Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN và 01 trong 05 yếu tố cơ bản của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.99 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................................................... 1
I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỐNG
NHẤT................................................................................................................................ 1
1. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)...................................................1
2. Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN..........................1
II.
PHÂN TÍCH NỘI DUNG YẾU TỐ TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG LÀNH
NGHỀ................................................................................................................................ 3
1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................4
2. Mục tiêu.................................................................................................................. 5
3. Phương thức thực hiện tự do hoá.........................................................................6
4. Tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của các quốc gia
thành viên trong yếu tố tự do di chuyển lao động lành nghề.....................................7
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................9


ĐỀ BÀI
Anh/chị hãy nêu cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN và LỰA


CHỌN 01 trong 05 yếu tố cơ bản của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN bao gồm: tự do di chuyển hàng hoá, tự do di chuyển dịch vụ, tự do di
chuyển đầu tư, tự do di chuyển vốn hơn và tự do di chuyển lao động lành nghề và phân tích
nội dung của 01 trong 05 yếu tố đó dưới các góc độ sau:
- Cơ sở pháp lý
- Mục tiêu
- Phương thức thực hiện tự do hoá
- Đánh giá những tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của các quốc
gia thành viên trong từng yếu tố mà anh/chị đã lựa chọn.


LỜI MỞ ĐẦU
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết
định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015. AEC,
Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015 khi bản tuyên
bố thành lập có hiệu lực. AEC được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường cơ
sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dịng chu chuyển tự
do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề trong ASEAN.
Dưới đây là nội dung bài tiểu luận của em về đề tài “cấu trúc của thị trường và cơ sở
sản xuất thống nhất ASEAN” và phân tích yếu tố “tự do di chuyển lao động lành nghề”.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm vẫn cịn nhiều sai sót, mong q thầy cơ góp ý để bài
làm được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.

PHÂN TÍCH NỘI DUNG THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỐNG
NHẤT

1. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ

sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các
nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
2. Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất là một trong các nội dung của AEC. Một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất của ASEAN bao gồm năm yếu tố cốt lõi: 1) Tự do
thương mại hàng hoá; 2) tự do thương mại dịch vụ; 3) tự do đầu tư; 4) tự do dòng vốn và
5) tự do di chuyển lao động lành nghề. Ngoài ra, thị trường và cơ sở sản xuất cũng bao gồm
hai thành phần quan trọng là: các lĩnh vực hội nhập ưu tiên, thực phẩm, nơng nghiệp và lâm
nghiệp.
Dưới góc độ tiêu dùng, AEC sẽ là một thị trường thống nhất. Thông qua tự do hoá
thương mại hàng hoá và dịch vụ, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận hàng hóa rẻ
hơn, được tự do lựa chọn các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong khu vực cũng
giống như được sản xuất ở nước mình.
1


Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ. Các nhà đầu tư
ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên gia và lao
động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục hải quan và
thương mại khi đã được tiêu chuẩn hóa hài hịa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm chi
phí giao dịch.
Dưới góc độ sản xuất, AEC sẽ là một cơ sở sản xuất đơn nhất. Thông qua việc tự do di
chuyển các yếu tố của sản xuất như vốn, người lao động (và cả các yếu tố đầu vào khác
dưới dạng hàng hóa và dịch vụ), ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất đối với các
nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ; nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi vào dồi dào
hơn..
-

Tự do hố thương mại hàng hố của ASEAN được thực hiện thơng qua tự do hoá thuế

quan, các biện pháp phi thuế quan, thiết lập quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương
mại, hợp tác hải quan, hài hồ hố và nhất thể hố hàng rào tiêu chuẩn và kĩ thuật
trong thương mại.

-

Tự do hố thương mại dịch vụ được thực hiện thơng qua xóa bỏ (có lộ trình) các hạn
chế đối với thương mại dịch vụ, xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA),
tăng cường phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong lĩnh vực dịch vụ.

-

Tự do hố đầu tư được thực hiện thơng qua việc mở cửa đầu tư, xoá bỏ các biện pháp
hạn chế đầu tư, dành chế đội đãi ngộ quốc gia và chế độ tối huệ quốc cho cả nhà đầu
tư ASEAN và các nhà đầu tư bên ngoài; bảo hộ đầu tư, các chương trình và hoạt động
xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư.

-

Tự do hóa dịng vốn được thực hiện thông qua tăng cường hội nhập và phát triển thị
trường vốn của khu vực (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chứng khoán, thanh toán
quốc tế, thị trường vay nợ) và cho phép di chuyển các khoản vốn lớn và có ý nghĩa
kinh tế quan trọng.

-

Tự do di chuyển lao động lành nghề.
PIS Priority Integration Sectors - Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập: Nhằm tập trung

nguồn lực cho các trọng tâm, trọng điểm trong hợp tác kinh tế ASEAN, đồng thời cũng để

tạo ra các lĩnh vực hợp tác kinh tế mũi nhọn và là chất xúc tác để thúc đẩy nhanh hội nhập
kinh tế ASEAN và quá trình xây dựng AEC, các nhà lãnh đạo ASEAN đã xác định 12 lĩnh
vực ưu tiên hội nhập dựa trên cơ sở nhu cầu hội nhập khách quan, lợi thế cạnh tranh của
từng lĩnh vực và các đặc thù của nền kinh tế ASEAN:
2


-

Rút ngắn lộ trình hội nhập của các lĩnh vực ưu tiên. Xây dựng lộ trình và sáng kiến
hội nhập riêng cho mỗi lĩnh vực, đồng thời mỗi lĩnh vực này sẽ có điều phối viên
riêng.

-

Tiến hành đánh giá định kì hai năm một lần để theo dõi và giám sát tình trạng, tiến độ
và hiệu quả của các lĩnh vực ưu tiên hội nhập, đồng thời đảm bảo thực hiện kịp thời lộ
trình đã đề ra.

-

Xác định các dự án hoặc các sáng kiến khu vực cụ thể thông qua đối thoại thường
xuyên hoặc tham khảo ý kiến với các bên liên quan, đặc biệt là với khu vực tư nhân.
Lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp: Với đặc thù đại đa số kinh tế của các nước

ASEAN đều là kinh tế nông nghiệp, AEC đã xác định xây dựng một “thị trường và cơ sở
sản xuất chung” phải bao gồm và chú trọng đối với các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông lâm nghiệp, AEC tiến hành:
-


Tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại nội bộ và với bên ngoài trong dài hạn
đối với các sản phẩm lương thực và các mặt hàng nông lâm nghiệp (ASEAN đã đưa ra
10 biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nội dung này).

-

Đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ và xây dựng phương pháp tiếp cận chung
về lương thực, nông lâm nghiệp cho các nước ASEAN và với các nước khác, các thỏa
thuận, tổ chức quốc tế và khu vực (như WTO, Tổ chức lương thực và nông nghiệp của
Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức thú y thế giới (OIE), Công ước bảo vệ thực vật quốc tế
(IPPC), Công ước về chống bn bán các lồi động vật, thực vật hoang dã và thực vật
bị đe dọa (CITES)) và đặc biệt là với khu vực tư nhân (ASEAN đã đưara 5 biện pháp
cụ thể nhằm thực hiện nội dung này).

-

Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trong ASEAN. Tăng cường trao quyền cho các
hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng vì lợi ích của nơng dân. Thúc đẩy khả
năng tham gia thị trường của các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Xây dựng mạng
lưới và cơ chế liên kết hợp tác xã nông nghiệp trong khu vực ASEAN đã đưa ra 3 biện
pháp cụ thể nhằm thực hiện nội dung này)1.
II.

PHÂN TÍCH NỘI DUNG YẾU TỐ TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG
LÀNH NGHỀ

Tự do hóa di chuyển lao động lành nghề là hoạt động của các quốc gia trong việc ký
kết, gia nhập và thực hiện các thoả thuận về việc tự do di chuyển lao động có chun mơn
1 Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2016 [tr. 156]


3


giữa các quốc gia với nhau. Trong đó, lao động lành nghề (Skilled Labour) được hiểu là lao
động có kỹ năng, có trình độ nhất định.
1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của tự do di chuyển lao động có tay nghề của ASEAN được ghi nhận cụ
thể trong các văn bản pháp lý sau đây:
-

Hiến chương ASEAN năm 2007
Tại Hiến chương 2007, ASEAN đặt ra mục tiêu: “xây dựng một thị trường và cơ sở

sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao,
tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và
dịng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên mơn cao,
những người có tài năng và lực lượng lao động và sự di chuyển tự do hơn các dòng vốn”.
Hiến chương ASEAN năm 2007 đã cụ thể hóa các mục tiêu nêu trên thành một trong bốn
nội dung tự do hóa các yếu tố sản xuất nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất.
-

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995 (AFAS) và Nghị định thư năm 2003
Khoản 1 Điều 5 Hiệp định AFAS xác định ngun tắc: “Mỗi quốc gia có thể cơng

nhận trình độ giáo dục, kinh nghiệm, các yêu cầu, giấy phép và chứng nhận được cấp ở
một nước khác với mục đích cấp phép và chứng nhận cho người cung cấp dịch vụ” . Tuy
nhiên, do Hiệp định AFAS chỉ cho phép một số bên cung cấp dịch vụ cá nhân di chuyển
tạm thời, nên các cam kết thường bị giới hạn dẫn đến kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.
ASEAN đã quyết định sửa đổi Hiệp định AFAS bằng Nghị định thư năm 2003. Nghị định

thư năm 2003 đã chấp nhận Công thức ASEAN - X.
-

Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên năm 2003
ASEAN cam kết tự do hóa đầy đủ các lĩnh vực ưu tiên vào cuối năm 2010, ngành dịch

vụ logistics vào năm 2013, tất cả các dịch vụ khác - cuối năm 2015. Theo đó, những ngành
ưu tiên được xác định là du lịch hàng không, công nghệ thông tin điện tử, y tế, du lịch và
logistics.
-

Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú Cebu
năm 2007
Tuyên bố này đã trao quyền cho các thành viên trong việc thúc đẩy việc bảo vệ lao

động một cách cơng bằng và thích hợp, về tiền lương và sự tiếp cận hợp lý các điều kiện
lao động và đời sống cho lao động di trú.
4


-

Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân năm 2012
Theo Hiệp định này, thể nhân là người mang quốc tịch hoặc thường trú tại một nước

thành viên theo pháp luật, quy tắc hoặc chính sách quốc gia. Hiệp định chỉ cho phép nhập
cảnh và lưu trú tạm thời cho lao động kỹ năng, các chuyên gia và lãnh đạo, không quy định
về lao động phổ thông. Các thể nhân bao gồm: du khách kinh doanh; người lưu chuyển
trong nội bộ doanh nghiệp; các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; các thể nhân khác có
thể được quy định trong Danh mục cam kết cho tạm nhập cảnh và tạm trú.

-

Các thoả thuận công nhận tay nghề tương đương của ASEAN về lao động kỹ năng
(ASEAN Mutual Recognition Arrangements) trong một số lĩnh vực dịch vụ
Thoả thuận công nhận tay nghề tương đương là cơng cụ chính để di chuyển lao động

có tay nghề trong ASEAN, các quốc gia có thể yêu cầu các ứng viên phải đạt được các tiêu
chuẩn tối thiểu về kinh nghiệm hoặc hoàn thành một cuộc kiểm tra để có hiểu biết đầy đủ
các quy tắc bản xứ. Theo mục tiêu của AEC, tám ngành nghề chuyên môn ưu tiên tạo thuận
lợi tự do di chuyển và quyền tự do làm việc tại các nước trong khu vực ASEAN là: thực
hành y tế, thực hành nha khoa, điều dưỡng, tư vấn kỹ thuật , kiến trúc , kế toán, kiểm toán,
khảo sát, chuyên gia và du lịch. Ngoài ra, ASEAN cũng đã ký Thỏa thuận khung thừa nhận
lẫn nhau về trình độ khảo sát được ký ngày 19/11/2011 tại Singapore nhằm mục tiêu tạo ra
một khuôn khổ cho các nước ASEAN đã sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán song
phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực này, cũng như thúc đẩy trao đổi
thông tin, kỹ năng và các thực tiễn tốt.
2. Mục tiêu
Tự do di chuyển lao động lành nghề là một trong năm yếu tố cốt lõi trong nội dung
liên kết của AEC về xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
Mục tiêu của hoạt động này là nhằm tạo ra sự hài hòa về các tiêu chuẩn và kỹ năng
lao động, đồng thời hướng đến tạo dựng một thị trường lao động thống nhất và có chất
lượng cao. Khi lao động có tay nghề được tự do di chuyển trong ASEAN mà không có bất
cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên sẽ góp phần trực tiếp nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực bởi lẽ nó tạo điều kiện cho lao động, cho doanh nghiệp đầu tư
theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là động lực
của q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vì có nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng như
cầu của nhà đầu tư. Hơn nữa, hoạt động hợp tác tự do di chuyển lao động giữa các nước
thành viên cịn góp phần tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ của
5



mỗi nước thành viên, từ đó hướng tới nhất thể hóa thị trường của nền kinh tế các nước
thành viên, nâng cao khả năng cạnh tranh và cấp độ liên kết kinh tế ASEAN.
Mặt khác, di chuyển lao động lành nghề sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao động thất
nghiệp hoặc số lao động có kỹ năng, chuyên môn nhưng chưa được trọng dụng do chưa phù
hợp với mơ hình kinh tế trong nước, mang lại thu nhập cho người lao động, đồng thời góp
phần gia tăng thu nhập quốc gia. Nếu ASEAN không thực hiện tự do hóa di chuyển lao
động có tay nghề cao thì sẽ đối mặt với tình hình thiếu cơng nhân lành nghề và nhân tài kỹ
thuật cao cấp cùng với việc nhiều người buộc sẽ phải đi vào thị trường việc làm cấp thấp
3. Phương thức thực hiện tự do hoá
ASEAN tạo điều kiện cho sự tự do di chuyển của lao động có tay nghề thơng qua:
Thứ nhất, cho phép nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực (visa) và
di chuyển của các chuyên gia và lao động có tay nghề cao tham gia vào thương mại, hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư; tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các nước thành viên.
Thứ hai, Tăng cường hợp tác giữa các thành viên Mạng lưới các trường đại học
ASEAN (ASEAN University Network - AUN) để tạo thuận lợi cho sinh viên và cán bộ các
trường đại học trong đi lại, học tập và làm việc trong khu vực.
AUN hoạt động với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác và tình đoàn kết giữa các chuyên
gia, học giả và nhà khoa học trong khu vực; phát triển nguồn nhân lực cho khối giáo dục và
các ngành nghề khác trong khu vực; thúc đẩy hoạt động chia sẻ thông tin trong cộng đồng
giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về bản sắc khu vực và bản sắc ASEAN cho các
thành viên. Để thực hiện mục tiêu này, phải thực hiện các biện pháp đảm bảo cho lao động
lành nghề được tự do di chuyển; các trường đại học của ASEAN phải hợp tác vùng chặt chẽ
hơn và tăng cường hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên, các cán bộ trong
trường đại học đi lại, làm việc trong khu vực nhằm tiến tới xây dựng chiến lược cho việc
hình thành một mạng lưới nghiên cứu mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế.
Thứ ba, phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kỹ năng của các giảng viên đại học
trong các nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và các lĩnh
vực dịch vụ khác.

Thứ tư, tăng cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên về nâng cao
trình độ và kỹ năng của người lao động.

6


Thứ năm, phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động giữa các nước thành viên
ASEAN. Việc phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động là cấp bách cần thiết trong
việc tìm hiểu về nhu cầu lao động ở các nước thành viên. Nếu thông tin về thị trường lao
động không được công bố rộng rãi giữa các nước thì lao động của các quốc gia thành viên
sẽ không cập nhật được thông tin về nhu cầu lao động của quốc gia đó, điều này sẽ dẫn đến
việc hạn chế cơ hội tìm việc làm ở nước ngoài của một số lao động lành nghề đang cần việc
làm đúng chun mơn, năng lực của mình.
Thứ sáu, để phù hợp với cách tiếp cận di chuyển lao động lành nghề có quản lí và tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho lao động được di chuyển trong khối. Ngoài các biện pháp trên,
các biện pháp thực hiện tự do di chuyển lao động trong ASEAN cịn bao gồm: kí kết các
thoả thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangments - MRAs), kí kết MNP và
tham gia Khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualification Reference Framework
- AQRF).
4. Tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của các quốc gia
thành viên trong yếu tố tự do di chuyển lao động lành nghề
Đông Nam Á được cho là khu vực có những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên thế
giới sau Trung Quốc. Kể từ đó, dịch bệnh đã để lại những hệ lụy nặng nề đối với phát triển
kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN.
COVID-19 đang cản trở hoạt động du lịch, chuỗi cung ứng và nguồn cung lao động.
Sự bấp bênh trong nền kinh tế ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư và sản lượng, điều này
ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển kinh tế. Ngành du lịch, cũng như các ngành liên quan,
đặc biệt là các hãng hàng không và khách sạn, là những ngành đầu tiên bị ảnh hưởng.
Song, ngành sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với các ngành dịch vụ, bởi hoạt
động của ngành viễn thông và các công cụ hỗ trợ cơng nghệ khác có thể hạn chế sự sụt

giảm năng suất của ngành dịch vụ. Tất cả những sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến sự giảm sút
mạnh nhu cầu về lao động trong nước và tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế
ngày càng chuyển biến tiêu cực và kéo dài.
Tác động xấu tới kinh tế ngày càng tăng do ngừng sản xuất, gián đoạn hoạt động kinh
doanh và hạn chế trong việc di chuyển của người dân đã dẫn đến thiệt hại cho các doanh
nghiệp và mất việc làm cùng thu nhập cho người lao động.
Mặc dù lĩnh vực y tế đang chịu gánh nặng lớn hơn cả; tuy nhiên, mối quan tâm lớn
hơn là tình trạng các hộ gia đình do tình trạng mất việc làm trên diện rộng, ví dụ: các doanh
7


nghiệp nhỏ không đủ khả năng để giữ chân nhân viên, hoặc lao động khơng chính thức làm
cơng việc tạm thời, lao động theo hợp đồng và lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, bán lẻ
và các dịch vụ khác. Không bao gồm các dịch vụ công (dịch vụ dân sự), 43,8% lực lượng
lao động của ASEAN hoặc 126,9 triệu người, đang làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ.
Singapore có tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ cao nhất (65,7%), tiếp theo là Malaysia
(56,6%) và Brunei (56,5%). Tuy nhiên, xét về tổng thể, Indonesia có số lượng lao động lớn
nhất trong lĩnh vực dịch vụ với 57,5 triệu người, tiếp theo là Việt Nam với 19,4 triệu người
và Philippines với 16,3 triệu người2.
Ngoài ra, người ta ước tính rằng phần lớn trong số bảy triệu lao động nhập cư trong và
ngoài ASEAN là người nhập cư khơng có giấy tờ. Họ bị từ chối bất kỳ hình thức bảo trợ xã
hội nào do là lao động bất hợp pháp. Ngoài rủi ro mà điều này gây ra cho sức khỏe của họ,
nó cịn đe dọa các biện pháp cắt giảm của các nước sở tại. Nếu những người nhập cư bất
hợp pháp này là người già và người bị suy giảm hệ miễn dịch thì họ sẽ có nguy cơ nhiễm vi
rút cao nhất và rất dễ lây lan cho cộng đồng. Sự gia tăng các ca nhiễm bệnh ở Singapore từ
những người lao động nước ngồi sống trong các khu ký túc xá đơng đúc làm dấy lên lo
ngại rằng những đợt bùng phát không được phát hiện có thể xảy ra ở những nơi khác trong
ASEAN, giữa những người lao động nhập cư hợp pháp và không hợp pháp sống trong điều
kiện tương tự. Các nghị sĩ ASEAN về Nhân quyền (2020) đã kêu gọi ASEAN giải quyết
những vấn đề này một cách khẩn cấp, nhưng ASEAN vẫn giữ im lặng3.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy với AEC, ASEAN mới có thể trở thành một khu vực kinh tế có
sức cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu và là một thị trường duy nhất
và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư, vốn và lao động lành nghề được thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, tham gia vào AEC
sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách trong nước, đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế và
hồn thiện chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh mới, cũng như thúc đẩy các doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh khi gia nhập AEC.

2 ASEAN Policy Brief April 2020, p. 10
3 Jayant Menon, “COVID-19 and ASEAN+3: Impacts and Responses”, p. 6
/>
8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995 (AFAS);
2. Nghị định thư năm 2003;
3. Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên năm 2003;
4. Hiến chương ASEAN năm 2007;
5. Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú Cebu năm
2007;
6. Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân năm 2012;
7. ASEAN Policy Brief, April 2020;
8. ThS. Bùi Thị Ngọc Lan, “Pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động và thực tiễn
thực hiện cam kết của Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 12/2018, tr. 11;
9. ThS. Bùi Thị Ngọc Lan, “Tự do di chuyển lao động ASEAN: Ưu điểm, hạn chế và một
số khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, Số 6/2020, tr. 42;
10. Jayant Menon, “COVID-19 and ASEAN+3: Impacts and Responses”, Singapore, 28

May 2020, p. 6;
11. TS. Ngô Hữu Phước, “Tự do di chuyển lao động có tay nghề của Asean - những thuận
lợi và thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 7/2017, tr. 25;
12. ThS. Nguyễn Thị Diệu Hiền & ThS. Trần Phương Thảo, “Tự do di chuyển lao động

trong cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với nhân lực có kỹ năng ở
Việt Nam, truy cập ngày 09/07/2021;
13. Trung tâm WTO, “AEC: Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất của ASEAN”,

truy cập ngày 09/07/2021.

9



×