Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu CÁC KHU SINH CÁC KHU SINH QUYỂN THẾ GIỚI – “TƯ DUY HỆ THỐNG, QUI HOẠCH CẢNH QUAN, ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH, KINH TẾ CHẤT LƯỢNG” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.97 KB, 10 trang )

Hội thảo Khoa học
“Tìm mô hình quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Hội An”
CÁC KHU SINH QUYỂN THẾ GIỚI –
CÁC KHU SINH QUYỂN THẾ GIỚI –


TƯ DUY HỆ THỐNG, QUI HOẠCH CẢNH QUAN, ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH,
TƯ DUY HỆ THỐNG, QUI HOẠCH CẢNH QUAN, ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH,
KINH TẾ CHẤT LƯỢNG”
KINH TẾ CHẤT LƯỢNG”
Gs. Ts. Nguyễn Hoàng Trí
Tổng thư ký UBQG “Chương trình Con người và sinh quyển” Việt Nam
GiỚI THIỆU
Sinh quyển là phần của trái đất có các sinh vật sinh sống (biota) kể cả con người. Từ những loài
sinh vật sống dưới đáy biển sâu đến những loài sinh vật trong không khí hoặc sâu trong lòng đất
đều thuộc về sinh quyển. Giới hạn của sinh quyển bao gồm phần dưới của khí quyển, hầu hết thuỷ
quyển (toàn bộ nước mặt và nước ngầm) và phần trên của địa quyển (toàn bộ đất và bề mặt lớp
đá, lớp trầm tích trên nền đại dương và các hồ ao. sông. suối…). Sự vận động của các thành phần
trong sinh quyển theo cơ chế ‘hệ thống’ và ‘tự điều chỉnh’ như một cơ thể sống. Khái niệm sinh
quyển như một hệ thống sống trên trái đất ra đời vào những năm 1920 nhưng cho mãi tới vài thập
kỷ gần đây mới được chấp nhận rộng rãi. Trái đất không chỉ như một ngôi nhà chung mà nó còn
vận động thông qua các mối tương tác hữu cơ giữa tất cả các loài thực vật và động vật với nhau,
với môi trường và với con người.
Con người là thành phần quan trọng của sinh quyển, tiến hoá của loài người gắn liền với tiến hoá
của sinh quyển. Tác động của con người lên sinh quyển có thể thấy rõ như ô nhiễm môi trường,
chuyển đổi hoặc gây ra đảo lộn nơi sống, thay đổi cấu trúc và phân bố lớp phủ thực vật và đất.
khai thác quá mức nguồn lợi không tái tạo, thay đổi thành phần loài trong tự nhiên của một vùng
(nông nghiệp), nhập nội loài mới gây đảo lộn sinh thái, thay thế đa dạng loài bằng đơn loài (nông
nghiệp, nuôi thuỷ sản), sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, diệt cỏ, xả chất thải bừa bãi, mất cân bằng
các hệ thống môi trường...
Nếu như trước đây khu bảo tồn thường được xem như một cái “chai nút kín”, đó là sự tách biệt


một khu vực tự nhiên ra khỏi thế giới loài người. Cách tiếp cận như vậy sớm hay muộn có thể dẫn
đến thất bại do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài khu bảo tồn. Những cách làm
không hợp lý đó về bảo tồn cần được thay đổi. Thực tế cho thấy các khu bảo tồn vẫn cần có một số
khu vực không có hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy định kiểm soát chặt chẽ,
được gọi là vùng lõi. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát
triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là các
vùng đệm và chuyển tiếp trong đó người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt thì công tác bảo tồn
mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.

Http://Hoianecocity.com.vn
1
Hội thảo Khoa học
“Tìm mô hình quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Hội An”
TƯ DUY HỆ THỐNG
Ngày nay, sự thay đổi dường như nhanh hơn, sâu sắc hơn do tác động của các cuộc cách mạng
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu chúng ta không chịu
thích ứng với những thay đổi này thì đến một lúc nào đó chính sự thay đổi sẽ đưa chúng ta vào
guồng xoáy của nó. Bản chất của tồn tại là sự vận động không ngừng. Thay đổi là thuộc tính của
mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới. Sự vận động và thay đổi tưởng như riêng lẻ nhưng thực chất
đều nằm trong những hệ thống nhất định. Tư duy hệ thống là nghệ thuật nhìn thế giới vận động
một cách tổng thể, thông qua các mối quan hệ giữa các phần trong một hệ thống thay vì nhận xét
từng phần riêng rẽ. Bằng cách nhìn thực tế thông qua lăng kính tư duy hệ thống, chúng ta sẽ có
được những giải pháp để giải quyết vấn đề trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Khi chúng ta
chấp nhận rằng mọi hành vi xung quanh chúng ta đều mang tính hệ thống thì mọi vấn đề được giải
quyết cũng mang tính hệ thống.
Theo quan điểm hệ thống, các khu sinh quyển thế giới đều là các hệ thống bao gồm nhiều thành
phần và thể hiện rất rõ các mối quan hệ đa dạng phức tạp, kết nối các thành phần tự nhiên với kinh
tế xã hội, cấu trúc và kiến trúc vật chất với các giá trị nhân văn, không gian văn hóa và cảnh quan
tự nhiên, sinh thái học chính trị và sinh thái học sáng tạo...Tư duy hệ thống là cách tiếp cận toàn
cảnh trước khi đi sâu phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần. Tư duy hệ thống là công cụ

hữu hiệu giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách có những giải pháp thích hợp trước các vấn
đề thực tế vốn luôn luôn vận động, phức tạp và thay đổi theo không gian và thới gian.
Nếu không được trang bị tư duy hệ thống, chúng ta sẽ không thể lý giải những lợi ích trực tiếp cũng
như gián tiếp về mặt kinh tế, môi trường và các giá trị tồn tại mà các danh hiệu thế giới mang lại.
Một số vấn đề trong thực tế đặt ra như tại sao trong những năm đầu lượng khách du lịch thăm
quan các khu sinh quyển thế giới tăng nhanh sau đó chậm dần và đôi khi gặp khó khăn rất lớn. Một
số khu sinh quyển thế giới không phát huy mà thậm chí còn bị xuống cấp nghiêm trọng, hoặc ngay
cả khi được thế giới công nhận rồi mà các cán bộ quản lý còn thờ ơ không thấy hết giá trị của
chúng.

Http://Hoianecocity.com.vn
2
Hội thảo Khoa học
“Tìm mô hình quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Hội An”
QUI HOẠCH CẢNH QUAN
Qui hoạch cảnh quan có cơ sở lý luận và phương pháp luận sinh thái học cảnh quan. Sinh thái học
cảnh quan nghiên cứu mối tác động giữa các kiểu phân bố không gian (spatial patterns) và các quá
trình sinh thái. Đó là các lĩnh vực nghiên cứu về những nguyên nhân, hậu quả của đa dạng không
gian với các cấp độ khác nhau trong mối liên quan với cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái
(LOICZ. 1996, 1997, 1998). Nó đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thiết kế các qui hoạch
tổng thể trong các mối liên hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn. Thực chất đây là lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành kể cả bảo tồn thiên nhiên, xây dựng, kiến trúc, phát triển cơ sở hạ tầng…
Về mặt không gian, mỗi khu dự trữ sinh quyển phải qui hoạch thành ba vùng rõ rệt: vùng lõi, vùng
đệm và vùng chuyển tiếp. Mỗi khu dự trữ sinh quyển có thể có một hoặc nhiều vùng lõi, đó là các
khu vực dành riêng cho bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động giám sát, nghiên cứu, giáo dục tác
động tối thiểu tới các hệ sinh thái. Các vùng đệm thường bao quanh vùng lõi, phát triển kinh tế trên
cơ sở bền vững sinh thái như du lịch môi trường, giáo dục môi trường, vùng chuyển tiếp phía ngoài
cùng thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, nông nghiệp bền vững, nơi gặp gỡ và cùng làm việc
của các nhà khoa học, cán bộ quản lý, các thành phần kinh doanh, hoạt động văn hoá...nhằm quản
lý và phát triển bền vững nguồn lợi. Mặc dù được cấu trúc theo vòng đồng tâm nhưng kích thước và

bố cục rất mềm dẻo và đa dạng tuỳ thuộc vào tình hình địa phương. Đó chính là điểm cốt lõi của
khái niệm khu dự trữ sinh quyển (UNESCO. 1996; UNESCO. 1994 và Bioret F. C. Cibien. J.C Genot. J.
Lecomte. 1998)
Thực ra, qui hoạch cảnh quan có lịch sử lâu đời ở châu Âu từ thế kỷ 19 với việc nghiên cứu và thiết
kế phát triển không gian, kế hoạch hoá sử dụng đất và kiến trúc đô thị, khu dân cư. Dấu ấn của việc
áp dụng qui hoạch cảnh quan còn giữ lại sau nhiều biến cố lịch sử, còn được giữ lại cho tới ngày
nay. Những làng mạc, trang trại còn được giữ nguyên vị trí sau nhiều thế kỷ, chúng rất hài hoà và
rất tôn trọng cảnh quan tự nhiên.
Trong những năm gần đây, qui hoạch cảnh quan được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là liên
quan đến sử dụng đất và mô hình hoá, dự báo sự biến đổi cảnh quan, môi trường trong tương lai.
Một lĩnh vực được các nhà nghiên cứu sinh thái cảnh quan rất quan tâm là tác động của việc chia
cắt lãnh thổ do phát triển công, nông nghiệp đến bảo tồn đa dạng sinh học. Việc chia căt lãnh thổ
do các hoạt động của con người thể hiện trên 2 yếu tố: diện tích nơi ở của sinh vật hoang dã (môi
trường tự nhiên trong cảnh quan) bị suy giảm và những mảnh còn sót lại bị cô lập. Việc nối kết các
mảnh còn sót lại như thế nào rất cần đến những nghiên cứu về sinh thái cảnh quan. Việc duy trì đa

Http://Hoianecocity.com.vn
3
Hội thảo Khoa học
“Tìm mô hình quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Hội An”
dạng sinh học (độ nhiều, vốn gen, thành phần loài..) rất cần những nghiên cứu về sinh thái cảnh
quan. Một ví dụ điển hình về giải pháp vùng hành lang Hải Hậu nằm giữa hai vùng đệm Nghĩa Hưng
(Nam Định) và Kim Sơn (Ninh Bình) của khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển đồng bằng
sông Hồng sẽ tạo điều kiện cho các loài chim di cư được bảo tồn một cách hiệu quả.
ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH
Khu dự trữ sinh quyển mang lại một tư duy mới về khoa học bảo tồn, nó không chỉ cho thấy mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên bên trong và xung quanh những khu vực đó mà còn thể hiện
cách làm sao cho hài hoà, đáp ứng những nhu cầu xã hội tiến tới một tương lai bền vững. Trong
Chiến lược Seville 1995, hai cách tiếp cận mới đã được thông qua đó là rà soát lại những bài học
kinh nghiệm trong quá khứ trong việc thực hiện những tư duy mới về khu dự trữ sinh quyển và

nhấn mạnh tính chất hài hoà của ba chức năng cơ bản của khu dự trữ sinh quyển (bảo tồn, phát
triển và cung cấp dịch vụ). Hội nghị Seville đã đề ra 10 điểm xác định phương hướng cơ bản trong
việc phát triển các khu dự trữ sinh quyển trong những năm tới (German MAB National Committee.
1996; UNESCO (Ed.). 2002.
Một số nước đã đưa các khu dự trữ sinh quyển vào hệ thống quản lý có tính luật pháp của nhà
nước, một số quốc gia khác thì chỉ quản lý vùng lõi theo theo hệ thống văn bản luật pháp áp dụng
cho các khu bảo vệ. Các khu dự trữ sinh quyển thường có diện tích lớn bao trùm lên các vườn quốc
gia. khu bảo tồn thiên nhiên. khu bảo vệ.. một số đồng thời là khu Ramsar, khu di sản thiên nhiên
thế giới...Như vậy, trong một khu dự trữ sinh quyển sẽ có rất nhiều các văn bản, pháp qui của cả
quốc gia và quốc tế và địa phương. Điều này cho thấy công việc quản lý các khu dự trữ sinh quyển
thực chất là điều phối và tận dụng tối đa các văn bản, nguồn nhân lực và tài chính hiện có tại địa
phương.
Khu dự trữ sinh quyển không phải là ‘hòn đảo’ trơ trọi giữa những tác động nhiều mặt của con
người mà đó là ‘nhà hát’ thể hiện sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, mang kiến thức của quá
khứ phục vụ cho tương lai, tạo ra những giải pháp vượt qua những tranh chấp, khủng hoảng. Khu
dự trữ sinh quyển thể hiện rất nhiều chức năng so với khu bảo vệ, khu bảo tồn thiên nhiên thông
thường. Thực chất của điều phối liên ngành và việc chia sẻ lợi cihs và trách nhiệm trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên. Những lợi ích từ khu DTSQ có thể phân tích như sau:
- Những người làm nông nghiệp, lâm nghiệm và ngư nghiệp: được hưởng lợi từ các dự án trình
diễn và đào tạo về cách thức quản lý và sử dụng đất và tài nguyên bền vững trong các khu
DTSQ.

Http://Hoianecocity.com.vn
4
Hội thảo Khoa học
“Tìm mô hình quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Hội An”
- Các nhà khoa học: Hầu hết các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và liên ngành cũng như giám
sát lâu dài về các quá trình sinh thái và đa dạng sinh học đều được triển khai trong các khu
DTSQ. Đây là ‘Phòng thí nghiệm sống trong tự nhiên’ cung cấp dữ liệu để các nhà khoa học có
thể dựa vào đó xây dựng các giả thuyết mới về các mối quan hệ giữ con người và tự nhiên cũng

như xác định xu hướng biến đổi khí hậu và môi trường trong tương lai.
- Cộng đồng địa phương (Người dân địa phương, các hiệp hội, đoàn thể và chủ trang trại .v.v.):
các lợi ích được bảo đảm như bảo vệ được nguồn lợi đất và nước, tạo cơ sở kinh tế ổn định và
phong phú hơn, bình ổn giá cả các sản phẩm địa phương, tạo công ăn việc làm, có tiếng nói
trong việc ra quyết định về sử dụng đất, giảm mâu thuẫn, có cơ hội tiếp tục duy trì các truyền
thống và lối sống có từ lâu đời, có môi trường trong sạch và lành mạnh hơn cho các cộng đồng
địa phương và con cháu của họ.
- Các cán bộ lãnh đạo và cơ quan nhà nước: Khu DTSQ cung cấp cho họ các thông tin, nâng cao
năng lực, sự ủng hộ rộng lớn của nhân dân, những mô hình thực tế về quản lý bền vững tài
nguyên thiên nhiên. Đây cũng là một công cụ để các quốc gia đáp ứng nghĩa vụ của mình trong
các công ước quốc tế như công ước về Đa dạng sinh học, Sa mạc hoá và Chương trình nghị sự
21.
- Cộng đồng thế giới: Khu DTSQ là những mô hình trên thực tế giải quyết các mâu thuẫn trong sử
dụng đất và bảo tồn đa dạng sinh học, tạo ra những cơ hội trong giáo dục, giải trí và du lịch, ý
thức đoàn kết giữa tất cả nhân dân trên toàn thế giới để quản lý bền vững Sinh quyển, trái đất
ngôi nhà chung của chúng ta.
KINH TẾ CHẤT LƯỢNG
Càng nhiều danh hiệu càng nhiều cơ hội đầu tư cho bảo tồn và phát triển: Khu Sinh quyển Shang
Kou (Trung Quốc) có những danh hiệu: Vườn quốc gia, Khu Ramsar, Khu bảo tồn biển, Khu sinh
quyển và trạm nghiên cứu khoa học.. Khu Mao Lan (sinh quyển, di sản thiên nhiên, vườn quốc gia).
Các danh hiệu này được đưa vào các kế hoạch đầu tư hàng năm mà khi so sánh với những địa
phương khác không có các danh hiệu này thì họ luôn chiếm phần thắng thế. Ở Việt Nam có các điển
hình như Cát Tiên, Xuân Thủy (Vườn quốc gia, khu sinh quyển, khu Ramsar), Cát Bà (Vườn quốc
gia, khu sinh quyển, khu bảo tồn biển). Đặc biệt, khu sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO/MAB
chọn để triển khai dự án thí điểm cho khu vực Đông Nam Á và thế giới “sử dụng khu sinh quyển
như những phòng thí nghiệm học tập cho PTBV” với sự tham gia của các cơ quan ban ngành, hiệp
hội, các thành phần kinh tế tư nhân như Tổng Công ty Thép Việt Nhật, Quĩ hỗ trợ sáng kiến PTBV
khu Sinh quyển Cát Bà dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố.

Http://Hoianecocity.com.vn

5

×