Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Xây dựng chiến dịch online marketing - Lợi ích từ mạng xã hội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.63 KB, 6 trang )

Xây dựng chiến dịch online marketing
- Lợi ích từ mạng xã hội



Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các
thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhiều mục đích khác nhau không phân
biệt không gian và thời gian (theo định nghĩa từ wikipedia). Việc thành lập những
cộng đồng ảo mới và sự hoán đổi ngôi vị của những mạng dẫn đầu đang diễn ra từng
ngày với tốc độ chóng mặt. Song song đó là xu hướng hình thành những cộng đồng
trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù. Giá trị cốt lõi của một
mạng xã hội bất kỳ phụ thuộc vào sự tham gia của các thành viên trong mạng.
Các mạng xã hội cho phép các công ty chủ động tạo dựng và phát triển profile,
quảng cáo sản phẩm hay tiết lộ những thông tin có ích, và xa hơn là hòa nhập và trở
thành một phần của cộng đồng. Các marketer phải học cách kết nối với người tiêu
dùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến cho các bạn những
thành quả tuyệt vời.
Marketer cần biết gì khi sử dụng cộng đồng ảo?
Điểm “+“
Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng thành công của
chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp lan truyền thông tin tích cực, mới
lạ về sản phẩm, cũng như những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của
mạng xã hội là giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm tăng
khả năng những thành viên mới tham gia vào cộng đồng.
Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho chiến dịch
marketing, cần có sự bố trí lực lượng hợp lý, trong đó marketer cần quan tâm tới ba
nhóm người sau:
1. Connector - người kết nối, đóng vai trò là người “kết dính xã hội”, có
tầm ảnh hưởng lớn, là người sẽ giới thiệu người tiêu dùng với những nhóm mà “họ
nên biết”.


2. Maven - người môi giới thông tin, là người không ngừng nói với khách
hàng tiềm năng về những cơ hội tốt, là người luôn đưa ra những lời khuyên về việc
mua cái gì và nên tới đâu để mua hàng.
3. Salesmen - nhà truyền giáo, thúc đẩy khách hàng hành động, nói cách
khác là thuyết phục họ mua hàng.
Trong thời đại của web 2.0, thành công của một chiến dịch marketing không chỉ
phụ thuộc vào số lượng người tham gia vào cộng đồng do marketer tạo ra, mà còn liên
quan vấn đề đo lường mức độ phản hồi, tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồng
một cách nhanh nhất. Nhờ công nghệ mới, marketer có thể tổng hợp được ngay những
dữ liệu quan trọng như: thu nhập bình quân theo người sử dụng (ARPU), khả năng
sinh lời của các hàng cá nhân, hay hệ số ROI của quảng cáo… Những số liệu này có
thể được cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ tới marketer.
Điểm “-”
Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng sẽ là cách thức hủy
hoại một nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt về sản phẩm. Chính điều
này làm cho mạng xã hội trở thành một con dao hai lưỡi, đòi hỏi các marketer phải rất
thận trọng trong khi triển khai chiến dịch online marketing.
Mạng xã hội mới chỉ hợp với thành phố lớn. Với 530 triệu thành viên đang
tham gia vào các cộng đồng ảo trên khắp thế giới và 70% các cuộc thảo luận có chủ đề
liên quan thương hiệu và sản phẩm, những MySpace, Facebook, Youtube… đã và
đang trở thành nơi để những marketer triển khai ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, nếu làm
online marketing tại Việt Nam, liệu các mạng xã hội ngoại có phải là phương án tối
ưu?
Người Việt còn “lạ” với mạng “ngoại”. Theo kết quả nghiên cứu do FTA công
bố đầu năm 2009, sự chia sẻ thị phần các mạng xã hội tại Việt Nam có nhiều đặc điểm
đáng chú ý. Người dùng Internet tại Việt Nam dường như “xa lạ” với các mạng xã hội
như MySpace hay Facebook. Theo báo cáo của Facebook, chỉ có gần 40.000 người
Việt tham gia mạng này tính đến hết năm 2008. Hệ thống được ưa chuộng nhất tại thị
trường trong nước vẫn là Yahoo!360, người tí hon của thế giới nhưng lại là gã khổng
lồ ở Việt Nam. Các chiến dịch marketing trực tuyến tại Việt Nam thời gian gần đây

thường ít nhiều gắn với các mạng xã hội “ngoại” như YouTube hay Yahoo!360.
Chỉ hợp với địa bàn thành phố lớn. Trong kết quả điều tra mới được công bố, có
những số liệu rất lý thú với những marketer đang tính toán phát triển chiến dịch tiếp
thị bằng mạng xã hội. Chẳng hạn lượng người truy cập Internet nhưng không sử dụng
mạng xã hội trong vòng ba tháng qua tại các thành phố lớn ở Việt Nam lên tới xấp xỉ
30%, cá biệt tại Đà Nẵng và Cần Thơ, tỉ lệ này lên tới 60%. 76% giới trẻ từ 17 đến 30
tuổi không có ý định tăng thêm thời gian cho mạng xã hội. Những con số này chắc hẳn
sẽ làm nhiều marketer dự định sử dụng mạng xã hội trong chiến lược sắp tới phải đắn
đo hơn nữa trước khi lên kế hoạch.
Thời gian trực tuyến trên các mạng xã hội của người sử dụng còn ở mức thấp.
Ngoại trừ TP.HCM, tại các đô thành khác của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần
Thơ, cư dân mạng dành khoảng 3,8 - 5,63 giờ/tuần cho mạng xã hội. Tần suất sử dụng
mạng xã hội tại các đô thị lớn của Việt Nam trung bình là 5,72 lần/tuần, thấp hơn
nhiều so với các hoạt động như đọc tin tức 9 lần/tuần, chat 8 lần/tuần.
Khó khăn nhiều nhưng vẫn có cơ hội cho các marketer muốn tận dụng cộng
đồng mạng xã hội Việt. TP.HCM có thể là nơi khởi đầu cho các chiến dịch marketing
thông qua mạng xã hội. Tại đây, mật độ người sử dụng truy cập các mạng xã hội tới
8,06 lần/tuần, thời gian trực tuyến trên các cộng đồng ảo của họ vào khoảng 8,33
giờ/tuần, mức cao nhất cả nước.
Mạng xã hội trên thế giới
Các mạng xã hội hàng đầu thế giới như MySpace, Facebook, YouTube,
LinkedIn… đều chứa đựng những điểm đặc thù hay những công cụ riêng có mà tùy
theo chiến dịch các marketer có thể tận dụng tối đa.
1.
MySpace: 222 triệu thành viên. MySpace ưu tiên hướng tới các nội
dung giải trí như chia sẻ âm nhạc, video trực tuyến kết hợp với các dịch vụ giải trí
offline. Mạng xã hội này phù hợp với các chiến dịch marketing xây dựng và phát triển
các cộng đồng thu hút giới trẻ - những thế hệ tương lai.
2.
Facebook: 58 triệu thành viên. Facebook là đối thủ của MySpace, nhưng

có điểm đặc biệt là giành được sự ưa thích của một nhóm nhờ tập trung vào sự duy trì
những mối quan hệ sẵn có. Facebook giúp thành viên nhóm mở rộng mạng lưới bạn bè
với các trường khác, cũng như kết nối các hoạt động vui chơi, giải trí và tình nguyện.
3. LinkedIn: Tính năng nổi bật nhất của LinkedIn là phát triển mạng lưới
quan hệ kinh doanh. Với nhiều thương gia, mạng xã hội này tựa như một cuốn danh
thiếp (namecard) trực tuyến, giúp họ dễ dàng kết nối và duy trì với những đối tượng
khác, nhất là với tính năng tự động cập nhật danh sách. Cuốn danh bạ trực tuyến này

×