Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thi cuoi kyIINH1314

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.45 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng GD & ĐT Hoài Nhơn Trường:……………………………………. Họ và tên :.................................................... Lớp : Ba……….Số báo danh:............... Điểm. Chữ kí giám khảo 1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC:2013-2014 Môn : Đọc hiểu 3 Thời gian: 30 phút Chữ kí giám khảo 2. MP. Mã phách. Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10--> 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới. Tình anh em Thời trước, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Sau khi lấy vợ, người anh muốn làm giàu và lạnh nhạt với em. Nhà có thóc lúa, ruộng tốt, người anh chiếm cả, chỉ cho em ít ruộng xấu. Một hôm, anh bắn được một con nai to. Anh định gọi bạn khiêng về cùng ăn, chứ không gọi em. Người vợ biết ý, bèn bàn với chồng thử xem bạn tốt hay em tốt. Nghe lời vợ bàn, anh đến nhà bạn làm bộ hoảng hốt: “Tôi đi săn chẳng may bắn trúng một người. Bây giờ làm thế nào, anh giúp tôi với!”. Bạn lắc đầu: - Trời mưa, rãnh nhà ai nấy xẻ! Người anh đến nhà em cũng nói như nói với bạn. Người em nghĩ một lát rồi an ủi anh: - Đã trót bắn chết thì khiêng về làm ma vậy. Rồi anh em thu xếp tiền đến xin lỗi gia đình họ. Bấy giờ, người anh mới tỉnh ngộ, nói hết sự thật và rủ em đi lấy nai về. Truyện cổ dân tộc Thái (1) Lạnh nhạt: tình cảm xa lánh, không gần gũi giúp đỡ nhau.. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nội dung câu hỏi 1 , 2, 3, 4: Câu 1. Sau khi lấy vợ, người anh đối xử với người em như thế nào? A. Chiếm cả thóc lúa, ruộng tốt, lạnh nhạt với em. B. Chiếm cả thóc lúa, ruộng đất, lánh mặt không hỏi han đến em. C. Chiếm cả thóc lúa, lấy nhiều ruộng tốt, để cho em ít ruộng tốt. D. Chiếm cả thóc lúa, lấy ít ruộng đất. Câu 2. Câu nói: “Trời mưa, rãnh nhà ai nấy xẻ!” chứng tỏ điều gì ở người bạn? A. Chỉ lo được công việc của mình, không giúp được ai. B. Lo việc xẻ rãnh của nhà mình để khỏi ngập nước mưa. C. Chỉ lo việc nhà mình, không quan tâm đến việc người khác. D. Tất cả đều sai..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3. Khi nghe người anh báo tin lỡ bắn trúng người khác, người em có thái độ ra sao? A. Lắc đầu từ chối, nói rằng việc của ai người ấy lo. B. An ủi anh, sẵn sàng cùng anh lo giải quyết sự việc xảy ra. C. An ủi, khuyên anh mang tiền đến xin lỗi nhà người bị nạn. D. Không nghe anh nói, không nhìn mặt anh. Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với lời khuyên rút ra từ câu chuyện? A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. B. Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. C. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Câu 5:Tìm trong bài và viết ra một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi: “ Khi nào?”. Gạch chân dưới bộ phận đó?. Câu 6: Hãy điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau: Bé Nam hỏi mẹ “Sao hoa phượng có màu đỏ n ”. Mẹ xoa đầu bé trả lời “ Không phải phượng chỉ có màu đỏ Mẹ biết có tới bốn loại phượng khác nhau, mỗi loài cho một màu đặc biệt.. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC : 2013-2014 Môn : Chính tả - Lớp Ba Thời gian : 15 phút. Giáo viên ghi đề trên bảng và đọc đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy kẻ ô li.. Bầu trời đêm nay Tôi đứng tựa người trên lan can, lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay. Sao ở đâu mà nhiều đến thế! Tấm thảm nhung đen tuyền của bầu trời đêm đính chi chít đầy sao kim cương. Long lanh, lóng lánh như viên ngọc sáng chói, những ngôi sao lúc ẩn, lúc hiện sau màn mây mỏng. Không có trăng, chỉ có sao thôi, nhưng tôi vẫn nhìn thấy mọi vật.. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN. ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC : 2013-2014 Môn : Tập làm văn - Lớp Ba Thời gian : 25 phút ( Không kể thời gian chép đề ). Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa để tả một đồ vật mà em yêu thích..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP BA. I. ĐỌC HIỂU: (4 đ). Câu 1: 0,5 điểm ý A Câu 2: 0,5 điểm ý C Câu 3: 0,5 điểm: ý B Câu 4: 0,5điểm ý D Câu 5: (1 điểm) - Học sinh viết đúng câu theo yêu cầu – 0.5đ -. Gạch chân dưới đúng bộ phận trả lời câu hỏi “ khi nào?” – 0.5đ.. Câu 6: (1 điểm) Điền đúng mỗi dấu câu 0.25đ. Bé Nam hỏi mẹ: “Sao hoa phượng có màu đỏ?”. Mẹ xoa đầu bé trả lời: “ Không phải phượng chỉ có màu đỏ. Mẹ biết có tới bốn loại phượng khác nhau, mỗi loài cho một màu đặc biệt. II. CHÍNH TẢ: (5đ) Không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 5 điểm . Cứ mắc 1 lỗi chính tả ( sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa ) trừ 0,5 điểm . Bài viết ở thang điểm 5, nếu chữ viết xấu, trình bày bẩn hoặc trình bày không đúng yêu cầu, không đạt yêu cầu về chữ viết bị trừ 1 điểm toàn bài . III. TẬP LÀM VĂN: (5đ).  Điểm 4,5 – 5: Bài viết đạt yêu cầu tả một đồ vật yêu thích có sử dụng phép so sánh, nhân hóa. Văn gọn, sinh động, diễn đạt có hình ảnh. Mắc không quá 2 lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…  Điểm 3,5 – 4: Nội dung bài viết khá. Văn gọn. Mắc không qúa 4 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt .  Điểm 2,5 – 3: Bài viết có nội dung tạm được. Diễn đạt một vài chỗ còn lủng củng. Mắc không qúa 6 lỗi các loại .  Điểm 1 - 2: Nội dung bài viết còn sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi các loại . Một vài chỗ dài dòng, xa rời nội dung đề cho . * Điểm 0,5: Bài viết quá kém . Lạc đề hoàn toàn. Chỉ viết được 1 vài dòng…. * Toàn bài chữ xấu, trình bày bẩn trừ 1 điểm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×