Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cong van duc rut SKKN nam hoc 20131024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.03 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN THỌ XUÂN PHÒNG GD&ĐT. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Số 55 /PGD-SKKN (V/v thi SKKN năm học 2013-2014). Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày 06 tháng 3 năm 2014. Kính gửi: Ông (Bà) Hiệu trưởng trường MN, TH, THCS Thực hiện công văn số: 2037/SGD&ĐT-GDCN ngày 04/112013 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và Công văn số: 203/PGD&ĐT ngày 26/9/2013 của Phòng GD&ĐT Thọ Xuân (gửi kèm theo CV này). Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014, Phòng GD&ĐT Thọ Xuân hướng dẫn một số nội dung về viết và lịch nộp SKKN năm nay như sau. 1- Số lượng nộp về phòng: Tối thiểu 15% , tối đa 50% tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của trường (các đối tượng còn lại nếu có SKKN được giải cũng được tính thành tích cho đơn vị). Các SKKN trước khi nộp về phòng phải được trình bày trước HĐ Khoa học trường và được HĐ xếp loại A. 2- Ngày nộp: Các trường MN sáng ngày 01/4/2014, TH chiều ngày 01/4/2014, THCS sáng ngày 02/4/2014. (Người thu: đ/c Hào). 3-Yêu cầu các SKKN theo quy định Công văn số 2037 của Sở GD&ĐT. 4- Do các SKKN gửi về Hội đồng khoa học Giáo dục huyện chỉ là những đề tài nhỏ, là những đúc rút kinh nghiệm từ thực tế nên các SKKN chỉ công nhận cho 01 tác giả. 5 - SKKN gửi về phòng phải là những đề tài đã đăng ký từ tháng 11 năm 2013. 6- Để đảm bảo tính khách quan trong khi chấm nên trên các bản SKKN chưa ghi tên tác giả, đơn vị (tác giả chỉ cam đoan ở cuối bản-chưa ký và Hiệu trưởng cũng chưa ký xác nhận). Lưu ý 1- Trong những năm học gần đây vẫn còn một số SKKN viết dài, chất lượng kém, sao chép lẫn nhau, chép lại của năm trước hoặc dùng các luận văn tốt nghiệp. Tên đề tài quá dài, tên đề tài và vấn đề nghiên cứu không phù hợp. Yêu cầu Hội đồng khoa học các trường chỉ chọn những SKKN gửi về huyện đạt loại A và tránh tình trạng trên (phòng sẽ xử lý tác giả các SKKN sao chép lẫn nhau). 2- Các SKKN có kết cấu đảm bảo quy định như công văn của Sở . 3- Mỗi trường nộp về phòng gồm: 1. Danh sách trích ngang theo mẫu (cả bản in có dấu và file điện tử gửi về địa chỉ ); 2. Các bản in SKKN được xếp theo thứ tự như danh sách và phân loại theo cách phụ lục E; 3. Biên bản tổng hợp xếp loại SKKN năm học 2013-2014 của trường. Tất cả cho vào 01 túi giấy bìa ghi tên đơn vị và số lượng bên ngoài. (File các bản SKKN của cá nhân chỉ gửi về phòng những bản được xếp giải và các đơn vị gửi về sau khi có kết quả- khi đó các thông tin đã được điền đầy đủ.) Trên tờ ghi nộp các trường ghi chính xác họ tên, chức vụ, ngày sinh cuả tác giả, môn hoặc chủ đề như hướng dẫn ở trên mẫu để thuận tiện cho phân loại và in giấy Chứng nhận cho các SKKN đạt giải. Nơi nhận - Như kính gửi - Lưu VT. TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký). Nguyễn Đình Quế.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> UBND TỈNH THANH HOÁ. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 2037/SGD&ĐT-GDCN. Thanh Hoá, ngày 04 tháng 11 năm 2013. V/v Tổng kết công tác SKKN năm học 2012-2013 và Hướng dẫn công tác NCKH-SKKN năm học 2013-2014.. Kính gửi: - Chánh văn phòng, Trưởng các Phòng, Ban cơ quan Sở; - Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố; - Hiệu trưởng các trường THPT, trường TCCN; - Giám đốc các trung tâm GDTX, Trung tâm KTTH-HN tỉnh. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của Hội đồng đánh giá, xếp loại SKKN Ngành GD&ĐT cấp tỉnh năm học 2012-2013; căn cứ Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014; căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013- 2014 của Ngành GD&ĐT Thanh Hóa và căn cứ Quy định quản lý hoạt động khoa học Ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá ban hành kèm theo Quyết định số 100/GD-GDCN ngày 06/5/2002 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa tổng kết công tác SKKN năm học 2012-2013 và hướng dẫn công tác NCKH-SKKN năm học 2013 - 2014 như sau: PHẦN A TỔNG KẾT CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012-2013 I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN NGÀNH GD&ĐT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 1. Kết quả đánh giá, xếp loại SKKN năm học 2012-2013: - Năm học 2012-2013 có 3.067 sáng kiến kinh nghiệm được gửi về Sở để đề nghị đánh giá, xếp loại cấp tỉnh (tăng 207 SK so với năm học 2011-2012), trong đó: Bậc mầm non: 253SK; cấp tiểu học: 617SK; cấp THCS: 557SK; cấp THPT: 1.538SK; ngành GDTX: 91SK; bậc Trung cấp: 5SK và Cơ quan Sở GD&ĐT: 6 SK. - Kết quả xếp loại của 3.061 SK thuộc các cấp (bậc) học mầm non, phổ thông, GDTX và trung cấp như sau: Có 30 SK xếp loại A, chiếm tỷ lệ 0,98%; 377 SK xếp loại B, chiếm 12,32%; 1.461 SK xếp loại C, chiếm 47,73% và 1.193 SK không đạt yêu cầu (KXL) chiếm 38,97%, trong đó: + Bậc mầm non có 02 SK xếp loại A, 47 SK xếp loại B, 154 SK xếp loại C và.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 50 SK chưa đạt yêu cầu (KXL); + Cấp Tiểu học có 07 SK xếp loại A, 116 SK xếp loại B, 319 SK xếp loại C và 175 SK chưa đạt yêu cầu; + Cấp THCS có 06 SK xếp loại A, 75 SK xếp loại B, 236 SK xếp loại C và 240 SK chưa đạt yêu cầu; + Cấp THPT có 13 SK xếp loại A, 127 SK xếp loại B, 702 SK xếp loại C và 696 SK chưa đạt yêu cầu; + Ngành GDTX có 02 SK xếp loại A, 14 SK xếp loại B, 48 SK xếp loại C và 29 SK chưa đạt yêu cầu; + Bậc trung cấp có 02 SK xếp loại C và 03 SK chưa đạt yêu cầu. Kết quả đánh giá, xếp loại của 06 sáng kiến của CB, CV Sở sẽ có thông báo riêng. Kết quả thống kê số lượng cụ thể theo từng đơn vị có trong Biểu B1 kèm theo công văn này. 2. Quy định về thời gian, địa điểm nhận kết quả SKKN năm học 2012-2013: - Thời gian: Các đơn vị miền xuôi: Các ngày 11-12/11/2013; các đơn vị miền núi: Các ngày 13-14/11/2013. - Địa điểm: Nhận kết quả SKKN tại Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (đ/c Lê Văn Hải) và nhận tiền thưởng tại Phòng Kế hoạch Tài Chính (đ/c Trương Vân Anh). Yêu cầu: Cán bộ được đơn vị cử đi nhận kết quả SKKN và tiền thưởng phải mang theo giấy giới thiệu của đơn vị, trong giấy giới thiệu ghi rõ: “Đến Sở GD&ĐT để nhận kết quả SKKN và tiền thưởng SKKN ”. II. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC SKKN NĂM HỌC 2012-2013 Căn cứ kết quả theo dõi quá trình triển khai công tác SKKN tại cơ sở, kết quả theo dõi quá trình thu, nhận SKKN cấp Ngành; căn cứ biên bản đánh giá, xếp loại SKKN của các nhóm đánh giá, xếp loại SKKN cấp trực thuộc Sở và cấp Ngành, Sở GD&ĐT đánh giá những mặt đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác SKKN năm học 2012-2013 như sau: 1. Những mặt đã đạt được: - Phần lớn các đơn vị đã nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn về công tác SKKN của Sở. Nhiều cán bộ, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục đã tích cực đổi mới phương pháp quản lý, giáo dục và dạy học, qua đó đúc rút thành SKKN của bản thân. Công tác đánh giá, xếp loại SKKN tại các Hội đồng Khoa học cấp trực thuộc Sở có nhiều chuyển biến tích cực: Nhiều Hội đồng đã phát hiện và kiên quyết loại bỏ các SKKN có chất lượng kém, các SKKN có dấu hiệu copy trước khi gửi về đánh giá tại Hội đồng Khoa học Ngành. - Đa số các đề tài có nội dung đi sâu vào giải quyết những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn quản lý, giáo dục và dạy học tại cơ sở. Phần lớn các SKKN được.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trình bày đúng thể thức, đảm bảo tính thiết thực, sáng tạo, khoa học và hiệu quả. Một số SKKN có sự đầu tư công phu, thể hiện sự nghiêm túc, nhiệt huyết của tác giả với sự nghiệp giáo dục. Một số SKKN có thể mở rộng nghiên cứu trong phạm vi một đề tài NCKH cấp Ngành… 2. Những tồn tại, hạn chế: - Một số đơn vị triển khai các văn bản hướng dẫn về công tác SKKN của Sở còn chậm; không tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đăng ký đề tài ngay từ đầu năm học; hoặc có tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đăng ký đề tài từ đầu năm học, nhưng trong năm học ít quan tâm, đôn đốc, dẫn đến tình trạng nhiều sáng kiến kinh nghiệm không đạt yêu cầu (KXL) do nội dung còn góp nhặt, sơ sài, nghèo nàn, thiếu tính khoa học, bố cục trình bày không theo quy định; một số đề tài xác định phạm vi và mục tiêu nghiên cứu quá rộng nên giải quyết vấn đề chưa có chiều sâu; một số đề tài khác có nội dung chưa sát với thực tiễn quản lý, giáo dục và dạy học hiện nay … - Một số trung tâm GDTX cấp huyện trong 02 năm học liên tiếp 2011-2012 và 2012-2013 không có SKKN nào gửi đánh giá cấp tỉnh: Trung tâm GDTX các huyện Mường Lát, Như Thanh, Nông Cống và Sầm Sơn. - Một số đơn vị chưa thực hiện đúng các quy định về thu, nộp sáng kiến của Hội đồng Khoa học Ngành nên vẫn còn tình trạng: Bìa SKKN không theo quy định và không sắp xếp sáng kiến theo thứ tự danh sách trước khi nộp về Sở (Phòng GD&ĐT Quan Sơn); tên sáng kiến trong danh sách còn viết tắt (THPT Hoằng Hóa); lĩnh vực sáng kiến chưa chính xác; tên tác giả không chính xác; chưa có thông tin ở cột năm sinh (THPT Triệu Sơn 2)… - Một số HĐKH cấp trực thuộc Sở đánh giá SKKN tại cơ sở chưa chặt chẽ nên vẫn còn một số tồn tại như: + Vẫn còn một số SKKN copy một phần hoặc copy toàn phần SKKN của người khác, thậm trí copy toàn phần SKKN của chính mình ở những năm học trước để đề nghị đánh giá trong năm học này: Hà Văn Mai-THPT Quảng Xương 4; Lâm Thanh Tính-THPT Tĩnh Gia 1; Hà Việt Phương-THPT Đông Sơn 2; Hà Duyên Luận-THPT Thọ Xuân 4; Trịnh Văn Phượng-THPT Tống Duy Tân; Cao Thị Hảo-THPT Đặng Thai Mai; Phạm Ngọc Hoàng-THPT Đinh Chương Dương; Hà Thị Thủy-THPT Lê Hoàn… + Vẫn còn tình trạng viết sai chính tả, thể thức trình bày không theo quy định; một số đề tài có tên còn chung chung, chưa nêu rõ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Một số HĐKH trường THPT chưa làm tốt công tác phân loại SKKN, vẫn còn tình trạng đơn vị có bao nhiêu SKKN thì xếp loại A và gửi lên HĐKH Ngành để đề nghị đánh giá cấp tỉnh bấy nhiêu sáng kiến: Trường THPT Triệu Sơn 5, THPT Lê Lai, THPT Hậu Lộc 4, THPT Hoằng Hóa 2… PHẦN B HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Công tác SKKN và NCKH năm học 2013-2014 về cơ bản thực hiện ổn định như năm học 2012-2013, cụ thể như sau: I. CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 1. Định hướng nội dung đúc rút, tổng kết SKKN năm học 2013-2014 Công tác SKKN năm học 2013-2014 cần tập trung vào những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn quản lý, dạy học và giáo dục của các đơn vị, có thể tập trung vào các lĩnh vực sau đây: - Đổi mới công tác quản lý, công tác chỉ đạo và triển khai các hoạt động trong nhà trường; - Ưu tiên đúc rút kinh nghiệm và đề ra sáng kiến nhằm đổi mới các hoạt động chuyên môn; các đề tài thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục chỉ nên đi sâu vào giải quyết những vấn đề cấp bách của ngành như quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục lịch sử; giáo dục nhân cách và đạo đức; rèn kỹ năng sống cho học sinh,…; - Tập trung nghiên cứu các đề tài ứng dụng những thành tựu khoa học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động; - Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động đoàn thể; - Đổi mới phương pháp đánh giá trong quá trình dạy học; - Đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học (sẵn có và tự làm) trong quá trình dạy học; vận dụng sáng tạo và có hiệu quả những phương pháp dạy học hiện đại trong quá trình giảng dạy. 2. Công tác tổ chức, triển khai, phổ biến và lưu trữ SSKN - Thực hiện đúng theo Quy định tại Quyết định số 100/GD-GDCN ngày 06/5/2002 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: + Đầu năm học các đơn vị lập kế hoạch hoạt động khoa học trong năm học, tổ chức đăng ký đề tài, sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở; + Trong năm học, Thủ trưởng đơn vị đôn đốc, tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu; + Cuối năm học (tháng 4/2014) tổ chức đánh giá, xếp loại SKKN cấp cơ sở và cấp trực thuộc, chọn gửi các SKKN được xếp loại A đề ghị đánh giá cấp ngành (chỉ đề nghị đánh giá cấp ngành những SKKN có chất lượng và đúng thể thức yêu cầu)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đẩy mạnh việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN vào hoạt động thực tiễn của đơn vị mình, có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau: + Tổ chức hội nghị, hội thảo các chuyên đề SKKN theo quy mô cụm thi đua, toàn đơn vị, hoặc tổ, nhóm chuyên môn; + Tổ chức thao giảng theo sáng kiến về phương pháp giảng dạy mới, nhân rộng cách làm hay từ sáng kiến về quản lý và giáo dục được đánh giá xếp loại tốt. - Những SKKN được xếp loại A trong năm học 2012-2013 tiến hành tóm tắt dưới dạng một bài báo khoa học trong phạm vi từ 4-6 trang A4, gửi về Hội đồng Khoa học Ngành để biên tập, phổ biến trên Tạp chí Giáo dục Thanh Hóa và website của Sở GD&ĐT. Đề nghị gửi file word bản tóm tắt kèm theo số điện thoại của tác giả về địa chỉ trước 30/11/2013 để tổng hợp chung. - Cá nhân chủ động lưu SKKN của mình để sử dụng khi làm hồ sơ thi đua khen thưởng. Các đơn vị chủ động lưu trữ SKKN được xếp loại cấp cơ sở tại thư viện trước khi nộp lên phòng GD&ĐT hoặc sở GD&ĐT. Bộ phận lưu trữ của Sở GD&ĐT có trách nhiệm lưu trữ các SKKN được xếp loại cấp ngành theo từng năm học. 3. Công tác đánh giá, xếp loại SKKN ở cấp trực thuộc và nộp SKKN về Hội đồng khoa học (HĐKH) ngành Theo kế hoạch của HĐKH Ngành, hàng năm Sở GD&ĐT thu nhận SKKN xếp loại A cấp cơ sở để đánh giá xếp loại cấp ngành trong tháng 6. Để việc thu nhận SKKN năm học 2013-2014 của các đơn vị đảm bảo đúng quy định, Giám đốc Sở yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các công việc sau đây: a) Các đơn vị thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại SKKN và các nhóm đánh giá, xếp loại tại cơ sở. Cán bộ đánh giá, xếp loại SKKN phải có chuyên môn đúng hoặc tương ứng với chuyên môn thuộc lĩnh vực đánh giá. Các nhóm chuyên môn có trách nhiệm đánh giá chính xác, đặc biệt là phát hiện, loại bỏ những SKKN sao chép (sao chép của người khác, sao chép của chính mình ở những năm học trước) và những SKKN trình bày không theo đúng hướng dẫn của Hội đồng khoa học ngành. b) Các loại hồ sơ nạp về Hội đồng khoa học ngành phải đầy đủ theo đúng quy định gồm: - Biên bản tổng hợp đánh giá, xếp loại SKKN của Hội đồng khoa học cơ sở (theo mẫu A-phụ lục). - Một bản danh sách trích ngang SKKN loại A cấp cơ sở đề nghị HĐKH Ngành đánh giá xếp loại cấp tỉnh (bản in và bản điện tử bằng file Excel-theo mẫu B-phụ lục). - 02 phiếu đánh giá xếp loại đối với mỗi bản SKKN (theo mẫu C-phần phụ lục). Các phiếu đánh giá xếp loại sắp xếp theo đúng thứ tự trong danh sách và bó thành một tập..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các SKKN xếp loại A cấp cơ sở : Nạp về HĐKH ngành mỗi SKKN 02 loại sau : + 01 bản in sáng kiến: Các đơn vị tập hợp bản in SKKN, phân loại theo từng cấp học, môn học... lập danh sách (theo mẫu) để nạp về HĐKH ngành. Các bản SKKN phải được sắp xếp theo đúng thứ tự trong danh sách và bó thành một tập. + 01 bản điện tử: Các đơn vị copy tất cả file điện tử SKKN (của cả đơn vị) và file danh sách vào 1 đĩa CD-Rom nộp cùng danh sách và bản in. Riêng đối với SKKN là sản phẩm khác như phần mềm tin học ứng dụng, Video, E-learning ... nạp về HĐKH ngành mỗi SKKN 02 bản sau: + 01 bản in: Viết giới thiệu tổng quan về sản phẩm như: Mục đích của sản phẩm, các yêu cầu để sử dụng, các tính năng của sản phẩm, lợi ích đưa lại khi sử dụng sản phẩm, sơ lược hướng dẫn sử dụng sản phẩm.... (theo hướng dẫn như bản in SKKN). + 01 bản điện tử: Copy toàn bộ (file văn bản và sản phẩm) vào đĩa CD-Rom để nạp về HĐKH ngành. c) Một số quy định về thể thức văn bản : - Tên SKKN: Phải thể hiện rõ 3 phần: Làm việc gì, việc đó tác động đến đối tượng nào và hiệu quả mong chờ ra sao. - Bìa SKKN: Trình bày theo quy định (mẫu D- phần phụ lục). - Lĩnh vực SKKN: Phân loại theo quy định (mẫu E-phần phụ lục). - Số trang của một SKKN: Không quá 20 trang A4 (không tính bìa, phụ lục và mục lục). - Hình thức: Đóng thành quyển, không bọc bìa bằng giấy kính. Soạn thảo bằng máy vi tính, in 01 mặt trên giấy trắng khổ giấy A4, font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2,5cm, lề dưới 2,5cm, lề trái 3,0cm, lề phải 2,0cm, dãn dòng bình thường, số trang được đánh góc dưới bên phải trang. Lưu ý: Cuối mỗi bản SKKN, có xác nhận của đơn vị; chữ ký của tác giả và lời cam đoan theo mẫu sau: XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày tháng năm 2014 CAM KẾT KHÔNG COPY. (Tác giả ký và ghi rõ họ tên) - Files ghi SKKN: SKKN sau khi được soạn thảo ghi thành file để nộp cho Hội đồng khoa học. Tên file bằng chữ Tiếng Việt không dấu gồm: Môn, lĩnh vực của SKKN; Họ tên người viết; đơn vị công tác; huyện, thị, TP. Ví dụ: Toan THCS – Le Thanh Hai – THCS Thanh Tam – Thach Thanh d) Địa chỉ và thời gian nạp hồ sơ SKKN Nạp hồ sơ SKKN về địa chỉ : Đ/C Lê Văn Hải, chuyên viên Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Thanh Hoá. Thời hạn cuối để nạp SKKN là ngày : Thứ Sáu, 13/06/2014. HĐKH ngành sẽ không chấp nhận bất kỳ hồ sơ nào nạp sau ngày 13/06/2014..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Riêng các văn bản điện tử, đĩa CD-Rom... ngoài việc nạp trực tiếp, yêu cầu các đơn vị gửi qua hộp thư điện tử : Các đơn vị cần cử một giáo viên tin học để thực hiện các yêu cầu kỹ thuật trên, để việc tạo lập, gửi hồ sơ được đảm bảo một cách chính xác và đúng quy định. Một số chú ý và các quy định mới: - Trong năm học mỗi cán bộ, giáo viên chỉ đề nghị đánh giá ở cấp ngành nhiều nhất 1 SKKN; - Hồ sơ SKKN phải tuân theo những quy định tại văn bản này (bìa sáng kiến, tên sáng kiến; tên môn, lĩnh vực sáng kiến; thể thức sáng kiến; ký xác nhận của tác giả và đơn vị chủ quản ở cuối mỗi sáng kiến, cách đặt tên file sáng kiến; danh sách sáng kiến xếp loại A nạp về HĐKH ngành, biên bản, phiếu chấm, ...), không sử dụng phiếu đánh giá đề tài NCKHSPUD để đánh giá SKKN; - Không chấp nhận SKKN của nhóm tác giả. Đối với các vấn đề nghiên cứu là ý tưởng chung của nhóm các tác giả, khuyến khích nghiên cứu thành đề tài NCKH; - Giáo viên và nhân viên không đúc rút SKKN lĩnh vực quản lý giáo dục; - Các Trung tâm GDTX cấp huyện gửi trực tiếp SKKN về Sở GD&ĐT để đề nghị đánh giá cấp tỉnh (không gửi qua phòng GD&ĐT); - Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh phải viết bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, các sáng kiến thuộc các môn ngoại ngữ khác viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. 4. Cấu trúc của một SKKN Một bản SKKN có thể viết theo cấu trúc sau đây (nếu viết theo cấu trúc khác và vẫn đảm bảo các tiêu chí đánh giá thì vẫn cho điểm tối đa): - Đặt vấn đề (lý do viết SKKN) - Giải quyết vấn đề (nội dung của SKKN) + Cơ sở lý luận của vấn đề (nêu luận cứ, luận điểm liên quan đến đề tài); + Thực trạng của vấn đề; + Giải pháp và tổ chức thực hiện (nêu các giải pháp mà bản thân đã và đang thực hiện, chứng minh giải pháp; các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề); + Kiểm nghiệm (nêu hiệu quả trong việc triển khai SKKN). - Kết luận và đề xuất 5. Quy định về khen thưởng công tác SKKN a) Đối với cá nhân - Cá nhân có SKKN được HĐKH ngành xếp loại cấp ngành (loại A, B hoặc C) sẽ được Giám đốc Sở GD&ĐT cấp giấy chứng nhận và được bảo lưu kết quả trong hai năm làm cơ sở xếp loại thi đua, khen thưởng (năm đợc xếp loại là đơng nhiên và đợc sử dụng để xét danh hiệu thi đua trong 2 năm tiếp theo nữa)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Riêng cá nhân có SKKN được HĐKH ngành xếp loại A sẽ được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng giấy khen và SKKN đó sẽ được HĐKH ngành xét chọn đăng trên tạp chí của ngành và tham gia cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật do Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh tổ chức hằng năm. b) Đối với tập thể Hội đồng khoa học ngành xét khen thưởng các đơn vị về hoạt động SKKN dựa theo 3 tiêu chuẩn sau: - Tỉ lệ SKKN của đơn vị được HĐKH ngành xếp loại A, B và C trên tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị; - Thực hiện đúng và có chất lượng quy trình chấm SKKN ở đơn vị, nạp về HĐKH ngành đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định và đúng thời hạn; - Tổ chức các hoạt động phổ biến, áp dụng kết quả SKKN ở đơn vị một cách hiệu quả. II. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Các đơn vị và cá nhân trong toàn ngành căn cứ yêu cầu thực tế của đơn vị, của ngành để đăng ký đề tài NCKH cấp ngành năm học 2013-2014. Các đề tài phải đáp ứng các yêu cầu bức xúc, cấp bách của ngành, có địa chỉ ứng dụng rõ ràng, phải đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến và tính khả thi, phục vụ mục tiêu phát triển của ngành. Hồ sơ đăng ký đề tài NCKH cấp ngành gồm: 01 đơn xin đăng ký thực hiện đề tài, 01 bản đề cương NCKH, 01 bản tóm tắt hoạt động khoa học của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài và 01 bản lý lịch khoa học của cá nhân thực hiện đề tài ( theo mẫu F-phần phụ lục). Thời gian nhận hồ sơ đề tài NCKH cấp ngành: Trước ngày 30/11/2013. Địa điểm thu, nhận hồ sơ: Đ/C Lê Văn Hải, Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp. Sau khi được sơ duyệt và chỉnh sửa, hồ sơ sẽ được nhân bản theo yêu cầu của Hội đồng khoa học và tiến hành bảo vệ đề cương trước Hội đồng khoa học. Nếu đề cương NCKH được phê duyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ ra quyết định giao triển khai nghiên cứu. Trên đây là tổng kết công tác SKKN năm học 2012-2013 và hướng dẫn công tác NCKH và SKKN năm học 2013-2014. Giám đốc Sở yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc quán triệt nội dung văn bản này tới cán bộ, giáo viên và nhân viên của đơn vị mình, thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt công tác NCKH và SKKN để hoạt động này thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành GD&ĐT tỉnh nhà./. Nơi nhận: - Như trên; - Ban Giám đốc Sở ; - Các Phòng (Ban) cơ quan Sở ; - Lưu: VT, Phòng GDCN.. GIÁM ĐỐC. (Đã ký) Phạm Thị Hằng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> UBND HUYỆN THỌ XUÂN PHÒNG GD&ĐT. Số: 203/PGD&ĐT V/v Hướng dẫn công tác SKKN năm học 2013-2014. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày 26 tháng 09 năm 2013. Kính gửi: Ông (Bà) Hiệu trưởng trường MN, TH, THCS Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục năm học 2013-2014; Công văn số 5466/BGDĐT ngày 7/8/2013 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2013-2014; Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2013 -2014 của giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và giáo dục Thường xuyên; Quyết định số 471/QĐ-SGD&ĐT ngày 29 tháng 07 năm 2013 về việc Ban hành kế hoạch công tác năm học 2013 - 2014 của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của Ngành GD&ĐT Thanh Hoá năm học 2013-2014; căn cứ quyết định số 100/GD-GDCN ngày 06 tháng 05 năm 2002 của Giám đốc Sở GD&ĐT về việc Ban hành quy định Quản lý hoạt động Khoa học Ngành GD&ĐT Thanh Hoá. Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường chỉ đạo và thực hiện công tác đúc rút SKKN năm học 2013-2014 với những nội dung cụ thể như sau: I. Định hướng nội dung đúc rút SKKN năm học 2013-2014 Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2013-2014 đối với các trường THCS, TH và MN. Nội dung công tác đúc rút SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực sau: 1.1. Đổi mới công tác quản lý, công tác chỉ đạo và triển khai các hoạt động trong nhà trường; 1.2. Ưu tiên đúc rút kinh nghiệm và đề ra sáng kiến nhằm đổi mới các hoạt động chuyên môn; các đề tài về Quản lý giáo dục chỉ nên đi sâu vào giải quyết những vấn đề cấp bách của ngành GD&ĐT như quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nhân cách và đạo đức; rèn kỹ năng sống cho học sinh. 1.3.Tập trung nghiên cứu các đề tài ứng dụng những thành tựu của khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động; 1.4. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động đoàn thể..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.5. Đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học (sẵn có và tự làm) trong quá trình dạy học; vận dụng sáng tạo và có hiệu quả những phương pháp dạy học có sự tham gia của người học (dạy học lấy người học làm trung tâm). II. Một số yêu cầu về công tác đúc rút SKKN Theo kế hoạch của Hội đồng khoa học Ngành, năm học này Phòng GD&ĐT thu nhận SKKN xếp loại A cấp trường để đánh giá xếp loại cấp huyện vào cuối tháng 3 năm 2014. Để việc thu nhận SKKN năm học 2013-2014 của các đơn vị đảm bảo đúng quy định, Phòng yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các công việc sau đây: a) Các đơn vị phát động phong trào đúc rút SKKN trong toàn trường. Cán bộ, giáo viên chọn đề tài mà bản thân đã có nhiều tâm đắc, suy nghĩ , đầu tư và đã có thử nghiệm theo định hướng trên. b) Thành lập Hội đồng và các nhóm đánh giá, xếp loại tại cơ sở. Cán bộ đánh giá, xếp loại SKKN phải đúng hoặc tương ứng về chuyên môn trong lĩnh vực đánh giá. Các nhóm chuyên môn có trách nhiệm đánh giá chính xác, lưu ý tình trạng sao chép giữa các tác giả, các đề tài của những năm trước đây hoặc trình bày SKKN không theo đúng hướng dẫn của Hội đồng KH ngành. c) Đăng ký theo mẫu và nộp về phòng từ 25 đến 30 tháng 11 năm 2013 . - Mỗi trường có thể đăng ký tối thiểu 15% và không quá 50% số CBGV. - Sẽ không thu và đánh giá xếp loại cho những đề tài SKKN không đăng ký trước Phòng yêu cầu lãnh đạo các trường chủ động quán triệt nội dung văn bản này tới CB, GV và NV của đơn vị mình, thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt công tác SKKN để hoạt động này thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành GD&ĐT . Nơi nhận: - Như kính gửi; - Lưu: VT.. TRƯỞNG PHÒNG. P. TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký) Nguyễn Đình Quế.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> MẪU A PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN HĐKH TRƯỜNG …….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BIÊN BẢN TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN NĂM HỌC 2013-2014 Hôm nay ngày…………….tháng………năm……………………………………... Tại:………………..……………………………………………………………….. Hội đồng Khoa học Phòng (Trường)……………………………………………… đã tiến hành họp đánh giá, xếp loại SKKN năm học 2013-2014 Thành phần Hội đồng gồm: - Chủ tịch: Ông (Bà):………………………………………………………………. - Phó chủ tịch: Ông (Bà):………………………………………………………….. - Thư ký: Ông(Bà):………………………………………………………………… - Các uỷ viên: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… I. Nội dung làm việc. ( Tóm tắt quá trình làm việc của Hội đồng) .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... II. Đánh giá chung: (Tóm tắt những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề cần khắc phục của các SKKN được đánh giá) .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... III. Tổng hợp kết quả đánh giá Bậc, cấp học. Tổng số. Loại A. Loại B. Loại C. Không XL. Ghi chú. Tổng. III. Ý kiến đề xuất với HĐKH ngành. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày….tháng…..năm 2014 Thư ký Chủ tịch HĐKH cấp trực thuộc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> MẪU C SỞ GD&ĐT THANH HOÁ HĐKH PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SKKN NĂM HỌC 2013-2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: ...................................................................................... ................................................................................................................................... Tác giả:.................................................Bậc, cấp học................................................ Chức vụ và đơn vị công tác:...................................................................................... Các tiêu chuẩn đánh giá: TT. Tiêu chuẩn. 1. Tính thiết thực. 2. Tính sáng tạo. 3. Tính khoa học. 4. Tính hiệu quả. Nhận xét từng tiêu chí. Điểm 2,5đ 2,0đ 1,5đ 1,0đ. Tổng số điểm: .............................Bằng chữ:....................................................... Xếp loại: ...................................... Ghi chú: 1. Cho điểm theo 4 tiêu chuẩn: - Tốt: 2,5 điểm; Khá 2.0 điểm; Đạt yêu cầu: 1,5 điểm; Dưới yêu cầu 1,0 điểm 2. Xếp loại: - Loại A: Có tổng điểm từ 8,5đ - 10,0 đ, trong đó tiêu chuẩn 4 đạt mức Tốt (2,5đ), các tiêu chuẩn khác đạt từ mức Khá (từ 2,0 đ) trở lên. - Loại B: Có tổng điểm từ 7,0đ - 8,0đ, trong đó tiêu chuẩn 4 đạt từ mức Khá (2,0đ) trở lên, các tiêu chuẩn khác đạt từ mức yêu cầu (từ 1,5đ) trở lên. - Loại C: Có tổng điểm từ 6,0đ - 6,5đ; trong đó cả 4 tiêu chuẩn phải đạt yêu cầu, (từ1,5đ) trở lên.. Ngày…….tháng…..năm 2014 Người đánh giá (Ký, ghi rõ họ tên).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> MẪU D. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN (*Font Times New Roman, cỡ 16, đậm, CapsLock;** Font Times New Roman, cỡ 15,CapsLock). SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock). TÊN ĐỀ TÀI (Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock). Người thực hiện: Nguyễn Văn A Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS B SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán (Font Times New Roman, cỡ 15, đậm, đứng; mục Đơn vị công tác chỉ ghi đối với các SKKN thuộc các bậc MN, TH và THCS, các bậc khác không ghi) Chữ mầu đỏ chỉ ghi khi SKKN được gửi đi tỉnh Chữ mầu xanh không ghi. MẪU E. PHÂN LOẠI LĨNH VTHANH ỰC SÁNGHOÁ KIẾNNĂM KINH NGHIỆM THEO CẤP HỌC 2014 STT TÊN LĨNH VỰC STTcỡ TÊN LĨNH VỰC (Font Times New Roman, 14, CapsLock) CẤP MẦM NON 1 Quản lý. 2. Chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CẤP TIỂU HỌC 1 Tiếng việt 2 Toán 3 Đạo đức 4 Tự nhiên xã hội 5 Khoa học 6 Lịch sử và Địa lý 7 Âm nhạc 8 Mỹ thuật 9 Thủ công 10 Kỹ thuật CẤP THCS 1 Ngữ văn 2 Toán 3 Giáo dục công dân 4 Vật lý 5 Hoá học 6 Sinh học 7 Lịch sử 8 Địa lý 9 Âm nhạc 10 Mỹ thuật 11 Công nghệ CẤP THPT 1 Ngữ văn 2 Toán 3 Giáo dục công dân 4 Vật lý 5 Hoá học 6 Sinh học 7 Lịch sử 8 Địa lý 9 Công nghệ NN 10 Công nghệ CN 11 Thể dục 12 Ngoại ngữ CẤP GDTX. 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20. Thể dục Hoạt động GDNGLL Ngoại ngữ Chủ nhiệm Quản lý Công tác Đội Tin Công đoàn Thư viện Khác. 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21. Ngoại ngữ Tin học Thể dục Chủ nhiệm Quản lý Công tác Đoàn, Đội Hoạt động GDNGLL Công đoàn Thư viện Khác. 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24. Tin học Âm nhạc Công tác Chủ nhiệm Hoạt động GDNGLL Kỹ tuật công nghiệp Quản lý Công tác Đoàn, Đội Công đoàn Thư viện Thiết bị thí nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh Khác.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỜ GHI NỘP VÀ KẾT QUẢ CHẤM SKKN CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014 Trường . . . . . . . Tổng số CBGV . .. TT. Tên sáng kiến kinh nghiệm. Môn, lĩnh vực. Họ và tên. Ngày sinh. Chức vụ. Số Điểm phách. Xếp giải. Ghi chú. ..............., ngày tháng 3 năm 2014 HIỆU TRƯỞNG. Kết quả TRƯỞNG PHÒNG Giải A: bản Giải B: bản Giải C: bản Lưu ý: - Mẫu (In ngang không sửa mẫu, trong quá trình điền trong mỗi hàng từng ô không ấn phím Enter không gộp tách ô, yêu cầu viết chính xác các con chữ ở tất cả các ô; Soạn thảo bằng font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, file Word, cỡ chữ 12 . - HĐKH sẽ không thu và chấm cho những đề tài SKKN không đăng ký trước. - Môn, lĩnh vực: Ghi rõ như: Toán, Vật Lý, Âm nhạc, Quản lý ... - Danh sách được xếp thứ tự như các bản in nộp Phòng. - Chỉ nạp danh sách khi có đủ thông tin chính xác. Trường nên cóp trang này và điền đủ số liệu rồi nộp về phòng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×