Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 12 lỗi quảng cáo thường gặp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.18 KB, 5 trang )

12 lỗi quảng cáo thường gặp


Tiêu hết tiền vào quảng cáo nhưng kết quả nhận được lại chẳng đáng bao
nhiêu. Hãy tìm hiểu xem liệu bạn có mắc phải một trong những sai lầm mà Roy H.
Williams – người được mệnh danh là “Phù thuỷ quảng cáo” nêu ra dưới đây hay
không?
Hỏi: Tôi đã chi hàng tấn tiền vào quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng khác nhau, nhưng có vẻ như kết quả không giống với những gì tôi mong đợi.
Ông có thể cho tôi biết cách quảng cáo như thế nào cho có hiệu quả hay không?
Roy H. Williams: Tôi rất hoan nghênh sự thành thực của bạn. Sự thật đơn giản
là hầu hết các nhà quảng cáo cũng có cảm giác giống như bạn nhưng niềm kiêu hãnh
không cho phép họ chấp nhận điều đó. Bất hạnh thay, điều “thành công cay đắng” này
chính bạn phải nuốt lấy, nhưng tôi có thể chỉ rõ những lỗi chung thường mắc khi
quảng cáo.
1. Muốn thành công trong một chốc lát
Quảng cáo nào khiến người nghe phải phản ứng ngay lập tức (mong muốn mua
hàng ngay sau khi xem quảng cáo) là quảng cáo có khả năng bị quên đi nhanh chóng
nếu nó không được tiếp tục truyền lên phương tiện thông tin sau đó. Nó chỉ còn lại một
chút dấu vết trong tâm trí người tiêu dùng.
2. Cố gắng với tới nhiều người hơn khả năng mà ngân sách cho phép
Để các phương tiện thông tin đại chúng hỗn hợp đạt được hiệu quả, mỗi yếu tố
trong loạt đa phương tiện phải lặp lại đủ nhiều để có thể lưu giữ lại được trong tâm trí
của đối tượng tiêu dùng. Bạn muốn quảng cáo tới 100% số người và thuyết phục được
10% trong số họ mua sản phẩm hay bạn chỉ quảng cáo tới 10% số người và thuyết
phục 100% đi hết quãng đường? Chi phí cho cả hai trường hợp đều ngang nhau.
3. Nhận định chủ quan từ phía chủ doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp là người duy nhất không đủ tính khách quan để đánh giá
công ty hay sản phẩm của mình. Đừng dựa trên sự phán xét của chủ doanh nghiệp bởi
lẽ “rất khó để bạn có thể nhìn được nhãn hiệu khi bạn ở bên trong cái chai”.
4. Xác nhận vô căn cứ


Những nhà quảng cáo thường đòi hỏi phải có được cái mà khách hàng muốn,
như “chất lượng cao nhất với giá thấp nhất”, nhưng lại quên đưa ra bất kì một bằng
chứng nào. Một lời xác nhận vô căn cứ không có giá trị gì hơn là một lời sáo rỗng mà
khách hàng cảm thấy rất mệt mỏi nếu phải nghe chúng. Bạn phải chứng minh được
điều mà bạn đã nói trong bất cứ show quảng cáo nào. Liệu quảng cáo của bạn có đem
đến cho người xem những thông tin mới hay không? Liệu chúng có tạo nên một cái
nhìn mới hay không? Nếu không, hãy chuẩn bị có thái độ thất vọng với những kết quả
mà bạn nhận được.
5. Sử dụng phương tiện thông tin không phù hợp
Các loại phương tiện thông tin như báo chí, trang vàng thường chỉ tiếp cận
được với những khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm. Chúng sẽ không bắt
kịp khách hàng tiềm năng trước khi nhu cầu của họ xuất hiện, vì vậy không nên dùng
nhiều phương tiện thông tin này. Phương tiện thông tin thích hợp nhất là radio, ti vi-
chúng sẽ giúp bạn xâm nhập vào trái tim người tiêu dùng trước khi họ tìm kiếm sản
phẩm của bạn.
6. Quảng cáo không nằm trong chiến dịch
Thật ngốc nghếch khi bạn tin rằng chỉ cần quảng cáo để viết nên một câu truyện
trọn vẹn. Quảng cáo hiệu quả nhất, thuyết phục và đáng nhớ nhất là những quảng cáo
nhắc đi nhắc lại. Một nhà quảng cáo muốn nói 17 điều khác nhau nên xây dựng một
chiến dịch có ít nhất 17 quảng cáo khác nhau, tuần tự liên tục đủ để khắc sâu vào tâm
trí khách hàng.
7. Phục tùng những qui tắc bất thành văn
Vì một vài lí do điên rồ, các nhà quảng cáo muốn những show quảng cáo của
họ được nhìn và nghe như là những quảng cáo giống nhau. Tại sao lại không có sự
sáng tạo?
8. Xếp lịch cuối tuần
Các nhà quảng cáo lí giải nỗi ám ảnh của họ với việc quảng cáo ngày thứ 5 và
thứ 6: “chúng tôi cần quảng cáo tới khách hàng ngay trước khi họ đi mua hàng”. Tại
sao các nhà quảng cáo phải tranh giành nhau vào mỗi thứ 5 và thứ 6 để thu hút sự chú
ý của người tiêu dùng thay vì thanh thản và bình yên với những ngày thứ 2, thứ 3 và

chủ nhật còn lại?
9. Quá tin vào chất lượng người nghe
Một số nhà quảng cáo và các phương tiện truyền thông chuyên nghiệp đánh giá
quá cao tầm quan trọng của chất lượng người nghe. Trên thực tế, nói điều sai lầm đã
giết chết nhiều chiến dịch quảng cáo hơn là nhằm sai đối tượng.
10. Mục tiêu marketing
Một kết quả đặc biệt nên được đánh giá dựa trên khả năng mà chúng giúp bạn
xác định rõ vị trí trên thị trường và đáp ứng được đòi hỏi của bạn. Nếu 1% trong số
những người nghe quảng cáo mua sản phẩm, bạn cần quảng bá rộng hơn. Còn nữa,
việc đầu tư thực sự của bạn phải nằm trong 99% những người chưa mua hàng còn lại.
11. Tiêu chí quảng cáo sai lầm
Có quá nhiều quảng cáo ngày nay mang tính sáng tạo song không hề có tính
thuyết phục. Thú vị, thông minh, hài hước, sáng tạo và khác biệt nên được thay bằng
các tiêu chí thông tin rõ ràng, quảng bá độ tin cậy, đáng ghi nhớ và thuyết phục.
12. Nhầm lẫn giữa sự hưởng ứng với kết quả
Mục tiêu của quảng cáo là tạo ra sự nhận thức rõ ràng về công ty và sản phẩm.
Không may thay hầu hết các nhà quảng cáo lại đánh giá quảng cáo của họ qua những
lời bình luận mà họ nghe được từ những người xung quanh. Những quảng cáo thú vị
nhất, thông minh nhất, hài hước nhất, sáng tạo nhất và khác biệt nhất là những quảng
cáo thường gây ra lời bình luận.
Khi bạn nhầm lẫn giữa kết quả với sự hưởng ứng, bạn đã tạo ra một quảng cáo
thu hút sự chú ý mà hoàn toàn chẳng mang lại điều gì có lợi.
Roy H. Williams là tác giả của một loạt các quyển sách được đánh giá cao như
The Wizard of Ads, Secret Formulas of the Wizard of Ads, Magical Worlds of the
Wizard of Ads, Accidental Magic và Free the Beagle. Hiện tại, cùng với nhân viên của
mình, ông tư vấn cho nhiều khách hàng nhằm giúp họ giành được thành công trong
công việc kinh doanh, tài chính thậm chí cả trong hoạt động chính trị.

×