Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đồ án tổ chức thi công nhà dân dụng copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.54 KB, 10 trang )

ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH.
-

-

-

-

-

 Giới thiệu công trình:
Tên công trình: nhà phố.
Địa chỉ: 208 Lý Chính Thắng, Q3, Tp.HCM.
Hạng mục công trình: Xây mới.
Chủ đầu tư (chủ nhà): Nguyễn Thế Quân.
Đơn vị thiết kế và thi công: Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng LIÊN AN.
 Điều kiện thi công:
Công trình nằm trong khu vực trung tâm thành phố nên điều kiện thi công dễ
dàng, ít gặp trở ngại, kho khăn.
Việc mua và vận chuyển vật liệu dễ dàng, thuận tiện, có thể thực hiện vào bất
kỳ thời gian nào trong ngày để phục vụ cho quá trình thi công, đảm bảo đúng
tiến độ.
Do công trình nằm trong khu vực trung tâm thành phố, xung quanh đều có các
công trình nhà ở nên ta không thể bố trí cần trục tháp, mặt khác chiều cao của
công trình xây dựng không lớn 23.6m. Trong trường hợp nếu ta sử dụng cần trục
tháp sẽ không an toàn và không kinh tế. Do đó ta chỉ sử dụng vận thăng để phục


vụ cho công tác vận chuyển vật liệu lên cao.
Bê tông dầm sàn ta sử dụng bê tông thương phẩm, dùng máy để bơm bê tông lên
cao. Các cấu kiện có khối lượng bê tông nhỏ như: cột, ô văng, lanh tô ,..thì ta
dùng máy trộn tại công trường và đổ tại chổ.
Điện và nước phục vụ cho thi công và sinh hoạt được lấy từ mạng lưới của thành
phố.
 Công tác chuẩn bị chung trước khi khởi công xây dựng:
Các công việc chuẩn bị do phía chủ đầu tư (chủ nhà) điều hành thực hiện:
+ Thành lập ban tổ quản lý công trình, cử người chỉ huy.
+ Xúc tiến hoàn thành thủ tục xây dựng, giải phóng mặt bằng.
+ Làm xong các thủ tục khai thông đường xá, điện, nước, sử dụng bean bãi,
thông tin liên lạc…
+ Theo dõi, đôn đốc công tác thiết kế, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, phù hợp
với giải pháp thi công thông dụng trong nước.
+ Thuê tư vấn giám sát thi công, chọn thầu, thiết lập và ký hợp đồng thi công
đúng luật.
+ Đôn đốc đơn vị thi công thực hiện tốt công tác chuẩn bị thi công và làm báo
cáo xin khởi công đúng quy định.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG
-

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

Các công tác chuẩn bị do phía đơn vị thi công thực hiện:
+ Xác lập cơ cấu chỉ huy, bổ nhiệm lãnh đạo chung và kỹ sư trưởng. Tổ chức các
bộ phận công tác nghiệp vụ, hình thành mới hoặc kiện toàn hệ thống hoạt động
quản lý thi công.
+ Xác định cơ cấu tham gia và các cơ cấu mang tính chuyên môn hoá, làm rõ

năng lực sản xuất có thể khai thác, sự thích ứng trong hoạt động thi công công trình,
tuyển chọn đơn vị thầu phụ nếu xét thấy cần thiết.
+ Tiếp nhận hồ sơ thiết kế, các văn bản liên quan đến thiết kế và thi công công
trình,.
+ Công tác chuẩn bị ở phía ngoài mặt bằng công trình như: các tuyến giao thông,
đường cung cấp điện, trạm cấp và đường dẫn nước sạch, hệ thống thoát nước thải…
ra vào công trình.
+ Bố trí và xây dựng các hạng mục xây dựng tạm bên ngoài như: nhà tạm, kho
bãi…
+ Xác định mốc trắc địa thi công, khai phá những chướng ngại vật trên và dưới
mặt đất (nếu có), dỡ bỏ những công trình, vật kiến trúc không cần thiết cho việc thi
công.
+ Tiến hành san lấp mặt bằng, thi công hệ thống thoát nước bề mặt, tu bổ hoặc
kiến tạo đường cho xe chở vật việc thi công vào công trình.
 Tính toán kho chứa xi măng:
- Khi đổ bê tông dầm sàn thì ta dùng bê tông thương phẩm nên lượng xi măng
được sử dụng tại công trường cho công tác bê tông là không nhiều.
- Lượng xi măng chủ yếu phục vụ cho công tác xây tô.
- Do lượng xi măng dự trữ không lớn và việc mua xi măng rất dễ dàng nên ta làm
kho xi măng nhỏ, ûkhoảng 9m2 là đủ.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

PHẦN I : THI CÔNG PHẦN NGẦM.
I.
Thi công cọc:
1. Chuẩn bị cọc: thời gian dự kiến là 4 tuần.

- Tổng số cọc: 41 cọc.
- Tiết diện cọc: 250x250mm
- Chiều dài cọc: 14.5m , gồm 2 đoạn nối với nhau: đoạn 7m và đoạn 7.5m, được
nối với nhau bằng đường hàn với chiều cao đường hàn h=20mm.
- Khối lượng bê tông cọc: 41(0.25x0.25x14.5)=37.2m3.
 Tiến hành đúc cọc: để chủ động trong việc cung ứng cọc và đảm bảo chất
lượng cọc, ta sẽ tiến hành đúc cọc tại bãi cọc ở nơi khác và sau đó được vận
chuyển đến công trường.
- Thép được gia công từ nơi khác và được vận chuyển đến công trường.
- Ta tiến hành lắp dựng coppha, cốt thép và đổ bê tông trong vòng 1 ngày.
- Qua ngày hôm sau ta tháo coppha và tiến hành bảo dưỡng trong 10 ngày.
2. Tiến hành ép cọc:
 Trước khi thi công hạ cọc thì các công việc sau đây phải được tiến hành
trước đó:
- Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, chiều dày, thế
nằm và đặc trưng cơ lý của chúng.
- Thăm dò khả năng có chướng ngại vật dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng,
sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa
ảnh hưởng xấu đến chúng.
⇒ với các yêu cầu trên thì ta tiến hành khoan khảo sát địa chất.
- Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn
môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn.
- Nghiệm thu mặt bằng thi công.
- Lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công trên mặt
bằng.
- Kiểm tra chất lượng của cọc, trong trường hợp này thì cọc chỉ được phép đưa vào
ép khi đủ 28 ngày tuổi (đạt 100% cường độ) tính từ ngày đúc cọc.
- Kiểm tra kích thước thực tế của cọc.
- Sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công.
- Đánh dấu chia đoạn thân cọc theo chiều dài cọc.

- Tổ hợp các đoạn cọc trên mặt đất thành cây cọc theo thiết kế.
- Đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng của cọc và đo độ chói của cọc.
 Các yêu cầu đối với việc lựa chọn thiết bị ép cọc:
- Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế qui định,
tức là lực ép không nhỏ hơn 1.4x37=51.8 tấn.
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh
cọc, không gây ra lực ngang lên cọc.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

- Hệ thống bơm dầu áp lực phải kín, có tốc độ và lưu lượng thích hợp. Đồng hồ đo
áp lực nhất thiết phải được kiểm chứng tại cơ quan có thẩm quyền và được cấp
chứng chỉ.
- Hệ thống định vị kích và cọc ép cần chính xác, được điều chỉnh đúng tâm, không
gây ra lực ngang tác dụng lên đầu cọc.
- Chân đế hệ thống kích ép phải ổn định và đặt phẳng trong suốt quá trình ép cọc.
- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành va an toàn lao động khi thi
công.
 Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các bước sau:
- Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc.
- Mặt phẳng công tác của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể kiểm tra
bằng thuỷ chuẩn ni vô).
- Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn
công tác.
- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng
10 ÷ 15% tải trọng thiết kế của cọc (trong trường hợp này là vào khoảng 4 đến 5
tấn).

 Tiến hành ép cọc:
Sau khi các thiết bị được lắp vào đúng vị trí và được kiểm tra đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật thì ta mới bắt đầu tiến hành ép cọc.
- Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng can thận, kiểm tra theo 2 phương vuông góc sao
cho độ lệch tâm không quá 10mm. Lực tác dụng lên đầu cọc cần tăng từ từ sao cho
tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để cân
chỉnh lại.
- Ép đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
+ Kiểm tra bề mặt 2 đầu cọc, sửa chữa cho that phẳng, kiểm tra chi tiết mối
nối, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục tâm
đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%.
+ Gia tải lên cọc khoảng 10 ÷ 15% tải trọng thiết kế suốt thời gian hàn nối để
tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông, tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế.
+ Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào lòng đất với vận tốc không quá
2cm/s .
+ Không nên dừng mũi cọc trong đất dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do
thời gian đã cuối ca ép.)
- Khi lực ép tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
+ Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn lớp đất trước đó.
+ Mũi cọc gặp dị vật.
+ Cọc bị xiên, mũi cọc tỳ vào gờ nối của cọc bên cạnh.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

Trong các trường hợp trên cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một
trong các cách sau:
+ Cọc nghiêng quá qui định, cọc bị vỡ thì phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ xung

cọc mới (do thiết kế chỉ định).
+ Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hay sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc
xói nước như đóng cọc.
 Cọc được công nhận là ép xong khi thoã mãn các yêu cầu sau:
- Đạt tới chiều sâu xấp xỉ chiều sâu do thiết kế qui định (khoảng 14m).
- Lực ép cọc bằng 1.5 đến 2 lần sức chịu tải cho phép của cọc, theo yêu cầu của
thiết kế.
- Cọc được ngàm vào lớp đất tốt chịu lực một đoạn ít nhất bằng 3 đến 5 lần đường
kính cọc (kể từ lúc áp lực kích tăng đáng kể).
Trong trường hợp không đạt các yêu cầu trên, đơn vị thi công phải báo cho thiết
kế để có biện pháp xử lý thích hợp.
 Nhật ký ép cọc:
- Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều dài
cọc cho tới khi đạt tới (Pép )min , bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới
khi kết thúc hoặc theo yêu cầu cụ thể của bên tư vấn, thiết kế.
- Lý lịch ép cọc:
+ Ngày đúc cọc.
+ Số hiệu cọc, vị trí và kích thước cọc.
+ Chiều sâu ép cọc, số đoạn cọc và mối nối.
+ Thiết bị ép cọc, khả năng của kích ép, hành trình kích, diện tích piston, lưu
lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.
+ Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong 1 đốt cọc.
+ Áp lực dừng ép cọc.
+ Loại đệm đầu cọc.
+ Trình tự ép cọc trong nhóm.
+ Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế, các sai số về vị
trí và độ nghiêng.
+ Tên cán bộ giám sát và tổ trưởng thi công.
 Giám sát và nghiệm thu:
- Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép

nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện chủ đầu tư nên cùng đơn vị thi công
nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc tại hiện
trường, lập biên bản nghiệm thu theo mẫu in sẵn. Trong trường hợp có các sự cố
hay cọc bị hư hỏng đơn vị thi công phải báo cho thiết kế để có biện pháp xử lý thích
hợp; các sự có cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ
căn cứ vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn tranh chaáp.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

- Khi ép cọc đến độ sâu thiết mà chưa đạt tới lực ép theo thiết kế thì đơn vị thi
công phải kiểm tra lại quy trình ép cọc của mình, có thể cọc bị xiên hoặc bị gãy,
cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ
nguyên vẹn của cọc (thí nghiệm PIT) và thí nghiệm phân tích sóng ứng suất (PDA)
để xác định nguyên nhân, báo cho thiết kế có biện pháp xử lý thích hợp.
- Khi ép cọc đạt tới lực ép lớn nhất theo thiết kế quy định (P ép )max mà cọc chưa đạt
tới độ sau thiết thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất thuỷ văn thay
đổi, đất nền bị nay trồi,…, mà đơn vị thi công cần xác định rõ nguyên nhân để có
biện pháp khắc phục
- Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
+ Hồ sơ thiết kế được duyệt.
+ Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc.
+ Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc.
+ Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc.
+ Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu
cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế (nếu có) đã được chấp thuận.
+ Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc – thí nghiệm biến
dạng nhỏ PIT theo quy định của thiết kế.

+ Các kết quả thí nghiệm nén tónh cọc.
- Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị
số ghi trong thiết kế.
- Đơn vị thi công cần tổ chức quan trắc trong khi hạ cọc (đối với bản thân cọc, độ
trồi của các cọc lân cận và mặt đất, các công trình xung quanh…)
- Nghiệm thu công tác ép cọc tiến hành theo TCVN 4091:1985. Hồ sơ nghiệm thu
được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.
 An toàn lao động:
- Khi thi công cọc phải thực hiện mọi quy định về an toàn lao động. Công nhân
phải qua lớp huấn luyện về an toàn lao doing, được trang bị các trang thiết bị bảo
hộ(giày, mũ…), công nhân điều khiển các thiết bị thi công ép cọc phải có chứng chỉ
hành nghề.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường theo đúng các quy định hiện hành.
- Đoạn cọc mồi bằng thép phải có đầu chụp. Phải có biện pháp an toàn khi dùng
hai đoạn cọc mồi nối tiếp nhau để ép.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG
II.

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

Thi công đào đất:
 Đào đất bằng máy: dự kiến thực hiện trong 1 ngày.
- Từ cao độ mặt đất tự nhiên đến cao độ -1.3m ta sử dụng máy đào.
Khối lượng đất đào: V=20.6x6.15x1.3=165m3
- Do khối lượng đất đào lớn, nếu đào bằng thủ công thì sẽ mất rất nhiều nhân công
và thời gian thi công. Nhưng nếu đào bằng máy thì với một máy đào thì có thể hoàn
thành trong vòng 1 ngày .
- Chọn máy đào có tầm với R ≥ 4m, chiều cao đổ Hđổ ≥ 3m.

- Do điều kiện đi lại trong thành phố và khối lượng đào không lớn nên ta sử dụng
máy đào bánh hơi, với dung tích gàu V=0.4m3.
- Ta cho máy tiến hành đào từ trong ra ngoài.
 Đào đất bằng tay: áp dụng cho công tác đào hố đài cọc, đà giằng, đà
kiềng.(dự kiến thực hiện trong 3 ngày).
- Khối lượng đất đào: V=42m3.
- Với kích thước các hố đào nhỏ, nhất thiết ta phải đào bằng tay.
- Sau khi đào móng(bằng tay) đều phải sửa móng bằng tay vì sau khi đào phải để
lại lớp đất dày từ 15 đến 20 cm để bảo vẽ nền của móng tránh mưa nắng phá hoại
cốt đế móng. Khi sắp thi công phần móng thì ta mới đào và sửa hố móng theo đúng
yêu cấu thiết kế.
III. Công tác bê tông móng:
 Bê tông lót:
- Để làm sạch và tạo phẳng bề mặt đất sau khi đào thì ta phải đổ bê tông lót.
- Mặt dưới của đà giằng và đà kiềng ta cũng đổ bê tông lót, bề rộng của bê tông
lót được mở rộng ra mỗi bên của đà giằng và đà kiềng 10cm.
- Tổng khối lượng bê tông lót V=3.4m3.
- Sau khi đổ bê tông lót thì theo kỹ thuật là phải có quá trình bảo dưỡng bê tông
lót để lớp lót mỏng không bị trắng mặt nhưng vì lúc này trên bề mặt của lớp lót đã
có thể có các quá trình ghép ván khuôn và đặt cốt thép móng nên ta có thể bỏ qua.
Trong tính toán thiết kế, bê tông lót chỉ có tác dụng làm lớp lót để tạo phẳng cho bề
mặt khi đổ bê tông móng, ngoài ra còn có tác dụng hạn chế lượng nước trong bê
tông ngấm vào trong đất làm giảm chất lượng bê tông. Bê tông lót không tham gia
chịu lực trong tính toán thiết kế.
 Ghép ván khuôn:
- Trước khi đưa vào lắp dựng thì coppha phải được làm sạch lớp mặt(cạo lớp vữa
xi măng còn bám trên bề mặt coppha), nếu không làm sạch thì sau khi tháo coppha
bề mặt bêtông sẽ không phẳng gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông sau khi đổ.
- Chổ nối giữa các tấm coppha phải kín và khít, nếu có chổ hở ta có thể dùng giấy
chèn vào.

- Coppha được lắp dựng phải đúng kích thước theo thiết kế cho từng móng, phải
đảm bảo ổn định, chắc chắn và bền vững.


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

- Sau khi đổ bê tông được 3 ngày thì ta có thể tháo coppha, vì đây là dạng coppha
không chịu lực.
 Gia công, lắp dựng cốt thép:
Dựa vào bản thiết kế ta chọn các loại thép cho móng.
- Thép được sử dụng phải sạch(không được dính bùn, đất, dầu, mỡ…) và không bị
hen gỉ, nếu thép bị gỉ thì phải dùng bàn chải sắt để đánh gỉ hoặc có thể tuốt thép
trong cát để làm sạch.
- Thép sẽ được gia công ở bên ngoài:
+ Sửa thẳng: mục đích là để kéo thép cuộn tròn thành thanh thép thẳng, và để
nắn thẳng các thanh thép lớn(thép có gân) bị cong trước khi cắt hoặc uốn. Ta sẽ dùng
tời tay quay điện để kéo thẳng thép cuộn.
+ Cạo gỉ: dùng bàn chải sắt để đánh gỉ cho cốt thép hoặc ta cũng có thể tuốt
thép trong cát để làm sạch gỉ như đã trình bày ở trên.
+ Lấy mức: Nếu uốn cong 450 thì thép sẽ dài ra 0.5d, uốn cong 450 thì thép sẽ
dài ra thêm 1d và 1800 thì dãn ra 1.5d (với d là đường kính của thanh thép cần uốn).
+ Cắt thép: với thép có φ ≤ 20 thì ta có thể cắt bằng kéo, nếu thép lớn hơn thì
phải dùng máy cưa thép.
+ Uốn thép: việc uốn thép bao gồm uốn móc câu ở đầu thép và uốn cốt đai,
với thép có đường kính 12mm thì ta có thể uốn bằng tay, với thép lớn hơn thì phải
uốn bằng máy.
+ Nối thép: để tiết kiệm ta có thể tận dụng các mẫu thép thừa hoặc để liên kết
các loại kết cấu thép khác nhau, ta có nối bằng tay(buộc bằng dây thép) hoặc bằng

máy( máy hàn).
+ Bảo quản thép: thép phải được kê lên cách mặt sàn ít nhất là 30cm, chất
đống lên nhau cao không quá 1.2m và không rộng quá 2m.
- Sau khiù thép được gia công sẽ được tạo thành lưới(liên kết các ô lưới với nhau
bằng dây thép) rồi mới lắp vào vị trí thép móng theo thiết kế.
- Cốt thép sau khi lắp đặt thì phải có quá trình nghiệm thu.
 Công tác bê tông móng:
- Trước khi đổ bê tông thì nhất thiết phải có quá trình chuẩn bị:
+ Kiểm tra biên bản nghiệm thu coppha và cốt thép.
+ Dọn dẹp, làm sạch rác bẩn trong coppha bằng máy bơm có áp lực.
+ Phải đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép bằng cách buộc các nêm
đệm vào giữa cốt thép và ván khuôn.
+ Trước khi đổ bê tông, ta can phải kiểm tra hình dáng, kích thước, vị trí, độ
sạch và độ ổn định của coppha và cốt thép.
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị: xẻng, dụng cụ láng mặt, máy đầm dùi…
+ Lưu ý: chỉ được phép đổ bê tông sau khi đã kiểm tra coppha, cốt thép, giàn
giáo, cây chống, sàn công tác. Trong quá trình đổ bê tông, ta phải thường xuyên


ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

kiểm tra độ ổn định của coppha, cốt thép, cây chống, sàn công tác, nếu có hư hỏng
phải ngừng việc đổ bê tông ngay để tiến hành sữa chữa.
- Bê tông ta sử dụng là bê tông thương phẩm , do đó trước khi xe bê tông vào công
trường phải có quá trình kiểm tra:
+ Xuất xứ của bê tông.
+ Có sử dụng phụ gia hay không, nếu có phụ gia thì ta không nhận.
+ Thời điểm xuất xưởng, nếu quá 3 giờ tính từ thời điểm xuất xưởng thì ta cũng

không nhận bê tông.
• Kỹ thuật đổ bê tông: ta cần chú ý các nguyên tắc sau đây.
- Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn các phương tiện vận chuyển
bê tông tới, tức là các đường vận chuyển bê tông thường được bố trí trên các sàn
công tác đặt cao hơn cấu kiện được đổ.
- Để tránh phân tầng, chiều cao đổ bê tông tối đa là 2m, với độ cao hơn 2m ta
phải dùng máng nghiêng.
- Đổ bê tông phải được tiến hành liên tục thành khối.
- Đổ bê tông theo lớp ngang với chiều dày mỗi lớp từ 20cm đến 30cm.
• Đầm bê tông: sử dụng máy đầm dùi.
- Mục đích của việc đầm bê tông:
+ Đảm bảo cho khối bê tông được đồng nhất.
+ Đảm bảo cho khối bê tông đặc chắc, không bị rỗng bên trong hoặc lỗ
ngoài.
+ Đảm bảo cho khối bê tông bám chặc vào cốt thép để toàn khối bê tông và
cốt thép cùng chịu lực.
- Phương pháp đầm: đầu đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới từ 5
đến 10cm để liên kết tốt hai lớp với nhau, thời gian đầm ở mỗi vị trí là từ 20 đến 40
giây. Khoảng cách chuyển đầm dùi không được quá 1.5 lần bán kính tác dụng của
đầm, phải chuyển bằng cách rút từ từ và không được tắt máy để tránh lưu lại lỗ rỗng
trong bê tông ở chổ vừa đầm.
- Trong quá trình đầm phải chú ý tránh làm sai lệch vị trí cốt thép hoặc ván
Tải bản FULL (20 trang): />khuôn.
Dự phịng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Dấu hiệu để nhận biết đã đầm xong là không thấy vữa bê tông không sụt lún rõ
ràng, trên mặt bằng phẳng và thấy nước xi măng nổi lên.
- Nếu thấy nhiều gợn nước quay tròn đồng tâm quanh đầm dùi hoặc có nước
đọng thành vũng là chứng tỏ vữa bê tông đã bị đầm quá lâu và bê tông có thể sẽ bị
phân tầng.



ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

GVHD: Thầy ĐẶNG ĐÌNH MINH

 Bảo dưỡng bê tông:
- Bảo dưõng bê tông mới đổ xong là để tạo điều kiện tốt nhất cho sự đông kết
của bê tông. Phẩm chất của bê tông chỉ đạt được cao nhất khi nó đựơc ninh kết( đông
kết, đông cứng, rắn chắc) một môi trường được cung cấp nay đủ về nhiệt độ, độ ẩm
và tránh mọi va chạm đến nó. Phương pháp bảo dưỡng bê tông được tiến hành như
sau:
- Phủ lên bề mặt bê tông vừa đổ những bao tải ứơt khi khối bê tông bị phơi ngoài
nắng. Sau khi bê tông bắt đầu ninh kết thì ta rải lên bề mặt bê tông bê tông một lớp
cát và phải tưới nước thường xuyên. Lưu ý là nước dùng để bảo dưỡng bê tông phải
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng để đổ bê tông.
- Thời gian bảo dưỡng bê tông tối thiểu là 10 ngày.
 Những khuyết tật của bê tông có thể gặp sau khi đổ và cách khắc phục:
1/ Hiện tượng rỗ: ta thường gặp 3 loại sau đây:
- Rỗ tổ ong: mới chỉ xuất hiện những lỗ nhỏ ở mặt ngoài chứ chưa vào tới cốt
thép.
- Rỗ sâu: lỗ rỗ đã vào tới tận cốt thép.
- Rỗ thấu suốt: lỗ rỗ thông suốt từ mặt này sang mặt khác.
• Nguyên nhân gây rỗ:
- Do độ cao rơi tự do của bê tông quá lớn ( cao hơn 2m) so với độ cao cho phép
làm cho bê tông bị phân tầng.
- Do đô dày của bê tông quá lớn, vượt qua phạm vi ảnh hưởng tác dung của đầm.
- Do đầm không kỹ, không đều hoặc do dùng máy đầm có sức rung quá yếu.
- Do cốt liệu không đúng quy cách, bê tông trộn không đều, phương tiện vận
chuyển bê tông không kín khít làm mất nươc xi măng trong quá trình vận chuyển.
- Do cốt thép đặt quá dày làm cho cốt liệu lớn không thể lọt xuống dưới.

- Do ghép ván khuôn không kín khít làm chảy mất nước xi măng.
• Cách sữa hiện tượng rỗ:
- Nếu rỗ tổ ong thì ta dùng bàn chải sắt đánh rờm lớp cũ, quét sạhc bụi, rửa nước
và đợi cho nước khô rồi mới dùng vữa xi măng mác cao hơn bê tông để trát.
- Nếu rỗ sau thì phải dùng đục tẩy heat chỗ rỗ cho tới chỗ bê tông tốt, đánh rờm
bằng bàn chải sắt, rửa sạch bằng nước( đợi khô) và cạo gỉ thép rồi dùng bê tông sỏi
nhỏ để trát lại. Nếu có điều kiện thì dùng máy phun bê tông để lấp các lỗ này thì sẽ
tốt hơn.
- Nếu rỗ thấu suốt thì sau khi tẩy chổ rổ cho đến tận lớp bê tông tốt, ta sẽ tiến
hành ghép ván khuôn bao quanh và dùng máy bơm vữa để bơm vữa xi măng vào
trong kết cấu qua lổ đục ở ván khuôn.
2/ Hiện tượng nứt nẻ:
- Thường gặp nhiều ở các khối bê tông lớn và có diện tích lớn với các vết nứt ở
bề mặt làm giảm khả năng chịu lực và chống thấm của bê tông. Vết nứt thường gặp
3056592



×