Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hãy quyết tâm khởi sự kinh doanh! (Phần 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.96 KB, 5 trang )

Hãy quyết tâm khởi sự kinh doanh!
(Phần 1)

Bạn đang dự tính khởi sự một công việc kinh doanh mới? Bạn đang băn khoăn
khởi sự kinh doanh như thế nào? Quy mô của nó ra sao? Nên đặt nó ở đâu? Sẽ cần bao
nhiêu tiền? Làm thế nào để mọi người hùn vốn và thời điểm khởi đầu tốt nhất là khi
nào? Hay bạn chỉ là một trong số những độc giả có chút tò mò về những gì có thể chứa
đựng trong công việc khởi xướng một công việc kinh doanh mới?
Dù bạn đang trong tâm trạng mất ăn mất ngủ vì lo nghĩ về việc khởi đầu công
việc kinh doanh của riêng mình hay chỉ đang tham khảo ý tưởng sẽ khởi sự một công
việc làm ăn “vào một lúc nào đó” trong đời mình, bạn nên hiểu: Khởi sự kinh doanh,
cho dù chỉ là một công việc nhỏ, nhưng lại là một quyết định rất quan trọng, bởi đây
không phải là việc “trời cho” mà là cả một sự cố gắng nghiêm túc, đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng. Có thể so sánh việc mở đầu kinh doanh với việc dấn thân vào một
cuộc phiêu lưu đầy vinh quang thử thách và hấp dẫn. Nếu bạn biết rõ khả năng mình,
nắm vững bản chất của thị trường và có được những kỹ năng cần cho việc khởi sự và
quản lý một doanh nghiệp tức là bạn đã thấy ở đó nhiều phần thưởng xứng đáng về lợi
nhuận, tinh thần, địa vị và ảnh hưởng với xã hội... Là người đầu tiên nhập cuộc, có thể
bạn đang dự tính lao vào một cuộc hành trình mà nhiều người còn đang suy tính nhưng
bạn cần biết lợi dụng một thời cơ. Thời cơ là sức mạnh vô hình sẽ giúp bạn nhanh
chóng đẩy doanh nghiệp tiến triển. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, thậm chí cả mỗi
quốc gia nếu chớp được những thời cơ lớn cũng tức là đã tạo ra những nguồn lực lớn
cho phát triển.
Những biện pháp sau sẽ giúp bạn một cách đắc lực từ việc khởi sự kinh doanh
đến suốt quá trình quản lý doanh nghiệp của mình:
1/ Hãy khát khao làm giàu và biết cách tổ chức quản lý một cách khôn ngoan
các yếu tố: vốn, con người, kỹ thuật, những kinh nghiệm quản lý mới nhất để làm giàu
cho doanh nghiệp của bạn.
2/ Phải tìm ra các biện pháp tạo vốn trong kinh doanh từ nhiều người khác
nhau. Bạn chỉ có thể làm giàu khi biết huy động số tiền của người khác một cách dễ
dàng và làm giàu từ những số vốn đó. Nói cách khác bạn phải dùng lực đòn bẩy để


nhân số vốn lên nhiều lần (bằng con đường khuyên khích mọi người góp cổ phần, mua
hàng trả chậm,...).
3/ Biết học hỏi và phấn đấu theo gương của những doanh nhân thành đạt.
4/ Lựa chọn một đường hướng riêng mà người khác chưa đi hoặc ít người biết
đến để thể hiện tài năng kinh doanh của bạn.
5/ Nên có nhiều bạn và phải biết chọn bạn: Bạn nên kết thân với nhiều người ở
nhiều ngành nghề nhưng trước hết là lĩnh vực mà bạn sẽ kinh doanh. Cơ nghiệp của
bạn sẽ càng phát triển nếu có những người bạn ái mộ, khích lệ và quảng cáo giúp tài
năng của bạn. Tình bạn cũng bổ sung cho bạn nhiều đức tính và năng lực mới trong
kinh doanh.
6/ Biết khen ngợi, khích lệ người khác trước mặt cũng như sau lưng họ, đặc biệt
là đối với các đối tác kinh doanh và nhân viên của bạn.
7/ Phải nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng tài chính của họ
để tung ra thị trường những hàng hoá thích hợp.
8/ Hãy đừng chạy theo “Lợi nhuận” mà bạn nên theo “giúp” người rồi tức khắc
tiền bạc sẽ đến.
9/ Tiết kiệm từng xu trong kinh doanh nhưng khi cần đầu tư cũng sẵn sàng chi
bạc tỷ.
10/ Chỉ “tung” vào thị trường những thứ mà thị trường “khát” nhất.
11/ Tiền bạc thanh toán phải phân minh.
12/ Biết lắng nghe ý kiến khách hàng và sửa chữa ngay lập tức.
13/ Hãy biết sử dụng mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp có uy tín ở
trong và quốc tế để tiêu thụ hàng hoá của mình.
14/ Cần quan tâm tới lợi nhuận lâu dài chứ không chạy theo lợi nhuận trước
mắt.
15/ Dám mạo hiểm trong các quyết định kinh doanh, dân chủ trong bàn bạc
nhưng cần sắt đá trong quyết toán.
16/ Hãy quan tâm cải tiến liên tục từng cái nhỏ nhất nếu có thể được, từ sản
phẩm, phương thức phục vụ, cách quản lý của doanh nghiệp. Đừng đợi đến lúc phải
cải cách toàn bộ.

17/ Biết quảng cáo và quảng cáo một cách khôn ngoan. Bạn có chân lý thôi thì
chưa đủ mà còn phải làm cho chân lý đó hấp dẫn hơn.
18/ Hãy tạo cho doanh nghiệp của bạn không khí chan hoà như trong một gia
đình.
19/ Trong quản lý doanh nghiệp, bạn hãy luôn luôn hoà nhã với mọi người ở
bất cứ lúc nào. Hãy cởi mở thân ái, chan hòa với đồng nghiệp.
20/ Biết cách tuyên truyền ý tưởng và mục đích của bạn cho mọi người trong
doanh nghiệp. Chúng ta đều là người “quảng cáo” từ sáng đến trưa và cả tối nữa.
Những nhân viên đảm nhiệm marketing quảng cáo cho doanh nghiệp bạn cần đáng
được thưởng, đáng được tăng lương. Ngày nay, các nhà luật sư, chính khách hay chủ
doanh nghiệp đã có “tên tuổi lớn” là những người biết cách “tạo thanh thế trong tập
đoàn. Khi ai cũng thán phục tài năng của họ thì bạn không bao giờ đòi xem bằng cấp
hay chứng chỉ của họ nữa”, theo lời của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
(Còn tiếp)

×