Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHE DO CHO GIAO VIEN LAO DONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.65 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN 2011 (giáo dục) Người sưu tầm: Nguyễn Khiêm 0984551525 Có thể tham khảo cho nhiều nghành: nhà nước - tư nhân; biên chế - hợp đồng nhưng có tham gia đóng Bảo hiểm. Vấn đề 1. Ngạch lương, thời gian thử việc của giáo viên mới @ Sau khi trúng tuyển: -Tùy theo trình độ đào tạo, giáo viên dạy tiểu học được xếp lương:. Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10Bậc 11Bậc 12 Trình độ. A1. 2,34. 2,67. 3,00. 3,33. 3,66. 3,99. 4,32. 4,65. 4,98. Đại học. A0. 2,10. 2,41. 2,72. 3,03. 3,34. 3,65. 3,96. 4,27. 4,58. 4,89. B. 1,86. 2,06. 2,26. 2,46. 2,66. 2,86. 3,06. 3,26. 3,46. 3,66. Cao đẳng. 3,86. 4,06. Trung học. - Tùy theo nhóm ngạch, thời gian thử việc là : - Đối với viên chức loại A (A1, A0): thời gian thử việc là 12 tháng - Đối với viên chức loại B: thời gian thử việc là 6 tháng;. Trong thời gian thử việc/tập sự giáo viên được hưởng 85% lương. Như vậy, một giáo viên có trình độ đại học sẽ hưởng lương căn bản hiện nay (9/2011) là: 830.000 đ x 2,34 x 85% = 1.650.870 đồng @ Trong thời gian thử việc/tập sự: - Nếu người thử việc nghỉ có lý do chính đáng dưới 15 ngày đối với viên chức loại A; 10 ngày đối với viên chức loại B mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian thử việc. - Nếu người thử việc mà nghỉ sinh con theo quy định, nghỉ ốm hoặc nghỉ vì các lý do khác quá thời gian trên thì thời gian nghỉ đó không tính vào thời gian thử việc và phải kéo dài cho đủ theo quy định. ----------------------------------------------- Căn cứ văn bản: - Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về Chế độ tiền lương; - Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức ; - Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 về hướng dẩn thực hiện hai nghị định 116 và 121. Vấn đề 2. Chế độ làm việc, thời gian nghỉ của giáo viên Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học là 42 tuần, trong đó: - 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. - 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. - 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác: - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). - Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động. Thực tế ở Tây Trạch là bắt đầu năm học vào đầu tháng 8, kết thúc năm học vào cuối tháng 5. Như vậy tháng 6, tháng 7 là hai tháng hè của giáo viên? Tuy nhiên tháng 6 BDHSG nữa, tháng 7 HS thi vào C3. Vậy hè ??? Hiệu trưởng sẽ quyết định như thế nào để đảm bảo chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi của giáo viên? ----------------------------------------------- Căn cứ văn bản: Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về Chế độ làm việc của giáo viên.. Vấn đề 3. Định mức tiết dạy, giảm định mức, qui đổi tiết. a) Định mức tiết dạy của giáo viên thcs trong một tuần là: 19 tiết. b) Giảm định mức Chủ nhiệm, Tổ trưởng: - Chủ nhiệm lớp: giảm 5 tiết/tuần - Tổ trưởng chuyên môn: giảm 2 tiết/tuần.. Vấn đề 4. Nâng lương A. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên: Giáo viên được nâng lương khi qua đánh giá đạt đủ 2 (hai) tiêu chuẩn sau trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ: 1. Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm theo quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng. 2. Không vi phạm kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức). Nâng lương thường bị chận bởi vi phạm kỷ luật còn hoàn thành nhiệm vụ thì rất dễ đạt. B. Thời gian nâng lương thường xuyên: 1. Giáo viên thuộc nhóm A (từ loại A0 đến loại A3/Trình độ đào tạo Cao đẳng Đại học) thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) được xét nâng lên một bậc lương. Nếu đã được xếp bậc cuối cùng của ngạch thì được hưởng phụ cấp vượt khung bằng 5%; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%. 2. Giáo viên thuộc nhóm B (Trình độ đào tạo Trung học) thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) được xét nâng lên một bậc lương. Nếu đã được xếp bậc cuối cùng của ngạch thì được hưởng phụ cấp vượt khung bằng 5%; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%. 3 . Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương: a) Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của Nhà nước. b) Thời gian nghỉ ốm, điều trị, điều dưỡng cộng dồn từ 6 tháng trở xuống. c) Thời gian được cấp có thẩm quyền cử đi học, công tác và vẫn thuộc danh sách trả lương của đơn vị. d) Thời gian đi học đã cắt khỏi danh sách trả lương của đơn vị, sau khi học xong, nếu được tuyển dụng lại vào làm việc ở đơn vị cũ, thì thời gian thực tế học tập theo chương trình đào tạo được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên. 4 . Các trường hợp phải kéo dài thời gian xét nâng bậc lương: - Giáo viên có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm; - Giáo viên bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm) Mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 12 tháng. Nếu trong một năm công tác vừa không hoàn thành nhiệm vụ vừa bị kỷ luật, thì cũng chỉ bị kéo dài thêm 12 tháng. Như vậy, giáo viên có trình độ đào tạo Đại học, hưởng lương bậc 1 hệ số 2,34 thì sau 3 năm được nâng lên bậc 2 hệ số 2,67. Nếu đang ở bậc 9 hệ số 4,98 thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% tương đương với hệ số 5,23.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nhóm Trình ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 độ. A1. 2,34. 2,67. 3,00. 3,33. 3,66. 3,99. 4,32. 4,65. 4,98. Đại học. Như vậy, giáo viên có trình độ đào tạo Trung học, hưởng lương bậc 1 hệ số 1,86 thì sau 2 năm được nâng lên bậc 2 hệ số 2,06. Nếu đang ở bậc 12 hệ số 4,06 thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% tương đương với hệ số 4,26. Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 Trình độ B. 1,86. 2,06. 2,26. 2,46. 2,66. 2,86. 3,06. 3,26. 3,46. 3,66. 3,86. 4,06. Trung học. ----------------------------------------------- Văn bản: Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về Nâng lương … Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về Phụ cấp thâm niên vượt khung. Vấn đề 5. Xếp lương khi nâng ngạch. 1. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. a) Thời gian bắt đầu hưởng lương mới: tính từ ngày ký quyết định. b) Thời gian để tính xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới: b1) Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Ví dụ: Giáo viên X, thuộc nhóm ngạch B, có hệ lương là 3,46 (bậc 9) từ ngày 01/01/2009, được chuyển sang nhóm ngạch A, hệ số lương 3,66 (bậc 5) từ ngày 01/01/2010. Thời gian nâng lên bậc 6 mới tính từ ngày ký quyết định ở bậc 5 (01/01/2010) vì chênh lệch giữa hai hệ số lương là 3,66 - 3,46 = 0,20; vừa đúng bằng chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (2,06 - 1,86 = 0,20).. Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 Trình độ B. 1,86. 2,06. 2,26. 2,46. 2,66. 2,86. 3,06. 3,26. 3,46. 3,66. 3,86. 4,06. Trung học.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Trình độ A1. 2,34. 2,67. 3,00. 3,33. 3,66. 3,99. 4,32. 4,65. 4,98. Đại học. b2) Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Ví dụ: Giáo viên Y, thuộc nhóm ngạch B, có hệ lương là 2,86 (bậc 6) từ ngày 01/01/2009 , được chuyển sang nhóm ngạch A, hệ số lương 3,00 (bậc 3) từ ngày 01/01/2010. Thời gian nâng lên bậc 4 mới tính từ ngày ký quyết định (01/01/2009) ở bậc 6 cũ vì chênh lệch giữa hai hệ số lương là 3,00 - 2,86 = 0,14; nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (2,06 - 1,86 = 0,20). 2. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Ví dụ: Giáo viên Z, thuộc nhóm ngạch B, có hệ lương là 4,26 (bậc 12 và cộng vượt khung 5%) từ ngày 01/01/2009 được chuyển sang nhóm ngạch A, hệ số lương 4,32 (bậc 7) từ ngày 01/01/2010. Thời gian nâng lên bậc 8 mới tính từ ngày ký quyết định (01/10/2010) ở bậc 7 mới.. ----------------------------------------------- Văn bản: Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/05/2007 về Xếp lương khi nâng ngạch Vấn đề 6. Phụ cấp thâm niên vượt khung Phụ cấp thâm niên vượt khung: (Xem vấn đề 4. Nâng lương) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nên sẽ được tính vào lương hưu .. Vấn đề 7. Phụ cấp ưu đãi giảng dạy 1) Đối tượng được hưởng: Viên chức ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15, Tổng phụ trách Đội Các đối tượng trên không được hưởng khi: - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành; - Thời gian bị đình chỉ giảng dạy. 2) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã 3) Cách tính Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x 35 % phụ cấp ưu đãi. Phụ cấp này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên sẽ không được tính vào lương hưu . ----------------------------------------------- Văn bản: Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 về Phụ cấp ưu đãi giảng dạy Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BNV-BTC-BGDĐT ngày 23/01/2006 Hướng dẫn thực hiện Quyết định 244 về Phụ cấp ưu đãi giảng dạy. Vấn đề 8. Phụ cấp dạy thêm 1) Đối tượng và phạm vi áp dụng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15, Tổng phụ trách đội... Đối tượng trên phải hoàn thành định mức theo qui định rồi mới tính dạy thêm. 2) Nguyên tắc - Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính; - Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay; - Số giờ dạy thêm không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm. 3) Cách tính: 3.1. Số giờ tiêu chuẩn thực hiện hàng tuần: Bằng số giờ thực dạy cộng giảm tiết, cộng qui đổi Số giờ tiêu chuẩn thực hiện. Số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn. =. +. Số giờ thực hiện các công việc khác được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn (nếu có). Ví dụ: Giáo viên A, dạy lớp 3 có số giờ tiêu chuẩn thực hiện là: 23 (tiết thực dạy) + 3 (tiết chủ nhiệm) = 26 tiết 3.2. Số giờ dạy thêm hàng tuần: Bằng số giờ thực dạy cộng giảm tiết, cộng qui đổi… trừ đi tiêu chuẩn định mức là 23 tiết Số giờ dạy thêm. =. Số giờ tiêu chuẩn thực hiện. -. Số giờ tiêu chuẩn định mức. Ví dụ: Giáo viên A ở ví dụ trên có số tiết dạy thêm là: 26 (tiêu chuẩn thực hiện) - 23 (tiết định mức) = 3 tiết 3.4 Tiền lương 1 giờ tiêu chuẩn : Bằng Tổng tiền lương của 12 tháng chia cho số giờ tiêu chuẩn trong 52 tuần Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính Tiền lương 1 giờ dạy. = Số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 52 (tuần)/năm. Ví dụ: Giáo viên A, hệ số lương là 2,34. Có Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm là: 2,34 x 830.000 x 12 = 23.306.400 (đồng) Có Số giờ tiêu chuẩn trong năm là: 23 x 52 = 1196 (tiết) Vậy Tiền lương 1 giờ tiêu chuẩn là: 23.306.400 : 1196 = 19.487 (đồng) 2.4. Tiền lương 1 giờ tăng thêm: Bằng tiền lương 1 giờ tiêu chuẩn nhân với 150% Tiền lương dạy thêm 1 giờ. =. Tiền lương 1 giờ dạy. x. 150%. Ví dụ: Giáo viên A trên sẽ được thanh toán mỗi tiết tăng thêm là: 19.487 x 150% = 29.231 (đồng) ----------------------------------------------- Văn bản: Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BNV-BTC-BGDĐT ngày 09/9/2008 trả lương dạy thêm giờ.. Vấn đề 9. Phụ cấp chức vụ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1) Phân loại hạng trường:. STT. Trường. Hạng I. Hạng II. Hạng III. Tiểu học: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo. Từ 28 lớp trở lên. Từ 18 đến 27 lớp Dưới 18 lớp. Từ 19 lớp trở lên. Từ 10 đến 18 lớp Dưới 10 lớp. 2) Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục được quy định như sau:. Chức vụ lãnh đạo STT. Cơ sở giáo dục. (1) …... (2). (3). Hệ số phụ cấp. Ghi chú. (4). (5). - Hiệu trưởng: Trường tiểu học. 7. + Trường hạng I. 0,50. + Trường hạng II. 0,40. + Trường hạng III. 0,30. - Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I. 0,40. + Trường hạng II. 0,30. + Trường hạng III - Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) - Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường). 0,25 0,20. 0,15. 3) Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.. Vấn đề 10. Phụ cấp trách nhiệm Tổng phụ trách Đội.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1) Hệ số phụ cấp. Chức vụ lãnh đạo STT. Cơ sở giáo dục. …... Hệ số phụ cấp - Tổng phụ trách Đội:. Trường tiểu học + Trường hạng I. 0,30. + Trường hạng II. 0,20. + Trường hạng III. 0,10. 2) Cách tính trả phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; ----------------------------------------------- Văn bản: Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 Phụ cấp trách nhiệm Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày 08/12/2005 Phụ cấp chức vụ. Vấn đề 11. Phụ cấp thu hút 70% a) Đối tượng: Nhà giáo, CBQLGD được cơ quan quản lý giáo dục điều động từ nơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. b) Mức phụ cấp và thời gian hưởng - Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hường cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); - Thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. c) Cách tính Tiền phụ cấp thu hút được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung] x 70%.. Vấn đề 12. Trợ cấp chuyển vùng a) Đối tượng: - Nhà giáo, CBQLGD được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo quyết định luân chuyển từ địa bàn không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến nhận công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. b) Thời hạn luân chuyển và chế độ được hưởng - Thời hạn luân chuyển nhà giáo, CBQLGD công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm đối với nam và 3 năm đối với nữ. - Khi thực hiện quyết định luân chuyên (kể cả chuyển đi và chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), nếu nhà giáo, CBQLGD có gia đình (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con) chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tầu, xe, cước hành lý (theo giá vé, giá cước thông thường của phương tiện vận tải công cộng được quy định và hóa đơn tài chính phát hành) cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 6.500.000 đồng (sáu triệu năm trăm nghìn đồng) cho một hộ (cà gia đình).. Vấn đề 13. Trợ cấp lần đầu a) Đối tượng: Nhà giáo, CBQLGD luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b) Mức trợ cấp và giải quyết chỗ ở - Nhà giáo, CBQLGD đủ điều kiện được hưởng một khoản trợ cấp lần đầu 4.000.000đ (bốn triệu đồng) cho một người để hỗ trợ mua sắm những vật dụng cần thiết sớm ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình; - Nhà giáo, CBQLGD luân chuyển đến công tác ở cơ sở giáo dục và đào tạo được UBND cấp huyện nơi tiếp nhận giải quyết chỗ ở. Căn cứ vào số lượng nhà giáo, CBQLGD công tác tại cơ sở giáo dục và đào tạo có nhu cầu nhà ở và tình hình thực tế của địa phương, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện xây dựng nhà ở tập thể (nhà công vụ) giáo viên hoặc xây thêm phòng ở tại khu tập thể giáo viên cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. c) Phương thức chi trả - Trợ cấp này được cơ sở giáo dục và đào tạo nơi tiếp nhận nhà giáo, CBQLGD chi trả sau khi nhà giáo, CBQLGD đã nhận công tác. Vấn đề 14. Phụ cấp tiền mua và chuyển nước ngọt a) Đối tượng: Nhà giáo, CBQLGD đang công tác và sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà tại nơi đang sinh sống thực sự thiếu nước ngọt và nước sạch theo mùa (gọi chung là vùng thiếu nước ngọt). b) Xác định vùng thiếu nước ngọt, thời gian và mức được phụ cấp Vùng thiếu nước ngọt theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước hoặc có nhưng không thể dùng để phục vụ cho sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm. UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc quyền quản lý để quy định vùng thiếu nước ngọt, thời gian và mức hưởng phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt cho phù hợp.. Vấn đề 15. Phụ cấp lưu động Nhà giáo, CBQLGD công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.. Vấn đề 16. Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số a) Đối tượng: Nhà giáo, CBQLGD hiện đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được người đứng đầu đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo phân công trách nhiệm và đang trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ đạo và dạy bằng tiếng và chữ viết của dân tộc thiểu số theo chương trình, tài liệu dạy học do ngành giáo dục ban hành, không phân biệt hình thức dạy thuần tiếng dân tộc hay dạy song ngữ (tiếng dân tộc - tiếng Việt). b) Thời gian được hưởng - Nếu nhà giáo, CBQLGD trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số 2 học kỳ trong 1 năm học thì được hưởng phụ cấp 9 tháng trong 1 năm học; - Nếu nhà giáo, CBQLGD trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số 1 học kỳ trong 1 năm học thì được hưởng phụ cấp 4,5 tháng trong 1 năm học; - Nếu dạy không đủ 1 học kỳ trong 1 năm học thì dạy tháng nào được trả phụ cấp trong tháng đó. c) Mức phụ cấp và cách tính Tiền phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số bằng 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Mức phụ cấp được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung] x 50%. ----------------------------------------------- Văn bản: Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 27/03/2007 Phụ cấp vùng khó khăn. Vấn đề 17. Khen thưởng Thưởng Danh hiệu thi đua.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cấp quyết định. Tiền thưởng. Lao động tiên tiến. UBND huyện. 0,3 lần lương tối thiểu. Chiến sĩ thi đua cơ sở. UBND huyện. 1,0 lần lương tối thiểu. Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. UBND tỉnh. 3,0 lần lương tối thiểu. Chiến sỹ thi đua toàn quốc. Thủ tướng. 4,5 lần lương tối thiểu. Lưu ý: - Trong một năm vừa đạt Lao động tiên tiến vừa đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở thì chỉ nhận thưởng CSTĐCS. - Trong một năm vừa đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở vừa đạt Chiến sĩ thi đua cơ tỉnh thì nhận được cả hai (CSTĐCS+CSTĐ tỉnh) Thưởng Giấy khen, bằng khen Cấp quyết định. Tiền thưởng. Giấy khen. UBND xã. 0,15 lần lương tối thiểu. Giấy khen. Các cấp khác. 0,3 lần lương tối thiểu. Bằng khen. UBND tỉnh. 1,0 lần lương tối thiểu. Bằng khen. Thủ tướng. 1,5 lần lương tối thiểu. Huy chương, Kỷ niệm chương Tiền thưởng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Huy chương. 1,5 lần lương tối thiểu. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục. 0,6 lần lương tối thiểu. Khen thưởng giáo viên có học sinh đạt giải Học sinh giỏi Tiền thưởng Giải A. 800.000 đ. Giải B. 600.000 đ. Giải C. 400.000 đ. Giải Khuyến khích. 200.000 đ. Khen thưởng hoạt động phong trào: Viết sáng kiến kinh nghiệm, Tự làm Đồ dùng dạy học Tiền thưởng Giải A 800.000 đ Giải B 600.000 đ Giải C 400.000 đ Giải Khuyến khích 200.000 đ. Vấn đề 18*. Chế độ ốm đau 1. Do ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Số năm đóng BHXH. Số ngày nghỉ tối đa. Dưới 15 năm. 30. Từ 15 đến dưới 30 năm. 40. Hưởng lương. Tối đa bằng 75% lương. ". Từ 30 năm trở lên. 60 ". 2. Nghỉ dưỡng sức Sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 trong một năm.. Số ngày nghỉ tối đa - Bệnh chữa trị dài ngày. 10. - Phẫu thuật. 07. - Trường hợp khác. 05. Hưởng lương. Bằng 25% lương nếu điều trị tại gia đình, bằng 40% lương nếu điều trị tại cơ sở tập trung. 3. Nghỉ trông con ốm Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.. Số tuổi của con. Số ngày nghỉ tối đa. Dưới 3 tuổi. 20. Từ 3 đến dưới 7 tuổi. 15. Hưởng lương. Tối đa bằng 75% lương. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định.. Vấn đề 19*. Chế độ thai sản 1. Trong thời gian mang thai, được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> xa cơ sở y tế thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. 2. Lao động nữ sinh con được nghỉ 4 tháng. 3. Khi đặt vòng tránh thai được nghỉ 7 ngày. 4. Khi thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ 15 ngày. 5. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Những ngày nghỉ nêu trên được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ. Vấn đề 20*. Chế độ tai nạn lao động Chế độ Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán: 1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc. 2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. 3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại. Được chi trả: - Được trợ cấp một lần (gồm 2 khoản): a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. - Được trợ cấp hàng tháng (bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên) gồm 2 khoản: a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Ở đây, Câu hỏi cần đặt ra là:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Cơ quan làm việc 40 giờ/ tuần, thủ trưởng điều động đi làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật, khi người lao động bị tại nạn thì Bảo hiểm xã hội có trả các khoản trên không? - Hiệu trưởng, Trưởng phòng GDĐT, Giám đốc Sở GDĐT có quyền điều động đi làm việc, hội họp vào ngày thứ bảy không? Luật nào qui định quyền đó?. Vấn đề 21*. Chế độ hưu trí 1) Điều kiện nghỉ hưu: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. - Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện Bảng 1. Điều kiện: Tuổi nam. Tuổi nữ. Đã đóng BHXH từ. 60. 55. 20 năm. 50. 45. 20 năm. Ghi chú. Suy giảm khả năng lao động từ 61%. 2) Mức lương hưu hằng tháng: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Bảng 2. Ví dụ về % lương hưu: Số năm đóng BHXH. Lương tháng nam. Lương tháng nữ. 15. 45%. 45%. 16. 47%. 48%. 25. 65%. 75%. 30. 75%. 90%, tối đa là 75%. -Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì mức lương hưu giảm đi 1%. -Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. -Căn cứ vào năm bắt đầu đóng BHXH mà tính bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu hay 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu 3) Trợ cấp một lần: Ngoài lương hưu hàng tháng được trợ cấp một lần nếu có hơn 30 năm (25 đối với nữ) đóng BHXH. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương,.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> tiền công của tháng lương cuối. ** Nếu có tháng lẻ thì lương hưu và trợ cấp một lần được tính: - dưới 3 tháng: thì không tính - từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng: tính là nửa năm - từ trên 6 tháng đến 12 tháng: tính tròn là một năm. 4) Bảo hiểm y tế: Người hưởng lương hưu hằng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×