Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De 12 Dap an HSG TViet 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.41 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2012 - 2013 Môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian: 60 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái cho các câu trả lời đúng trong mỗi bài tập sau). Bài 1(1 điểm): Câu ghép dưới đây có mấy vế câu? - Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này. A. Hai vế câu. B. Ba vế câu. C. Bốn vế câu. Bài 2 (1 điểm): Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ gọn gàng? A. ngăn nắp. B. bừa bãi. C. lộn xộn. Bài 3 (1 điểm): Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả? A. Cọng rau muống. B. Đòng ruộng. C. Tiếng vộng. Bài 4 (1 điểm): Những từ ngữ nào dưới đây không thể kết hợp được với từ truyền thống? A. Cánh đồng. B. Nhà trường. C. Địa phương. D. Biển cả. Bài 5 (1 điểm): Cặp từ hô ứng để điền vào chỗ trống trong câu ghép sau là? - Làng đó… có nhiều người đỗ đạt cao, lại … có nhiều doanh nhân thành đạt. A. vừa – vừa. B. đâu – đâu. C.. chưa- đã. Bài 6 (1 điểm): Câu ghép dưới đây biểu thị quan hệ gì? - Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước. A. nguyên nhân - kết quả. B. tương phản. C. giả thiết – kết quả. Bài 7(1 điểm): Các vế câu trong câu ghép sau đây được nối với nhau bằng cách nào? - Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại. A. dùng từ có tác dụng nối. B. dùng dấu câu để nối trực tiếp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 8 (1 điểm): Cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: - …trời mưa…chúng em sẽ nghỉ lao động. A.. nếu…thì…. B. tuy … nhưng …. PHẦN II. TỰ LUẬN Bài 9(4 điểm): Trong bài Nghệ nhân Bát Tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau: Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn Hài hòa đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào? Bài 10 (8 điểm): Tả một người bạn( hoặc người thân trong gia đình) đang ngồi học ( hoặc đọc báo, đọc truyện, xem tranh ảnh…) * Tài liệu dùng để tham khảo: Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5, Bài tập trắc nghiệm và nâng cao Tiếng Việt 5. ĐÁP ÁN PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái cho các câu trả lời đúng trong mỗi bài tập như sau). Bài 1: (1 điểm). A. Hai vế câu. Bài 2: (1 điểm). A. ngăn nắp. Bài 3: (1 điểm). A. Cọng rau muống. Bài 4: (1 điểm) Bài 5: (1 điểm) Bài 6: (1 điểm) Bài 7: (1 điểm) Bài 8: (1 điểm). A Cánh đồng. D Biển cả. A vừa – vừa B B. tương phản dùng dấu câu để nối trực tiếp. A nếu…thì…. PHẦN II. TỰ LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 9: (4 điểm) Nét bút trên tay người nghệ nhân Bát Tràng thật tài hoa: - Khi “bút nghiêng”( phẩy nhanh nhanh từ trên xuống), những hạt mưa bỗng hiện ra như đang bay lất phất ngoài trời. - Khi “bút chao” (đưa qua đưa lại nhẹ nhàng), những gợn nước( làn sóng nhẹ) Tây Hồ như đang chuyển động lăn tăn trước mắt ta. Những đường nét hoa văn rất hài hòa cũng được tạo nên từ cây bút ấy- cây bút làm cho vẻ đẹp của cuộc sống hiện ra một cách sinh động trên đồ gốm Bát Tràng Bài 10: (8 điểm) Mở bài: Giới thiệu được người định tả (1 điểm) Thân bài: (6 điểm) - Tả rõ được những nét nổi bật về ngoại hình, thái độ , cử chỉ và hoạt động của người đang ngồi học ( hoặc đọc báo, đọc truyện, xem tranh ảnh…) - Kết hợp bộc lộ cảm xúc của bản thân trong quá trình quan sát, miêu tả. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của mình đối với người được tả (1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×