Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tại sao hầu hết quảng cáo đều thất bại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.16 KB, 6 trang )

Tại sao hầu hết quảng cáo đều thất bại


Hầu hết các quảng cáo ngày nay đều không thuyết phục người xem; chúng
dường như được xây dựng nên chỉ với mục đích là không gây phản cảm cho mọi người
mà thôi. Đây không chỉ là nhận định riêng của Roy Williams - chủ tịch hãng quảng
cáo quốc tế nổi tiếng, tác giả những cuốn bestseller về quảng cáo như
The Wizard of
Ads
hay Secret Formulas of the Wizard of Ads – mà còn là đánh giá chung của rất
nhiều chuyên gia trong ngành.

Luận điểm này của Roy đã được ông khẳng định trong chương I của cuốn sách
Mật
pháp quảng cáo ( The Wizard of Ads)
về Chín từ bí mật (Nine Secret Words ). Chín từ
bí mật của ông là gì? Đó là
Rủi ro dẫn đến sự tổn thương là cái giá của của sự rõ ràng
(The risk of insult is the price of clarity). Theo Roy William, hiếm khi các quảng cáo
được xây dựng với những luận điểm thực sự rõ ràng.


Không ít công ty trong khi kinh doanh đã phải bỏ ra cả “núi tiền” dành cho
quảng cáo. Chi phí không nhỏ chút nào. Nhưng nếu tiền mà giải quyết được vấn đề thì
không còn gì phải bài. Rất tiếc là nhiều công ty đã bỏ ra cả đống tiền cho quảng cáo
nhưng rồi kết quả thu về vẫn là con số không. Rất đơn giản là bởi họ đã thiếu sự
nghiên cứu cẩn thận và tỷ mỷ để tìm ra những khía cạnh tâm lý đối với từng nhóm
khách hàng mà quảng cáo dự định hướng tới cũng như đối với loại sản phẩm cụ thể
của công ty.



Các quảng cáo của bạn có được xây dựng hướng tới khách hàng? Khách hàng,
những người quyết định thành công của công ty, dường như chưa được quan tâm một
cách đầy đủ.


Có bốn sai lầm lớn nhất mà các nhà quảng cáo hay mắc phải khiến cho quảng
cáo của họ thiếu rõ ràng và tách rời khỏi các khách hàng:


Sai lầm thứ nhất: Quảng cáo dự báo trước
Nếu bạn khẳng định rằng các quảng cáo của bạn “rất thích hợp”, thì bạn đã làm
chúng mất đi tính dự báo của mình.


Những quảng cáo dự báo trước được (Predictable ads) sẽ không gây ngạc nhiên
cho mọi người xem chúng bởi chúng quá dễ hiểu về mặt ngôn ngữ. Các quảng cáo này
sẽ không mở ra cánh cửa tới tiềm thức của mọi người. Chúng thất bại trong việc gây ra
sự chú ý của các khách hàng tiềm năng.


Sai lầm thứ hai: Cung cấp thông tin nhưng thiếu tính thuyết phục
Bạn đừng xây dựng các quảng cáo chứa nhiều thông tin mà không có:


- Chứng minh cho những đánh giá của chúng. Chẳng hạn như đơn thuần chỉ nói
rằng: “Đảm bảo giá cả thấp nhất”. Khách hàng sẽ muốn thấy những dẫn chứng cho
nhận định này


- Giải thích các ích lợi cho khách hàng.



Ví dụ: “Chúng tôi sử dụng phương pháp Synchro-static!". Điều này sẽ có ý
nghĩa gì với các khách hàng? Đó là điều bạn sẽ cần đưa tiếp vào quảng cáo.

Ví dụ: “Đây là tháng khuyến mãi tại hãng ôtô Ramsey!”. Vậy khách hàng sẽ
nhận được gì trong tháng khuyến mãi này?


Sai lầm thứ ba: Giải trí nhưng thiếu tính thuyết phục
Bạn đừng xây dựng các quảng cáo mang tính giải trí mà không có:


- Một thông điệp rõ ràng

Ví dụ: “Yo quiero Taco Bell”. Thông điệp này có nói lên rằng “Động vật yêu
thích ăn của chúng bạn, bạn cũng vậy?”


- Tạo động lực để khách hàng hình dung họ sẽ hành động ra sao.

Ví dụ: “Yo quiero Taco Bell”. Có phải mục đích của quảng cáo là đến cửa hàng
XYZ mua thức ăn cho những chú chó nhỏ của bạn?


Những quảng cáo tốt nhất sẽ khích lệ được các khách hàng nhanh chóng hành
động. Trong chúng chứa đựng:


- Sự liên quan - Nếu bạn một lần xem quảng cáo những hình chiếu bóng cắt

giấy nhảy múa của iPod, chắc hẳn trong đầu bạn cũng có những hình dung đến việc
mình sẽ nhảy múa như thế nào khi nghe iPod. Đây rõ ràng là một quảng cáo hiệu quả
vì nó đã khích lệ người nghe có một hành động nào đó liên quan.


- Tính rõ ràng - Những chiếc dây đeo tai nghe màu trắng dẫn tới đôi tai của
những hình chiếu bóng cắt giấy đang nhảy múa sẽ đảm bảo một thông điệp rõ ràng
rằng những chiếc iPod màu trắng chắc chắn là một loại thiết bị nghe nhạc cá nhân.


Sai lầm thứ tư: Thiết kế thiếu sự thuyết phục
Các hoạ sĩ đồ hoạ sẽ luôn tạo ra một phong cách và gọi nó là “đặc trưng nhãn
hiệu”. Điều này sẽ thích hợp nếu sản phẩm của bạn rất thời trang, mỹ miều, thể hiện
một quan điểm hay một lối sống.


Tuy nhiên chỉ có ông trời mới giúp được bạn nếu bạn bán một sản phẩm/dịch
vụ mang phục vụ cuộc sống thường nhật.


Nếu hỏi các hoạ sĩ thiết kế rằng: “Anh có thích quảng cáo này”. Họ sẽ trả lời
ngay: “Chắc chắn rồi, nó quả là hoàn hảo. Các màu sắc đã tạo ra những tâm trạng thích
hợp cùng những cảm nhận hình ảnh sâu sắc”. Thực tế không phải như vậy.

×