân liên khu miền Tây, lập huyện căn cứ Dương Minh Châu. Bộ
tư lệnh Nam Bộ, phân khu Liên ủy miền đơng về đóng ở Tây Ninh lấy vùng Tà Dơ
(Đồng Rùm- TÂn Châu) làm căn cứ. Từ 1953-1954 hịa chung khơng khí chống Pháp
trong chiến cuộc Đơng Xuân 1953-1954, các lực lượng vũ trang đã tiến hành lối đánh
chia lửa, chống càng quét. Kết quả, quân và dân Tây Ninh đã chiến thắng trận Bời Lời
tiêu diệt 1 tiểu đoàn Pháp. Tháng 7/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định
Giơ-ne-vơ được kí kết, Pháp rút khỏi nước ta, chính quyền tay sai tan rã, quân và dân
Tây Ninh giành chính quyền tiến tới Tổng tuyển cử trong cả nước.
Tuy nhiên, ngay sau đó, đế quốc Mĩ và bọn tay sai Ngơ Đình Diệm đã trắng
trợn khơng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ mà tiếp tục nhảy vào miền Nam, Việt Nam
lập căn cứ quân sự và biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Từ năm 19551959 MĨ-Diệm đã đàn áp, bắt bớ, đánh và giết rất nhiều những người yêu nước. Nổi
lên là hàng ngàn người bị xử chém, tù đày. Ngày 20/7/1955 chúng bắn chết ơng Tám
Đường Bí thư thị ủy, tấn cơng vào vùng giải phóng Gị Dầu, Châu Thành, Trảng
Bàng, Dương Minh Châu. Chúng đưa luật 10/59, lê máy chém đi khắp nơi để sát hại
những người yêu nước. Ngày 12/3/1960 chúng đưa ơng Hồng Lê Kha thường vụ tỉnh
ủy về Tam Hạp (Châu Thành) xử chém nhằm làm lung lay ý chí đấu tranh của nhân
dân ta [35, tr 29].
Trước sự xâm lược và can thiệp của Đế quốc Mĩ và bọn tay sai Ngơ Đình Diệm,
qn và dân Tây Ninh đã thể hiện nhiều phong trào đấu tranh chống Mĩ-Ngụy. Trước
chính sách tàn ác và thâm độc của Mĩ- Ngụy Tỉnh ủy chỉ đạo các cán bộ nồng cốt về
bám dân, bám làng để dễ hoạt động và bảo tồn lực lượng với nhiều hình thức đấu
tranh như: năm 1955 có 6000 tín đồ Cao Đài hơ khẩu hiệu “Đả đảo Ngơ Đình Diệm”
“Hồ Chí Minh mn năm”, ngảy 22/2/1957 ơng Hà Minh Trí (Mười Thương) nhận


25

chỉ thị của thường vụ xứ ủy Nam Bộ lên Bn Mê Thuột tìm cách ám sát Ngơ Đình
Diệm nhưng không thành. Ngày 23/10/1955 Mĩ phế truất Bảo Đại, đưa Ngơ Đình
Diệm làm tổng thống, quần chúng nhân dân phản đối vạch mặt kẻ thù. 10/1957, nhân

dân Gò Dầu, Trảng Bàng,… phản đối chống bắt lính, cuối 1959 Mĩ-Diệm phát xít hóa
bộ máy cai trị tàn sát phong trào cách mạng miền Nam.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã tiến hành Đại hội và thông qua nghị quyết
15 (1/1959). Nội dung Nghị quyết chỉ rõ: “con đường phát triển cơ bản của cách
mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” [19, tr
165]. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là
lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu,
kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ sự thống trị của đế quốc và phong kiến,
dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Nghị quyết 15 có ý nghĩa vơ cùng to
lớn, đáp ứng nhu cầu của cách mạng miền Nam lúc này. Làm xoay chuyển tình thế,
đưa cách mạng miền Nam tiến lên, tiêu biểu là phong trào “Đồng Khởi”.
Xuất phát từ Mỏ Cày-Bến Tre, phong trào cách mạng sau đó đã lan sang tồn
bộ các tỉnh miền Nam, trong đó ở Tây Ninh, tiêu biểu là chiến thắng Tua Hai ngày
26/1/1960. Tua Hai là căn cứ cách thị xã Tây Ninh 7km thuộc xã Đồng Khởi, Châu
Thành, căn cứ này thuộc Trung đoàn 31, thuộc đoàn 21 chủ lực Ngụy. Chiến thắng
này đã mở đầu cho phong trào vũ trang ở tồn miền Nam, phá vỡ từng mảng chính
quyền Ngụy, góp phần làm phá sản hồn tồn bộ chiến lược “chiến tranh đơn
phương” của Mĩ, đưa cuộc cách mạng ở miền Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng
bước sang một giai đoạn mới.
Tóm lại từ khi hình thành và phát triển, cùng với cả nước, vùng đất Tây Ninh
vừa phải tiến hành xây dựng, phát triển địa phương, vừa phải thực hiện nhiệm vụ đấu
tranh bảo vệ Tổ Quốc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nhân
dân Tây Ninh đã phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, nêu cao ý chí
về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
1.2. Quân và dân Tây Ninh chống Mĩ-Ngụy trước năm 1960


×