Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Niên luận trung đại 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.06 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THỀ KỲ X ĐẾN THẾ KỶ XVII

ĐỀ TÀI:

HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ CHÂM
MSSV: K38. 606. 028
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÀ AN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
Đề tài: Hình ảnh con người trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
1


1.
1.1.

Khái quát chung
Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh
Miện, Hải Hưng. Ông thuộc dịng dõi khoa hoạn, từng ơm lý tưởng hành đạo, đã
đi thi và có thể đã ra làm quan, sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi
rừng Thanh Hóa. Người ta khơng rõ năm sinh cũng như năm mất của ông, mà
chri biết là ông sống cùng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học
là Phùng Khắc Khoan.


Nguyễn Dữ sáng tác không nhiều. Theo những người đi trước ghi chép lại
thì tác phẩm được truyền tụng và được biết đến nhiều nhất của ông là Truyền kỳ
mạn lục. Đúng như tên gọi, tác phẩm này gồm 20 câu chuyện li kỳ xảy ra trên
đất nước Việt Nam (cách chia số câu chuyện do hậu thế chia để tiện theo dõi,
không phải cách chia của tác giả), viết bằng văn xi, có xen lẫn văn biền ngẫu
và thơ ca.
1.2.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
• Nhan đề tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục là những câu chuyện ly kỳ được ghi chép lại sau khi thu
thập chúng ở trong dân gian. Lấy tên tác phẩm như vậy, dường như Nguyễn Dữ
muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của mình rằng ơng chỉ ghi chép lại những câu
chuyện ấy mà thôi. Tuy nhiên, đọc Truyền kỳ mạn lục, ta có thể thấy rằng,
Nguyễn Dữ đã rất dụng công ghi chép, sửa chữa lại nội dung sao cho phù hợp
nhất, đặc biệt là chuyển từ khẩu ngữ (lời kể của người dân) thành văn viết mà
vẫn giữ được nội dung chính của mỗi câu chuyện. Từ đó, người đọc xưa cũng
như nay đã đón nhận tác phẩm như một sáng tác văn học hơn là một công trình
sưu tầm.
• Nội

dung tác phẩm

Tác phẩm ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, khi mà chế độ phong kiến Việt
Nam đang đi xuống, xã hội khơng cịn ổn định, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay
gắt, cái ác, cái xấu bủa vây, đời sống người dân vô cùng cơ cực, lầm than. Chính
vì vậy, ở Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã lên án, tố cáo mạnh mẽ những tệ
trạng của một xã hội phong kiến suy thối, đả kích hôn quân, bạo chúa, những
thuần phong mỹ tục bị bôi xấu. Đó là bọn vua chúa “dối trá, tham dục, đem hết

sức dân, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố
Hoa Nhai […] hình phạt có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ
dâng lời ngay thì phải giết, kẻ nói điều nịnh thì được thưởng, lịng dân động
lay…”, bọn quan lại nịnh thần “theo hùa, trước sau nối vết” (Câu chuyện đối
đáp của người tiều phu núi Na). Đó là bọn đội lốt người xuất gia mà làm điều
2


xằng bậy như tên sư Vô Kỉ trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị, hay hai tên
Hộ pháp trong truyện Cái chùa hoang ở Đông Triều “vào buồng để ghẹo vợ
người”. Đó cịn là bọn lái bn sống dựa vào thế lực đồng tiền (Chuyện người
nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, …). Không chỉ tố
cáo sự thối nát của xã hội, ta còn thấy trong Truyền kỳ mạn lục là những lần
điêu đứng, những cái áp bức mà nhân dân phải chịu: cảnh nhà cửa tan nát vì sai
nha, phục dịch (Chuyện Lí tướng qn), cảnh chết đói, chết đường, chết chợ
(Chuyện yêu quái ở Xương Giang)…
Bản thân Nguyễn Dữ là một nhà nho nhưng bất mãn với thời cuộc mà về ở
ẩn nên sẽ không lạ khi mà trong Truyền kỳ mạn lục, ta thấy được hình ảnh
những con người lạc thời, chọn lối sống ẩn dật để bảo tồn khí tiết. Đó là hình
ảnh ơng Tiều núi Na (một số bản là núi Nưa), hình ảnh Từ Thức trả ấn tín, từ
quan “ta khơng thể vì số lương năm đấu gạo đó mà buộc mình trong áng lợi
danh”.
Đặc biệt, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng đã rất táo bạo khi đề cập
đến vấn đề vai trị người phụ nữ, tình cảm cá nhân mà cụ thể ở đây là đề cao
tình u đơi lứa. Khơng những là tình cảm trai gái thơng thường, đó cịn là tình
u giữa con người với tiên, ma; thậm chí có những chuyện cịn đề cập đến vấn
đề tính dục như Chuyện Cây gạo. Qua ngịi viết của Nguyễn Dữ, ta thấy được
những tình cảm nam nữ, những nhục dục, đó chỉ là những nhu cầu hiển nhiên
của con người, nó khơng phải là cái gì đó quá xấu xa mà xã hội phong kiến thời
đó với hệ tư tưởng Nho gia đã quá khắt khe, và rất ít khi đề cập đến nó. Điều

này đã thể hiện góc nhìn mới mẻ và nhân văn của Nguyễn Dữ về con người và
xã hội.
Qua Truyền kỳ mạn lục, người đọc còn cảm nhận được một tinh thần dân
tộc mạnh mẽ, đồng thời thể hiện sự rạn nứt, lung lay của hệ tư tưởng phong kiến
trong tác giả. Ở truyện Câu chuyện ở đền Hạng Vương, đây là câu chuyện duy
nhất đề cập đến các nhân vật trong dã sử Trung Quốc, nhưng nhắc đến là để tôn
lên hình ảnh con người Đại Việt chí khí, bản lĩnh, Hồn Tơn Thốc đã thẳng thắn
chỉ trích cả Hạng Võ lẫn Lưu Bang về những việc phi nhân nghĩa mà họ đã làm.
Bên cạnh đó, trong suốt 20 câu chuyện, ta thấy đều là những sự vật, sự việc trên
đất Việt ta, đó là sự thể hiện tinh thần tự hào dân tộc rõ ràng nhất của tác giả.
Không những thế, Nguyễn Dữ là một trí thức phong kiến, một nhà Nho nhưng
lại đưa vào tác phẩm của mình những điều phi Nho giáo: yếu tố kỳ ảo, những
yếu tố tính dục, những cái mà theo quan niệm phong kiến là sai trái (Tử bất ngữ:
quái, lực, loạn, thần). Nó còn là sự mâu thuẫn ngay trong con người Nguyễn Dữ
khi mà ơng nhìn con người ở những góc độ rất nhân văn với sự cảm thông sâu
sắc, trong các câu chuyện của mình, khơng có nhân vật nào ơng tỏ ra là coi
khinh, đả kích, một cách trực diện hay đưa những ý kiến cá nhân. Tuy nhiên,
3


sau đó lại là những lời bình thể hiện rõ tư tưởng Nho gia. Phải chăng, sự mâu
thuẫn đó xuất phát từ việc ông nhận thấy được những cái bất cơng, phi lí của hệ
tư tưởng, của xã hội, nhưng bản thân lại là một nhà Nho nên ông vẫn muốn bảo
vệ thể diện của Nho gia mà như vậy.
Tóm lại, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện được những góc
nhìn mới về con người, xã hội bằng việc vạch trần những góc khuất, đề cao
những giá trị tốt đẹp của con người ấy, xã hội ấy.
2.

Nội dung chính

2.1.
Hình ảnh người phụ nữ

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam, luôn chịu sự chi phối
mạnh mẽ của các nguyên tắc ứng xử đạo đức chung theo quan niệm của Nho
giáo và các chuẩn mực về phẩm hạnh mà cụ thể là "tam tòng tứ đức"; chính
những quan niệm bất cơng về vị trí, vai trị, số phận của người phụ nữ đã đưa họ
tới số phận éo le, vào bi kịch thân phận và những bi kịch xã hội - con người
không thể biện hộ. “Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, vì thế, trước
những vấn đề đó của cuộc sống, văn học khơng thể đứng ngồi. Và số phận
người phụ nữ trong xã hội cũ luôn là trăn trở của nhiều nhà văn nhà thơ đương
thời. Trong tập “Truyền kì mạn lục”, tác giả Nguyễn Dữ đã dành 11/20 thiên
viết về người phụ nữ: Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, Chuyện đối tụng ở Long
cung, Chuyện nàng Thuý Tiêu, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện
người con gái Nam Xương, Chuyện Lệ Nương, Chuyện cây gạo, Chuyện nghiệp
oan của Đào thị, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây
và Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
2.1.1.

Những người phụ nữ chun chính: vừa có ngoại hình đẹp, vừa
trí tuệ, tài năng

Nhắc đến vẻ đẹp của người phụ nữ, điều đầu tiên mà ta nghĩ tới là vẻ đẹp
ngoại hình. Trước Truyền kỳ mạn lục, vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ
khơng hoặc rất ít khi nhắc tới. Trong văn học dân gian, vẻ đẹp của người phụ nữ
chủ yếu là vẻ đẹp trong lao động, vẻ đẹp về phẩm chất con người. Ta từng thấy
một cô Tấm ngoan hiền, nết na, bước ra từ quả thị; một cô con gái Út nhà phú
Hộ trong truyện Sọ Dừa chỉ được nói đến ngoại hình bằng hai từ “xinh đẹp”. Ta
cũng từng gặp cô bé Lọ Lem hay lam, hay làm, thật thà, với những ước mơ đẹp,
đây cũng chính là một mơ típ chung về đặc điểm nhân vật người phụ nữ trong

văn học dân gian Việt Nam. Đến văn học viết từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, vẻ đẹp
của người phụ nữ tuy chưa được miêu tả một cách chi tiết, giống như cái cách
mà Nguyễn Du dùng để miêu tả chị em Thúy Kiều, nhưng ở Truyền kỳ mạn lục,
ta thấy được Nguyễn Dữ không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp tài năng của con người
mà cịn chú ý đến cả ngoại hình của họ nữa.
4


Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ ln là một vẻ đẹp đáng được trân
trọng và đề cao, bản chất của họ sinh ra vốn đã đẹp chính vì thế trong mỗi
truyện của Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ đều ca ngợi vẻ đẹp của các nhân vật
với thái độ trân trọng và yêu thương nhất: “Dương Thị là một người đàn bà
đẹp” (Chuyện đối tụng ở Long cung), “Vũ Thị Thiết tính tình thùy mị nết na lại
thêm tư dung tốt đẹp” (Chuyện người con gái ở Nam Xương), đó là nàng Nhị
Khanh, con gái quan Thiêm thư Phùng Lập Ngôn, tuy không được miêu tả chi
tiết, tỉ mỉ nhưng thông qua các từ như “gái sắc”, “yêu vì sắc” đã đủ làm người
đọc phần nào phát họa được tư dung xinh đẹp của nàng… Nhưng chưa dừng lại
ở việc miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, ơng cịn đi sâu vào khám phá những nét đẹp
tâm hồn, tư chất của họ với thái độ trân trọng, đề cao.
Thật vậy, ngồi vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất, họ cịn có những tư chất,
tài năng hơn người. Đào Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị) và Nhị
Khanh (Chuyện cây gạo) đều là những người phụ nữ giỏi văn chương, nàng
Đào Thị “thông hiểu âm luật và chữ nghĩa”, có tài ứng khẩu thành chương
được vua khen ngợi và đặt cho tiểu tự là “ả Hàn Than”. Tài văn chương của
nàng không ai sánh bằng “Các quan chưa ai nối được vần, nàng Đào liền ứng
khẩu được ngay”, nàng Nhị Khanh như Trình Trung Ngộ nhận xét đó là “Văn
tài của nàng, khơng kém gì Dị An ngày xưa”. Hay truyện Cuộc nói chuyện thơ
ở Kim Hoa, Ngụ Lan Chi cũng là một người giỏi thơ phú, được Thuần hoàng đế
yêu tài và mời vào cung dạy cho các cung nữ. Nếu trong giai đoạn này, để ca
ngời về tài văn chương thì hầu hết các nhà văn sẽ hướng đến hình tượng để ca

ngợi những bậc văn nhân đó là những đấng nam nhi, anh tài, kiệt xuất thế
nhưng Nguyễn Dữ đã hướng đến người phụ nữ. Nhìn nhận họ dưới góc độ là
một những con người tài năng, đáng được xem trọng và ngợi ca.
Trong giai đoạn này, người phụ nữ là một trong những đối tượng bị xem rẻ
và thấp hèn nhất trong xã hội lúc bấy giờ, cái phẩm chất, tài năng cịn khơng
đáng được chú ý đến huống chi hoàn cảnh xuất thân hay ngoại hình. Thế nhưng
Nguyễn Dữ đã nêu bật và đề cao, trân trọng vẻ đẹp ngoại hình, tư dung của
những người phụ nữ, cho ta thấy được tính nhân văn nhân đạo sâu sắc trong ông
và trong các sáng tác của ơng.

2.1.2.

Những người thủy chung trong tình u đơi lứa, tình cảm vợ
chồng; có vai trị quan trọng trong cuộc sống gia đình.

5


Đó là nàng Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khối Châu) là nàng
Vũ Thị Thiết tính tình thùy mị, nết na “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tơ
son điểm phấn, từng đã ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”; đó
là nàng Vũ Nương “Trước đã không vẹn tiết để theo chồng/Sau lại nỡ cam tâm
mà hàng giặc/Gửi chiếc thân ở trong muôn chết”,…
Trong truyện Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nguyễn Dữ đã cho
thấy vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người phụ nữ, cụ thể là nàng Nhị Khanh
trong truyện. Nàng vốn là một người con gái“tuy hãy còn nhỏ nhưng sau khi về
nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục và thờ chồng rất cung
thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền”; khi chồng nàng là Trọng Quỳ
theo cha vào Nghệ An nhậm chức, hai người phải xa nhau biền biệt sáu năm liền
không hề tin tức, nàng bị bà cơ họ Lưu vì tham tiền mà ép gả nàng cho tướng

quân họ Bạch, nhưng Nhị Khanh nhất mực không đồng ý, đã một lịng một dạ
thủy chung, thủ tiết chờ chồng, khơng vì tiền bạc mà chấp nhận việc ép gả,
“quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác”. Nhưng
khốn nỗi thay, chồng nàng là Trọng Quỳ thì lại là kẻ chơi bời, phóng đãng để
mắc kế Đỗ Tam, đem vợ mình cuộc vào canh bạc. Nhị Khanh thà quyên sinh
chứ không chịu đem thân trao cho người khác. Cái chết của nàng lại một lần
nữa cho thấy tấm lịng trinh bạch và đó cũng là sự đau khổ tột cùng của người
phụ nữ, khi bị chính người chồng mình từng u thương xem như một món đồ
dùng để trao đổi trong cuộc chơi. Nàng là điển hình cho người phụ nữ đức hạnh,
cam chịu, hy sinh.
Hay nàng Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) điển hình cho
mẫu phụ nữ “thuỳ mị nết na”, “tư dung tốt đẹp”, là người con dâu chí hiếu,
người vợ mẫu mực và người mẹ hiền từ, khi chàng ra trận, nàng căn dặn chân
thành tha thiết “chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về
quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”; nàng một mực thủ
tiết chờ chồng “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tơ son điểm phấn, từng đã
nguội lịng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”; nàng chăm sóc mẹ chồng,
chu đáo việc hậu sự khi mẹ chồng trăm tuổi “mong ông xanh kia chẳng phụ con
cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ” và một mình nuôi dạy con trai hết sức ân
cần và chu đáo, không bao giờ than thở hay phiền trách. Thương nhớ chồng
trong những ngày xa cách, nàng thường hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo đó
là cha của đứa trẻ. Có ngờ đâu cái nỗi thương nhớ, sự bong đùa con trẻ đó lại
chính là bi kịch của đời nàng vì sự ghen tng mù qng của Trương Sinh và

6


nàng phải minh oan bằng cái chết. Sự trong sạch của nàng đã được chứng minh,
nỗi oan đã được minh bạch. Phẩm chất của nàng thật hoàn hảo và hiếm có.
Đó là nàng Lệ nương (Chuyện Lệ Nương), dù bị bắt làm cung nữ trong cái

vạ Trần Khát Chân năm Kỹ Mão, mấy năm sau lại bị tướng nhà Minh bắt đi,
nguy hiểm và cái chết luôn cận kề nếu dám chống lại bọn giặc, nhưng nàng và
hai mỹ nhân nữa đã thà chết chứ không chịu nhục để bị đưa về Trung Quốc,
luôn một mực thủy chung với chồng, khi khơng giữ trịn được tiết hạnh, khơng
chấp nhận đầu hàng giặc nên đã chọn cái chết. Thật là một cái chết trinh liệt!
Họ là những người chung thủy, luôn chăm lo hiếu nghĩa, khao khát cuộc
sống yên bình, hạnh phúc. Chúng ta có thể thấy tinh thần nhân văn của Nguyễn
Dữ qua tác phẩm này chính là đã đề cao và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, tính
cách, suy nghĩa và hành động của người phụ nữ.
2.1.3.

Tiểu kết

Có thể nói, Nguyễn Dữ là tác gia Nho học có cái nhìn, quan điểm mới mẻ
và cơng bằng khi viết về người phụ nữ. Ông trân trọng họ từ vẻ đẹp ngoại hình
đến nhân phẩm. Là một nhà Nho, Nguyễn Dữ hiển nhiên mang quan điểm mỹ
học Nho gia vốn coi cái đẹp là cái đạo đức, cái gì phù hợp với đạo đức theo
quan niệm Nho gia là cái đẹp. Vì thế, những người phụ nữ được ơng xây dựng
với cảm hứng ca ngợi là điển hình cho kiểu người phụ nữ tuân thủ các chuẩn
mực của người phụ nữ truyền thống: công dung ngôn hạnh, trinh tiết, trinh liệt,
hơn nữa có thể lấy cái chết để chứng minh hay bảo vệ cho đạo đức của mình.
2.2.
Hình ảnh người nam nhi
2.2.1. Những người tài năng,

hiểu biết, có chí lớn

Người nam nhi trong xã hội phong kiến Việt Nam thường là những người
sớm làu thông kinh sử, chuyên lo chuyện công danh, sự nghiệp nên ở họ thường
toát lên ba đặc điểm chính đó là vẻ đẹp tài năng, hiểu biết và có chí lớn.

Chuyện gã trà đồng giáng sinh kể về anh thư sinh tên Thiên Tích ln
chăm chỉ học hành, nhà vì nghèo khó nên kiếm cách xin ở rể để được nuôi ăn
học, nhưng mọi người thấy anh nghèo mà khinh. Tích xin học một người thầy ở
Tiên Du, và được cưới vào hào mơn. Về sau Tích đỗ đạt làm quan, “là người
thờ vua thì trung, giữ mình thì liêm , trải thờ hai triều, chốn miếu đường lấy
làm ỷ trọng”, chỉ kém một chút vì khinh khi lúc trước mà báo phục, nhưng vì
được đạo nhân chỉ bảo mà từ bỏ, đi học đạo tu thân.Nhân vật Thiên Tích dù cho
nhà có nghèo khó, khốn khổ nhưng vẫn lúc nào cũng ni ý chí, chăm chỉ học
hành, dù có vào nhà giàu có nhưng vẫn khơng quên chuyện học hành, khi làm
7


quan thì vẫn biết giữ mình trong sạch, ln biết tìm ra đường sáng cho mình.
Hay nhân vật Ngơ Soạn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một người
khảng khái, cương trực, ln đấu tranh cho chính nghĩa mà quên thân mình, vì
thấy vị Thổ thần bị oan hồn giặc đất Bắc cướp chức vị, giả mạo oai linh mà làm
nhiễu dân chúng đã phá đền, lại hay vị Thổ thần đã đi kiện Thượng đế nhưng bị
bưng bít, tham của đút mà cũng chẳng giành lại được, thế là Soạn bị oan hồn
giặc đó giết chết, xuống đến âm ty, nhưng vẫn nhất mực can trường, quyết địi
lại lẽ phải: “Ngơ Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin
bảo rõ cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.” Chính vì cái lịng
chính nghĩa, thấy việc bất bình, làm hại người khác mà ra tay tương trợ, không
ngại phiền hà đến thân, dẫu cho có mất mạng cũng quyết lấy được lẽ ngay, mà
cuối cùng vị Thổ thần cũng lấy lại chức vị của mình. Qua một vài nhân vật
trong Truyền kì mạn lục, ta thấy được tính nhân văn trong tác phẩm qua việc
xây dựng nhân vật với những nét đẹp trong đạo đức tư cách, đó là sự chăm chỉ,
kiên cường, ý chí bền vững, tấm lịng chính nghĩa, trung với vua, hiếu với dân,
ln giữ cho tâm hồn được thanh sạch, đúng với chuẩn mực một trí thức, nhân
sĩ Nho gia.
2.2.2.


Những con người ngay thẳng, bảo vệ lẽ phải, chống lại cái ác

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, người Nam nhi thường là nhân vật
trung tâm, rất được coi trọng. Những người nam nhi ấy thường được xây dựng
là những người ngay thẳng, bảo vệ lẽ phải, chống lại cái ác. Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ mặc dù là những câu chuyện li kỳ, là những câu chuyện có
nhiều khác biệt cả về kiểu nhân vật cũng như thái độ , góc nhìn đối với nhân vật
nhưng những nét cơ bản, tiêu biểu ấy ở người nam nhi trong xã hội cũ vẫn được
đề cao. Thêm vào đó Nguyễn Dữ xuất thân cũng là một trí thức Nho học, tất
nhiên, tiếng nói đề cao những người đại diện cho mình khơng thể thiếu được.
Trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, nhân vật Ngô Tử Văn được
giới thiệu như sau: “Chàng vốn khảng khái, nóng nẩy, thấy sự tà gian thì khơng
thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương phương.” Khi
biết hồn ma tên tướng bại trận tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân làng, “Tử Văn
rất tức giận” “châm lửa đốt đền”. Thơng qua hình ảnh nhân vật Tử Văn, người
ta thấy rằng, người nam nhi cương trực ở đây không cần thiết phải là một kẻ sĩ
học sâu, biết rộng, mà nó cịn có thể là những nhân vật hết sức bình thường. Ví
như chàng Tử Văn, đó là một người bình thường, khơng được giới thiệu là
thuộc bao nhiêu cuốn sách, đã từng đọc qua bao nhiêu tài liệu nhưng chỉ với
việc dám thẳng tay bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ dân làng, khơng cho yêu ma

8


hoành hành đã đủ khiến người nam nhi như Tử Văn hiện lên với hình ảnh thật
đẹp biết bao.
Hay như trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đơng Trào, có nhân vật
Văn Tự Lập. Đây là một viên quan huyện rất có tâm, ln chun lo cho cuộc
sống nhân dân, thấy được những việc bất bình như trộm chó bắt gà thì chẳng thể

tha: “Có viên quan tên là Văn Tự Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang
tàn đổ nát, bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh kên nứa mà sửa chựa lại ít
nhiều.” Khi trong làng xảy ra sự mất cắp liên tục thì Tự Lập cũng tìm đủ mọi
cách để trừ gian cho dân. Thoạt đầu là cho binh lính canh phịng cẩn thận, sau
tới cầu cứu thần linh, thậm chí là tìm đến cả thầy dịch để coi bói quẻ. Tất cả
những việc làm của Tự Lập cho ta thấy hình ảnh của một vị quan thanh liêm, lo
cho dân, cho nước đêm ngày, khác hẳn với cái xã hội mà Nguyễn Dữ sống, nó
đang đi xuống về mặt ý thức hệ.
Vẫn là câu chuyện người nam nhi cương trực, dám đối đầu với thế lực yêu
ma, trong chuyện Chuyện tướng Dạ Xoa có nhân vật Dĩ Thành: “Kẻ kỳ sĩ ở hạt
Quốc Oai, họ Văn tên là dĩ Thành, tính tình hào hiệp, không chịu để ma quỷ mê
hoặc.” Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm ghi chép lại những câu
chuyện li kỳ nên hầu khắp tác phẩm ta đều thấy hình ảnh tiên, ma xuất hiện.
Dường như tiên, ma chi phối và tham gia rất nhiều vào cuộc sống sinh hoạt của
người dân. Dân thường từ thờ phụng, tới sợ hãi đều dường như bị giam trong
một nhà tù tinh thần bởi thế lực vơ hình ấy. Ở truyện Chuyện tướng Dạ Xoa thì
lại khác, nhân vật Dĩ Thành không những không sợ yêu ma mà sau này, còn làm
chủ và lợi dụng yêu ma để làm những chuyện tốt đẹp cho nhân dân. Từ nhân vật
Dĩ Thành, ta thấy người nam nhi toát lên một vẻ đẹp khảng khái, cương trực và
đầy tài năng. Họ dám đối đầu với cái xấu, cái ác để bài trừ chúng và làm giàu
thêm cuộc sống nhân dân. Cái nhìn nhân văn của Nguyễn Dữ khơng chỉ khiến
những thói hư tật xấu của xã hội lộ tẩy mà còn khiến con người trong xã hội ấy
đẹp hơn bao giờ hết.
2.2.3.

Những kẻ sĩ lạc thời

Như đã nói ở trên, xã hội Nguyễn Dữ đang sinh sống là một xã hội mà chế
độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng. Những kẻ xu nịnh tồn tại
bên cạnh vua khiến người tài khơng được trọng dụng. Vì cảm thấy khơng hợp

thời thế, chịu nhiều uất ức mà những những kẻ sĩ thời này đã lui về tìm lối sống
ẩn cư, thú vui với thiên nhiên mà giữ tâm hồn trong sạch. Như trong Chuyện đối
đáp của người tiều phu ở núi Nưa, lão tiều phu có một bài ca rằng:
“Sáng chừ ta ra đi,
Chiều chừ ta về ngàn.
Áo ta mặc chừ sẵn đây cây lá,
9


Cổ ta đeo chừ nào chuỗi cỏ lan.
... Mặc ai xe ngựa,
Mặc ai phố phường,
Nước non riêng chiếm , bụi đời không vương.”
Lão tiều phu ngày ngày đi kiếm củi để đổi lấy cá và rượu, khi thảnh thơi
thì làm bạn với gió trăng, lấy hoa cỏ tự nhiên làm phục sức, mặc cho người đời
áo gấm giàu sang, đem lịng toan tính, bon chen, chỉ mong giữ cho tâm mình
“bụi đời khơng vương”, sống an nhiên, vui vẻ. Hay trong nhân vật Thổ thần
trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã nói rằng: “Tơi đã định thưa kiện,
nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở. Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút,
đều bênh vực cho nó cả. Khư khư một chút lịng thành thực, khơng làm thế nào
để thông đạt được lên cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi.” Vị thổ
thần cũng tượng trưng cho người ẩn sĩ, vì hàm oan, mà bề trên, người đời chỉ
tham tài, mà không xét đến sự thực, vì đau lịng, uất ức, thấy bất lực mà đành lui
về một nơi ẩn nhẫn. Hình tượng người ẩn sĩ thể hiện cái nhìn nhân văn khơng
chỉ ở ca ngợi lối sống an vui, tĩnh tại, với lương tâm trong sạch mà cịn thể hiện
cái nhìn cảm thơng, đau xót cho một thế hệ người tài nhưng vì bất mãn với thời
cuộc mà không thể đem cái tài, cái tâm của mình phục vụ cho dân, cho nước.
2.2.4.

Những nam nhi chung thủy, nghĩa tình.


Thơng thường, trong xã hội trung đại, vấn đề chung thủy nghĩa tình, người
ta thường nói đến nhân vật người phụ nữ. Nhưng Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ thì lại khác, ơng đã dành rất nhiều những trang viết của mình cho
nhân vật nam nhi với phẩm chất chung thủy, nặng tình.
Trong Chuyện đối tụng ở Long cung có nhân vật Trịnh thái thú làm quan ở
Hồng Châu. Vợ của quan Trịnh là Dương thị không may bị bọn thủy quái bắt đi,
lúc ấy, “Trịnh Thái thú tiếc ngọc thương hoa, nỗi buồn thật không sao kể xiết,
chỉ đứng giữa trời mà nghẹn ngào than thở, không biết làm sao được.” Quan
Trịnh lúc này đang làm quan, xét theo chế độ đa thê của xã hội phong kiến Việt
Nam hồi ấy, quan Trịnh hoàn toàn có thể khơng cần phải q quan tâm tới người
vợ đã bị yêu ma bắt đi, và lấy cho mình một người phụ nữ khác làm vợ. Tuy
nhiên, quan Trịnh đã không làm vậy, ông “buồn nản bỏ quan về, chôn một cái
mả hờ dưới chân núi Đốn, hằng ngày ở một mình trong cái lầu nhỏ.” Hành
động từ giã áo quan để về ở ẩn chỉ vì một người phụ nữ là chuyện chúng ta
hiếm gặp trong các sáng tác trước Nguyễn Dữ. Hầu hết các nhà Nho xưa từ
quan đều vì lí do thời cuộc, do lạc nhịp hoặc khơng chấp nhận được hiện thực
triều đình.
10


Ta cũng liên tục bắt gặp rất nhiều những hình ảnh các nhân vật nam trong
Truyền kỳ mạn lục là những người rất trọng tình nghĩa, nhất là với người phụ
nữ mình yêu. Chuyện Lệ Nương kể về câu chuyện tình yêu giữa chàng Phật
Sinh và nàng Lệ Nương. Phật Sinh và Lệ Nương vốn là đôi thanh mai trúc mã
nhưng vì Lệ Nương bị bắt vào cung nên đơi trẻ đã bị chia lìa. Nhận được thư Lệ
Nương để lại, Sinh “rất là đau thương, bỏ cả ăn ngủ. Rồi vì cơ hơn sự đã hỏng,
bèn thiên ra ở ngồi miền đơng. Nhưng vì nặng tình với Lệ Nương, Sinh chưa
nỡ lấy ai cả.” Sau đó, Sinh khơng từ bỏ mà vẫn khơng ngừng tìm kiếm bằng đủ
mọi cách. Cũng qua việc chàng đi tìm người yêu, ta thấy được Phật Sinh khơng

chỉ chung tình mà cịn là người rất tài giỏi, đã dám dâng bài sách giúp vua đánh
giặc; khơng màng danh lợi vì sau khi dẹp tan giặc Tàu, Sinh không đợi vua luận
công mà đã từ giã các tướng sĩ, tiếp tục hành trình đi tìm người yêu. Mặc dù tới
khi đoàn tụ cũng là lúc hai người hai thế giới, chỉ gặp nhau trong mơ, nhưng
thông qua câu chuyện này, ta cũng thấy được, đằng sau cửa Khổng, sân Trình
khơng chỉ có những Nho sĩ chỉ lo việc nước, ngâm cứu sách vở, những người
mang trong mình tư tưởng trọng nam khinh nữ mà cịn có cả những con người
dám vượt lên định kiến xã hội, sống chung thủy, nghĩa tình.
2.2.5.

Những kẻ cậy quyền uy, chức trọng mà làm trái đạo lí.

Khơng chỉ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người nam nhi, người nhân sĩ trí
thức, Nguyễn Dữ cịn thể hiện một góc nhìn khác về người kẻ sĩ, trí thức, đó là
góc nhìn phê phán. Như lời của thầy Dương Trạm trong Chuyện Phạm Tử Hư
lên chơi thiên tào: “Ngày nay những người mặc áo nhà nho, đeo dải nhà nho thì
lại khác hẳn. Họ thường đổi họ để đi học, thay tên để đi thi; hễ trượt đỗ thì đổ
lỗi mờ quáng cho quan chấm trường, hơi thành danh thì hợm mình tài giỏi hơn
cả tiền bối, chí khí ngơng ngáo, tính tình tráo trở, thấy thầy nghèo thì lảng
tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ, khơng biết rằng ngày thường dắt dẫn rèn cặp
phần nhiều là cái công đức của thầy bạn. Vả như ta ngày xưa, dạy có đến mấy
nghìn học trị, giao du ở kinh đơ rất nhiều bè bạn thế mà sau ta mất, nghe có
người đai vàng, mũ bạc, có người quan cả ngơi cao, nhưng khơng hề một ai tìm
đến thăm viếng mồ ta mà tưới lên một vài chén rượu”. Chỉ bằng một đoạn nói
chuyện rất ngắn thơi nhưng những góc tối, những điều trái luân thường nhà nho
dường như hiện rõ trước mắt. Những thói hư, tật xấu, những việc mua quan, bán
chức, những cái vong ơn, trái đạo thầy trị, đó là những điều đã xảy ra vào thời
điểm Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục, khi mà chốn quan trường lợi danh
bon chen, ý thức hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo lung lay, chế độ phong kiến
đang trên đà đi xuống.


11


Trong một câu chuyện khác của Truyền kỳ mạn lục cũng đề cập đến vấn đề
này, đó là Chuyện Lí tướng quân. Lí Hữu Chi xuất thân từ một người làm ruộng
, tính tình dữ tợn, hơn người ta ở cái có sức khỏe, giỏi đánh trận nhưng lại
khơng hay chữ. Nhờ được tiến cử mà Lí được cầm một cánh qn, giữ chức
tướng qn, từ đó, Lí ỉ quyền cao mà làm càn: “[…] dựa lũ trộm cướp như lịng
ruột, coi người nho sĩ như cừu thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài […]. Người trong
vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều
vai sung, tay rách”. Thay vì nói một cách chung chung thì trong câu chuyện
này, Nguyễn Dữ đã chỉ ra người thật, việc thật, đi từ cái chung đến cái riêng, cái
cụ thể.
Hay như trong Chuyện nàng Túy Tiêu, tên quan quốc trụ họ Thân, một kẻ
nham hiểm, tham lam, nhũng nhiễu nhân dân: “chỉ là đồ yếu hèn mà làm đến
bậc Vệ Hoắc, kêu xin chạy chọt, lúc nào ở cửa cũng rộn rịp người ra vào, vàng
bạc trong nhà chồng chất đầy rẫy. Trừ ra gặp phải hỏa tai, của cải trong nhà ấy
có cách nào tiêu mịn đi được.” Hình ảnh những tên quan tham như Vệ Hoắc,
như Lí Hữu Chi xuất hiện tuy không nhiều trong Truyền kỳ mạn lục, dung
lượng dung để miêu tả về mỗi người trong từng chuyện cũng không nhiều
nhưng cũng đủ để người ta cảm nhận về một xã hội Việt Nam thế kỷ XVI vô
cùng phức tạp, hỗn độn, cùng với đó là sự tha hóa về mặt đạo đức của một bộ
phận quan lại, nho sĩ thời bấy giờ.
Như vậy, thông qua Truyền kỳ mạn lục, tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa
biết bao nhiêu là tính xấu của một phần kẻ sĩ, trí thức lúc bấy giờ, nào là danh
hão nhà nho, ngông cuồng, hợm hĩnh, trọng tiền tài mà quên đi tình nghĩa, tráo
trở. Tác giả phê phán như vậy để trong thế đối sánh với nét đẹp trong phẩm chất
thực của một người có học, càng nhấn mạnh thêm cái đức hạnh của con người
cần phải giữ gìn và xem trọng, chứ khơng phải cái “đai vàng, mũ bạc, ngôi cao”

kia.
2.3.

Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Dữ thơng qua hình ảnh con người
trong Truyền kỳ mạn lục

“Nhân văn” hiểu theo ý nghĩa từng từ tố, “nhân” là người, “ văn” là vẻ đẹp.
“Nhân văn” có thể hiểu như là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác
phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người với
những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm
hồn,tình cảm, phẩm cách,…

12


Truyền kỳ mạn lục đã vượt ra khỏi tên gọi khiêm tốn của nó mà trở thành
một bản cáo trạng đanh thép với toàn bộ giai cấp thống trị ở xã hội mà Nguyễn
Dữ đang sống, từ đó tốt lên một giá trị nhân đạo sâu sắc. Thơng qua hình ảnh
con người, tác giả đã gửi gắm vào đó những tư tưởng nhân văn cao cả.
Thơng qua hình ảnh con người, tác giả đã tố cáo một cách mạnh mẽ xã hội
phong kiến đương thời thối nát. Những tên quan quân cậy quyền uy mà chà đạp
lên đầu dân, làm cho dân cơ cực, lầm than, những kẻ không biết chăm lo cho
đời sống nhân dân mà chỉ lo tư lợi cá nhân. Nguyễn Dữ cũng đã vạch trần, tố
cáo bản chất xấu xa của giai cấp thống trị, phơi bày những tệ trạng trong xã hội
như những nhà tu hành không giữ giới, đam mê tửu sắc, lười biếng lao động mà
núp dưới bóng chùa làm điếu xằng bậy. Đó cịn là hình ảnh những tên bn
sống dựa vào đồng tiền, những nho sinh hư hỏng, trụy lạc,…
Cũng với hình ảnh con người, Nguyễn Dữ đã cho ta thấy thái độ đề cao
những con người có cốt cách thanh cao, lánh đục về trong. Việc kẻ sĩ lựa chọn
cuộc sống ẩn dật thực chất là do họ bất hợp tác với giai cấp thống trị. Giữa cái

xã hội rối ren, vua không ra vua, tôi không ra tôi, gian thần lộng hành thì hình
ảnh người kẻ sĩ ẩn dật ấy lại càng nổi bật. Tất nhiên, thái độ lánh đục tìm trong,
cho thấy sự bất lực của kẻ sĩ trước thời cuộc nhưng ta vẫn thấy được trong đó là
vẻ đẹp thanh cao trong tâm hồn con người. Đặc biệt, theo một số nhà nghiên
cứu, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục được viết trong thời gian Nguyễn Dữ cũng
đang ở ẩn, nên hình ảnh ơng tiều núi Nưa,…có thể cịn là hình ảnh của chính
Nguyễn Dữ.
Ở Truyền kỳ mạn lục, vấn đề tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi, vấn đề
người phụ nữ là những điều mà tác giả đặc biệt dành rất nhiều trang viết. Mặc
dù vẫn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nhưng thời kỳ này,
con người đã dần tự ý thức về mình nên họ bắt đầu có những dấu hiệu muốn
thốt ra khỏi sự kìm kẹp của ý thức hệ phong kiến. Thơng qua hình ảnh con
người, dù là nam nhi hay phụ nữ, tác giả cũng đều rất quan tâm đến phẩm cách
chung thủy, nghĩa tình, đến vẻ đẹp tài năng, trí tuệ của họ. Đó là những cái nhìn
cơng bằng đầu tiên của Nguyễn Dữ về người phụ nữ. Họ khơng chỉ đẹp về
ngoại hình, mà so với nam nhi, họ cũng có thể làu làu kinh sử, giỏi giang, hiểu
biết, ứng đối nhanh, họ cũng có quyền chủ động trong tình yêu. Đặt con người
trong những tình cảm cá nhân, Nguyễn Dữ đã thể hiện thái độ trân trọng những
tình cảm thiêng liêng giữa người với người. Đồng thời, thông qua bi kịch của
những người phụ nữ sống trọn nết, chết chịu tiếng oan hoặc số phận khơng như
mong muốn, tác giả cịn thể hiện sự cảm thông, đồng cảm sâu sắc đối với những
người phụ nữ đương thời. Thực tế ngoài đời, người phụ nữ không được yêu tự
do, không được chủ động, nhưng trong những trang viết của mình, ơng cho các
nhân vật được làm điều ấy.
13


Mặc dù có những lúc ơng cịn phóng bút đề cập tới vấn đề tính dục, nhưng
điều đó khơng làm xấu đi hình ảnh con người mà cịn là cách mà Nguyễn Dữ
muốn gửi gắm sự trân trọng những cảm xúc cá nhân của con người, muốn thể

hiện sự phản kháng mạnh mẽ đối với lễ giáo phong kiến hà khắc, cùm kẹp con
người.
2.4.

Tiểu kết

Tóm lại, Truyền kỳ mạn lục đã gửi đến cho người đọc chúng ta một hình
ảnh rất chân thực về người nam nhi thời bấy giờ.
Đó là những người thư sinh ngày đêm đèn sách, nuôi trong mình biết bao
chí lớn được lo cho dân, cho nước. Họ có tài năng, có đạo đức, họ ln mong
muốn được góp sức mình cho dân, cho nước.
Tuy nhiên, không phải cứ tài năng, muốn giúp đời là được đáp lại bởi thời
đại họ sống là thời đại quan tham nhũng nhiễu dân đen, bọn xu nịnh, tệ mua
quan bán tước xảy ra, ý thức hệ khủng hoảng làm cho hiền tài khơng được trọng
dụng. Hình ảnh ơng Tiều núi Nưa là hình ảnh đại diện cho rất nhiều những kẻ sĩ
cùng thời, có tài mà khơng gặp vận nên đành chôn vùi tài năng sau mái cỏ, lều
tranh, làm bạn với thiên nhiên, muông thú để giữ cho mình khí chất thanh cao,
tránh những cái vẩn đục của thế tục.
Bên cạnh những vẻ đẹp của người quân tử, Nguyễn Dữ cũng rất công bằng
khi đề cập đến cả những kẻ tham quan, ô lại làm cho nhân dân khổ cực, lầm
than. Đó cịn là những thầy tu núp bóng, tha hóa nhân cách, khơng trọn đạo.
Dù là bất kỳ ai, nam nhi hay người phụ nữ thì họ cũng đều rất bình đẳng
dưới ngịi bút Nguyễn Dữ.
3.

Kết luận

Truyền kỳ mạn lục đánh dấu một bước phát triển cao của loại văn xuôi tự
sự chữ Hán trong nền văn học dân tộc. Ở đời Trần, Việt điện u linh chủ yếu ghi
chép truyện các danh nhân dựa vào thần tích, nag đậm tính chất lịch sử hươn là

văn học. Lĩnh Nam chích quái ở đầu thời Lê đã biết chép truyện dựa vào những
truyền thuyết dân gian phong phú, hấp dẫn, có nhuận sắc thêm ít nhiều cho câu
chuyện được hoàn chỉnh. Tới Truyền kỳ mạn lục, vẫn là những sưu tập về các
câu chuyện li kỳ trong nhân gian nhưng Nguyễn Dữ đã biến cơng trình sưu tập
ấy thành một cơng trình văn học. Ở đó người ta thấy được dấu ấn cá nhân của
Nguyễn Dữ trong từng trang truyện.
Khơng chỉ là những sáng tạo, Nguyễn Dữ cịn gửi gắm trong tác phẩm của
mình rất nhiều những cái nhìn, những quan điểm, những tư tưởng nhân văn mới
14


mẻ, vừa trân trọng, ngợi ca con người, đặc biệt là người phụ nữ, vừa vẫn bảo
toàn được nhà Nho, tầng lớp mà ông cũng là một người trong số đó.
Ở Truyền kỳ mạn lục, con người hiện lên khơng đơn giản là những con
người mang vẻ đẹp hoàn thiện. Người phụ nữ khơng chỉ có những người xinh
đẹp, chung thủy, nết na, tài năng mà cịn có cả những cô gái không làm trọn đạo,
lẳng lơ. Người nam nhi không chỉ là những chàng thư sinh nơi cửa Khổng, sân
trình mà cịn là những người có cảm xúc cá nhân, dám sống bằng cảm xúc ấy,
trọn vẹn nghĩa tình. Bên cạnh đó cịn là những kẻ sĩ khơng qua được ải mĩ nhân,
đam mê sặc dục, tham quyền, tư lợi, làm điều xằng bậy, mưu hại dân lành. Tuy
nhiên dù viết về nhân vật phản diện hay chính diện, người ta vẫn thấy những
nhân vật ấy có những vẻ đẹp riêng. Có người thì tài năng như nhân vật Đạo thị
trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Lí tướng quân trước khi là một kẻ làm
trái đạo trời, hắn ta cũng là một tên tướng tài trong việc mưu lược binh đao. Vì
vậy có thể nói rằng, trong tồn bộ tác phẩm của mình, ngịi bút Nguyễn Dữ ln
cố gắng làm đẹp nhất có thể hình ảnh con người trong xã hội cũ. Có thể họ xấu
xa nhưng xét về mặt nào đó, họ vẫn đẹp, chúng ta cần có những cái nhìn cơng
bằng hơn về những người này.
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm mang trong mình nhiều giá trị cả về nội
dung lẫn nghệ thuật, cho ta cái nhìn mới mẻ về con người trong xã hội cũ. So

với những tác phẩm cùng thời, Truyền kỳ mạn lục đã đạt đến mọt trình độ điêu
luyện của loại văn tự sự, xứng đáng được mệnh danh là “Thiên cổ tùy bút”.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×