Quảng cáo qua E-mail liệu có phù hợp
với thị trường Việt Nam
Quảng cáo qua E-mail hiện nay là một hình thức quảng cáo sản phẩm khá phổ
biến tại các nước phương Tây. Cùng với sự phổ cập của Internet, các công ty quảng
cáo đã nhanh chóng "đánh hơi" ra mảnh đất màu mỡ này, khi quảng cáo thương hiệu
đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của các nhà cung cấp sản phẩm và dịch
vụ, trong khi các đối tượng người tiêu dùng ngày càng tập trung đông đúc trên mạng
Internet và thư điện tử đang thay thế dần cho thư tín thông thường.
Lợi cả đôi đường?
Khác với spam, hay còn gọi là "thư rác", một dạng quảng cáo "cưỡng bức",
thường là do các công ty dùng mánh khóe để có được địa chỉ e-mail của người sử dụng
và gửi những bức thư với nội dung quảng cáo đến các hộp thư cá nhân ngoài ý muốn
của người nhận thư, các công ty quảng cáo chuyên nghiệp nhận được đơn đặt hàng
quảng cáo của các công ty thương mại và dịch vụ và sử dụng hình thức gửi thư điện tử
quảng cáo cho những đối tượng tự nguyện đăng ký nhận quảng cáo. Khoản thù lao nhỏ
mà các công ty trả cho việc đọc thư chủ yếu nhằm tăng hứng thú về mặt tâm lý cho
người đọc thư trong một xã hội vốn thực dụng chứ không nhằm mục đích thay thế cho
thu nhập chính. Chính vì vậy mà việc đọc quảng cáo ở các nước Internet phát triển chỉ
được coi như một việc làm kết hợp vào thời gian rỗi.
Đứng từ quan điểm của các doanh nghiệp, không thể phủ nhận rằng, hình thức
quảng cáo qua e-mail có một số ưu thế rõ rệt so với cách kênh quảng cáo khác. Trước
hết, đây là một trong những kênh quảng cáo khá rẻ tiền, song lại cho phép tiếp cận đối
tượng người tiêu dùng mục tiêu rất hiệu quả. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện
nay, các hình thức quảng cáo truyền thống đang ngày càng kém hiệu quả do các thông
điệp quảng cáo bị chìm trong biển thông tin người tiêu dùng nhận được mỗi ngày.
Điều đó dẫn đến việc các công ty muốn tranh giành sự chú ý của người tiêu dùng buộc
lòng phải chi nhiều tiền hơn để tạo ra những thông điệp và hình thức quảng cáo ấn
tượng hơn. Trong khi đó, gửi thư quảng cáo trực tiếp với chi phí không đáng kể có xác
suất tiếp cận đối tượng mục tiêu rất cao, và như vậy, cho phép doanh nghiệp quan sát
các biểu hiện của người tiêu dùng tiềm năng, đồng thời đánh giá được hiệu quả quảng
cáo để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với sản phẩm và chương trình quảng
cáo. Với những thế mạnh trên, hình thức quảng cáo này đặc biệt thích hợp đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
"Nghề" đọc quảng cáo
Đối với người tiêu dùng nói chung, hình thức quảng cáo này cũng mang lại một
lợi ích thiết thực là ngoài việc có được thông tin về hàng hóa, sản phẩm, họ còn được
các công ty quảng cáo trả tiền cho việc đọc các thư quảng cáo này. Cũng chính vì việc
đọc quảng cáo được trả tiền mà sinh ra một dạng công việc mới: việc đọc quảng cáo
kiếm tiền, phổ biến ở các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp.
Tuy nhiên, nếu như việc quảng cáo qua e-mail và trả cho người đọc chút thù lao
đối với các nước phương Tây là một việc phổ biến và khá hiệu quả thì ở Việt Nam,
hình thức quảng cáo này còn gặp phải khá nhiều vật cản. Nhiều người nghi ngờ về tính
hiệu quả của hình thức quảng cáo này áp dụng với thị trường Việt nam, khi thu nhập
vài chục đôla đối với người Việt nhiều khi tương đương với lương tháng khiến nhiều
người biến việc đọc mail thành một nghề và như vậy, hiệu quả của quảng cáo chẳng
còn là bao. Các diễn đàn hiện nay nhan nhản những thông tin về việc "kiếm tiền trên
mạng", với những hướng dẫn khá cụ thể mà không cần nói cũng biết là của những
người đọc quảng cáo chuyên nghiệp muốn rủ thêm người vào mạng lưới để được hoa
hồng. Đó là còn chưa nói đến những hình thức gian lân, tạo nhiều e-mail khác nhau để
đánh lừa công ty quảng cáo. Chính vì lý do đó mà rất ít công ty nước ngoài chấp nhận
cho người Việt tham gia đọc quảng cáo. Nhiều công ty không nói rõ điều này, song chỉ
cần kiểm tra địa chỉ IP, họ sẽ biết được người tham gia đăng ký từ Việt Nam. Và kết
quả là nhiều người sau cả tháng trời đọc mail đành thất vọng giã từ giấc mơ "kiếm tiền
trên mạng".
Bên cạnh đó, báo chí Việt nam vẫn còn có khá nhiều định kiến với những hình
thức quảng cáo tiếp thị mới. Không thiếu những bài báo nêu những điển hình đã "vỡ
mộng" kiếm hàng ngàn đôla bằng việc nhấp chuột, qua đó chỉ trích các công ty quảng
cáo trực tuyến, coi đây như một hình thức lừa đảo những người cả tin và kêu gọi chủ
các hộp thư cảnh giác với các nhà quảng cáo. Tuy nhiên, những người hiểu biết về lĩnh
vực này có cách nhìn khác hẳn. Anh Phạm - một người bỏ rất nhiều thời gian và công
sức nghiên cứu các phương pháp kinh doanh qua Internet - cho biết: "Việc không thể
kiếm được tiền nhiều chỉ bằng nhấp chuột là hoàn toàn đúng. Phần lớn các công ty đều
hạn chế số tiền bạn nhận được (thường là 50$-60$) do bạn nhấp chuột. Nhưng bạn vẫn
có thể nhận được nhiều tiền do công bạn giới thiệu cho người khác biết về công ty và
tham gia đọc quảng cáo. Những người có năng lực và biết cách xây dựng mạng lưới có
thể tạo ra những mạng lưới rất lớn và vì vậy thu nhập của họ lên đến hàng ngàn
$/tháng là hoàn toàn có thể. Song để làm được như vậy không dễ dàng chút nào. Bạn
vừa phải có kỹ năng, vừa phải là người tham gia sớm vào chương trình. Nếu bạn tham
gia muộn thì cơ hội của bạn nhỏ hơn rất nhiều. Nếu công việc nhấp chuột mà có được
thu nhập cao thì đúng là rất vô lý và không xứng đáng, mặt khác việc xây dựng một
mạng lưới lớn lại là một công việc không đơn giản và đòi hỏi phải học tập và rèn
luyện. Bản thân kỹ năng xây dựng mạng lưới trong thời đại thông tin là một trong
những kỹ năng rất quan trọng và có ý nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà từ khoá của
thời đại chúng ta chính là “Mạng lưới”.
"Nếu nói rằng phải cảnh giác và cẩn thận, thì Bạn phải cảnh giác và cẩn thận
trong mọi việc, – anh nói tiếp. - Kể cả với những lời kêu gọi bạn cẩn thận và cảnh
giác. Tuy nhiên sự cẩn thận và cảnh giác của bạn phải tương xứng với những rủi ro có
thể xảy ra. Và bạn nên dựa trên đầu óc suy xét và phán đoán của mình để quyết định.
Kể cả bạn có sai lầm đi nữa bạn mới có được kinh nghiệm sống và hiểu biết của chính
mình. Nước Mỹ đã thành công rất lớn và trở thành siêu cường duy nhất ngày nay
chính là nhờ những con người dũng cảm và dám mạo hiểm di cư từ khắp thế giới đến.
Việt Nam ta ngày nay có được độc lập tự do thống nhất là nhờ cha ông ta đã rất mạo
hiểm dám đánh lại 2 đế quốc lớn . Nếu nhìn dưới góc độ như vậy thì việc đăng ký
miễn phí tham gia một công ty quảng cáo để có cơ hôi kiếm tiền không thể gọi là mạo
hiểm và việc cẩn thận quá đáng trong việc này có thể làm bạn mất đi một cơ hôi thực
sự tồn tại. Nhưng nên tham gia thế nào cho hợp lý? Theo tôi, nếu bạn đã có một công
việc tốt và đằng nào bạn cũng sử dụng mail thường xuyên thì nên tham gia như một
công việc phụ, không ảnh hưởng đến việc chính. Nếu bạn quyết định làm công việc
này một cách chuyên nghiệp thì bạn nên chú ý nhiều đến việc phát triển mạng lưới chứ
không nên chỉ nghĩ đến việc đọc quảng cáo và nhấp chuột. Thực ra, phần lớn các
doanh nhân Internet đều bắt đầu từ công việc này. Nó cho phép họ tiếp cận với thế giới
kinh doanh qua mạng Internet từ một công việc đơn giản và ít mạo hiểm nhất. Tất
nhiên không phải ai cũng thành công và có được thu nhập đáng kể từ công việc này.
Cũng như ở mọi lĩnh vực khác, phần thưởng bao giờ cũng về tay những người kiên trì,
biết cách làm việc và tiến lên không ngừng . Mặt khác có thể nói các công ty dùng
hình thức quảng cáo qua e-mail đã góp phần kích thích sự quan tâm của đông đảo công
chúng đến việc ứng dụng Internet trong kinh doanh và gián tiếp là góp phần vào sự
tiến bộ xã hội”.
Ai là người bị hại?
Rõ ràng, đằng sau việc quỵt thanh toán, hay những "trò lừa bịp" của các công ty
quảng cáo, như báo chí Việt Nam gần đây thường đưa tin, không ngoại trừ những yếu
tố khách quan như công ty phá sản, song mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ: nhờ các công cụ
kỹ thuật mà các công ty đã nhận biết được những thành phần đọc mail chuyên nghiệp
không thuộc đối tượng khách hàng tiềm năng và loại bỏ họ ra khỏi danh sách đọc mail
quảng cáo. Khái niệm "lừa đảo" ở đây có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nếu