Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Dạy học tác phẩm “rừng xà nu” của nguyễn trung thành theo chủ đề tích hợp vẻ đẹp của con người việt nam trong văn xuôi thời chống mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 14 trang )

Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1/ Tên hồ sơ dạy học: Dạy- học tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành theo chủ đề tích hợp vẻ đẹp của con người Việt Nam trong văn xi thời
chống Mĩ (có vận dụng kiến thức liên mơn: Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, và
những kiến thức về hội họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường)
2/ Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức: Địa lí, Lịch sử, Giáo dục cơng dân và những kiến thức về hội
họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường để:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu- biểu tượng của cuộc sống
đau thương nhưng kiên cường và bất diệt
- Cảm nhận hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh
thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng
- Nắm được chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật,
giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm
Cụ thể:
+ Vận dụng kiến thức Địa lí để nắm được vị trí địa lí, địa hình của vùng đất
Tây Ngun. Kiến thức này giúp HS hiểu hơn cuộc sống gắn bó với núi rừng của
những nhân vật trong tác phẩm ( Tích hợp bộ mơn Địa lí )
+ Vận dụng kiến thức lịch sử: +)Đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ thất bại hồn
tồn. Để cứu vãn tình thế, giữa năm 1965 Nhà Trắng đã thay đổi chiến lược, chuyển
sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và
quân đồng minh Mỹ cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh vào trực tiếp tham
chiến ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân ở miền Bắc. Cả nước đang sục sôi không đánh Mĩ, dân tộc ta đứng trước
trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống.. Kiến thức
này giúp học sinh hiểu rõ hơn về hồn cảnh ra đời của tác phẩm. ( Tích hợp bộ mơn
Lịch sử )


+ Sau hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm 2 miền. Cách mạng
miền Nam rơi vào thời kì đen tối.Trong những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng
cường khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng:đề ra đạo luật 10/59,
đặt cộng sản ngồi vịng pháp luật, thẳng tay tàn sát những người yêu nước của ta.
Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi hỏi cần phải có những biện pháp quyết
liệt để đưa cách mạng thốt khỏi thời kì khó khăn, thử thách.Trước tình hình đó,
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã quyết định để nhân dân miền
Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chínhquyền Mĩ- Diệm. Ngày 17/1/1960,
cuộc "Đồng khởi" nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó phong trào nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh
Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn của chính quyền địch.Từ Bến Tre, phong trào lan
rộng
ra
khắp
Nam
Bộ,
Tây
Nguyên

Nam Trung Bộ. Đến năm 1960, cách mạng đã làm chủ được nhiều thôn, xã thuộc ở
Nam Bộ, ven biển Trung bộ và Tây Nguyên. KIến thức này giúp HS hiểu được bối
1


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

cảnh lịch sử mà tác phẩm phản ánh. Qua đó thấy được tội ác của Mĩ và chính quyền
tay sai. Đồng thời, thấy được tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường, lòng yêu
nước nồng nàn của đồng bào Tây Nguyên. (Tích hợp bộ môn Lịch sử )
+ Vận dụng kiến thức hội họa, âm nhạc để cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của hình

tượng rừng xà nu và vẻ đẹp của con người Tây Ngun( Tích hợp bộ mơn Hội họa,
Âm nhạc )
+ Từ hình tượng nhân vật Tnú (và một số nhân vật trong tác phẩm) là hình
tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Việt Nam trong thời kì chống Mĩ , GV hướng
dẫn HS làm rõ trách nhiệm của thanh niên trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.Từ đó giúp HS tiếp xúc với dạng đề bài NLXH từ một vấn đề văn học (Tích
hợp bộ mơn Giáo dục cơng dân, tích hợp phân mơn Đọc văn với phân môn Làm
văn)
+ Khi đọc hiểu văn bản “Rừng xà nu”, GV hướng dẫn, khơi gợi, dẫn dắt để
từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu trong tác phẩm, liên hệ đến ý thức bảo vệ
môi trường: Trong tác phẩm, rừng như là biểu tượng che chở cho dân làng, cùng
dân làng đánh giặc,…Ơng cha ta thường nói “Rừng vàng biển bạc”, chính vì vậy,
chúng ta ra sức bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trống, trồng thêm cây xanh và không
được chặt phá rừng. Trong thời chiến, rừng cùng con người đánh giặc, che chở cho
nhân dân. Thời bình, rừng ngăn lũ lụt, cung cấp bóng mát và khí CO2 Hãy bảo vệ
rừng, rừng là lá phổi, là cuộc sống của chúng ta.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức liên mơn: Địa lí, Lịch sử,
Giáo dục công dân và những kiến thức về hội họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường để
đọc hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, kĩ năng học tập theo hướng tích hợp
liên mơn để khắc sâu kiến thức: Chỉ cần học một mơn, một bài là có thể nắm vững
và nhớ lâu hơn những kiến thức ở các mơn học khác có liên quan.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức đọc văn vào giải quyết một
đề bài NLXH; kĩ năng tổng hợp kiến thức theo một chủ đề để phân tích, so sánh,
nâng cao.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức trách nhiệm
của bản thân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. ( Đó chính là mối quan hệ
giữa văn học và đời sống, là chức năng của văn học- Một kiến thức thuộc phân mơn

Lý luận văn học )
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy
sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng vận dụng tổng hợp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng
phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình trước đám đơng
3/ Đối tượng dạy học của bài học:
- Số lượng học sinh: 34 em- Lớp: 12B5 - Khối: 12
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học:
Dự án mà tôi thực hiện là một bài đọc văn lớp 12 theo chủ đề tích hợp: Vẻ
đẹp của con người Việt Nam trong văn xi thời chống Mĩ” . Học sinh có những

2


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

thuận lợi là các em đã được học và được đọc một số tác phẩm văn xi khác có liên
quan đến chủ đề này nên rất thuận tiện trong quá trình cảm nhận.
4/ Ý nghĩa của bài học:
* Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học:
Qua thực tế quá trình dạy học, tơi nhận thấy rằng:
- Dạy học theo chủ đề tích hợp là một việc làm rất thiết thực, có ý nghĩa theo
định hướng phát huy năng lực của HS và phát huy được sự sáng tạo của GV trong
việc đổi mới phương pháp dạy học ( Dạy học một bài nhưng GV có thể giúp HS
xâu chuỗi những bài học khác có cùng một chủ đề để các em có điều kiện so sánh
nhằm khắc sâu kiến thức)
- Việc tích hợp kiến thức các mơn học vào học mơn Ngữ văn là hết sức cần
thiết. Điều đó địi hỏi người GV bộ mơn khơng chỉ nắm chắc kiến thức bộ mơn
mình dạy mà cịn phải khơng ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn Ngữ
văn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, giáo viên không chỉ áp dụng

việc dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho một tiết dạy hay một bài dạy mà
còn áp dụng được cho nhiều tiết dạy học khác trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Mặt khác, tơi nhận thấy rằng: Được học những bài học theo chủ đề tích hợp
này sẽ giúp HS hứng thú hơn, hệ thống hóa kiến thức một cách nhanh chóng, hiểu
sâu rộng hơn những vấn đề đã đặt ra trong bài học. Và trên cơ sở đó, giúp các em
nhớ lại các kiến thức đã học và nắm bài những môn khác tốt hơn.
* Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp đồng thời làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối
với học sinh so với các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ..
- Học xong tác phẩm “Rừng xà nu”, khơng những HS có kiến thức hiểu biết
về những nhà văn Nguyễn Trung Thành gửi gắm trong tác phẩm mà các em cịn
hình dung được vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa sinh hoạt đời thường và hình ảnh chiến
đấu của những con người xứ sở cồng chiêng. Trí tưởng tượng của các em sẽ phong
phú hơn khi tự mình phác họa những nét vẽ về hình ảnh rừng xà nu và hình ảnh Tnú
trong đoạn cao trào của tác phẩm. Và điều quan trọng là từ lòng yêu nước, tinh thần
chiến đấu và căm thù giặc sâu sắc của các nhân vật trong tác phẩm, các em đã xác
định được cho mình trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.
- Trong thực tế, tôi nhận thấy khi soạn bài dạy học theo chủ đề tích hợp, có
vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn
những vấn đề đặt ra trong bài dạy. Từ đó, giáo viên có vốn hiểu biết phong phú hơn,
tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học sẽ linh hoạt hơn, sinh động
hơn.
5/ Thiết bị dạy học. học liệu:
Giáo viên:

3



Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Giáo án viết tay và giáo án trình chiếu, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ
năng, tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh”
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học có liên quan đến cơng nghệ thơng tin
- Máy tính, màn hình tivi
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: Các đoạn video về
chiến tranh cục bộ, phong trào Đồng khởi; nhạc phẩm: “Tình ca Tây Ngun” của
nhạc sĩ Hồng Vân, các hình ảnh minh họa: chân dung nhà văn Nguyễn Trung
Thành, bản đồ địa lí Việt Nam, các sơ đồ khác có liên quan đến bài dạy.
Học sinh:
-Vở ghi, vở soạn, tranh ảnh tự vẽ về tác phẩm “Rừng xà nu”. Phần trình bày
dự án của các nhóm. Đọc lại một số tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, “Những đứa con trong
gia đình” của Nguyễn Thi, “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu.
-Nhóm diễn xuất tiến hành tập diễn đoạn cao trào: Tnú không cứu sống vợ
con, mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy ( chỉ mang tính minh họa), dân làng nổi dậy
(Phân công vai rõ ràng, phù hợp)
6/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng bảng đen kết hợp tivi
- Sắp xếp phịng học hình chữ U, HS ngồi theo nhóm có trang trí biển hiệu tên của
nhóm mình. HS trang trí những bức tranh tự vẽ của các nhóm hình ảnh rừng xà nu
và hình ảnh Tnú và dân làng trong đoạn cao trào trong phòng học để tạo khơng khí
tiếp nhận bài thơ.
* Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài:
(HS giới thiệu bài học để rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đơng)
* Bài mới: GV giới thiệu cấu trúc bài học trên máy chiếu (Bài học được học trong 2
tiết)

Tiết 1:
* Hoạt động 2:I. Tìm hiểu chung:
Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà qua nhiều
kênh thông tin khác nhau, học sinh đưa ra
những ý cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm.
GV giao quyền điều hành cho lớp trưởng tổ
chức giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung
Thành. Lớp trưởng mở đoạn video giới
thiệu về tác giả.Một HS trình bày, các HS
khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý:
1. Tác giả (sinh năm 1932)
- Cuộc đời (Sgk)

4


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

- Gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên
- Phong cách nghệ thuật:
+ Viết về những vấn đề trọng đại, thiêng liêng của dân tộc
+ Tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Nhân vật chính: những con người anh hùng
+ Giọng văn: hùng tráng, trữ tình, suy tư
2. Tác phẩm “Rừng xà nu”
a) Hồn cảnh sáng tác: HS trình bày hồn cảnh sáng tác tác phẩm; GV hướng
dẫn HS bổ sung, khái quát ý chính:
Năm 1965: Mĩ tấn cơng ồ ạt miền Nam -> cả nước sục sơi khơng khí đánh Mĩ

PV: Tác phẩm ra đời vào năm 1965. Lịch sử Việt Nam thời kì này giúp gì cho em
trong việc nắm rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? ( HS trả lời; GV bổ sung, định
hướng khái quát: Đầu năm 1965 Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh
phá ác liệt miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn cùng thời muốn viết
“ Hịch thời đánh Mĩ”. “Rừng xà nu” được viết đúng vào thời điểm mà cả nước ta
trong khơng khí sục sơi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của
chiến trường miền Trung Trung bộ. )-> ( Tích hợp mơn Lịch sử )
*GV lưu ý bối cảnh lịch sử tác phẩm phản ánh: Mặc dù ra đời năm 1965 nhưng bối
cảnh lịch sử mà tác phẩm phản ánh 1960 (cụ thể là cuộc nổi dậy của đồng bào Tây
Nguyên trong thời kì Đồng khởi)
PV: Năm 1960, cách mạng miền Nam gắn với sự kiện nào? (HS trả lời; GV bổ
sung, định hướng khái quát: Ngày 17/1/1960, cuộc "Đồng khởi" nổ ra ở ba xã điểm
là Định Thủy, Phước HIệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó
phong trào nhanh chóng lan rộng ra tồn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn của
chính quyền địch.Từ Bến Tre, phong trào lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ. Đến năm 1960, cách mạng đã làm chủ được nhiều thôn, xã
thuộc ở Nam Bộ, ven biển Trung bộ và Tây Ngun -> (Tích hợp bộ mơn Lịch sử)
PV: Em hãy xác định vị trí địa lí vùng Tây Nguyên trên bản đồ địa lí VN? ( Câu hỏi
này giúp HS hình dung và nhớ lại kiến thức đã học về bộ mơn địa lí: về các vị trí
địa lí trên bản đồ Việt Nam. GV trình chiếu bản đồ Việt Nam)-> ( Tích hợp bộ mơn
địa lí )

5


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

b) Đọc- tóm tắt tác phẩm
6



Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

GV mời 1->2 HS chọn đọc một vài đoạn tiêu biểu kết hợp đọc mẫu. GV nhận xét
giọng đọc của HS
Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm. GV nhận xét, minh họa bằng sơ đồ tư duy:

* Hoạt động 3: II. Đọc hiểu chi tiết văn bản:
1/ Ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu”
PV: Vì sao tác giả khơng đặt tên tác phẩm là Cây xà nu, Làng Xôman hoặc Câu
chuyện về Tnú mà lấy nhan đề là “Rừng xà nu”?
HS thảo luận nhanh theo từng bàn, đưa ra ý kiến
GV chốt ý bằng sơ đồ:

2/ Hình tượng rừng xà nu
GV chia lớp thành 4 nhóm: Các em đã tự đặt tên cho nhóm mình sao cho phù hợp
với nội dung bài học, tạo ấn tượng để nhớ kiến thức lâu hơn. Các nhóm tự đặt tên
là: “Sắc xà nu”, “Dáng xà nu”, “Hương xà nu” , “Lửa xà nu” và GV đã giao

7


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

việc về nhà cho các em thông qua phiếu học tập. Cá nhân HS soạn bài- GV kiểm
tra. Sau đó GV hướng dẫn HS làm việc nhóm ở nhà qua việc chuẩn bị dự án ( Dự
án được chuẩn bị trước 2 tuần. Đầu tuần 1: GV kiểm tra vở soạn cá nhân theo
phần chuẩn bị ở phiếu học tập. Cuối tuần 1: GV duyệt nội dung dự án của các
nhóm. Đầu tuần 2: GV yêu cầu các nhóm trao đổi dự án cho nhau để chuẩn bị câu
hỏi phản biện. Cuối tuần 2: GV kiểm tra sản phẩm của HS lần cuối cùng trước khi

trình bày chính thức ở lớp )
*Lên lớp:
Nhóm “Sắc xà nu” trình bày dự án định hướng đọc- hiểu hình tượng rừng xà nu
trên máy chiếu ( Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện) --> Các nhóm tranh
luận. GV chốt ý.

a/ Vẻ đẹp thực:
- Màu sắc: ngọn xanh rờn,
- Hương thơm: thơm ngào ngạt, thơm mỡ màng
- Hình dáng: hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời
- Bản tính: Ham ánh sáng
- Sinh trưởng: nhanh, khỏe, mọc tầng tầng lớp lớp
 Hùng tráng, đẫm tố chất núi rừng, mang hương vị Tây Nguyên-> Tình yêu
thiên nhiên của tác giả.
b/ Vẻ đẹp biểu tượng
- Biểu tượng cho những nỗi đau thương uất hận của người dân làng Xơman
(bị thương, chặt ngang nửa thân mình, đổ ào ào, từng cục máu lớn,…)
- Biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, bất khuất, kiên cường, phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam:

8


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

+ Sức sống bền bỉ, dẻo dai (cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con
mọc lên, đạn đại bác khơng giết nổi chúng, vết thương chúng chóng lành,…)
+ Sự tiếp nối các thế hệ( cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc
lên, thay thế những cây đã ngã)
+ Khát khao ánh sáng cũng giống như người dân làng Xơman khát khao ánh

sáng lí tưởng
c/ Vẻ đẹp nổi bật xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm
- Điệp khúc xanh trải dài bất tận từ đầu đến cuối tác phẩm
- Gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên
- Tham gia vào các sự kiện trọng đại của dân làng Xôman
d/ Nghệ thuật khắc họa hình tượng Rừng xà nu (Từ bao quát đến cụ thể, phối hợp
nhiều giác quan, miêu tả với nhiều tầng nghĩa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chiếu ứng)

GV tích hợp kiến thức bảo vệ mơi trường: Trong tác phẩm, rừng như là biểu tượng
che chở cho dân làng, cùng dân làng đánh giặc,…Vậy chúng ta cần phải làm gì đề
bảo vệ rừng?
HS:Chúng ta ra sức bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trống, trồng thêm cây xanh và
không được chặt phá rừng. Hãy bảo vệ rừng, rừng là lá phổi, là cuộc sống của
chúng ta.
Hết tiết 1
Tiết 2:
3/ Hình tượng con người Tây Nguyên
a/Nhân vật Tnú :

9


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

GV tiến hành cho các em diễn đoạn cao trào: Tnú chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị
đánh, Tnú không cứu sống vợ con, 10 ngón tay Tnú bị bốc cháy và dân làng Xôman
nổi dậy (HS đã tập luyện từ trước, thời gian: 5 phút)-> Hình thức “sân khấu hóa tác
phẩm” sẽ tạo hứng thú cho các em trong việc tiếp nhận bài học và đưa tác phẩm
đến gần hơn với các em.
Nhóm “Dáng xà nu” trình bày dự án đọc hiểu về hình tượng nhân vật Tnú. Các

nhóm khác đặt câu hỏi phản biện, tranh luận. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
- Tnú là người gan góc, dũng cảm , mưu trí (dẫn chứng)
- Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng( dẫn
chứng)
- Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc( dẫn chứng)
Tiêu biểu cho phẩm chất của con người Tây Nguyên và vẻ đẹp của thanh
niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ
- Câu chuyện bi tráng của cuộc đời của Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất cho
chân lí của lịch sử: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”-> Dùng
bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng
Chi tiết: mười ngón tay bốc cháy của Tnú: Ngọn lửa trên mười ngón tay Tnú thổi
bùng lên thành cuộc đồng khởi làm rung chuyển núi rừng
*Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
-Xây dựng nhân vật bằng cảm hứng sử thi (không gian, thời gian, giọng kể)
-Khắc họa nhân vật qua các hình ảnh mang tính biểu tượng (đơi mắt, bàn tay Tnú)
Gan góc, dũng cảm , mưu trí
Tnú
Kỉ luật cao, trung thành với cách mạng
Chân lí thời đại
trái tim u thương và sục sơi căm thù giặc
Câu chuyện bi tráng về cuộc đời
b/ Các nhân vật khác (Cụ Mết, Mai, Dít, Heng): Nhóm “ Dáng xà nu” trình bày
dự án đọc hiểu về các nhân vật Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng
*Cụ Mết:
- Ngoại hình ( quắc thước, ngực căng, bàn tay nặng trịch , giọng nói ồ ồ,…)
=> Nhân vật hiển hiện như một sự sống vững bền, như một cây xà nu đại thụ
- Tính cách ( u làng u nước, có ý thức giáo dục truyền thống cách mạng, bình
tĩnh, giàu tình yêu thương,…)
=> Mang nét đặc trưng của già làng Tây Ngun, là hình ảnh mang tính biểu trưng
cho nguồn cội, cho thế hệ những lớp cha anh với truyền thống anh hùng.

*Mai- Dít
- Mai: Sớm giác ngộ cách mạng, lớn lên trở thành người con gái dịu dàng, đầy tình
thương u, khơng chịu kht phục trước kẻ thù
- Dít: (là sự hiện thân và tiếp nối của Mai) Cô gái cứng cỏi, nghiêm khắc nhưng
giàu tình cảm
10


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Bé Heng: Hồn nhiên, vui tươi, háo hức làm cách mạng-> thế hệ “xà nu con” nối
tiếp truyền thống anh hùng
(Gv khái quát: Hình ảnh tập thể dân làng Xơman: Lớp cha trước lớp con sau- Đã
thành đồng chí chung câu quân hành”)
GV tích hợp mơn Giáo dục cơng dân, giúp HS tiếp cận với dạng đề bài NLXH từ
một vấn đề văn học: Các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật Tnú là những
hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì chống Mĩ. Từ
vẻ đẹp đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ
Tổ quốc hiện nay?
* Hoạt động 4: Tích hợp dạy học theo chủ đề:
Chủ đề: Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ”
* GV giới thiệu nhóm “Lửa xà nu” trình bày dự án : Vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ”-> ( Tích hợp dạy học theo chủ đề ) Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung, phản biện
Tích hợp với các tác phẩm đã được học và đã đọc: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng (1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ), “Những đứa con
trong gia đình” của Nguyễn Thi (1966 khi nhà văn cơng tác ở tạp chí Văn nghệ
Qn giải phóng), “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu ( xuất bản
1970), “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (1971, lúc cuộc kháng chiến
chống Mĩ diễn ra ác liệt).

- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia
đình, của quê hương, của dân tộc
- Những đau thương, mất mát mà kẻ thù gây ra cho họ tiêu biểu cho đau
thương, mất mát của cả dân tộc
- Họ là những người có lịng căm thù giặc sâu sắc, chiến đầu bằng sức mạnh
của lòng căm thù
- Mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, kiên cường , dũng cảm trong chiến
đấu
 Biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Sinh ra từ truyền
thống bất khuất

Anh
hùng, bất
khuất,
kiến
cường

Vẻ đẹp của
con người
VN trong
văn xi
chống Mĩ
Lịng căm thù giặc

11
sâu sắc

Mang
những

nỗi đau
thương,
mất mát


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG
* Hoạt động 5: III. Tổng kết:
*GV gọi một HS trình bày những nét chính về nội dung, nghệ thuật. GV chốt
kiến thức
1. Nghệ thuật:
- Bút pháp nghệ thuật mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+Lối trần thuật
+ Khắc họa thành cơng hình tượng rừng xà nu
+ Chân dung nhân vật vừa có nét cá tính vừa có phẩm chất khái qt
+Ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trang trọng, đầy chất thơ
2.Nội dung
- Vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu
- Vẻ đẹp tập thể dân làng Xôman
3. Chủ đề:
Ngợi ca tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung và khẳng định chân lí
của thời đại: con đường tất yếu phải đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương đó
là cùng nhau cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
* Hoạt động 6: Củng cố:
So sánh hình tượng nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” và nhân vật Việt trong “
Những đứa con trong gia đình”. Từ đó làm bật lên vẻ đẹp của thanh niên Việt Nam
trong những năm chống Mĩ. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
*Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài ở nhà:

Học bài cũ
- Đọc kĩ lại tác phẩm, tóm tắt văn bản, đọc thuộc lòng một số đoạn tiêu biểu
- Nắm vững nội dung bài học
- Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy
Chuẩn bị bài mới
- Soạn đọc thêm: Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ ( Sơn Nam)
Nhóm 1: câu 1- Nhóm 2: câu 2- Nhóm 3: câu 3- Nhóm 4: câu 4
*GV nhận xét, đánh giá chung về giờ học:
- HS chuẩn bị bài chu đáo:
+Phần soạn bài cá nhân đầy đủ, làm việc nhóm ở nhà rất tốt. Các nhóm vẽ tranh
tương đối đẹp
+Các nhóm trình bày dự án và phản biện đảm bảo yêu cầu, hiệu quả
+Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất nhưng nhóm được giao đã hồn
thành khá tốt u cầu, tạo khơng khí hứng thú cho lớp học
*Rút kinh nghiệm: Phần tranh luận giữa các nhóm cần ngắn gọn hơn
7/ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra
15 phút ( Kiểm tra ở tiết học của ngày học tiếp theo)
* Đề: Câu 1: ( 2đ ) Nêu chủ đề của tác phẩm “Rừng xà nu”
12


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

Câu 2: ( 3đ ) Kể tên 3 truyện ngắn của 3 nhà văn cùng thời viết về đề tài
kháng chiến chống Mĩ?
Câu 3: (5đ) Trình bày vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các tác phẩm văn
xuôi thời chống Mĩ
Yêu cầu cần đạt:
Câu 1: Ngợi ca tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung và khẳng định

chân lí của thời đại: con đường tất yếu phải đứng lên đấu tranh giải phóng quê
hương đó là cùng nhau cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
Câu 2: Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê, “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi,
Câu 3:
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia
đình, của quê hương, của dân tộc
- Những đau thương, mất mát mà kẻ thù gây ra cho họ tiêu biểu cho đau
thương, mất mát của cả dân tộc
- Họ là những người có lịng căm thù giặc sâu sắc, chiến đầu bằng sức mạnh
của lòng căm thù
- Mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, kiên cường , dũng cảm trong chiến đấu
Các lớp kiểm tra: 12B5 và 12B4 của trường THPT Nguyễn Huệ
Kết quả kiểm tra:


SỐ

GIỎI

KHÁ

TRUNG
BÌNH

YẾU

SL

TL(%) SL


TL(%) SL

TL(%) SL

TL(%)

12b4 33

0

0

8

24,2

14

42,4

11

33,4

12b5 34

15

44,1


9

26,5

10

29,4

0

0

* Nhận xét:
Nhìn vào bảng kết quả kiểm tra, tôi nhận thấy rằng:
Cũng dùng đề này nhưng kiểm tra ở lớp 12B4 ( Lớp khơng được học theo hình thức
đổi mới), tôi thu được kết quả thấp hơn nhiều so với lớp 12B5( Lớp được dạy- học
theo hình thức đổi mới: “Dạy -học theo chủ đề tích hợp”)
- Từ đó, bản thân tơi rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy- học và hình thức dạy- học. “Dạyhọc theo chủ đề tích hợp” là một hình thức mới gây hứng thú cho học sinh, phát
huy được năng lực của các em và thu lại được kết quả cao hơn rất nhiều so với cách
dạy- học bình thường như trước đây. Bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng hình thức
dạy- học này với nhiều bài học tiếp theo trong 3 khối lớp ở trường THPT.
Tải bản FULL (file doc 26 trang): bit.ly/3sUb5p2
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

13


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng


8/ Các sản phẩm của học sinh:
Lớp 12B5

lớp 12B4

4145574

14



×