Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng cây ca cao pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.44 KB, 11 trang )

Kỹ thuật trồng cây ca cao

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
I. Kĩ thuật vườn ươm
1. Chuẩn bị vườn ươm
Vườn uơm cần được bố trí nơi có bóng che, gần nguồn nước và chắn gió.
Các vật liệu như lá dừa khô, rơm, các loại cây che bóng hay lưới che bóng 50% có
thể dùng che bóng cho vườn ươm. Hai tuần trước khi trồng, bóng che nên được
giảm dần để tăng sức chống chịu của cây con. Tuy nhiên điều này không có nghĩa
là khi trồng ra đồng không cần che phủ nữa. Giữa các luống cần che phủ bằng
nilon nhằm hạn chế cỏ dại và đặc biệt hạn chế sự văng bám các hạt đất mang
nhiều nấm hại lên lá non.
2. Chuẩn bị bầu đất
Hạt cacao được gieo ngay trong bầu đất vì hạt dễ mất sức nảy mầm sau khi
tách khỏi trái. Đối với một số giống, hạt có thể nảy mầm ngay lúc còn trong trái.
Bầu đất phải sẵn sàng trước khi đem hạt giống về. Hỗn hợp cho bầu gồm: 3 phần
tro trấu, xơ dừa + 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai. 1m3 hỗn hợp trên được
trộn đều với 10kg vôi và 5kg supe lân. Bầu có kích thước 15x28cm được sử dụng
cho cây con có thời gian lưu vườn 4-5 tháng. Trong giai đoạn đầu, bầu đất được
xếp thành từng luống 4 hàng. Khi cây lớn (2-3 tháng), cầy đảo luống và xếp cây
thành từng luống 2 hàng để đủ thông thoáng và ánh sáng cho cây.
3. Gieo hạt
Hạt để nguyên trong trái sau khi hái có thể giữ được sức nảy mầm từ 1 đến
2 tuần lễ. Nên lấy hạt từ trái vừa chín. Hạt được bỏ lớp cơm nhầy bằng cách chà
với tro trấu hay mùn cưa rồi đem rửa sạch. Ngâm hạt khoảng 10 phút trong dung
dịch melalaxyl như mataxyl, rodomil, Apron, Acylon. Sau đó ủ giữa hai lớp bao
gai đã thấm nước. Sau 1-2 ngày hạt bắt đầu nhú rễ. Cắm thẳng đứng hạt vào bầu
đất theo chiều đầu rễ mầm quay xuống. Hạt chỉ cần cắm sâu vừa ngang bằng mặt
bầu. Cắm sâu quá, đoạn thân dưới tử diệp ngắn sẽ khó khăn trong thao tác nghép
sau này.
4. Chăm sóc cây con


Cần giữ ẩm tốt và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Hàng tuần nên phun phân
lá và bón gốc mỗi tháng một lần bằng các loại phân hỗn hợp NPK (16-16-8) với
liều lượng 1-3gram/bịch tương ứng với cây còn nhỏ hay đã lớn. Bệnh chủ yếu
trong vườn ươm là thối lá, héo thân do nấm Phythothora. Dùng các loại thuốc có
gốc Metalaxyl hoặc Ethyl phosphonates (Alliette)... để phòng trị. Phun diệt ngay
nếu thấy có các loại rệp, rầy bằng Methidathion (supracide, Suprathion) hoặc các
loại thuốc khác có công dụng tương tự. Sâu xanh, sâu xám cũng thường gặp và dễ
diệt bằng các thuốc trừ sâu thông dụng trên thị trường.
Thường xuyên loại bỏ những cây yếu, kém phát triển, phân loại cây theo
chiều cao, tán lá để tránh sự chênh lệch do cạnh tranh ánh sáng.
5. Nhân giống vô tính
Để đảm bảo giữ được các đặc tính tốt của những cây đã chọn, cần nhân
giống cây bằng phương pháp vô tính trong đó ghép được sử dụng phổ biến hiện
nay. Ghép còn phát huy được các ưu điểm như tính chống chịu sâu bệnh hoặc
thích ứng tốt đối với môi trường bất lợi.
Ghép được thực hiện trên cây con từ 3-12 tuần tuổi. Vị trí ghép là đoạn thân
dưới tử diệp. Cành ghép là những cành có đường kính nhỏ, các lá đã thành thục
(không có lá non) được chọn từ những dòng thương mại đã chọn lọc. Cành ghép
được cắt vát 2 phía và gắn vào dưới lớp vỏ ở phần dưới tử diệp của gốc ghép. Cố
định cành ghép bằng dây và bao bọc cây đã ghép bằng nilon để khi trời tưới tránh
nước bắn vào và giữ cho ẩm độ không khí cao. Sau 2-3 tuần lễ, chồi ghép phát
triển mạnh.
Ghép mắt thao tác giống như trên nhưng thay vì cành ghép ta lấy mầm tách
ra từ cành có đường kính lớn.
II. Kĩ thuật canh tác cây cacao
1. Giai đoạn chuẩn bị
a. Trồng cây che bóng
Che bóng cho cây cacao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản. Có thể nói chưa bảo đảm được bóng che thì chưa nên
trồng cacao. Cây không được che sẽ bị cháy lá, thân khô cục bộ, chùn ngọn, chậm

lớn, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng sớm. Yêu cầu độ che
bóng khoảng 50% cho cây cacao là được.
Cây che bóng phải được trồng khoảng 6-9 tháng trước khi trồng cacao
ngoài đồng.
- Che bóng vĩnh viễn
Cây che bóng vĩnh viễn là cây trồng chung với cacao và tồn tại suốt chu kì
sinh trưởng của cacao. Cây che bóng vĩnh viễn có thể là kep dậu, anh đào giả, cau,
dừa, vông nem, sầu riêng, các cây rừng có tán lá thưa như muồng đen, sao...
Cách tiện lợi nhất và hiệu quả kinh tế là trồng cacao ở những nơi đã thiết
lập sẵn bóng che như dưới vườn dừa, điều, sầu riêng, rừng đã tỉa thưa.
- Che bóng tạm thời
Cây che bóng tạm thời là những cây tăng trưởng nhanh như muồng hoa
vàng, chuối, keo dậu… những cây này sẽ được đốn bỏ khi cacao lớn. Trong
trường hợp cây che bóng trồng trễ không không đủ bóng che cho cây con, ta có thể
dùng bất kí vật liệu sẵn có nào để che tạm như lá dừa, lá mía, tranh, thân bắp, bao
đựng phân...
b. Chắn gió cho vườn cacao
Lá cây cacao có bản rộng và cuống dài dễ bị gãy hoặc trầy nát khi gặp gió
mạnh, kéo dài gây hậu quả cây bị còi cọc chậm lớn. Gió làm long gốc, rụng lá đối
với cacao lớn. Gió thổi mạnh thường xuyên sẽ làm lệch tán cacao khó tạo hình
đúng kĩ thuật. Chính vì các lí do trên mà việc trồng cây chắn gió chung quanh
vườn cacao rất cần thiết nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cây chắn gió có thể là
cây rừng như xà cừ, keo lai, muồng đen, tràm bông vàng hay cây ăn trái như xoài,
nhãn, chôm chôm... bao quanh vườn cacao.
Đối với cacao 2-3 năm tuổi trở lên chắn gió quan trọng hơn che nắng.
Trong giai đoạn này do có nhiều tầng lá nên cacao có thể tự che và nắng trực tiếp
không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng. Tuy nhiên nếu gió mạnh sẽ làm rụng lá,
trái hoặc trái đậu nhưng hạt bị lép. Ánh sáng trên thân tạo tổn thương cục bộ làm
cây rất dễ bị bệnh.
Muồng hoa vàng gieo thành hàng liên tục có tác dụng chắn gió rất tốt đồng

thời là cây che bóng tạm thời cho thời kì kiến thiết cơ bản.
2. Trồng ngoài đồng
a. Chuẩn bị hố trồng
- Mật độ và khoảng cách trồng
Hiện nay cacao trồng khoảng 3x3m cho thấy là hợp lí đối với cả cây thực
sinh lẫn cây ghép. Nếu trồng mật độ dày hơn năng suất tối đa đạt nhanh hơn
nhưng vốn đầu tư ban đầu (giống, công trồng) cao hơn và công tỉa cảnh, tạo tán
khi cây vào chu kì kinh doanh cũng cao hơn. Nếu cacao trồng xen, tùy mật độ, và
loại cây trồng đã có để bố trí cho thích hợp. Thông thường nếu xen với điều, dừa
mật độ có thể từ 400-700cây/ha.
- Đào hố trồng cây
Cacao trồng trên vùng cao cần đào hố. Hố lớn nhỏ tùy theo thành phần cơ
giới và lượng phân hữu cơ sử dụng. Thường hố trồng có kích cỡ 40x40x40cm.
Tuy nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cần Thơ có mực thủy
cấp cao và ảnh hưởng bởi nước triều cần phải trồng bằng mặt hoặc lên mô thay vì
đào hố. Lên mô tránh được nước đọng vào mùa mưa nhưng rất dễ bị hốc trong
mùa khô. Lân, vôi, phân chuồng cần đưa vào hố ngay sau khi đào và ủ 1 tháng
trước khi trồng cây.
Trước khi trồng ở những vùng đất mới, gần rừng nơi có nhiều mối cần xử lí
hố trồng với các thuốc trừ sâu có hoạt chất imidacloprid (Confidor, Admire) hoặc
Chlorpyrifos (Lorsban). Thuốc cần phun dưới đáy và quanh thành hố trước khi đặt
cây vào. Sau khi trồng xong cần phun thuốc trên mặt đất chỗ trồng vây và toàn
thân cây. Bằng cách này không những phòng trị được mối mà còn trị cả những côn
trùng chích hút và ăn lá.
- Bón lót

×