Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LÊN NỀN KINH TẾ CỦA ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
MÔN: DU LỊCH BỀN VỮNG
***

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LÊN NỀN KINH TẾ
CỦA ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Minh Phượng
Lớp HP: 2121TSMG3021
Nhóm: 2
Hà Nội-2021

1


Contents

Mở đầu:
Trong nhiều năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu Việt Nam đang từng bước hội nhập với các
nước phát triển ở nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong đời sống
con người, du lịch trở nên phổ biến và nhu cầu không thể thiếu của con người khi đời sống tinh
thần của họ ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Đối với nước ta, lợi ích kinh tế của nghành du lịch mang lại là rất lớn, không chỉ dưới góc độ
đóng góp vào GDP, giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo mà nó cịn là phương thức để
kết nối - giao lưu văn hóa, mở rộng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Trong những năm
gần đây nguồn đầu tư vào du lịch ở nước ta khơng ngừng tăng và lợi ích kinh tế nghành này
mang lại cũng tăng nhanh đáng kể. Thành phố Đà Nẵng - điểm đến du lịch ở nước ta khơng
ngừng tăng và lợi ích kinh tế nghành này mang lại cũng tăng nhanh đáng kể. Thành phố Đà Nẵng


- điểm đến du lịch nổi tiếng nhất nước ta hiện nay, thu hút cả khách trong và ngoài nước. Ngành
du lịch tại Đà Nẵng phát triển vượt vậc đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế du lịch, song
cũng chính giá trị kinh tế của nghành lại tạo ra tác động cho Đà Nẵng về nhiều mặt. Nhận thấy
tầm ảnh hưởng từ kinh tế của du lịch đến với điểm đến du lịch Đà Nẵng, việc nghiên cứu để tạo
ra sự bền vững phát triển kinh tế ở du lịch nới đây là vơ cùng cần thiết. Từ đó tìm ra giải pháp để
phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, những hạn chế về tác động đến sự
bền vững kinh tế của du lịch đến điểm đến du lịch Đà Nẵng.

I.

Cơ sở lý thuyết
1. Tác động của du lịch:

Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thần; gia tăng sự đoàn kết quốc tế,
hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc; đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các
truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên; tác
động tích cực đến sự ổn định xã hội; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế.
2. Tác động của du lịch đến hệ kinh tế địa phương:
Những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế địa phương nhận được từ sự
phát triển và sử dụng các tiện nghi, dịch vụ, sản phẩm du lịch.

3. Tác động tích cực đến hệ kinh tế:
- Cải thiện cán cân thương mại quốc gia: Khi nhu cầu du lịch ngày càng cao, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam cũng gia tăng đáng kể, góp phần làm tăng lượng dự trữ
ngoại tệ quốc gia, từ đó làm cán cân thương mại có thặng dư.
- Tạo việc làm, đa dạng sinh kế cho người dân địa phương: Du lịch phát triển đồng thời
các sản phẩm du lịch cũng ngày càng đa dạng hơn, đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều hơn của người
lao động, từ đó đã tạo ra nhiều hơn các cơ hội việc làm cho người dân địa phương.
2



- Quảng bá cho sản xuất địa phương: Du lịch giúp tăng khối lượng sản xuất của địa
phương, tạo ra sự nổi tiếng, góp phần khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
tại địa phương.
- Tăng nguồn thu cho Nhà nước: các khoản thu của du lịch đóng góp vào ngân sách nhà
nước, các khoản thu về thuế bảo vệ mơi trường, khách du lịch có nghĩa vụ nộp thuế cho
nhà nước.
- Khuyến khích nhu cầu nội địa: Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm
tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó, làm cho người dân
địa phương ở đây sẽ thích nghỉ ngơi tại địa phương của mình.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Du lịch có thể kích thích sự đầu tư của chính quyền địa phương
nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường xá, thông tin liên lạc, các phương tiện
vận chuyển cơng cộng…), kích thích sự đầu tư của nhiều cá nhân và nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ nhằm cung cấp đa dạng các hàng hóa và dịch vụ cho du khách.
4. Tác động tiêu cực đến hệ kinh tế:
- Phân hóa giàu nghèo: Sự phát triển du lịch tạo ra sự phân bố không đồng đều trong thu
nhập của người dân, sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm người trong từng khu vực
khác nhau của địa phương.
- Tăng lạm phát và chi phí sinh hoạt: Sự gia tăng cầu của các hàng hóa và dịch vụ cơ bản
của du khách sẽ dẫn đến sự gia tăng giá điều này gây khó khăn cho dân cư địa phương
khi họ cũng phải mua hàng hóa và dịch vụ với giá cao trong khi thu nhập của họ không
tăng theo tỷ lệ tăng giá. Sự phát triển của du lịch cũng làm tăng giá trị đất đai và điều này
cũng mang lại khó khăn cho người dân địa phương.
- Phụ thuộc vào du lịch: Một vài địa phương đã trở nên quá phụ thuộc vào ngành công
nghiệp du lịch vì ở đó, đa số kế sinh nhai của người dân điều dựa vào sự phát triển du
lịch. Vì thế nếu có một sự thay đổi về nhu cầu của du lịch thì sẽ rất dễ gây tổn thương cho
nền kinh tế địa phương đó.
- Tính thời vụ: Ở một số địa phương chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt
và thất thường nên hoạt động du lịch mang tính thời vụ gây khó khăn cho người dân,
doanh nghiệp.

II.

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN HỆ KINH TẾ ĐÀ NẴNG
1. Khái quát du lịch Đà Nẵng
a. Giới thiệu khái quát về Đà Nẵng

- Vị trí địa lý: Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí
Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ
ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.

3


- Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít
biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khơ và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 25oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng khơng kéo dài. Với điều
kiện thời tiết thuận lợi như vậy Đà Nẵng ln giữ cho mình lượng khách du lịch ổn định
trong mỗi năm.
- Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc
như:
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà: Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh
học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải
Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng
xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào. Là nơi
giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng như giữa hai hệ
động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.
+ Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân: tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch
Mã (Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo
tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng, Hải Vân cịn có giá trị
lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của

dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà: Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh
thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Sơn Trà có khả
năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: Chị chai, Dẻ cau, Dầu lá
bóng... Điều đặc biệt là Sơn Trà cịn có những lồi động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng, trong đó Voọc vá có thể được xem là lồi thú sinh trưởng đặc hữu của Đông
Dương cần được bảo vệ.
4


- Các bãi biển tuyệt đẹp, nổi tiếng như Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An... Mỹ Khê
được coi là niềm tự hào của người dân miền Trung nói riêng và dân tộc Việt Nam nói
chung. Một trong những tờ báo hàng đầu thế giới, tạp chí Forbes của Mỹ đã bình chọn
biển Mỹ Khê là một trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới.
- Ngoài các khu tự nhiên do thiên nhiên ban tặng, Đà Nẵng đã xây dựng được các
cơng trình thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm và được nhiều tờ báo
quốc tế nổi tiếng đăng bài ca ngợi. Trong đó phải kể đến Cầu Vàng. Với độ cao hơn 1.400
m so với mặt nước biển, chiều dài gần 150m cùng thiết kế bàn tay ấn tượng, cây cầu
trông như một sợi chỉ vàng vắt ngang qua dãy núi Trường Sơn. Hay cây cầu quay đầu
tiên của cả nước – cầu sông Hàn được khánh thành năm 2000. Mục đích của việc xoay
cầu sông Hàn là phục vụ giao thông đường thủy, khơi thông cho các tàu thuyền qua lại.
- Đà Nẵng mang trong mình nhiều câu chuyện về lịch sử và văn hóa thú vị. Di tích
lịch sử Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực
dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Di tích Nghĩa trũng Kh Trung (Hịa
Vang) ghi dấu ấn lịch sử những ngày đầu đấu tranh chống thực dân Pháp… Đây là những
chứng tích có ý nghĩa lịch sử, tạo điều kiện cho du lịch Đà Nẵng phát triển.
- Một trong những điểm tham quan du lịch tâm linh thu hút du khách đến Đà Nẵng
là di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. Nơi đây, có một hệ thống hang động thạch nhũ mát
lạnh, huyền bí, kỳ diệu, đẹp nao lòng.
- Theo đánh giá của nhiều chuyên gia văn hóa, các di sản văn hóa phi vật thể của

Đà Nẵng vô cùng đặc sắc. Đà Nẵng được biết đến như một điểm hẹn của các sự kiện và
lễ hội. Từ các lễ hội truyền thống như Lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình
làng Túy Loan, Đình làng Hải Châu cho đến các sự kiện nổi bật như Cuộc thi trình diễn
pháo hoa quốc tế, Cuộc thi dù bay quốc tế… đã và đang thu hút hàng triệu lượt khách du
lịch đến với Đà Nẵng mỗi năm.
- Không những thế, Đà Nẵng cịn là nơi có mơi trường sống thân thiện và sôi
động. Dù là một trong những tỉnh thành xếp thứ hạng cao trong cả nước về tốc độ phát
triển kinh tế, nhưng Đà Nẵng vẫn ln duy trì tốt an ninh trật tự, nơi đây rất ít khi xảy ra
tình trạng kẹt xe, ăn trộm, ăn cắp tài sản... Người dân nơi đây được mọi người đánh giá
rất thân thiện và hiếu khách. Bên cạnh đó với nền ẩm thực phong phú đa dạng với các
món ăn đặc sản như: chè sầu, mỳ quảng, bánh tráng cuốn thịt heo…Chính những yếu tố
này đã góp phần khơng nhỏ vào việc thu hút khách du lịch tới nơi đây.
b. Tình hình du lịch của Đà Nẵng.

- Hội nghị tổng kết ngành du lịch Đà Nẵng đã báo cáo kết quả công tác ngành du
lịch năm 2019 với những thành quả đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội
của thành phố. Trong năm 2019, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt
5.917.222 lượt khách, tăng 26% so cùng kỳ năm 2018; trong đó, khách quốc tế ước đạt
3.497.561 lượt, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2018; khách nội địa ước đạt 2.419.661
lượt, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2018.
- Tuy nhiên đến đầu năm 2020, do sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến cho tồn
nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng.
5


Đà Nẵng là một trong số 12 tỉnh, thành phố 6 tháng đầu năm 2020 có mức tăng trưởng
kinh tế âm.

- Đến cuối tháng 4/2020, khi dịch bệnh được kiểm soát, cả nước bắt đầu hoạt động
trở lại trên cơ sở các quy tắc phòng chống dịch. Lượng khách đổ về Đà Nẵng tăng nhanh

so với những tháng trước nhưng vẫn còn hạn chế do tâm lý sau dịch cũng như là về kinh
tế. Chỉ tính riêng 2 ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà
Nẵng ước đạt 5.800 lượt.
- Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2020, dịch bệnh Covid-19 một lần nữa bùng nổ tại
Việt Nam và bắt nguồn từ Đà Nẵng, du lịch Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói dung một
lần nữa lao đao. Sau 100 ngày cách ly xã hội, dịch bệnh kiểm soát, sáng 4/10, Sở Du lịch
TP. Đà Nẵng đã tổ chức đón đồn du khách đầu tiên trở lại với sự kiện nằm trong Chiến
dịch “Đà Nẵng nhớ bạn - Danang Miss you” do Sở Du lịch Thành phố phát động.
- Bên cạnh đó, Chiến dịch "Danangisback" nhấn mạnh thơng điệp Đà Nẵng đã sẵn
sàng đón du khách quay trở lại, thời gian từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 với khẩu hiệu
cho phục hồi du lịch là "du lịch an toàn", hướng đến sự trải nghiệm mới, sản phẩm mới,
lồng ghép các sản phẩm kích cầu. Nhờ đó mà tình hình du lịch cuối năm 2020, đầu 2021
ở Đà Nẵng đạt được những tín hiệu hết sức tích cực. Cụ thể trong dịp nghỉ Tết Dương
lịch 2021, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại thành phố Đà Nẵng ước đạt hơn
50.000 lượt người, tăng khoảng 38% so với dự kiến trước lễ, trong đó chủ yếu là khách
nội địa; khách có xu hướng đi lẻ, đi theo gia đình và tự đặt dịch vụ.
2. Thực trạng du lịch tác động đến kinh tế Đà Nẵng.
a. Tác động tích cực.
❖ Cải thiện cán cân thương mại quốc gia

Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt 8.692.421 lượt, tăng
13,4% so với cùng kì năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó, khách quốc tế ước đạt
3.522.928 lượt, tăng 22,5%so với cùng kì năm 2018. Tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỷ
6


đồng, tăng 16,7% so với cùng kì năm 2018, đạt 113% kế hoạch. Lượng khách du lịch
quốc tế đạt hơn 1/3 tổng số khách du lịch mang về cho Đà Nẵng lượng lớn nguồn ngoại
tệ góp cơng lớn trong việc cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia.
❖ Tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đa dạng sinh kế cho người dân:

Theo số liệu đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố hiện có 752 cơ sở lưu trú, với 33.826
phòng, tăng trên 8.000 phòng so với 2017. Thành phố cũng là nơi quy tụ của 331 công ty
lữ hành, 9 khu du lịch và hơn 3.300 xe vận tải du lịch đạt tiêu chuẩn. Quá trình gia tăng
cơ sở lưu trú và các công ty lữ hành làm cho nguồn nhân lực phục vụ nghành cũng tăng
mạnh, giải quyết được vấn đề việc làm cho hàng nghàn người lao động. Hiện tồn
nghành có trên 40.000 lao động. Theo kết quả khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực du lịch
năm 2017, đội ngũ lao động làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch đáp ứng từ 65% yêu
cầu công việc trên 3 lĩnh vực: cơ sở lưu trú, lữ hành và nhà hàng. Bên cạnh đó cịn có đến
69,5% lao động nghành du lịch là người địa phương. Điều này cho thấy đã có sự dịch
chuyển đáng kể trong việc chọn nghành nghề làm của lao động thành phố.
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, cùng với hạ tầng du lịch tiếp tục được
đầu tư nâng cấp, chất lượng phục vụ du khách được cải tiến, dự kiến mỗi năm thành phố
tăng thêm 80-90 cơ sở lưu trú, tương đương 3.000-5.000 phòng. Như vậy, để đủ nhân lực
lao động đáp ứng cho nghành du lịch, mỗi năm thành phố cần thêm khoảng hơn 4.000 lao
động nữa. Tuy nhiên ta cần cả về số lượng và chất lượng. Vì thế mà bài tốn tăng nguồn
cung lao động có năng lực cho nghành du lịch vãn được chính quyền thành phố phối hợp
với các trường đào tạo và chính các bên đang khát “cầu lao động” như các công ty lữ
hành, nhà hàng, khách sạn…phối hợp cùng giải quyết.
Với lượng khách du lịch nội địa và quốc tế ngày càng đông dẫn đến việc sản xuất các mặt
hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung cũng cần một số lượng lao động lớn. Điều này
cũng góp phần tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
Nhờ phát triển hoạt động du lịch ở Đà Nẵng mà người dân nơi đây có thêm nguồn thu
nhập ổn định giúp đời sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng cải thiện và nâng cao.
Cụ thể, ngoài lực lượng lao động trong ngành có thu nhập từ những hoạt động du lịch với
mức lương ổn định và khá cao thì những người dân nơi đây nhờ vào việc cung cấp, bn
bán các sản phẩm, hàng hóa cho khách du lịch mà nâng cao được nguồn thu đáng kể so
với thời kì trước đây.
❖ Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển:
Du lịch chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước.
Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều

không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ
khác, như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải…
Du lịch Đà Nẵng đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm qua, góp phần
khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố. Để thúc đẩy và bảo đảm được
sự phát triển của ngành du lịch - dịch vụ, trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư du
lịch, nghỉ dưỡng, giải trí với vốn trong và ngồi nước đã góp phần đưa Đà Nẵng trở thành
điểm đến hấp dẫn và tạo nguồn thu ngân sách quan trọng cho địa phương. Quá trình đầu
tư vào ngành du lịch - dịch vụ tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng liên quan trước hết
7


là hình thành các cơ sở lưu trú du lịch. Quá trình triển khai dự án cũng đã thúc đẩy sự
phát triển của ngành xây dựng, cung cấp vật liệu xây dựng. Các dự án du lịch hình thành
tạo giá trị gia tăng về dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm.
Du lịch-dịch vụ ở Đà Nẵng nói riêng đang từng bước đổi mới để thúc đẩy phát triển bền
vững, tạo hệ sinh thái phát triển cũng như đề cao trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị
thiên nhiên, văn hóa và đặc biệt là tạo ra chuỗi các ngành kinh tế liên quan để đồng hành
và góp nguồn thu quan trọng vào ngân sách Nhà nước. Nhờ vào các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng du lịch mà hoạt động xây dựng phát triển; tạo môi trường cho thị trường bất động
sản tăng trưởng; giao thông vận tải tăng cường nguồn cung cầu, giáo dục-đào tạo phát
triển cung ứng nguồn nhân lực; tăng nguồn lực tài chính từ hoạt động xuất nhập khẩu tại
chỗ về thị trường tiền tệ thông qua nguồn khách du lịch quốc tế.
❖ Thu vốn đầu tư bên ngồi.

Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí…
chính vì thế đây là nơi thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ năm 2016
- 2019, khu vực đầu tư ngoài nhà nước có sự gia tăng liên tục, các dự án ÐTNN chủ yếu
tập trung ở lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao...
theo đúng định hướng kêu gọi đầu tư của thành phố. Ðến nay, Ðà Nẵng có 876 dự án đầu
tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 5,521 tỷ USD. Các quốc gia có vốn đầu

tư lớn nhất vào thành phố hiện nay là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Mức đóng góp vào ngân
sách qua các năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước đạt 95.255 tỷ
đồng, đồng thời tạo việc làm cho hơn 931 nghìn lao động. Trong đó, khu vực cơng
thương nghiệp ngồi quốc doanh chiếm 19.150 tỷ đồng (20,2%), đầu tư nước ngồi đóng
góp 18.048 tỷ đồng (18,95%), đóng góp bình qn hơn 9% giá trị gia tăng tồn nền kinh
tế, góp phần quan trọng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
thành phố. Cùng với nguồn lực đầu tư công, thành phố đã có nhiều chủ trương linh hoạt,
tạo điều kiện hỗ trợ thu hút đầu tư, thực tế đã phát huy hiệu quả với sự thay đổi và phát
triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện, điểm tham quan vui chơi giải
trí... đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ nguồn lực của các doanh nghiệp. Một số dự án
du lịch lớn đưa vào hoạt động của các nhà đầu tư chiến lược như Tập đoàn Sun Group,
DHC, BRG, AHT, Vingroup..., góp phần quan trọng thay đổi diện mạo du lịch thành phố
theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và
quốc tế. Tất cả những điều này cả đã giúp cho kinh tế của Đà nẵng trở nên ngày một phát

8


triển hơn thu hút rất nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

❖ Thu ngoại tệ từ du khách nước ngồi

Thành phố Đà Nẵng khơng chỉ được biết đến là trung tâm du lịch nổi tiếng ở miền Trung;
mà còn là một thành phố xanh, sạch đẹp, văn minh, thân thiện và đáng sống; cộng thêm
vào đó là một thành phố trẻ năng động, sáng tạo. Trong những năm vừa qua, khách du
lịch đến Đà Nẵng liên tục tăng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Cùng với sự phát triển
của mạng lưới đường bay quốc tế và thu hút du lịch tàu biển, thị trường khách quốc tế
đến Đà Nẵng. Năm 2017 khách quốc tế khoảng 2,03 triệu lượt khách, tăng 11,3% so với
năm 2016, khách nội địa khoảng 4,3 triệu lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Tổng thu du lịch ước đạt 19.403 tỷ đồng; Năm 2018 khách quốc tế đạt hơn 2,8 triệu lượt,

tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,5% kế hoạch và khách nội địa đạt hơn 4,7 triệu
lượt, tăng 11,2% so với năm 2017, đạt 100,3% kế hoạch, Tổng thu từ hoạt động du lịch
ước cả năm 2018 đạt 24.060 tỷ đồng; Trong năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan,
du lịch Đà Nẵng ước đạt 8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó,
khách quốc tế ước đạt 3.522.928 lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018, khách nội địa
ước đạt 5.169.493 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ 2018 có Tổng thu du lịch ước đạt 30.973
tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018. Lượng khách quốc tế đến với Đà Nẵng
tăng lên do có các đường bay quốc tế được mở thêm như Incheon – Đà Nẵng (Air Seoul,
Jetstar), Busan – Đà Nẵng (Korean Air), Daegu – Đà Nẵng (Vietjet, Jeju Air), Osaka – Đà
Nẵng (Vietnam Airlines), Bangkok – Đà Nẵng (Thai Vietjet Air), Doha – Đà Nẵng (Qatar
Airways), Chiang Mai – Đà Nẵng (AirAsia), Đài Bắc – Đà Nẵng (Bamboo Airway),
Phnompenh - Đà Nẵng (Cambodia Angkor Air), các chuyến bay charter từ Nhật Bản,
Trung Quốc, kết hợp việc tăng tần suất bay của các đường bay sẵn có từ Hàn Quốc, Thái
Lan.

9


Hàn Quốc và Trung Quốc là 02 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu hiện nay và
chiếm tỉ trọng >50% liên tục 05 năm qua tại Đà Nẵng. Sự bùng phát của thị trường Hàn
đã khẳng định vai trò quan trọng của kết nối đường bay và mức độ quảng bá điểm đến
mới tập trung, chuyên sâu của hàng khơng và lữ hành Hàn Quốc. Tính đến hết năm 2018,
có 173 chuyến bay/ tuần trực tiếp từ Hàn Quốc đến Đà Nẵng và 64 chuyến/tuần từ các
tỉnh, thành của Trung Quốc. Thị trường Nhật Bản tăng trưởng tốt, 3 phân khúc khách
hàng Nhật quan trọng cần quan tâm là nhóm khách gia đình, nhóm khách trung niên và
giới trẻ. Các thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore thường xuyên có mặt trong top 10
thị trường có lượng du khách đến Việt Nam. Đáng chú ý, lượng khách Malaysia và Thái
Lan tăng mạnh năm 2018: Năm 2018, khách Thái ước đạt 56.174 lượt, chiếm 2.1% tổng
lượt khách quốc tế, tăng 2,4 lần so với 2017 (23.282); Khách Malaysia ước đạt 50.937
lượt, chiếm tỉ trọng 1.9%, tăng 1,69 lần so với năm 2017 (29.974); Khách Singapore ước

đạt 19.753 lượt, chiếm tỉ trọng 0.74%, tăng 0,48 lần so với năm 2017 (13.308). Theo sau
Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 3, các thị trường gửi khách từ các
quốc gia Tây Âu, Mỹ, Úc có mức tăng trưởng nhưng chưa cao từ 2014 đến nay. Sân bay
quốc tế Đà Nẵng được đưa vào hoạt động cuối năm 2011 góp phần làm tăng thêm 94,3%
số lượng khách đến bằng đường hàng khơng. Cùng với đó, nhà ga quốc tế cũng mới được
khánh thành năm 2017 là mơ hình đầu tư xã hội hóa hạ tầng đầu tiên của ngành hàng
không Việt Nam. Sau khi đưa vào khai thác, nhà ga có cơng suất từ 4 triệu khách mỗi
năm. Tính đến hết năm 2019, có tổng cộng 35 đường bay quốc tế đến Đà Nẵng với tần
suất 496 chuyến/tuần và 10 đường bay nội địa với tần suất 662 chuyến/tuần. Điều này đã
làm tăng đáng kể lượng du khách đến tham quan Đà Nẵng thành phố xinh đẹp.
Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ sự hấp dẫn về tài nguyên, về cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ
phục vụ khách du lịch. Thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai công tác nghiên cứu thị
trường, áp dụng công nghệ thông tin cho việc thu thập thông tin thị trường lâu dài; xây
dựng ứng dụng hỗ trợ du khách với khả năng tương tác theo định vị tốt hơn, kết hợp hệ
thống theo dõi hành trình và đánh giá dịch vụ để thu về cơ sở dữ liệu đánh giá điểm đến;
tiếp tục phát triển website du lịch, cải tiến, hoàn thiện trang tiếng Anh để sử dụng cho các
thị trường quốc tế, mở rộng trang thông tin cơ bản cho các ngôn ngữ của các thị trường
trọng điểm; tăng cường xúc tiến tại chỗ,…
❖ Quảng bá sản xuất địa phương

Thành lập nhiều website để phổ biến thông tin, quảng bá hình ảnh bằng nhiều thứ tiếng
như: tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung, Việt, với hàng triệu lượt truy cập. Cùng với đó,
hình ảnh đặc sắc văn hố, sản xuất và đời sống của điểm đến cũng được biết đến rộng rãi
trên các trang tạp chí, tin tức, các kênh đài truyền hình...
Với những đặc trưng vốn có, Đà Nẵng là lãnh thổ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển du lịch, thừa hưởng những thế mạnh hấp dẫn về du lịch biển, sinh thái, văn
hóa… và nhiều địa danh du lịch nổi tiếng. Không chỉ có bãi biển đẹp quyến rũ bậc nhất
thế giới, ẩm thực nơi đây còn thu hút du khách bốn phương với đủ các loại đồ ăn, nhất là
hải sản tươi sống từ đại dương giàu có. Tất cả những sản vật từ biển như: cá, tôm, cua,
10



ghẹ, sò, mực… đều được người dân địa phương khai thác và các nhà hàng đã dày công
chế biến, nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Mỗi loại hải sản đều có thể chế biến thành
nhiều món ăn hấp dẫn du khách.
Ngồi cịn có sản vật biển là ẩm thực “đinh” đến Đà Nẵng du khách được thưởng thức
hàng chục món ăn truyền thống khá phổ biến như: mỳ Quảng, bún chả cá, bánh tráng
cuốn thịt heo, bánh xèo, chả bò, hến xào, tré, cơm gà, bánh canh... Tất cả những món ăn
này đều được chế biến theo khẩu vị riêng của người Đà Nẵng và khơng ít nhà hàng, qn
ăn rất bình dân nhưng lại khá đơng du khách tìm đến. Những món dân gian này dĩ nhiên
giá cả hợp túi tiền của du khách và dường như, cũng là một trong những điều mà họ nhắc
đến mỗi khi đặt chân tới thành phố bên sơng Hàn. Văn hóa ẩm thực vì thế trở thành một
mắt xích khá quan trọng trong việc phát triển du lịch ở Đà Nẵng.
Đà Nẵng cũng rất thành công trong việc phát triển sản xuất phục vụ du lịch, khơi phục và
duy trì các làng nghề truyền thống, từ đó đẩy mạnh sản xuất, tăng số lượng sản phẩm thủ
công mĩ nghệ ở các làng nghề. Một trong số các làng nghề truyền thống tại Đà Nẵng mà
du khách thường xuyên ghé thăm khi đến với thành phố xinh đẹp là làng Đá mĩ nghệ Non
Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Tác phẩm nghệ thuật bằng đá nơi đây đã có mặt ở nhiều nước Âu, Mỹ. Để làm nên những
sản phẩm mỹ nghệ khá phong phú và đa dạng bằng đá cẩm thạch như: Tượng Phật, tượng
thánh, tượng người, tượng muông thú... người thợ thủ công phải trải qua nhiều công đoạn
chạm trổ công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu để làm nên các sản phẩm này là đá cẩm thạch,
trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn.

Đá núi Ngũ Hành Sơn có nhiều vân ngũ sắc, mang vẻ đẹp của sự cao sang, là mặt hàng
được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Hiện nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước có
khoảng hơn 430 cơ sở sản xuất với hàng nghìn nhân cơng làm việc bận rộn suốt ngày
11



đêm. Những năm gần đây, làng đá mỹ nghệ Non Nước đã chú trọng đầu tư máy móc
thiết bị để giảm bớt sức lao động thủ công, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hầu
hết là đầu tư thiết bị ở cơng đoạn phơi, thiết kế tạo hình, mài bóng… Việc kết hợp giữa
kỹ thuật hiện đại và cơng nghệ truyền thống luôn được làng nghề quan tâm, từng bước
nâng cao chất lượng và đa dạng mẫu mã sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài
nước. Các cơ sở này nằm sát ngay danh thắng Ngũ Hành Sơn, rất thuận tiện cho việc
trưng bày, mua bán sản phẩm, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch miền đất Quảng đến
với công chúng và bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó Đà Nẵng cịn rất nhiều làng nghề khác như: Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã
Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với các loại chiếu hoa
truyền thống. Bằng những nguyên liệu đơn giản, với một khung dệt kết cấu tinh tế, mỹ
thuật, nghệ nhân làng Cẩm Nê đã cung cấp cho khắp nơi trong Nam, ngoài Bắc. Ngoài
làng chiếu hoa Cẩm Nê nằm bên con sơng n thơ mộng, quanh vùng cịn có làng nghề
nong rổ Yến Nê, làng nón La Bơng nổi tiếng. Với mục tiêu phát triển làng nghề theo
hướng mở rộng và phát triển thương mại kết hợp với phát triển du lịch, UBND TP Đà
Nẵng đã phê duyệt Đề án phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống TP Đà
Nẵng, trong đó xác định trọng tâm là phát triển làng nghề truyền thống đá Non
Nước. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm đầu ra, giới thiệu mặt hàng với các
đối tác trong và ngoài nước; phấn đấu đạt tốc độ tăng sản phẩm bình quân đạt 30%/năm.

Cuối cùng, du khách cũng không thể bỏ qua làng làm bánh khô mè Cẩm Lệ loại bánh nổi
tiếng mà ai đến đây cũng muốn thưởng thức một lần, thuộc phường Khuê Trung, quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính,
gừng và mè. Bánh khơ mè thường được dâng cúng ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ
tết và làm quà tặng cho bạn bè, người thân cũng như các du khách.

12


❖ Tăng nguồn thu cho nhà nước


Trong những năm qua, hoạt động du lịch TP Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan.
Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2016-2019 đặt 16,73%. Tổng thu du lịch năm 2016 đạt 16.000 tỷ đồng,
năm 2019 đạt 30.973 tỷ đồng (tăng gấp 1,9 lần); đóng góp của ngành du lịch vào GRDP
thành phố hằng năm đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn: năm 2016 chiếm 23,72%; năm 2017
chiếm 24,40%; năm 2018 chiếm 25,73%; năm 2019 chiếm 26,21% (năm 2019 tăng gấp
1,1 lần so với năm 2016). Một phần doanh thu này sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước
thông qua các khoản thuế như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phịng
cộng thêm vào hóa đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn, thuế máy bay tiếp đất, thuế
nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa dịch vụ...
Ngồi ra thành phố Đà Nẵng cũng đã đầu tư trở lại cho phát phát triển cơ sở hạ tầng,
chỉnh trang đơ thị, các cơng trình cơng cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch;
đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; đẩy mạnh liên
kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam với chương
trình giới thiệu “Ba địa phương – một điểm đến”. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã có
những cơng trình những khu vực giải trí vào du lịch: trải nghiệm cảm giác đêm Đà Nẵng
trên phố du lịch Bạch Đằng, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí sau 24h.
❖ Tạo cơ sở phát triển các vùng đặc biệt

Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố có tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng, hạ
tầng cơ sở được đầu tư xây dựng và chỉnh trang liên tục theo hướng hiện đại, đặc biệt là
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống khách sạn, các khu du lịch nghỉ dưỡng, điểm
vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ ngày càng được đầu tư mở rộng cả về số lượng và chất
lượng. Hiện nay, ngành du lịch đã được Đà Nẵng chọn như một ngành trọng tâm trong
phát triển kinh tế của thành phố và đã có những đầu tư rất quan trọng. Đặc biệt, năm 2020
Đà Nẵng lọt top 12 điểm đến xu thế của thế giới do Travelers' Choice - Best of the Best
2020 giải thưởng thường niên của TripAdvisor bình chọn. Thành phố Đà Nẵng của chúng
ta đã có tên trong danh sách này, cho thấy không chỉ là điểm đến hấp dẫn trong nước mà

Đà Nẵng còn ảnh hưởng, vươn tầm ra quốc tế. Việc đầu tư cho ngành du lịch đã giúp các
vùng đặc biệt tại Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Hiện nay, Đà Nẵng đã có
rất nhiều vùng đặc biệt thu hút sự quan tâm của một lượng lớn khách du lịch, có thể kể

13


đến như: Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Hills, đèo Hải Vân, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi
biễn Mỹ Khê, Cầu Rồng, suối khống nóng Núi Thần Tài...
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 10 km về phía Đông Bắc nhưng bán đảo Sơn
Trà lại sở hữu một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo nhờ thảm động thực vật đa dạng cùng
với hệ sinh thái biển phong phú. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm mê mởn lòng người
và địa thế tại một khu vực biệt lập với khu dân cư, bán đảo được chính quyền thành phố
Đà Nẵng cấp phép quy hoạch trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Từ một
vùng đất say ngủ, giờ đây Sơn Trà đã chuyển mình rõ rệt. Hạ tầng cơ sở kinh doanh dịch
vụ không ngừng được đầu tư, nhất là cơ sở dịch vụ lưu trú tăng hơn 2,2 lần so với năm
2015. Nhiều dự án có quy mô lớn, chất lượng phục vụ đẳng cấp quốc tế đã và đang hình
thành như: Intercontinental, Sơn Trà Resort and Spa, Danang Golden Bay…. Ngoài ra,
bán đảo Sơn Trà đang được đầu tư khai thác các tour du lịch sinh thái. Sức bật của một
vùng núi rừng hoang dã được tiếp sức với sự kích cầu của thành phố Đà Nẵng và các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tương lai sẽ biến Sơn Trà thành một đô thị du lịch tầm cỡ.
Hàng năm, bán đảo Sơn Trà không chỉ đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan
các địa danh du lịch như chùa Linh Ứng, Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đồng Đình, đỉnh
Bàn Cờ Tiên, đồi Vọng Cảnh… mà còn nghỉ dưỡng tại những khu du lịch biển, khu nghỉ
dưỡng trên bán đảo.

Bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng từng được Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes bình
chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Tạp chí Sunday Herald Sun của
Úc cũng từng đánh giá bãi biển Mỹ Khê là một trong số 10 bãi biển ở châu Á được du
khách yêu thích nhất thế giới. Nơi đây biển có độ sóng nhẹ, dịng nước êm ái, biển Mỹ

Khê “hút hồn” du khách bởi một màu xanh thuần khiết trải dài tới chân trời mỗi năm có
hàng triệu lượt khách đổ về du lịch biển Mỹ Khê. Du khách thường đến ngắm biển vào
14


bình minh và hồng hơn. Nhiều du khách cho rằng: “Bãi biển Mỹ Khê buổi bình minh
như biến thành một tấm gương khổng lồ tuyệt đẹp Khi hồng hơn bng xuống, bãi biển
Mỹ Khê khốc lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, tĩnh mịch, tạo nên một
khung cảnh u buồn, diễm lệ”. Bãi biển Mỹ Khê phát triển khá mạnh các loại hình dịch vụ
phục vụ du khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền. Bãi tắm có hệ thống cứu hộ gồm
chịi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày
đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn. Bãi biển nhộn nhịp, sóng nước trong
xanh thích hợp cho những du khách muốn thưởng thức các loại hình dịch vụ giải trí nghỉ
dưỡng, câu cá, lướt ván, lặn ngắm san hô, du thuyền.... Đến đây trải nghiệm du lịch bãi
biển Mỹ Khê - bãi biển quyến rũ nhất hành tinh để cảm nhận hương vị tinh khiết của biển
trời mênh mông, của cảnh sắc tuyệt trần và những khu nghỉ dưỡng sang trọng!

Đà Nẵng cịn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills, được khám phá và xây dựng từ thời
Pháp thuộc. Khu du lịch Bà Nà Hills là một ví dụ về một chiến lược đầu tư của thành phố
Đà Nẵng. Cho đến nay, khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp
treo đạt 2 kỷ lục thế giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á Fantasy Park. Trung tâm du lịch Bà Nà Hills có độ cao 1489m so với mực nước biển, có
nhiều cơng trình hiện đại nổi bật giữa bốn bề núi non hùng vĩ. Nếu người ta biết đến Đà
Nẵng với thành phố hiện đại, sạch sẽ nhất Việt Nam thì Bà Nà Hills được du khách bốn
phương ví như chốn "bồng lai tiên cảnh". Du khách đến đây có thể cảm nhận được tất cả
4 mùa trong cùng một ngày: buổi sáng mang cái se lạnh của mùa xuân, buổi trưa nắng lên
dịu nhẹ như mùa hè, buổi chiều mát mẻ như mùa thu và tối đến lại có chút giá rét của mù
đơng. Lợi nhuận vật chất từ “khu cơng nghiệp khơng khói” Bà Nà hứa hẹn nhiều lợi ích
phi vật chất và lợi ích khai thác lâu dài. Nơi đây như một Châu Âu thu nhỏ giữa lịng Đà
Nẵng với nhiều cơng trình mang đậm kiến trúc thời Pháp.


15


Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải
Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo
Hải Vân được mệnh danh "thiên hạ đệ nhất hùng quang" với cảnh quang nhìn ra biển vơ
cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở. Tất cả đều là những địa điểm đã tạo nên
thế mạnh du lịch riêng biệt của Đà Nẵng từ đó phát triển được sức hút của du lịch tại
thành phố nâng cao sự quan tâm của du khách.

16


❖ Khuyến khích nhu cầu nội địa

Một trong những lý do thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng là việc thành phố này đã
được du khách cũng như các tạp chí, tổ chức du lịch uy tín của quốc tế bình chọn là 1
trong 10 điểm đến mới, hấp dẫn nhất, nổi bật nhất châu Á năm 2013 và 2014.
Khách nội địa vẫn là thị trường khách trọng điểm của du lịch Đà Nẵng và luôn đạt mức
tăng trưởng cao. Do đó, bên cạnh việc mở rộng thị trường khách quốc tế thì Đà Nẵng đã
có những kế hoạch dài hơi để giữ chân thị trường khách nội địa đến với thành phố trong
những năm trở lại đây. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng thể hiện rõ nhất qua những chỉ
số về lượng khách và doanh thu trong những năm vừa qua. Cụ thể, từ năm 2012, Đà
Nẵng đón 2,66 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa là 2,03 triệu lượt. Đến năm 2018,
tổng lượt khách là 7,66 triệu lượt, trong đó khách nội địa là 4,78 triệu lượt, tăng gấp 2,35
lần so với năm 2012. Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng ước
đạt 8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018 khách nội địa ước đạt 5.169.493
lượt, tăng 8% so với cùng kỳ 2018.
Trong tháng 6/2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid 19 tổng lượt khách đến
Đà Nẵng ước đạt 454.764 lượt, giảm 48,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đại diện Sở Du

lịch cho biết, so với tháng trước, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đã
tăng 85%. Trong đó khách nội địa tăng 90% (tăng 209.292 lượt khách). Đây là kết quả
của chương trình kích cầu du lịch ‘Danang Thank You’ với các chuỗi sản phẩm, dịch vụ
khuyến mãi hấp dẫn, chính sách miễn phí vé tham quan trong 3 tháng từ 1/6 - 31/8. Đồng
thời tập trung cho công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá điểm đến và liên kết thu hút
khách. Sau một tháng triển khai chương trình kích cầu du lịch, các điểm du lịch chính của
Đã Nẵng đã đón 191.000 lượt khách. Trong đó, SunWorld Bà Nà Hills đón 130.000 lượt;
khu du lịch Núi Thần Tài đón 33.000; Khu du lịch Ngũ Hành Sơn và Bảo tàng Đà Nẵng
đón khoảng 28.000 lượt khách. Bên cạnh đó cịn có nhiều chương trình lễ hội được diễn
ra thường xuyên thu hút du khách trong nước như: Lễ hội đua thuyền, Lễ hội Carnival –
Bà Nà Hills,…Bên cạnh đó cịn có các tour du lịch hấp dẫn để thu hút du khách: Tour
khám phá địa điểm văn hóa Đà Nẵng gồm có những điểm đến: chùa Linh Ứng, Ngũ
Hành Sơn, và một địa điểm không thể thiếu trong hành trình này chính là Bà Nà Hills;
Tour khám phá bán đảo Sơn Trà – Bãi Rạng trong 1 ngày; Tour lặn ngắm san hô Sơn Trà,
… Việc thu hút khách nội địa, góp phần kích thích nhu cầu tiêu dùng người Việt Nam
dùng hàng Việt Nam, giảm đáng kể lượng khách đi du lịch outbout. Đóng góp vào quá
trình làm giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc gia.
b. Tác động tiêu cực
❖ Đất đai khan hiếm, đắt đỏ, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên

Quy hoạch du lịch làm cho đất đai sản xuất (nông nghiệp hoặc làng nghề) bị co hẹp. Các
làng ghề truyền thống bị mai một. Tỷ lệ dân nhập cư ngày càng cao dẫn đến những vấn
đề xã hội đáng lo ngại. Tính đến quý I năm 2019, theo kết quả Thống kê của Công an TP
17


Đà Nẵng dân số Đà Nẵng đạt 1.134.310 người với tổng số hộ khẩu, nhân khẩu cư trú hiện
tại là 269.715 hộ trong đó, người ngoại tỉnh đến Thành phố Đà Nẵng đăng kí tạm trú,
nhập cư là sinh viên, cơng nhân lao động, người nước ngồi đền thành phố học tập và
làm việc là 31.315 hộ tương đương với 138.310 nhân khẩu. Với tỷ lệ nhập cư ngày càng

cao dẫn đến hiện tượng đất chật, người đông, đất đai khan hiếm đắt đỏ, ô nhiễm môi
trường ngày càng nặng nề hơn, các tệ nạn xã hội, an ninh trật tự hay các vấn đề bất cập
khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sản xuất tại địa phương.
Theo bảng giá đất hiện hành, giá đất ở cao nhất tại Đà Nẵng là 98,8 triệu đồng/m 2; giá đất
thương mại, dịch vụ cao nhất là hơn 79 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp cao nhất là hơn 59,2 triệu đồng/m2. Đây cũng là vấn đề lo ngại mức giá đất
quá cao sẽ tác động tiêu cực đến vấn đề thu hút đầu tư, môi trường đầu tư kinh doanh
cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đất đai của người dân có nhu cầu thực sự về
nhà ở. Sự phát triển của các dịch vụ du lịch đã giúp tăng tổng doanh thu của tồn tỉnh,
kéo theo đó là giá cả hàng hóa, sinh hoạt… cũng dần tăng lên, làm cho người dân địa
phương cũng bị ảnh hưởng, làm đồng tiền mất giá đồng thời có những chỗ thu hút khách
du lịch thì người dân lại độ giá lên cao gấp mấy lần bình thường điều này sẽ để lại những
ấn tượng không tốt cho du khách.
❖ Phân bố thu nhập khơng đồng đều

Về mặt văn hóa xã hội thì phát triển du lịch Đà Nẵng cũng đã dần bộc lộ rất nhiều bất cập
trong quá trình phát triển. Sự phát triển đã tạo ra sự phân bố không đồng đều trong thu
nhập của người dân. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt về thu
nhập giữa các nhóm người trong từng khu vực khác nhau của tỉnh. Người dân chủ yếu tập
trung ở các thành phố lớn, những điểm du lịch và chính ở nững nơi này người dân có thu
nhập cao (Hải châu, Thanh khê) mức thu nhập hơn 20% dân cư ở quận Hải Châu lên đến
7,52 triệu đồng/ tháng, còn các vùng nơng thơn (Hịa Vang, Liên Chiểu…) có thu nhập
thấp thu nhập của hộ gia đình ở đây dưới 3.5 triệu đồng/ tháng.
❖ Sự rò rỉ hiệu quả bội, thâm hụt cán cân thương mại

Du lịch ở Đà Nẵng đang ngày càng được đầu tư phát triển mạnh. Các nhà hàng, khách
sạn, khu vui chơi giải trí mọc lên ngày càng nhiều, tuy nhiên chủ nhân của những nơi này
hầu hết hầu hết là người nước ngồi. Có thể kể đến một số nơi sau như: Pullman Đà Nẵng
thuộc hệ thống AccorHotels - Pháp; khu nghỉ dưỡng Sheraton Grabd Đà Nẵng của
Marriott; khách sạn 4 sao Grandvrio Da Nang City của Nhật Bản; InterContinental Da

Nang Sun Peninsula tại bán đảo Sơn Trà… Ngoại trừ thuế thu được khách sạn, địa điểm
kinh doanh trên thì khơng có đảm bảo rằng những nơi đó sẽ sử dụng các hàng hóa đến từ
người dân địa phương nên chính điều này tạo ra sự thất thốt lớn của một dịng tiền đang
chảy ra nước ngồi
Bên cạnh đó, trình độ lao động của lực lượng lao động tại Đà Nẵng còn kém, hầu như
phải tuyển một lực lượng lớn lao động từ nơi khác đến. Điều này đã mang lại sự thất
thóat lớn về tài chính và hồn tồn khơng mang lợi ích cho người dân địa phương mà
18


phát triển du lịch vốn được trông mau vào điều này. Cụ thể, khi đi du lịch ở Đà Nẵng, hầu
như mọi người sẽ bắt gặp các hưỡng dẫn viên không phải người Đà Nẵng mà chủ yếu là
những người ngoài tỉnh về làm việc tại đây. Hay những năm gần đây đài báo, các phương
tiện thông in đại chúng thường xuyên đưa tin về một thực trạng hết sức nhức nhối đó là
các hướng dẫn viên người Trung Quốc, Hàn Quốc “tung hoành” hoạt động trái phép ở Đà
Nẵng làm sai lệch hình ảnh văn hóa lịch sử con người Việt Nam; ảnh hưởng trực tiếp
nặng nề tới các hướng dẫn Việt Nam.
Ngoài ra, sự gia nhập của các hãng hàng khơng quốc tế, các sản phẩm hàng hóa nhập
khẩu cũng đang dẫn đến sự rò rỉ của thu nhập địa phương.
❖ Vấn đề phát triển DL bền vững

- Về kinh tế: Lượng khách du lịch quốc tế những năm gần đây đến với Đà nẵng tăng
chậm, lượng khách nội địa tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm
của khách còn thấp. Đà Nẵng khơng cịn thiếu khách sạn hay resort chất lượng cao,
nhưng thành phố đang cần những trung tâm mua sắm chất lượng cao, những trung tâm
giải trí về đêm có uy tín và tạo niềm tin cho du khách. Sự lệ thuộc vào 02 thị trường
Trung, Hàn cũng có thể dẫn đến rủi ro đối với du lịch Đà Nẵng. Thực tế cho thấy những
năm trở lại đây thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc trở thành những thị trường khách chi
phối thị trường khách quốc tế của Đà Nẵng, chiếm tới 82% lượng khách quốc tế năm
2018. Năm 2019 tỉ trọng của hai thị trường này có hơi giảm song vẫn đạt trên 70%. Theo

thống kê, tổng lượt khách quốc tế lưu trú ước đạt 3,5 triệu lượt, tăng 30% so với cùng kỳ
năm ngối. Trong đó, khách Hàn Quốc ước đạt 1,7 triệu lượt khách, chiếm tỷ lệ gần 50%;
khách Trung Quốc ước đạt khoảng 700.000 lượt chiếm tỷ lệ 20%. Trung Quốc là thị
trường có sự ổn định khơng cao do các biến động chính trị. Thêm vào đó, hiệu quả khai
thác khách Trung chưa cao vì chưa kiểm soát tốt tour giá rẻ và việc thanh toán dịch vụ
bằng Wechat, không dùng tiền mặt của khách Trung có thể gây thất thu thuế. Hàn Quốc
có xu hướng du lịch theo phong trào nên sự thoái trào của khách Hàn được dự đốn có
thể xảy ra trong 3 năm tới. Việc quá phụ thuộc vào các thị trường chi phối cũng được
xem là yếu tố thiếu bền vững đối với sự phát triển du lịch của một điểm đến. Bởi khơng
thể dự đốn được “sức khỏe” của nó trong tương lai.
Các dịch vụ vui chơi, giải trí ở Đà Nẵng còn chưa tương xứng với vai trò là một trung
tâm du lịch của khu vực miền Trung nói riêng và của cả nước nói chung. Các hoạt động
vui chơi, giải trí đã ảnh hưởng đến nỗ lực kéo dài thời gian lưu trú của khách ở Đà Nẵng.
Thực tế nhiều năm qua, lượng khách du lịch lưu trú tại Đà Nẵng vẫn còn thấp hơn so với
các tỉnh, thành lân cận. Mặt khác, hàng lưu niệm còn đơn điệu với một mặt hàng chủ lực
là đá mỹ nghệ Non Nước, các mặt hàng khác chưa có thương hiệu trên thị trường và chưa
được du khách quan tâm nhiều. Do đó, các chỉ số về thời gian lưu trú, mức chi tiêu của
du khách tại Đà Nẵng chưa có sự cải thiện căn bản.
- Về vấn đề văn hóa – xã hội:
Nguồn nhân lực vẫn còn đang thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng.
19


Ơng Nguyễn Xn Bình- Phó Giám đóc Sở Du lịch Đà nẵng cho biết tổng số khách sạn
kể cả loại hình condotel của Đà Nẵng đã lên đến 26.000 phịng. Theo tính tốn, mỗi
phịng cần lượng lao động gấp 1,5 lần thì nhu cầu lao động ngành du lịch hiện nay đã
vượt khỏi con số 30.000 lao động. Năm 2020, sẽ gia tăng lên 26.000 phòng và năm 2030
chạm mức 62.000 phịng; khi đó nhu cầu nhân lực sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần nhu cầu hiện
tại.
Nguồn cầu luôn dồi dào như vậy nhưng hiện tại số lượng nhân lực du lịch mỗi năm mà

các cơ sở giáo dục cung cấp chỉ cung ứng khoảng 2000 người. Xét đơn thuần về mặt
lượng, chúng ta thấy trước sự căng thẳng về cung ứng nguồn nhân lực du lịch có tay nghề
trong thời gian đến. Không chỉ vấn đề về quy mô, cơ cấu đào tạo cũng là bất cập lớn. Về
chất lượng đào tạo, hạn chế lớn nhất là các chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo,
nhất là đào tạo ở bậc đại học, nặng về kiến thức, thậm chí nặng về kiến thức cơ bản, chưa
chú trọng đến kỹ năng và thái độ. Trong khi đó, kinh doanh du lịch địi hỏi người lao
động khơng những phải có kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ tốt trong giao tiếp phục vụ
khách và điều này chỉ có thể có được qua rèn luyện tại thực tế phục vụ khách. Một vấn đề
tồn tại khác khiến các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn trăn trở đó là việc lao động
khơng gắn bó với nghề, người lao động tự động nhảy nghề khi có mức lương hấp dẫn
hơn. Ngồi ra, tình trạng lao động làm trái chun môn cũng dẫn đến chất lượng phục vụ
chưa thực sự chuyên nghiệp. Theo Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết tỷ lệ lao động được
đào tạo đúng chuyên môn trên địa bàn mới chỉ đạt 40%, lượng lao động thơng thạo các
ngơn ngữ Nhật, Nga, … cịn thiếu hụt nghiêm trọng. Mức độ cạnh tranh càng cao hơn khi
Đà Nẵng gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Huế.
- Về Môi trường: Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch
bền vững, phát triển du lịch có kèm theo bảo vệ mơi trường cịn chưa tốt. Việc đánh giá
tác động mơi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ mơi trường
cịn sơ sài, tình trạng rác thải bừa bãi, thiếu trang thiết bị/hạ tầng, công nghệ xử lý rác thải
còn lạc hậu; hệ thống thu gom nước thải ở một số khu vực trên địa bàn thành phố đã quá
tải, sau mỗi đợt mưa nước thải lại tràn ra biển; chưa đảm bảo khoảng cách an toàn của
các nhà máy sản xuất với các khu vực dân cư liền kề theo quy định, vẫn còn tồn tại doanh
nghiệp trong khu công nghiệp chưa tuân thủ đúng về môi trường; nhiều cơ sở y tế không
thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 3 tháng/lần; nguồn nước xâm nhập mặn thường
xuyên khiến có thời điểm người dân thiếu nước sạch…Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Đà
Nẵng cũng khá đáng lo ngại ảnh hưởng đến phát triển du lịch đặc biệt là ô nhiễm nguồn
nước, đất.
❖ Tính thời vụ

Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt và thất thường nên hoạt động

kinh doanh du lịch Đà Nẵng mang tính thời vụ rõ rệt. Vào mùa hè khoảng độ từ tháng 3
đến tháng 9 hàng năm hầu hết các khách sạn và nhà nghỉ đều khơng cịn phịng, các dịch
vụ trên bãi biển sôi động và náo nhiệt và ngược lại trong mùa mưa hoạt động của ngành
chỉ tập trung cho khách công vụ, hội nghị: từ tháng 9 đến tháng 12 nơi đây lại rất thiếu
20


khách do đây là mùa mưa và hanh khơ có thể có bão bất ngờ nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch của khách khi tới vào thời gian này.
Tuy du lịch phát triển tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành du lịch, kéo theo nhiều cơ
hội cho những ngành nghề khác: Giao thông vận tải, nhà hàng khách sạn, nuôi trồng thủy
sản… nhưng cơ hội việc làm của ngành du lịch không ổn định, thu nhập thấp do tính thời
vụ. Tạo ra sự phân bố lao động không đồng đều giữa các vùng miền, ngay cả trong ngành
du lịch.
❖ Ảnh hưởng của dịch bệnh n-COV 19 đến du lịch và hệ kinh tế Dà Nẵng

Du lịch, dịch vụ là ngành chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất trong cả 2 đợt dịch
chồng dịch. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể nói là “chết lâm sàng” nên điều
cần thiết trước mắt là “cấp cứu” để sống lại trước khi bàn đến câu chuyện phát triển hay
mũi nhọn. Năm 2020, thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đã chịu nhiều
tác động của dịch bệnh n-COV 19. Sau ngày 29/12/2020 Tổng Cục thống kê Đà Nẵng đã
nêu rõ nền kinh tế ĐN đã chịu tác động rất lớn của dịch bệnh đặc biệt là những ngành
kinh tế mũi nhọn với mức tăng trưởng âm. Trong đó những ngành chịu tác động nặng nề
có mức giảm khá sâu như:
Dịch vụ lưu trú và ăn uống: giảm 37,3%
Dịch vụ vận tải, bưu chính và chuyển phát nhanh: giảm 18,3%
Nghệ thuật vui chơi, giải trí: giảm7,4%
Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch: doanh thu đạt 652 tỷ đồng, giảm 73,3%
Dịch vụ tiêu dùng khác: doanh thu đạt 13.016 tỷ đồng, giảm 21,4%
Lượng khách du lịch Đà nẵng năm 2020 giảm rõ rệt, tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ

hành và các doạt động hỗ trợ du lịch đạt 4.208 tỷ đồng (giảm 56,4%). Tổng lượt khách do
cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 2669 nghìn lượt (giảm 64,0% so với cùng kỳ năm trước).
Trong đó: Khách quốc tế: giảm 75,5%; Khách trong nước: giảm 56,8%. Tổng khách do
Dn lữ hành phục vụ: 400 nghìn lượt, giảm 80,3%. Trong đó: Khách quốc tế: giảm 84,6%;
Khách trong nước: giảm 63,2%; Khách Đà Nẵng du lịch nước ngoài: giảm 89,6%
Các hoạt động vận tải kéo theo cũng từ đây gặp cản trở và rất nhiều khó khăn. Nguồn
nhân lực vốn đã thiếu hụt nghiêm trọng, để chống trọi với dịch bệnh hơn 44.000 lao động
ngành du lịch (trong số 56.000 lao động toàn TP) bị ngừng việc, nghỉ việc khong lương...
Nghỉ việc q lâu nhiều khách sạn hiện khơng cịn nhân viên khi quay lại hoạt động,
nhiều lao động không muốn quay lại làm việc. Trong con số vừ nêu ra thì theo Giám đốc
Sở Du lịch Đà Nẵng (*) Trương Thị Hồng Hạnh cho biết có hàng nghìn lao động đã phải
đi tìm cơng việc mới. “Đây là tình thế rất nguy hiểm khi Đà Nẵng hết dịch và ngành Du
lịch hoạt động trở lại” bà Hạnh nói *(theo báo Lao Động tháng 09/2020)

21


Mặc dù từ tháng 06/2020 đến khi mở cửa nhận khách quốc tế trở lại ngành du lịch có
chút khởi sắc với dòng khách tăng nhưng đa phần là khách du lịch nội địa, nguồn thu có
tăng nhưng chẳng thấm vào đâu khi tâm lý dân ta đang chọn nơi vừa rẻ vừa đẹp để đi
chơi. Các resort, nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao phải giảm giá rất nhiều, đó là chưa kể các
cơng ty lữ hành bán gói du lịch với nhiều ưu đãi tặng kèm để thu hút khách. Trong khi đó,
việc duy trì và vận hành một khách sạn cần khoản tiền lớn với hàng trăm nhân sự. Với sự
mọc lên nhanh chóng của các khách sạn đặc biệt là các khách sạn 3 sao, dịch bệnh nửa
năm qua đã khiến các chủ khách sạn, nhà nhỉ gặp khủng hoảng tài chính nặng nề, nợ xấu
ngày càng tăng lên, sau khi trải qua đợt dịch thứ nhất nhiều nơi vẫn chưa thể mở cửa trở
lại vì cạn nguồn tài chính, nhiều nơi phải bán tháo để với giá từ 20-50 tỷ đồng_ nhiều ông
chủ vẫn ngao ngán cho biết đây là giá bán lỗ bởi doanh nghiệp gần như kiệt quệ không
thể xoay xở vấn đề tài chính trả nợ chứ chưa nói gì đến việc hoạt động cầm cự. (**: Theo
báo Lao động ngày 23/7/2020)


III.

KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ

1. Đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển du lịch theo hướng bền
vững. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo để xây dựng được đội ngũ lao động chất lượng cao
với phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ giỏi, đáp ứng kịp thời
nhu cầu phát triển của ngành du lịch thành phố trong giai đoạn hiện nay. Để làm được
điều này, cần khai thác triệt để thế mạnh về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cao
cấp từ sinh viên các trường đại học trên tồn thành phố Đà Nẵng.
Đồng thời khơng ngừng củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy quản lý về du lịch của
thành phố, cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý và chun mơn
thì cần thu hút thêm những chun gia có nhiều kinh nghiệm chun mơn, quản lý và
chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có. Từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại các đơn vị du lịch ở Đà Nẵng

2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Để phát triển du lịch thì yếu tố kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đóng vai trị vơ cùng quan
trọng.
+ Đối với những tuyến đường bộ được xác định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần
xây dựng và hình thành trạm dịch vụ dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp

+ Đối với đường hàng khơng, cần xây dựng lộ trình mở, khai thác thêm các tuyến bay
quốc tế đến Đà Nẵng và các tuyến bay nội địa trực tiếp giữa các thành phố lớn khác đến
Đà Nẵng.
22



+ Đối với đường biển, cần nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch đường biển đến Đà
Nẵng, quy hoạch và nâng cấp để tiếp nhận được các tàu du lịch biển quốc tế tải trọng lớn.
Bên cạnh đó, cần chú trọng chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như nâng
cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú; dự báo về lưu trú và cơ sở lưu trú du lịch làm
cơ sở để xây dựng và công bố quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của khách du lịch. Quy hoạch phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại
các khu du lịch biển, các đô thị du lịch.
Không ngừng đẩy nhanh việc triển khai các dự án về du lịch như: rà soát, đôn đốc các dự
án đã được phê duyệt quy hoạch cũng như theo dõi, hỗ trợ giải quyết những khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án đầu tư; hoàn thiện hệ thống
các bãi tắm công cộng, xây dựng bãi tắm du lịch kiểu mẫu; đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống cầu tàu tại các điểm đi, đến du lịch dọc các tuyến sông,
Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, điểm du lịch cấp quốc gia Ngũ Hành Sơn, hệ thống đèn
điện trang trí dọc tuyến biển và sông, hệ thống biển báo du lịch; bản đồ du lịch tại các
tuyến đường trung tâm và gần các khu du lịch…

3. Chính sách đầu tư, hỗ trợ và quản lý nhà nước
a. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
Tiến hành rà sốt chính sách về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh song song với
việc xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc lưu thơng hàng hóa và phát triển các
loại hình dịch vụ ở các khu, điểm du lịch. Tập chung vào các lĩnh vực ưu tiên: phát triển
du lịch đường thủy nội địa, các khu vui chơi, mua sắm giải trí; các khu, điểm du lịch…;
tạo điều kiện huy động thêm nguồn lực đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá trong và
ngồi nước, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

b. Cơ chế tài chính, ngân sách
Ưu tiên xem xét cân đối và bố trí từ nguồn ngân sách thành phố để triển khai thực hiện
như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, có ý nghĩa trong việc phát triển du lịch
của thành phố. Tập trung huy động mọi nguồn lực có thể nhằm phát huy những tiềm năng

du lịch sẵn có của thành phố, tạo đà đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng.

c. Cơ chế pháp lý
Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thơng thống, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp
chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Đơn giản hoá, giảm bớt
các thủ tục hành chính rườm rà, khơng thật sự cần thiết. Tạo cơ chế và hành lang pháp lý
thơng thống cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo quy định, xây dựng cơ chế
phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa – nghệ thuật
đặc biệt, có nét đặc thù riêng để phục vụ khách du lịch nước ngoài…
23


4. Khắc phục tính thời vụ
Để hạn chế bớt các tác động bất lợi của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan
quản lý cũng như doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược và đặt ra kế hoạch cụ thể để
khắc phục.
+ Các cơ quan quản lý thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến du lịch trong
thời gian thấp điểm trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau để thu hút khách và
giãn bớt việc tổ chức các hoạt động trong thời gian cao điểm. Vào các tháng thấp điểm về
khách du lịch cần tăng cường tổ chức hoạt động biểu diễn, các sự kiện văn hóa nghệ
thuật, thu hút đăng cai, tổ chức các sự kiện diễu hành carnival, lễ hội ánh sáng, lễ hội
pháo hoa quốc tế... từ đó vừa tạo ra thêm sản phẩm du lịch cho thành phố vừa tạo điểm
nhấn thu hút khách du lịch. Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế của Đà Nẵng là một ví dụ, việc
tổ chức vào thời điểm kỷ niệm ngày giải phóng Đà Nẵng đã góp phần giảm tải trong mùa
hè.
+ Cần tổ chức các hoạt động quảng bá tại các thị trường nước ngoài và hai đầu đất nước
chuẩn bị đón đầu mùa du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức các khóa đào
tạo nguồn nhân lực vào mùa thấp điểm từ các nguồn kinh phí của Trung ương và địa
phương.

+ Các doanh nghiệp du lịch cần nỗ lực khai thác thị trường, tăng cường tìm kiếm nguồn
khách du lịch cơng vụ, các hội nghị, hội thảo của các cơ quan, ban, ngành, các cơng ty
trên tồn quốc. Các khách sạn phải có các biện pháp tiếp thị, khuyến mãi trong mùa thấp
điểm, giảm giá hoặc thực hiện các biện pháp khuyến mãi cho các hoạt động.
+ Trong thời gian vắng khách, cần tổ chức nâng cấp khách sạn, bổ sung các dịch vụ phụ
trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ phục vụ tại đơn vị mình. Ngồi ra, các đơn
vị cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong mùa vắng khách, tuy nhiên
cũng cần bảo đảm mức lương tối thiểu cho người lao động để giữ nguồn nhân lực.

5. Khắc phục các tác động tới môi trường
Sự phát triển của ngành du lịch gắn chặt chẽ, mật thiết với môi trường, đặc biệt là môi
trường tự nhiên nên việc giữ gìn bảo vệ mơi trường là vô cùng quan trọng trong phát triển
du lịch theo hướng bền vững ở bất kỳ đâu và Đà Nẵng cũng không phải ngoại lệ.
Đối với môi trường tự nhiên, cần duy trì và cải tạo cảnh quan biển, tăng cường hơn
nữa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải ven vịnh Đà Nẵng và bờ biển Sơn
Trà - Non Nước. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt rừng cấm Sơn Trà và
khu bảo tồn thiên nhiên, tăng diện tích cây xanh trong nội thành. Xây dựng một bản đồ
quy hoạch du lịch tổng thể để tránh nguy cơ các dự án, dịch vụ phát triển ồ ạt dẫn đến
phá vỡ cảnh quan, môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Đối với môi trường nhân văn, cần đảm bảo kiến trúc các cơng trình du lịch hài hồ với
thiên nhiên, mang bản sắc văn hoá truyền thống đặc trưng của địa phương, phát triển các
mơ hình du lịch tạo điều kiện gìn giữ và phát huy mơi trường văn hố, lịch sử và xã hội.
Ngồi ra, cần khơng ngừng nâng cao năng lực về du lịch cho mọi chủ thể và cần phải
24


tn thủ những mơ hình phát triển du lịch lành mạnh và hiệu quả nhất. Đồng thời nâng
cao nhận thức cộng đồng về du lịch, ứng xử văn minh và thân thiện.
Thông qua việc tuyên truyền và làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, người
dân về vai trị, vị trí của du lịch, tạo ra sự chuyển biến hơn nữa trong việc ban hành chính

sách phát triển du lịch luôn phải kết hợp phát triển với việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường sống.

6. Quản lý đất đai, hàng hóa, dịch vụ
a. Về đất đai
+ Để khắc phục những hạn chế của pháp luật về quản lý, sử dụng đất kinh doanh dịch vụ
du lịch, việc bố trí quỹ đất để kinh doanh dịch vụ du lịch cần phải đặc biệt lưu ý đến việc
kết hợp giữa lợi ích ngành, lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của cộng đồng theo hướng
nâng cao hiệu quả công tác tham vấn ý kiến của các bên hữu quan nhất là ý kiến của cộng
đồng dân cư, nhằm hạn chế tình trạng Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư
(chủ đầu tư đã triển khai đầu tư, Nhà nước mới thu hồi dự án do sự phản đối từ cộng
đồng ảnh hưởng xấu tới mơi trường đầu tư).Cùng với đó Chính quyền thành phố Đà
Nẵng cũng cần có những chính sách về giá đất hợp lý và có quy định rõ ràng tránh tình
trạng giá đất tăng quá cao như ở thời điểm những năm gần đây.
Bên cạnh đó Chính quyền thành phố cần quan tâm, sát sao hơn tới tâm tư nguyện vọng
của người dân trong công tác giãn dân và tái định cư cho người dân di dời để lấy đất phục
vụ cho phát triển du lịch.

b. Về hàng hóa, dịch vụ
Nhằm bảo đảm môi trường du lịch, tăng cường công tác chống chèo kéo khách du lịch,
chống tăng giá dịch vụ, hàng hóa tại trung tâm thành phố và các điểm tham quan du lịch
cần đên sự vào cuộc của các cơ quan quản lý để hỗ trợ du khách, tiếp tục thực hiện công
tác tiếp nhận, cung cấp thông tin và xử lý phản ánh của du khách. Các cơ quan quản lý du
lịch cần phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan, đơn vị đã tiến hành kiểm tra xác
minh, hỗ trợ xử lý dứt điểm các vụ việc phản ánh của tổ chức, công dân và du khách theo
quy định.
Cần sớm ban hành “Quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá trên địa
bàn thành phố”, trong đó quy định dịch vụ lữ hành thuộc danh mục kê khai giá. Theo đó,
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố
thực hiện kê khai giá tại Sở Tài chính; Sở Du lịch phối hợp với Sở Tài chính và Cục Thuế

kiểm tra việc thực hiện kê khai giá, công khai niêm yết giá của các doanh nghiệp, tổ
chức, của hàng theo đúng quy định.
Sở Du lịch cần phối hợp với Cục Thuế tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền đến
các công ty lữ hành, các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, các cửa hàng chuyên
bán sản phẩm cho du khách nước ngoài về chất lượng sản phẩm và việc bán hàng hóa
dịch vụ đúng giá theo quy định để từ đó giảm và đẩy lùi tình trạng tăng giá hàng hóa,
dịch vụ tới khách du lịch trong nước và nước ngoài
25


×