Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUYEN DE 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.74 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I.</b>

<b>TÊN CHUYÊN ĐỀ:</b>



<b>GIÚP HỌC SINH LỚP 5 </b>


<b>KHẮC PHỤC LỖI VIẾT HOA</b>



<b>II.</b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>



<b> Trong các loại lỗi chính tả mà học sinh tiểu học thường mắc phải, lỗi viết hoa</b>
chiếm một tỉ lệ đáng kể (theo kết quả thống kê sơ bộ của tơi về lỗi chính tả của
học sinh khối 5 thì lỗi viết hoa chiếm khoảng 25% tổng số lỗi). Khác với những
loại lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm, như viết lẫn lộn hai thanh
<i>hỏi-ngã, lẫn lộn s-x, l-n, tr-ch, v-d, r-g (âm đầu), lẫn lộn n-ng-nh, t-c, u-o, i-y (âm </i>
cuối), hay do không nắm nghĩa của từ, như viết lẫn lộn d-gi. Lỗi viết hoa, trừ
kiểu viết hoa tuỳ tiện, đều gắn với nguyên nhân các em không nắm được quy tắc.
Thành thử, việc phòng tránh lỗi viết hoa không phải là công việc nan giải và tỉ lệ
lỗi viết hoa đáng lẽ cũng chỉ thấp như tỉ lệ lỗi viết những âm có quy tắc (như
<i>g-gh, ng-ng-gh, k-q-c). Thế nhưng, tình hình lại khác, tỉ lệ lỗi viết hoa tương đương </i>
với loại lỗi do phát âm lẫn lộn hoặc do không nắm nghĩa của từ. Các em không
biết viết hoa như thế nào cho đúng chính tả. Chính vì những lí do trên nên tơi đã
suy nghĩ tìm cách khắc phục để học sinh lớp 5 hạn chế lỗi chính tả về viết hoa.

<b>III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:</b>



Trừ kiểu viết hoa tuỳ tiện, có thể phân chia lỗi viết hoa thành các nhóm sau:
Một là, không viết hoa bộ phận tên đệm trong tên người (Việt), chẳng hạn: Trần
<i>Nguyễn mai Hoa, Tôn nữ nguyệt Minh, Thái thị Thanh Huyền, Hoàng thị ngọc</i>
<i>Minh, Huỳnh văn mười Ba, Nguyễn thị bé Bảy,.. Hay viết hoa sai nhóm tên người</i>
dân tộc thiểu số, như Vừ a Dính, Nơng văn Dền, 1 pa-kLơng, Y ngơng niêKdăm…
Hoặc lỗi viết hoa tên người nước ngồi (thường gặp ở nhóm những tên riêng phiên
âm theo âm Latin): dạng viết như viết tên người Việt, Ăng Ghen, Lê Nin, v.v.


Phạm phải loại lỗi này do học sinh không nắm được quy tắc viết hoa tên người.


Chữa và phịng tránh loại lỗi này khơng khó, chỉ cần hướng dẫn các em nắm quy tắc
và rèn luyện theo quy tắc.


<b> Hai là, không viết hoa chữ thứ hai, ba,… trong tổ hợp tên riêng chỉ đất đai sông</b>
núi (nhất là những tên riêng gồm ba chữ trở tên), chẳng hạn Điện biên phủ, Hà
<i>giang, Tân quy đông, Ngũ hành sơn, Phú quốc, Côn lơn, Ba đình, (biển) đơng,</i>
<i>(vịnh) bắc bộ, Cửu Long giang, (sông) Hồng hà, v.v... Một số địa danh vùng Tây</i>
Nguyên cũng thường bị viết sai, như KRông-Pách, Krông ana, PRenn, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>vịnh Bắc Bộ,…Và những trường hợp tên riêng có yếu tố Hán Việt thường được</i>
dùng trong những tổ hợp tên chung như giang, sơn, kiểu như sông Hồng Hà, dòng
<i>Lam Giang, dãy Trường Sơn, núi Thất Sơn…</i>


<b> Ba là, không viết hoa tên tác phẩm chẳng hạn: bài “côn sơn ca”, truyện “cây tre</b>
<i>trăm đốt”, tuỳ bút “người lái đị trên sơng Đà”, luật giáo dục, luật lao động, bài</i>
<i>thơ “tre Việt Nam”, bài “Cây Và Hoa Bên Lăng Bác”, truyện “Sang Cả Mình</i>
<i>Con”, bài Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ, v.v.</i>


<b> Bốn là, không biết viết hoa tên cơ quan, tổ chức. Những lỗi như trường tiểu học</b>
<i>Hứa Tạo, trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, trường phổ thông trung học Huỳnh</i>
<i>Ngọc Huệ, hội liên hiệp khoa học kĩ thuật tỉnh Vĩnh Long, sở giáo dục và đào tạo</i>
<i>Quảng Nam, bộ thương binh - xã hội, nhà xuất bản mũi Cà Mau.</i>


<b> Năm là, loại lỗi viết hoa những danh từ (chung) vốn là tên riêng nhưng theo thời</b>
gian đã mất tính chất tên riêng, đã chuyển loại thành danh từ chung chỉ chủng loại.
Thường gặp ở những trường hợp như: thỏi mực Tàu, gà Tàu, bút Bi, cá trê Phi, dừa
<i>Xiêm.</i>


Phạm phải loại lỗi này, do học sinh nhầm tưởng các danh từ chỉ chủng loại như tàu,
<i>bi, phi, xiêm là danh từ riêng.</i>



<b> Và sáu là, không viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, chức danh,… Hầu hết,</b>
học sinh không biết viết hoa những từ ngữ loại này, chẳng hạn, các em viết: anh
<i>hùng lao động, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo ưu tú, được thưởng huân chương quân</i>
<i>công, huân chương lao động hạng nhất, đạt giải nhất, tổng giám đốc,… Hoặc viết</i>
hoa tất cả các chữ (dạng này chủ yếu tập trung vào mảng những từ ngữ chỉ chức
danh), như Hồ Chủ Tịch, Mao Chủ Tịch (những trường hợp như Chủ tịch Hồ Chí
<i>Minh, Chủ tịch Nguyễn Văn An,… hầu như lại khơng bị viết sai chữ tịch. Điều này</i>
có ngun do từ việc nhận diện tên riêng, từ hình thức của tổ hợp tên).


Loại lỗi này do học sinh không biết đấy là tên riêng, bởi các em chưa hề được
học.


Điều đáng mừng là sách Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5 đã chú ý đến các khía cạnh cụ
thể của quy tắc viết hoa, chẳng hạn như quy tắc viết hoa tên người Việt, người nước
ngoài, địa danh Việt, địa danh nước ngoài được học từ tuần 22 đến tuần 27 và quy
tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,… được
học từ tuần 29 đến tuần 34 (Đối với lớp 5).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>



Để khắc phục lỗi chính tả về viết hoa cho các em, giáo viên cần nhắc nhở và
hướng dẫn cho các em trong các tiết học, mọi lúc, mọi nơi các trường hợp sau:
<b> A. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU:</b>


<b> Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh</b>: Sau dấu chấm
câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau
dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: "…") và khi xuống dòng.

B. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI:




<b> * CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG VIỆT NAM</b>
<b> 1 Tên người: </b>


a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng
<i><b>chỉ tên người. </b></i>


Ví dụ:


- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…


b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.


Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ơng Gióng, Đinh Tiên Hồng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ
Hồ…


2. Tên địa lý:


a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với
tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành
<i><b>tên riêng và khơng dùng gạch nối.</b></i>


Ví dụ: thành phố Thái Ngun, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk …; quận Hải Châu,
huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát….; phường
Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…


b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với
chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành
<i><b>chính đó.</b></i>


Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…



c) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sơng, núi, hồ, biển, cửa,
bến, cầu, vũng, lạch, vàm…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng
của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.


Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy, Đèo Gió, Đèo Giàng,


Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Khơng viết hoa
danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lơ Lơ, Phù Lá, Hà Nhì.


<b> 4. Tên người, tên địa lý và tên các địa tộc việt Nam thuộc các dân tộc thiểu</b>
<b>số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ</b>
phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:


- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ơi, Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng, Y-rơ -pao, Chư-pa.
5 . Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của
<b>nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.</b>


Ví dụ:


- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cơ) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu
- (bác) Nồi Đồng (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu


- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.


<b> 6. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên</b>


<i><b>và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.</b></i>


Ví dụ:


- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; Trường Tiểu học Hứa Tạo; Trường Trung học
cơ sở Nguyễn Trãi; Trường Phổ thông Trung học Huỳnh Ngọc Huệ;…


- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


- Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Nhà máy Cơ khí Nơng nghiệp I.


<b> 7. Tên danh hiệu, giải thưởng cao quý, học hàm, học vị khoa học.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ví dụ:


- Anh hùng Lao động,


- Anh hùng Lực lượng vũ trang,
- Huân chương Sao vàng,


- Huân chương Độc lập,
- Nghệ sĩ Ưu tú,



- Nhà giáo Nhân dân,
- Nhà giáo Ưu tú…


Tên học vị, học hàm khoa học: <i><b>viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu và âm</b></i>
<i><b>tiết chỉ chuyên ngành.</b></i>


Ví dụ:


- Kĩ sư Địa chất, Bác sĩ; Kĩ sư Kinh tế, Cử nhân Kinh tế,…


- Tiến sĩ khoa học Luật, Thạc sĩ khoa học Kinh tế, Phó Tiến sĩ khoa học Kinh tế,
Phó Giáo sư, Giáo sư,


<b> 8. Viết hoa tên các hoạt động xã hội, ngày lễ, ngày kỷ niệm.</b>
<b>1. Tên các hoạt động xã hội:</b><i><b>viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu.</b></i>
Ví dụ:


- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng;
- Đại hội VIII của Đảng;


- Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII;
- Hội nghị Trung ương V, khóa VIII,…


<b>2. Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu và âm tiết</b>
<i><b>của từ chỉ tên ngày lễ.</b></i>


Ví dụ:


- Kỷ niệm ngày Quốc khánh;



- Kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Chiến thắng 30-4;
- Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…


<b> * CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI</b>
<b>1. Tên người, tên địa lý:</b>


<b>a. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.
- Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.


<b>b. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát</b>


<i>theo cách đọc): </i>Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và
<i><b>có gạch nơi giữa các âm tiết.</b></i>


Ví dụ: - Phơ-ri-đơ-rich Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin.
- Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.


<b>2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:</b>


<b>- Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đồn thể</b>
<i><b>Việt Nam.</b></i>


Ví dụ: - Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.
- Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.


<b> V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:</b>



<b> </b>

Thơng qua mơn Chính tả, các phân mơn khác trong mơn Tiếng Việt nói riêng


như Tập làm văn cũng có chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt. Và cũng qua môn
này tạo điều kiện cho các em học tốt hơn các môn học khác như: Toán, Đạo đức,
Âm nhạc, Khoa học, … Lớp học sinh động, học sinh tích cực trong quá trình học
tập, hăng hái phát biểu ý kiến trong các giờ học.


<b>V.</b>

<b>KẾT LUẬN:</b>



Đổi mới dạy học là một quá trình, song mỗi giáo viên cần có ý thức tìm tòi
những phương pháp dạy học phù hợp cho từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh.
Là giáo viên bản thân tơi muốn trang bị cho mình vốn kiến thức thơng qua sách,
báo, tài liệu tham khảo, và không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp tìm ra cái hay, cái
mới áp dụng vào giảng dạy nâng cao chất lượng cho học sinh để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Rất mong sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp để
chuyên đề của tôi tốt hơn.


<i> Ái Nghĩa, ngày tháng năm 201</i>


Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×