Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Lợi ích từ quả me pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.98 KB, 5 trang )

Lợi ích từ quả me
Với vị chua và mát, me thường được dùng
để ăn chơi hoặc nấu canh. Loại quả rất bình
dân này có thẻ giúp chữa trị một số bệnh
đường ruột, viêm nhiễm, cảm…
Nước trái cây me giúp nhuận tràng.
Bên cạnh đó nó có thể chữa trị sự rối loạn
ở bộ phận mật của cơ thể.
Với hàm lượng cholesterol thấp, me có
lợi cho tim.
Lá, hoa của me có thể đắp lên các vết thương để giảm bớt sự sưng tấy.
Tán la me mượt mà
Me được dùng như nước súc miệng để trị đau cổ, và là nước trái cây
giúp chống say nắng.
Nước me khi đun nóng dùng để trị bệnh viêm màng kết, điều trị bệnh
khô mắt.
Nước me cũng giúp bạn lợi tiểu, trị bệnh vàng da, tiêu chảy.
Nước đá me
Với một hàm lượng chất chống oxy hóa cao, me giúp chống lại ung
thư.
Me giúp bạn giảm sốt và cung cấp một số hợp chất giúp bạn chống lại
bệnh cảm. Nếu bạn bị sốt, có thể hòa chung nước me và mật ong đề uống,
nhiệt độ trong cơ thề sẽ giảm nhanh chóng.
Me có chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt, me có thể giúp trị cả bệnh
kiết lỵ.
yeutraicay - sưu tầm
Theo Đông Y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng
cường tiêu hóa. Me còn chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng,
chống mệt mỏi.
Cây me cao đến 20m. Nguyên thủy xuất xứ từ miền tây châu Phi và
người Ai Cập cũng như người Hy Lạp đã biết đến từ xa xưa. Hiện nay me


mọc nhiều tại Ấn Độ và Đông Nam Á.
Trái me dài nhất tới 20cm và có đến 10 hột được bao bọc bởi lớp thịt
có vị chua - ngọt chung quanh. Me được dùng từ trái me tươi hoặc nghiền
nát lấy phần cơm từ quả rồi chế thành thuốc. Vỏ và lá cây me vẫn sử dụng
tươi làm thuốc. Thịt me phơi khô là thành phần quan trọng trong gia vị của
Ấn Độ và trung Á. Me được dùng cho salad, soup, trong cơm (Indonesia)
hoặc trong sốt chua ngọt (Trung Hoa).
Người Việt Nam sử dụng me khá nhiều, sống và chín, dùng để tạo vị
chua cho thức ăn, nhất là món canh truyền thống Nam Bộ: canh chua. Me
được dùng trong nhiều món ăn khác nhau như canh chua, ô mai, me muối.
Me không chỉ là một thứ gia vị trong đồ ăn như nói trên mà còn là một loại
thức uống: nước đá me hấp dẫn trên vùng khí hậu nắng nóng. Me chua cũng
như me ngọt làm mứt đều khoái khẩu.
Tuy vậy me chưa được ưu ái hơn bởi nó được lấy làm gia vị trong các
món canh chua, cua rang, còng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên, kho
cá linh, cá mè, làm kẹo me, nước đá me và làm mứt me...
Lá me bánh tẻ góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa nhậu, trong
món bánh xèo. Lá đó cũng như trái sống nấu canh chua thì tuyệt hảo. Lá thì
cứ việc cho thẳng vào nồi canh chua còn trái sống khi nấu chín vớt ra lọc lấy
nước chua. Trước đây canh chua me các loại thủy, hải sản hấp dẫn như canh
chua cá lóc, cá trê, canh chua lươn, canh chua tôm, canh chua viên cá linh
xay, cá linh nguyên con... nay đầu bếp chuyển sang những nồi canh chua thịt
gà, thịt vịt lạ miệng gây hứng thú mới. Cái vị chua thanh của me từ lâu còn
hiện diện các tô canh chua chay và nhiều món chay khác.
Me chua quý nhưng có mùi vì vậy người ta phải lo muối me để có me
xài quanh năm. Muối me: trái chín, bỏ vỏ chỉ lấy thịt trái đặc sệt nâu sậm,
chua thơm cho muối vào giữ chống hư mốc. Ở miền Nam, nhất là trên
những vùng đất cây me có từ lâu đời, trái nhiều người ta làm me muối từ lâu.
Bạn có thể trộn đều hai chén thịt trái me nhão với một miếng gừng tươi
cắt nhỏ và bốn trái ớt xanh được nghiền nhuyễn với nước, hai muỗng cà phê

bột rau thì là nướng, một muỗng cà phê muối, sáu muỗng cà phê đường cát
mịn thành hỗn hợp hơi khô. Khi dùng cho thêm chút nước bạn sẽ có món
tương me vừa ngon miệng mà lại dễ chế biến.
Theo Đông Y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng
cường tiêu hóa. Me còn chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống
mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bởi lớp thịt vị chua, ngọt. Trong trái
me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid. Chúng giúp
kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay
buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải,
cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt... Thịt của trái
me có thể dùng để chế mứt hoặc các thức uống cũng như gia vị.
Để chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai, bạn có thể dùng
30gr me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun sôi kỹ còn 200ml,
chắt nước bỏ bã. Cho 10gr đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống
trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.
Ngoài ra, nước vỏ cây me (giã nhỏ, lọc sạch) súc miệng giúp chữa
viêm lợi, viêm nha chu. Lá me vò nát nấu nước tắm giúp trị ghẻ.

Theo Món ngon
Khám phá trái me
Viết bởi lethanh
Thứ năm, 19 Tháng 3 2009 22:49 -
Me được biết đến như là gia vị không thể thiếu khi chế biến các món
canh chua. Trái me chín sấy khô cũng là món mứt “khoái khẩu” của nhiều
người. Chưa hết, vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt của me còn được
phát huy công dụng làm thuốc để chữa một số bệnh khá hiệu quả. Lá me
được dùng như trà thảo dược giúp trị sốt rét. Hỗn hợp chiết xuất từ lá me và
cồn 95
0
giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt…


Trị sốt rét, dịch tả
Lá me được dùng như trà thảo dược giúp trị sốt rét. Hỗn hợp chiết xuất
từ lá me và cồn 95
0
giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt…
Ngoài ra, bài thuốc khác của me cũng giúp

trị sốt là nấu chung 30g thịt me
với 1/2 lít sữa, thêm ít cây đinh hương, đường, trái chà là, bột

bạch đậu khấu,
long não, sau đó, chiết lại còn khoảng 15gr để uống.

Có tính nhuận tràng cao
Trái me được phổ biến như loại thuốc có tính nhuận tràng, đặc biệt với
người thường bị táo bón.
“Sữa me” giúp chữa bệnh kiết lỵ bằng cách tán nhuyễn hạt me chung với
một ít đường và thì là để dùng từ 2-3 lần/ngày. Nhờ vào các đặc tính mang
tính y học cao, trái me còn được dùng để điều trị một số bệnh lý có liên quan
đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa rất hiệu nghiệm. Thịt me khi được kết hợp
với mật ong, sữa, gia vị hoặc trái chà là còn có tác dụng kích hoạt hữu hiệu
hoạt động của túi mật.

Chống oxy hóa
Hạt me có tác dụng như chất chống oxy hóa nhờ chứa oligomeric
proanthocyadin, thành phần hóa học tương tự có trong hạt nho. Trái me còn
giúp hạ cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim.



Khử trùng
Hãy ăn me đề phòng tình trạng bị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể.
Thịt của quả me kết hợp với nước sẽ tạo thành chất keo giúp hệ bài tiết hoạt
động tốt, còn kết hợp với muối là thuốc thoa giúp trị đau nhức xương khớp.
Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt
me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ trái me còn
giúp khử trùng đường ruột. Hạt me giúp trị tiêu chảy, giun sán và loại trừ
những ký sinh trùng sống bám trong đường ruột chỉ sau 48 giờ.

Còn lá me giã nát đắp lên vết bỏng giúp giảm sưng tấy và mau lành,
rất công hiệu. Hạt me còn giúp bình ổn chức năng hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể. Nước sắc từ me có lợi cho nướu răng và bệnh hen suyễn,
viêm mắt. Kem thoa và thuốc đắp chế biến từ vỏ cây me có tác dụng giảm
đau nhức ngoài da vì chứng phát ban. Nước rễ me có tác dụng chữa chứng
đau ngực và bệnh phong, hủi.

Viết bởi lethanh
BACSI.com (Theo SK&ĐS)

×