Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.3 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
BỘ MƠN THANH TỐN QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: 06
Phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về cán cân
thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành

LỚP

:

N01.TL01

NHÓM

:

06

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................1
I. Khái quát về cán cân thanh toán quốc tế trong pháp luật Việt Nam hiện hành.............1
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thanh tốn quốc tế của Việt Nam...1


2. Vai trị của cán cân thanh toán quốc tế..........................................................................1
II. Một số vấn đề pháp lý về cán cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam trong pháp
luật Việt Nam hiện hành......................................................................................................2
1. Cơ cấu và nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.................2
2. Chủ thể thực hiện giao dịch trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam...............2
3. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam............................................3
4. Trách nhiệm và thời hạn cung cấp thông tin và số liệu, dự báo và điều chỉnh dự
báo, thành lập, phân tích và điều chỉnh số liệu cán cân thanh tốn quốc tế của Việt
Nam......................................................................................................................................4
4.1. Cung cấp thơng tin và số liệu.....................................................................................4
4.2. Dự báo và điều chỉnh dự báo cán cân thanh tốn quốc tế..........................................4
4.3. Lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế...........................................5
5. Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế và biện pháp thăng bằng cán cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam...................................................................................................5
5.1. Cán cân thanh toán dư thừa (surplus) và cán cân thanh toán thiếu hụt (deficit)........5
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế...............................................6
5.2.1. Cán cân mậu dịch....................................................................................................6
5.2.2. Lạm phát..................................................................................................................6
5.2.3. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân..........................................................................6
5.2.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái................................................................................6


5.2.5. Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia............6
5.2.6. Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ...............................................6
5.3. Các biện pháp cân bằng các cân thanh toán quốc tế..................................................7
5.3.1. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái.......................................................................................7
5.3.2. Điều chỉnh giá cả và thu nhập.................................................................................7
5.3.3. Điều chỉnh chính sách thương mại và giao dịch ngoại tệ.......................................7
KẾT LUẬN............................................................. chính
thức.

Cán cân thanh tốn thiếu hụt (hay thâm hụt cán cân thanh toán) là cán cân có tổng các khoản
ghi "Có" nhỏ hơn các khoản ghi "Nợ", tức là là tổng các khoản thu nhỏ hơn tổng các khoản chi
ngoại tệ của nước đó. Trong một nền kinh tế, cán cân thanh toán thâm hụt sẽ có tác động tiêu
cực đến các chỉ số khác của nền kinh tế, phản ánh mức cung bị dư thừa trong thị trường quốc tế
và chính phủ có thể phải giảm giá đồng tiền hoặc mở rộng khoản dự trữ chính thức để hỗ trợ giá
trị của nó. Tuy nhiên, một số quốc gia có thể chủ động thâm hụt cán cân thanh toán ở tương
10
11

Khoản 1 điều 11 Nghị định 16/2014/NĐ-CP.
Điều 25, điều 10 Nghị định 16/2014/NĐ-CP.

5


quan nhất định so với tổng sản phẩm quốc nội - GDP để giải quyết một số vấn đề khác trong
kinh tế và thương mại hoặc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
5.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

5.2.1. Cán cân mậu dịch
Cán cân mậu dịch (cán cân thương mại) là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng, quyết định trực
tiếp đến cả cán cân vãng lai, cán cân vốn và cán cân tài chính và phụ thuộc vào những yếu tố tác
động trực tiếp đến nó như:
 Thương mại hữu hình: Một trong những hạng mục thường xuyên của cán cân thanh toán
quốc tế. Tùy theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên
thiên nhiên mà có một số quốc gia có thể ở vào vị trí nhập siêu làm tăng cán cân vãng
lai.
 Thương mại vơ hình: Chủ yếu là dịch vụ và du lịch. Những quốc gia được thiên nhiên ưu

đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế
giới làm tăng cán cân vãng lai.
5.2.2. Lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so
với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này
trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm ảnh hưởng tới cán cân vãng
lai.
5.2.3. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân
Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia
khác và các yếu tố khác bằng nhau thì mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng,
dẫn đến mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng và tác động đến cán cân vãng lai của quốc gia đó
sẽ giảm
5.2.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác và khơng tính đến
các yếu tố khác, hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập
khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là lượng hàng hóa xuất khẩu giảm và ảnh hưởng
tới cán cân vãng lai.
5.2.5. Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế và cũng là
điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, trong điều
kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố
khác phát triển, tác động tích cực đến cả cán cân thanh toán quốc tế.

6


5.2.6. Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố
này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của
chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán

quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.
5.3. Các biện pháp cân bằng các cân thanh toán quốc tế
Cân bằng cán cân thanh toán (Balance of payments equilibrium) là tình trạng một nước có
mức chi tiêu và đầu tư ở nước ngoài tương đương với mức chi tiêu và đầu tư của các nước
khác vào nước đó trong nhiều năm, làm cho dự trữ ngoại tệ của nó khơng tăng mà cũng
không giảm. Khi xảy ra hiện tượng mất cân bằng cán cân thanh tốn, có thể áp dụng 3 cách
sau để thiết lập trạng thái cân bằng cho cán cân thanh toán:
5.3.1. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Cách này được được thực hiện thông qua biện pháp phá giá hoặc tăng giá đồng nội tệ
hoặc can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm làm cho đồng nội tệ xuống giá hoặc lên giá
(trong chế độ tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý). Ví dụ: Cán cân thanh toán của Việt Nam bị
coi là mất cân bằng vì mức chi tiêu cho hàng nhập khẩu lớn hơn mức chi tiêu của các nước
cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, do đó dự trữ ngoại tệ của Việt Nam giảm. Lúc này, chính
phủ Việt Nam có thể thực thi chính sách phá giá đồng tiền Việt Nam, làm cho đồng tiền Việt
Nam có giá trị thấp hơn so với các đồng tiền nước ngoài. Điều này làm cho hàng xuất khẩu
của Việt Nam trở nên rẻ hơn và hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam trở nên đắt hơn,
do đó xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Nếu chính sách này thành cơng, mức dự trữ ngoại tệ
của Việt Nam tăng và cán cân thanh toán chuyển về trạng thái cân bằng.
5.3.2. Điều chỉnh giá cả và thu nhập
Việc điều chỉnh giá cả và thu nhập thực hiện bằng chính sách tài chính và tiền tệ với mục
đích cắt giảm hoặc làm tăng lạm phát. Ví dụ: Cán cân thanh toán ghi nhận dự trữ ngoại tệ
giảm, lúc này chính phủ có thể thực thi chính sách tiền tệ làm giảm giá hàng hóa và dịch vụ,
trong đó có giá hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Mức giá trong nước thấp hơn sẽ làm giảm
nhập khẩu và tăng xuất khẩu, lúc này dự trữ ngoại tệ tăng lên và cán cân thanh toán được cải
thiện và được đẩy về trạng thái cân bằng.
5.3.3. Điều chỉnh chính sách thương mại và giao dịch ngoại tệ
Nếu cán cân thanh tốn của Việt Nam thặng dư vì nước ta xuất khẩu quá nhiều và nhập
khẩu quá ít, Chính phủ Việt Nam có thể giảm thuế quan, tăng hạn ngạch nhập khẩu. Khi
chính sách này được thực thi, nhập khẩu sẽ tăng, mức thặng dư cán cân thương mại và dự trữ
ngoại tệ sẽ giảm, cán cân thanh toán được chuyển về trạng thái cân bằng.

KẾT LUẬN
Trên đây là bài nghiên cứu của nhóm về các khía cạnh của cán cân thanh toán quốc tế theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành gồm: khái niệm; các hạng mục chính; nguyên tắc,

7


trách nhiệm và thời hạn lập cán cân thanh toán quốc tế, đống thời phân tích các trạng thái mất
cân bằng cán cân thanh toán và đưa ra các biện pháp khắc phục khả thi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định Nghị định 16/2014/NĐ-CP/ Nghị định về quản lý cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam.
2. Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11.
3. Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11.

8



×