Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Stylist phải hot và cá tính pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.8 KB, 5 trang )

Stylist phải hot và cá tính


Stylist chọn đồ cho nhân vật.


Cách đây chỉ 5 năm, phần lớn những bức ảnh người đẹp làm bìa tạp chí
hay những hình ảnh thời trang trên mặt báo được chụp với người mẫu trang
điểm thông thường, trong studio hay một nơi nào đó... Bây giờ, muốn có thể được
một sêri hình ảnh như thế hay chỉ để có một bức ảnh thời trang làm bìa báo nhất
quyết cần đến stylist *. Vai trò của stylist ngày càng được coi trọng và ngày càng
thu hút mọi đối tượng nhập nghề, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên hiện nay, nghề
stylist Việt vẫn còn nhiều lệch lạc so với "phiên bản gốc".
Stylist là nghệ sỹ có con mắt xanh

Nghề stylist gắn liền với thế giới thời trang và thế giới show-biz trước khi nó
bước chân sang các lĩnh vực khác như các công ty, các tạp chí... muốn tạo dựng hình
ảnh về một phong cách riêng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là thời trang và show-biz. Vì
vậy, stylist không dùng độc lập, nó luôn gắn với lĩnh vực cụ thể: fashion stylist,
wardrobe stylist (tạo phong cách thời trang), hair stylist (tạo phong cách tóc), thậm chí
là celebrity stylist (tạo phong cách cho người nổi tiếng)... Nếu như nhà tạo mẫu là
người thiết kế mẫu thời trang, người mẫu đảm nhận vai trò trình diễn mẫu thời trang
đó thì stylist là người "thông dịch" ý tưởng của mẫu thiết kế đến công chúng. Stylist
giỏi thường là người phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực thời trang, nơi họ học hỏi
được những kinh nghiệm cần thiết, những mối quan hệ tốt với các nhà tạo mẫu, người
mẫu, những kênh truyền hình, các tạp chí chuyên ngành về thời trang, người mẫu...

Hiểu theo nghĩa rộng, công việc của một stylist không chỉ dừng lại ở việc lựa
chọn trang phục, trang sức, kiểu tóc, cách trang điểm... mà còn có thể tư vấn việc chọn
lựa mẫu xe, cách trang trí nội thất, công việc marketing, PR... Ban đầu, những người
làm nghề stylist chỉ cố vấn về trang phục cho các ngôi sao khi xuất hiện trước công


chúng hay trên các phương tiện truyền thông. Từng bước họ sáng tạo ra kịch bản và
kiêm chỉ đạo diễn xuất luôn cả những buổi chụp hình, biểu diễn...

Thành công của những stylist có tiếng tăm trên thế giới hiện nay không chỉ có
các sao làng giải trí mà cả các công ty kinh tế, các tạp chí, hãng truyền thông... muốn
tạo dựng phong cách, hình ảnh riêng trong tiếp thị để thu hút khách hàng đồng thời tạo
ra sự cạnh tranh với đối thủ. Thậm chí, có những stylist nổi tiếng nhờ vào thẩm mỹ cá
nhân cùng với kinh nghiệm làm việc lâu năm như Rachel Zoe thông qua các ca sĩ, diễn
viên nổi tiếng: Nicole Richie, Kate Hudson, The Backstreet Boys... hay Bay Garnett -
stylist cho tạp chí Vogue, Phillip Bloch cố vấn cho hai diễn viên Halle Berry và
Sandra Bullock... đã tạo dựng phong cách ăn mặc ảnh hưởng lớn tới các fan của họ.

Stylist Việt vẫn sở trường... copy

Cách đây khoảng 5 năm, danh xưng stylist bắt đầu xuất hiện trên những trang
thời trang của các tờ tạp chí: Đẹp, Tiếp thị Gia đình, Mốt, Thời trang trẻ..., chủ yếu là
Việt kiều hay người nước ngoài tới hành nghề tại Việt Nam như Henri Hubert, J.
Sarah, Anh Phạm... Nhưng giờ đây, con số ấy đã tăng đột biến, khó kiểm soát.

Cũng như thế giới, Việt Nam hiện chưa có trường nào đào tạo về nghề này nên
các stylist tạm xem là "có nghề" buộc phải dựa trên tiêu chí đã học qua các ngành mỹ
thuật hay thiết kế thời trang - nơi đào tạo những môn học khá gần với nghề stylist. Đã
có những stylist thành danh hay trở thành giám đốc mỹ thuật (art director) cho một số
tạp chí xuất thân từ dân mỹ thuật như Hương Color, Từ Phương Thảo (tốt nghiệp Đại
học Mỹ thuật Hà Nội), Tuấn Huy, Đỗ Mạnh Cường (nhà thiết kế). Hoặc với kinh
nghiệm làm mẫu, không ít người mẫu chuyển sang làm stylist như Thanh Trúc, Quang
Tuyến, Uyên Lan... Và những cái tên xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau (phóng
viên, nhiếp ảnh, người quản lý...) như Bảo Nhân, Anh Khoa, Minh Ngọc, Hà Thanh
Phúc...


Nhiều người thường nghĩ, stylist chỉ là người tạo dáng, chọn trang phục cho
người mẫu hoặc thiết kế thời trang. Thực tế, stylist đóng vai trò gần giống như một đạo
diễn trên phim trường. Trong một buổi chụp hình thời trang, stylist sẽ lên ý tưởng chủ
đề, phối hợp trang phục và chọn người mẫu phù hợp; diễn đạt ý tưởng để người mẫu
và chuyên gia nhiếp ảnh thực hiện. Ngoài việc sáng tạo ý tưởng, stylist còn phải biết
nắm bắt những góc cạnh, kỹ thuật "đánh" ánh sáng, các kỹ năng cơ bản của nhiều
ngành nghề trong nghệ thuật. Ngoài ra, một stylist chuyên nghiệp phải có kiến thức
tổng hợp của các ngành nghệ thuật và luôn cập nhật xu hướng stylist từ tạp chí nước
ngoài sao cho phù hợp với thẩm mỹ, cách nghĩ của số đông người Việt.

Vai trò của stylist ngày càng được coi trọng. Sự có mặt của stylist sẽ khiến cho
thành công của các bức hình hay buổi diễn được đảm bảo hơn. Tuy nhiên trên thực tế,
nghề stylist xuất hiện tại Việt Nam còn nhiều lệch lạc so với "phiên bản gốc". Chính vì
vậy, những stylist cần có thái độ quan tâm đúng mức, sự hiểu biết về nghề của chính
các biên tập thời trang của các tạp chí, các kênh truyền hình về thời trang và phong
cách sống. Có như vậy thì quá trình "rộn ràng hóa" các công nghệ giải trí của nước ta
mới nhanh chóng bắt kịp những nước tiên tiến khác trên thế giới.
* Stylist: Có thể hiểu là người tư vấn về lĩnh vực thời trang

×