Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Đề thi CHON học sinh giỏi Môn Ngữ văn lớp 8
Năm học 2008 - 2009
Thời gian làm bài: 120 phút
<b>Câu 1: ( 2,0 điểm )</b>
Những câu văn in đậm sau thuộc hành động nói nào?
+ Chị Dậu rón rén bưng một bát đến chỗ chồng nằm:
<b>-</b> <b>Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.</b>
<b> </b> <b> ( Ngô Tất Tố – Tắt đèn )</b>
+ “ Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hố chơi với mẹ mày khơng? ”
( Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng )
<b>Câu 2. ( 2,0 điểm )</b>
Chỉ tên biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong những câu thơ sau, phân tích giá trị
biểu đạt của biệp pháp nghệ thuật ấy.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm )
<b>Câu 3: ( 5,0 điểm )</b>
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh lánh máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?
Trích “ Nhớ rừng ” – Thế Lữ
<b>Câu 4 : ( 11,0 điểm )</b>
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi lớp 8
Năm học 2008-2009
<b>Câu 1. (2điểm )</b>
<i>Mỗi câu trả lời đúng cho 1,0 đ</i>
+ Câu 1 : hành động điều khiển
+ Câu 2 : hành động hỏi
<b>Câu 2. ( 2 điểm )</b>
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ( Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ) - 1,0 đ
- “ Mặt trời của mẹ ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Con là mặt trời
của mẹ, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Chính con đã sưởi ấm lịng mẹ, ni
dưỡng lịng tin u và ý chí của mẹ trong cuộc sống. – 1,0 đ
<b>Câu 3. ( 5,0 đ )</b>
Học sinh cảm nhận được :
- Đoạn thơ là khổ thơ thứ ba trong bài thơ “ Nhớ rừng ” của Thế lữ ( đặt đoạn thơ
vào bài thơ, vào thời điểm ra đời của bài thơ để cảm nhận )
- Đoạn thơ viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền, vần bằng, vần trắc hoán vị đều
đặn, làm cho đoạn thơ rất giàu tính nhạc. Bằng những câu thơ, hình ảnh thơ giàu hình
ảnh, rất sáng tạo, gợi cảm, gợi tả, gợi hình, gợi liên tưởng ... đoạn thơ như một bức
tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ. Đó là
cảnh “ những đêm vàng bên bờ suối ” hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ như một thi
sĩ mơ màng “ đứng uống ánh trăng tan ” đầy lãng mạn. Đó là cảnh “ ngày mưa chuyển
bốn phương ngàn ” con hổ mang dáng dấp đế vương đang lặng ngắm giang san đổi mới.
Cảnh “ bình minh cây xanh nắng gội ” chan hoà ánh sáng rộn rã tiếng chim ca hát bên
giấc ngủ của chúa sơn lâm. Và cảnh “ chiều lênh láng máu sau rừng ” thật dữ dội, con hổ
đang đợi mặt trời “ chết ” để chiếm lấy riêng phần bí mật ” trong vũ trụ. ở cảnh nào núi
rừng cũng mang một vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ nổi bật lên với tư thế
lẫm liệt, kiêu hùng của vị chúa tể sơn lâm.
- Những câu hỏi tu từ, những điệp ngữ cứ lặp đi lặp lại cho thấy sự nuối tiếc khôn
nguôi. Những cảnh huy hoàng, oai phong lẫm liệt chỉ là của dĩ vãng, hiện ra trong nỗi
nhớ da diết đến đau đớn . Sự nuối tiếc ấy gắn liền với tâm trạng tuyệt vọng qua lời than
u uất “ Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ”
- Lời than u uất của con hổ bị giam cầm trong cũi sắt khao khát tự do, bất hoà với
thực tại, nuối tiếc quá khứ oai hùng cũng chính là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng
thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam lúc bấy giờ. Qua tâm sự của chúa sơn
lâm, tác giả đã khơi gợi lịng u nước thầm kín của người dân mất nước.
*** Cách cho điểm :
- Điểm 4,25 - 5,0 : cảm nhận sâu sắc, phong phú, tinh tế, văn giàu cảm xúc
- Điểm 3,25 - 4,0 : cảm nhận khá đầy đủ, phong phú, tinh tế
- Điểm 2,25 - 3,0 : cảm nhận được những yếu tố hay nhưng viết còn lan man
- Điểm 1,25 - 2,0 : biết cảm nhận nhưng nông cạn, văn khô cứng
<b>Câu 4. ( 11,0 điểm )</b>
a. <i>Mở bài ( 0,5 đ ) </i>
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
b. <i>Thân bài ( 10 đ )</i>
- Giới thiệu tác giả :
Vũ Đình Liên ( 1923 – 1996 ) quê gốc ở HảI Dương những chủ yếu sống ở Hà Nội.
Ông là nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của trào lưu Thơ mới trước cách mạng tháng Tám.
Ơng viết khơng nhiều nhưng cái tình của ơng đối với thơ thật là sâu đậm. Thơ Vũ
Đình Liên thấm đẫm lịng thương người và tình hồi cổ.
- Giới thiệu về tác phẩm:
“ Ông đồ ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình
Liên. Tuy sáng tác thơ khơng nhiều nhưng chỉ với bài thơ “ Ơng đồ” Vũ Đình Liên
đã có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
+ Giá trị về nội dung của bài thơ :
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ơng đồ hiện lên trong dịng suy tưởng, hồi niệm
của nhà thơ.Ơng đồ trong thời kì đắc ý : “ Mỗi năm hoa đào nở….rồng bay.” Mỗi khi
Hai khổ thơ tiếp theo là hình ảnh ơng đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày tết,
nhưng tất cả đã khác xưa. Đó là cảnh vắng vẻ đến thê lương, cịn đâu người thuê viết,
còn đâu người khen tài, tất cả chỉ là dĩ vãng. Ông đồ vẫn ngồi đấy như nhân chứng
của một thời tàn. Đến “ Giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu ”.
Nhà thơ đã tả nỗi buồn bằng hai câu thơ thuyệt bút. Màu giấy đỏ trở nên buồn chán,
vô duyên, mực như cũng sầu tủi trở thành nghiên sầu. Nỗi buồn thấm tận cốt tuỷ, lan
từ người sang cảnh vật. Ông đồ vẫn ngồi bên phố đông người qua nhưng vô cùng lạc
lõng, lẻ loi. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lịng ơng “ Lá vàng rơi trên giấy,
Ngồi trời mưa bụi bay ”. Hình ảnh “ lá vàng rơi trên giấy ”
tượng trưng cho sự lụi tàn. đạo Nho đã chết, đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng. Chỉ còn lại nỗi
thương cảm ngậm ngùi của một số người, trong đó có nhà thơ “ mưa bụi bay ” là giọt
mưa trong lịng người, giọt nước mắt xót xa, nuối tiếc…
Hình ảnh ơng đồ trong khổ thơ cuối bài chỉ cịn trong kí ức, trong niềm tiếc thương
khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi cuối bài thơ là lời tự vấn thấm đẫm tình cảm xót
thương, niềm hồi cổ khơn ngi của tác giả trước sự tàn lụi của Nho học. Có thể
ơng đồ đã thành người thiên cổ. Nhà thơ khơng chỉ thương xót riêng ơng mà thương
xót cả lớp người như ơng. Dẫu họ mất đi theo sự tàn lụi của đạo Nho nhưng cái hay,
vẻ đẹp của họ sẽ lưu lại dấu ấn khó phai trong đời sống văn hố dân tộc. Niềm hồi
cổ của tác giả có một ý nghĩa nhân văn, thể hiện một tinh thần dân tộc đáng trân
Bài thơ viết theo thể ngũ ngơn thích hợp với việc diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà
thơ. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng.
Ngơn ngữ bài thơ là ngơn ngữ hồi niệm của nội tâm nên thầm lặng mà thấm
thía. Ngơn ngữ trong sáng, bình dị, được chắt lọc, tinh luyện có sức mạnh truyền cảm
và sức sống mạnh mẽ, lâu dài.
Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng. Cách kết cấu
làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện sâu sắc tình cảnh thất thế, tàn tạ, đáng buồn của
ông đồ. Thể hiện niềm hồi cổ đầy xót xa của tác giả.
*** Cách cho điểm :
- Điểm 8,25 - 10 : đúng kiểu bài thuyết minh, thuyết minh rõ giá trị nội dung, nghệ
thuật bài thơ, văn phong rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc, hấp dẫn.
- Điểm 6,25 - 8,0 : đúng kiểu bài thuyết minh, khá rõ giá trị nội dung nghệ thuật bài
thơ, bài viết tương đối mạch lạc, hấp dẫn
- Điểm 4,25 - 6,0 : đúng kiểu bài thuyết minh, một vài chỗ chưa rõ giá trị nội dung,
nghệ thuật bài thơ, một số chỗ viết còn rời rạc, tản mạn
- Điểm 2,25 - 4,0 : đảm bảo được yêu cầu cơ bản của bài văn thuyết minh, viết cịn
nơng cạn, kể lể, khơ khan
- Điểm 0,25 - 2,0 : có chạm được vào yêu cầu của đề, viết lan man, lủng củng
- Điểm 0 : sai hoàn toàn hoặc lạc đề
c. <i>Kết luận ( 0,5 đ )</i>
Khái quát lại về giá trị tác phẩm, những đóng góp của tác phẩm đối với nền văn
học và người đọc.
<i>*** Lưu ý :</i>
<i>Giám khảo căn cứ vào khung biểu điểm, vào thực tế bài viết của học sinh để linh</i>
<i>hoạt cho điểm </i>
<i>Điểm tồn bài làm trịn đến 0,5 đ</i>