TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA ĐIỆN TỬ
Bộ môn: Đo lường và Điều khiển Tự động
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP 1a
(2 TÍN CHỈ)
DÙNG CHO ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG, TỰ ĐỘNG HOÁ, HỆ THỐNG ĐIỆN,
THIẾT BỊ ĐIỆN, SPKT ĐIỆN, SPKT TIN
THÁI NGUYÊN - 7/2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA ĐIỆN TỬ
Bộ môn: Đo lường & ĐKTĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Thái nguyên ngày 20 tháng 7 năm 2007
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI
HỆ THỐNG THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP 1a
Sử dụng cho hệ đại học theo các chuyên ngành: Điều khiển tự động, Tự động hoá, Hệ
thống điện, Thiết bị điện, SPKT điện, SPKT tin
1.NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN:
Sinh viên nắm được được các vấn đề cơ bản của một hệ thống thông tin công
nghiêp như cấu trúc, chứa năng, nhiệm vụ; các vấn đề cơ bản về thu thập và truyền tín
hiệu đo lường trong công nghiệp trên khoảng cách xa.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Thi kết thúc học phần là thi viết với thời lượng 90 phút, chấm điểm theo thang
điểm 10.
3. NGUYÊN TẮC TỔ HỢP ĐỀ THI
Mỗi đề thi có 3 câu hỏi
Mỗi đề thi được tổ hợp từ 2 câu hỏi lý thuyết (Phần: 4.1; 4.2) và 1 câu hỏi bài tập
(Phần 4.3)
4. NGÂN HÀNG CÂU HỎI
4.1. CÂU HỎI LOẠI 1 (3 ĐIỂM)
1. Định nghĩa hệ thống thông tin đo lường. Lấy ví dụ minh họa.
2. Trình bày các quá trình xảy ra trong hệ thống thông tin đo lường
3. Hãy cho biết trong hệ thống thông tin đo lường quá trình nào quan trọng nhất?
Tại sao
4. Trong một hệ thống thông tin đo lường có nhất thiết phải tồn tại tất cả các quá
trình không? Tại sao?
5. Trình bày sơ đồ cấu trúc của hệ thống thông tin đo lường, chức năng cơ bản của
các phần tử trong hệ thống
6. Nhiệm vụ của hệ thống thông tin đo lường là gì?
7. Trình bày cách phân loại hệ thống thông tin đo lường theo sơ đồ cấu trúc
8. Trình bày cách phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu vào
9. Trình bày cách phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu ra
10. Trình bày tổ chức làm việc của hệ thống thông tin đo lường.
4.2. CÂU HỎI LOẠI 2 (3 ĐIỂM)
1. Trình bày các đặc tính thông tin của tín hiệu đo lường
2. Rời rạc hóa tín hiệu đo là gì? Tại sao phải rời rạc hóa tín hiệu đo?
3. Rời rạc hóa thích nghi tín hiệu đo là gì? Tại sao phải rời rạc hóa thích nghi
4. Lượng tử hóa tín hiệu đo là gì? Tại sao phải lượng tử hóa tín hiệu đo.
5. Lượng tử hóa thích nghi tín hiệu đo là gì? Tại sao phải lượng tử hóa thích nghi?
6. Mã hóa tín hiệu đo là gì? Trình bày một phương pháp mã hóa tín hiệu đo
7. Nhiễu là gì? Nguyên nhân gây ra nhiễu trong hệ thống thông tin đo lường? Lấy
ví dụ. Trình bày phương pháp điều chế chống nhiễu AM
8. Nhiễu là gì? Nguyên nhân gây ra nhiễu trong hệ thống thông tin đo lường? Lấy
ví dụ. Trình bày phương pháp điều chế chống nhiễu FM
9. Nhiễu là gì? Nguyên nhân gây ra nhiễu trong hệ thống thông tin đo lường? Lấy
ví dụ. Trình bày phương pháp điều chế chống nhiễu FSK
10. Sự dư thừa thông tin là gì? Lấy ví dụ. Có những phương pháp giảm thông tin
thừa nào?
11. Kênh liên lạc là gì? Các phần tử cơ bản của kênh liên lạc
12. Trình bày các ưu nhược điểm của dây liên lạc sử dụng cáp đồng trục, đường dây
tải ba, cáp quang và vô tuyến
13. Bộ đổi nối là gì? Phân loại bộ đổi nối.
4.3 CÂU HỎI LOẠI 3 (4 ĐIỂM)
1. Cho một tín hiệu đo đã được điều chế bằng phương pháp điều chế tần số với tín hiệu
mang là điện áp xoay chiều hình sin có tần số cực đại f
m
= 140KHz. Hãy xác định chu kỳ
rời rạc hóa đều sao cho sai số của phép rời rạc hóa δ
0
< 1.5 %.
2. Cho một điện áp
( ) ( )
200sin 314u t V
π
= −
. Hãy viết kết quả của 15 lần rời rạc hoá và
lượng tử hoá tín hiệu theo cơ số 2. Cho
1.5 ; 0.5u V t ms∆ = ∆ =
3. Trình bày hệ thống đo tác động nối tiếp. Lấy ví dụ về một hệ thống đo tác động nối tiếp
trong thực tế sản xuất
4. Trình bày hệ thống đo tác động song song. Lấy ví dụ về một hệ thống đo tác động song
song trong thực tế sản xuất
5. Trình bày hệ thống đo tác động song song nối tiếp. Lấy ví dụ về một hệ thống đo tác
động song song nối tiếp trong thực tế sản xuất
6. Trình bày hệ thống chẩn đoán kỹ thuật. Lấy ví dụ về một hệ thống chẩn đoán kỹ thuật
trong thực tế
7. Trình bày hệ thống kiểm tra kỹ thuật. Lấy ví dụ về một hệ thống kiểm tra kỹ thuật trong
thực tế
THÔNG QUA BỘ MÔN
TRƯỞNG BỘ MÔN
THÔNG QUA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC GIÁO DỤC KHOA ĐIỆN TỬ
CHỦ TỊCH
TS. Nguyễn Hữu Công TS. Nguyễn Hữu Công