Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN NGHIỆP - NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.76 KB, 5 trang )

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
CHUYÊN NGHIỆP - NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC
TS. ĐỖ TRỌNG HÙNG
Viện Ijrao – Vusta, Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
1. Vị thế tầm chiến lược
Trong quá trình xây dựng nền hành chính hiện đại của nước ta, việc xây dựng
đội ngũ công chức chuyên nghiệp là nhiệm vụ có tầm chiến lược. Nhận thức đó có
căn nguyên:
a) Thực tiễn của đổi mới
Trong hơn 20 năm qua, cùng với những thành tựu quan trọng đã đạt được
trong quá trình cải cách hành chính nhà nước đã xuất lộ một số thực tế: công cuộc
cải cách hành chính dường như đã chậm hơn công cuộc đổi mới kinh tế. Tới nay đã
bộc lộ rõ “sức cản” của nó đối với tiến trình đi lên của công cuộc đổi mới nói chung.
Đó là góc nhìn của quá khứ - hiện tại.
b) Đòi hỏi của tương lai
Với góc nhìn tới tương lai (2011-2020) ta xây dựng nền hành chính hiện đại
trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Bối cảnh đó vừa tạo lập điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng đội
ngũ công chức chuyên nghiệp của Việt Nam - nhân tố quyết định của nền hành chính
hiện đại.
Từ sự phân tích trên có thể thấy đã đến lúc cần xác định đúng vị thế có tầm
nhìn chiến lược của nhiệm vụ xây dựng và từng bước hoàn thiện đội ngũ công chức
chuyên nghiệp của nước ta.
2. Những nội dung không thể thiếu
Hồ Chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta đã khái quát thật cô đọng: dù là cán bộ hay
công chức nhà nước phải “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong bối cảnh mới, nội hàm của
“công chức chuyên nghiệp” của ta có thể được cụ thể hoá như sau:
a) Hồng
Đảng ta là Đảng cầm quyền, cầm quyền thông qua luật pháp và bằng bộ máy


nhà nước. Nhà nước ta là “của dân, do dân và vì dân”. Những nguyên lý đó quy định:
- Công chức nhà nước phải tuyệt đối trung thành, trung thực đối với Đảng,
Nhà nước và dân.
- Công chức nhà nước trước hết là công dân gương mẫu, không chỉ có tự hào
dân tộc cao mà còn tự hào là “người Nhà nước”.
- Tính kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm.
- Có văn hoá quản lý nhà nước tới một cấp độ nhất định.
b) Chuyên
Tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức mới thể hiện ở:
- Tinh thông nghiệp vụ, với yêu cầu tinh thông nghiệp vụ chính của chức danh
mình được giao, đồng thời hiểu rõ một số nghiệp vụ hữu quan.
- Các kỹ năng thuần thục để thực thi các nghiệp vụ đó. Với từng chức danh,
công chức phải nắm vững các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng làm việc với con người và
kỹ năng lý luận tương ứng.
- Hiểu rõ và biết vận dụng những vấn đề cơ bản của tâm lý học trong quản lý
nhà nước.
- Thấu hiểu và thực thi đúng quy chế công vụ của công chức nhà nước, đặc biệt
là làm đúng “bộ ba”: đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục trong quản lý nhà nước.
Khái quát lại, “hồng và chuyên” được cụ thể hoá thành mỗi công chức phải
giỏi “tay nghề” và có đạo đức “hành nghề” đúng quy chế công vụ. Cùng các nhân tố
khác trong hệ thống quản lý hành chính, các yêu cầu nêu trên đối với tính chuyên
nghiệp của đội ngũ công chức nhà nước chính là đảm bảo cho quản lý nhà nước của
ta hiệu lực và hiệu quả.
3. Giải pháp để có đội ngũ công chức chuyên nghiệp
Với vị thế có tầm chiến lược và với nội hàm của tính chuyên nghiệp của đội
ngũ công chức trong nền hành chính hiện đại như đã phân tích ở trên, cần có một hệ
thống đồng bộ các giải pháp để xây dựng đội ngũ công chức nhà nước mới. Sau đây
xin đề cập những giải pháp:
a) Hệ thống các chuẩn
Trên cơ sở Luật cán bộ, công chức mới ban hành và các quy chế, quy định hữu

quan khác, cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chuẩn đối với từng loại
chức danh công chức nhà nước. Học tập tư tưởng, đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh
trong việc xây dựng hệ thống chuẩn này nên lưu ý:
- Rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực thi.
- Cụ thể hoá được nội hàm của công chức chuyên nghiệp nêu trên.
- Quy định chuẩn đối với công chức nhà nước thuộc cả 4 cấp: trung ương,
tỉnh, huyện, xã.
- Làm từ trên xuống, từ trong ra; làm đồng bộ từ tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên
của Đảng ra ngoài; làm từ công chức cao cấp tới cơ sở.
b) Đào tạo và đào tạo lại
Một bài học lịch sử của ông cha ta từ xưa là “Học rồi mới làm quan” chứ
không ngược lại. Dĩ nhiên, bây giờ là công bộc của dân cũng phải học trước rồi mới
làm công chức và tiếp tục học suốt đời.
Những nội dung sau đây cần được bổ sung hoặc đặc biệt coi trọng trong đào
tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức nhà nước chuyên nghiệp:
- “Bộ ba” thẩm quyền - quy trình - thủ tục: cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ của
công chức; với bất kỳ nghiệp vụ nào của bất kỳ chức danh công chức nào cũng cần
coi trọng đào tạo kỹ bộ ba này. Thực tiễn cho thấy, sai lầm về thẩm quyền trong bộ
máy nhà nước là loại nguy nhất, thứ đến dù có phẩm chất tốt, động cơ phục vụ nhân
dân nhưng không nắm vững quy trình và thủ tục gây ra mất lòng dân.
- Các loại kỹ năng: kỹ năng kỹ thuật (vận dụng tri thức, phương pháp, kỹ thuật
công nghệ, kinh nghiệm trong đó đặc biệt sử dụng thành thạo kỹ thuật thông tin phục
vụ cho chính phủ điện tử và quản lý tốt đối với các “doanh nghiệp điện tử”; kỹ năng
làm việc với con người đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quan hệ trong
hệ thống hành chính nhà nước và kỹ năng giao tiếp với dân, với doanh nghiệp); kỹ
năng lý luận, đặc biệt là biết vận dụng lý luận về tổ chức và sự vận động của bộ máy
tổ chức hành chính nhà nước.
- Tâm lý cá nhân và tâm lý tập thể, tâm lý người lãnh đạo và người quản lý:
đối với nhiều chức danh công chức, kể cả lãnh đạo và quản lý đã đến lúc quy định
một số lĩnh vực như “nghề” (nghề giám đốc, nghề thư ký, nghề kế toán trưởng...) để

đào tạo nghề và đạo đức nghề đối với các nghề đó.
- Các thông lệ trong đối ngoại: trong bối cảnh hội nhập cần trang bị cho công
chức của ta (không riêng gì lĩnh vực ngoại giao) những hiểu biết và kỹ năng tối thiểu về
lễ tân, đối ngoại nhân dân... trong giao tiếp quốc tế, quản lý các doanh nghiệp FDI...
Về phương thức, từ năm 2000, Học viện Hành chính Quốc gia đã triển khai
đào tạo đại học hành chính chính quy. Tổng kết công việc này cùng với tổng kết quá
trình đào tạo công chức nhà nước, nên đổi mới phương thức đào tạo, đặc biệt là:
- Các tình huống thường gặp và cách giải quyết (đối với từng loại chức danh
công chức).
- Kinh nghiệm phối hợp dọc và ngang trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Mời thỉnh giảng những nhà lãnh đạo, quản lý trực tiếp sử dụng các chức
danh công chức trong khóa đào tạo.
- Riêng đối với tái đào tạo công chức, chỉ dạy và học thêm những thứ cần,
ngắn gọn, thiết thực. Nếu đối với đào tạo mới cần tính hài hoà thì với tái đào tạo cần
“trúng huyệt”.
c) Động lực
Có thể minh hoạ chiến lược xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp như sau:
ĐỘNG LỰC
GIẢI PHÁP
MỤC TIÊU
Để mũi tên giải pháp bay đúng quỹ đạo chuẩn, trúng đích, mục tiêu thì không
thể không có động lực (“tên lửa đẩy”). “Động lực nội tâm” - chữ của cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, nay có thể cụ thể hoá là Nhà nước nên sớm thực thi “Tam trọng”
đối với đội ngũ công chức chuyên nghiệp, gồm:
- Trọng thị: có cách nhìn mới đối với công chức của ta, đặt họ đúng vị thế cần có;
- Trọng đãi: khi họ đạt chuẩn, họ được hưởng đúng giá trị tinh thần và đãi ngộ
vật chất;
- Trọng dụng: họ được đặt đúng chỗ để có thể cống hiến tối đa.
Hệ thống động lực này không chỉ ngăn chặn tình trạng công chức nhà nước
xin ra ngoài mà cao hơn còn là lực hút hiền tài từ các doanh nghiệp, từ xã hội vào bộ

máy nhà nước. Nói cách khác, ứng xử với công chức chuyên nghiệp cũng phải ở cấp
độ chuyên nghiệp cao. Cổ nhân đã tổng kết: người tài nhất là người dám và biết sử
dụng người tài. Không thể dùng động lực “thiếu chuyên nghiệp” để “đẩy” chiến lược
có mục tiêu là công chức chuyên nghiệp ./.

×