Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.51 KB, 4 trang )

Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi
(Phần 3)

Điều gì thực sự ghìm giữ không cho bạn khởi sự một doanh nghiệp của riêng
mình? 31 chiêu thức sau sẽ giúp bạn đối mặt với sự sợ hãi của mình và cuối cùng
quyết tâm trở thành ông chủ của chính mình.
Hãy lắng nghe Suzanne Mulvehill nói: Chiêu thức 21 đến 31
21. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ. Bạn không cần phải khởi sự doanh nghiệp
với một tiếng vang lớn. Hãy thực tế và hỏi bản thân “Tôi thực sự cần gì để khởi sự một
doanh nghiệp?”, rồi bắt đầu. Một khách hàng tới chỗ tôi đã nghĩ rằng anh cần có
$25.000 vốn vay để khởi nghiệp. Anh rời chỗ tôi ra đi khi nhận ra rằng anh có thể khởi
sự doanh nghiệp của mình chẳng với khoản vay vốn nào cả.
22. Hãy nói “không” khi bạn định từ chối và nói “có” khi bạn định nhận
lời. Lần tới, khi bạn được yêu cầu làm một điều gì đó, hãy nói “có” hoặc “không” tùy
theo điều bạn thực sự muốn làm. Nếu bạn chưa quyết định thì hãy nói “Tôi sẽ trả lời
anh sau.” Một trong những khách hàng đã thực hành bài tập này, và điều đó mở rộng ý
niệm của chị về giá trị bản thân, và kết quả là phí tư vấn của chị tăng lên.
23. Hãy tránh việc xét xử bản thân. Nếu bạn nghe thấy bản thân nói những
điều như “Đó là một ý tưởng ngu ngốc,” thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở mình rằng bạn
đang chọn cách chấp nhận bản thân khi bạn bắt đầu kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp. Các khách hàng của tôi thường nhận thấy rằng khi họ trở nên chấp nhận bản
thân hơn thì họ hay nghĩ ra các ý tưởng mới sáng tạo để phát triển doanh nghiệp hơn.
24. Hãy tránh cảm giác choáng váng. Lần tới khi bạn cảm thấy choáng váng
hay quá sức thì hãy ghi lại tình huống, suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Hãy làm như vậy
mỗi lần bạn cảm thấy choáng váng cho đến khi bạn phát triển được các mô hình tình
huống, và rồi hãy quyết định bạn nên thực hiện hành động gì để tránh không bị choáng
váng. Một trong những khách hàng của tôi nhân thấy việc trả hóa đơn làm anh choáng
váng và anh liên tục trả hóa đơn chậm. Hành động mà anh quyết định thực hiện bao
gồm việc gặp một nhân viên kế toán, trả hóa đơn theo lịch và mua một phần mềm kế
toán.
25. Hãy mong chờ gặp phải sự kháng cự. Bạn có thể chờ đón cảm giác kháng


cự từ bên trong mình cũng như từ những người xung quanh. Hãy làm việc trong tình
huống này bằng cách thừa nhận nó là làm điều bạn cần phải làm. Tôi nhớ cảm giác
hưng phấn khi chuẩn bị cho phiên họp lập kế hoạch, một điều mà trước kia tôi chưa
bao giờ làm. Đêm trước phiên họp, sự hưng phấn chuyển thành sự kháng cự và sợ hãi.
Tôi cảm nhận nó, vượt qua nó, và tới nay đã chuẩn bị và điều hành các phiên họp lập
kế hoạch được ba năm rồi.
26. Hãy trả lời những câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu.” Điều gì sẽ xảy ra nếu
giải pháp này không hiệu quả? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không kiếm ra tiền? Hãy dùng
nhật ký của bạn để viết các câu hỏi kiểu này và trả lời chúng. Chẳng hạn như với câu
“Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không kiếm ra tiền”, bạn có thể trả lời “Tôi có thể làm một
công việc bán thời gian nào đó trong khi xây dựng doanh nghiệp của mình.”
27. Hãy tập tính kiên nhẫn. Lần tới, khi bạn vướng trong một vụ tắc nghẽn
giao thông hay đứng đợi trong một chuỗi xếp hàng dài, hãy tập tính kiên nhẫn cho
mình. Một khách hàng của tôi khám phá ra rằng bằng cách tập tính kiên nhẫn, anh đã
trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và với quá trình xây dựng doanh nghiệp.
28. Vượt qua triệu chứng “không đủ tốt.” Tôi đã thấy nhiều khách hàng bỏ
lỡ cơ hội khi họ từ chối hoặc không theo đuổi các dự án vì họ cho rằng họ không có kỹ
năng bán hàng đúng cách, tài liệu giới thiệu hay hoặc sản phẩm tốt. Lần sau, khi bạn
cảm thấy muốn từ chối một cơ hội, trước hết hãy nghĩ xem bạn cần làm gì để đón lấy
cơ hội đó. Bạn cần nhận thức được rằng tại thời điểm này, bạn đã có đủ hiểu biết để
nắm bắt các cơ hội mà người và trời mang tới.
29. Hãy yêu cầu được giúp đỡ. Khi bạn cảm thấy khó khăn nhất và khó có thể
yêu cầu giúp đỡ nhất, hãy cố gắng ra ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó chính là lúc bạn
cần sự giúp đỡ nhất. Các khách hàng của tôi và tôi có thể làm chứng về sức mạnh và
sự sáng suốt đến từ việc yêu cầu giúp đỡ khi chúng ta ít muốn làm điều đó nhất.
30. Hãy tin vào bản năng của bạn. Những người khác có thể nói rằng bạn thật
điên rồ khi từ bỏ một công việc tốt như vậy để đi bắt đầu một doanh nghiệp. Nhưng
không ai biết rõ bạn bằng bạn. Hãy tin vào những gì bạn biết, và dựa vào đó để hành
động. Bạn càng hành động theo bản năng thì bản năng của bạn càng nhạy bén hơn.
Việc tin vào bản năng đã giúp tôi trở thành một nhà kinh doanh như ngày hôm nay.

31. Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy cố gắng đáp ứng các nhu cầu về tâm
thần, thể chất, tinh thần và xúc cảm của bạn bằng cách tìm kiếm sự cân bằng trong mọi
công việc bạn làm. Các khách hàng của tôi nhận thấy họ có nhiều năng lượng sáng tạo
hơn và có thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn khi họ tự chăm sóc bản thân mình tốt.
Suzanne Mulvehill là một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn và nhà tư vấn.
Với tư cách là chủ tịch hãng Profit Strategies, một công ty truyền cảm hứng cho hoạt
động và tiếp thị, Suzanne giúp các doanh nhân đạt được những thành công cá nhân và
nghề nghiệp lớn hơn. Dựa trên kinh nghiệm của mình và của khách hàng, bà đã viết
Employee to Entrepreneur, một cuốn sách giúp doanh nhân tiến tới sự nghiệp kinh
doanh một cách thành công hơn. Bà hiện sống cùng gia đình và hai con tại Delray
Beach, Florida.

×