Xây dựng những công ty tầm cỡ thế giới tại các
nước mới phát triển (Phần cuối)
Sự thành công của các công ty phụ thuộc vào khả năng khai thác các lợi thế
của mình
Khi những người khổng lồ mới nổi giải quyết được các khoảng trống hành
chính và có một chiến lược kinh doanh tốt, thì chắn chắn họ sẽ đánh bại những đối thủ
cạnh tranh là các công ty đa quốc gia dựa trên lợi thế sân nhà. Các công ty địa
phương có thể sử dụng một trong ba chiến lược sau:
(Lưu ý bạn đọc: chiến lược 1 đã đăng ở phần 1)
2. Tận dụng hiểu biết để khai thác các nguồn lực địa phương
Một vài công ty tại thị trường mới nổi đã tạo ra được những lợi thế cạnh tranh
bằng cách tận dụng hiểu biết của mình về các nhân tố mang tính địa phương của thị
trường nhân lực và vốn.
Chúng ta hãy cùng xem xét các công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ như
Tata Consultancy Services, Infosys Technologies, Wipro và Satyam Computer
Services. Trong những năm gần đây, các công ty này đều đáp ứng rất tốt những yêu
cầu quốc tế về phần mềm và dịch vụ công nghệ. Điều này có được là do những công ty
trên sở hữu một đội ngũ nhân viên tài năng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh (các công
ty đa quốc gia khác). Và để có được một đội ngũ nhân viên tài năng lại phải nhờ vào
hệ thống giáo dục Ấn Độ, trong thời gian cuối đã đào tạo được nhiều kỹ sư và kỹ thuật
viên có trình độ cao. Mặt khác với lợi thế là người bản địa, các công ty Ấn Độ thuê
được nhân công với mức lương thấp hơn nhiều so với các công ty đa quốc gia. Trên
thực tế, mặc dù nhân tài rất khan hiếm ở các trung tâm lớn như Banalore và Delhi ,
nhưng họ vẫn giữ được lợi thế của mình do biết cách quyến rũ các “tài năng tỉnh lẻ”.
Một vài công ty đã tận dụng hiểu biết về nhân tố địa phương trong sản xuất để
tạo nền tảng cho việc xây dựng những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới. Inventec của Đài
Loan là một ví dụ. Đây là một trong những nhà sản xuất máy tính xách tay loại nhỏ,
máy tính cá nhân và máy chủ. Inventec tận dụng những nhà máy ở Trung Quốc để sản
xuất ra nhiều sản phẩm cung cấp cho các tập đoàn Hewlett-Packard và Toshiba. Hãng
cũng sản xuất điện thoại di động và máy nghe nhạc xách tay cho các công ty đa quốc
gia khác. Inventec đã xuất xưởng những mặt hàng với giá rất cạnh tranh do tận dụng
được chi phí sản xuất thấp, không phải mất công và vốn để đầu tư xây dựng nhà máy ở
Trung Quốc và tận dụng được cả những kỹ sư tài năng của nước này. Inventec tập hợp
những chi tiết điện tử được sản xuất từ khắp nơi trên thế giới gửi về để lắp ráp thành
những sản phẩm chất lượng với giá rẻ và thời trang, rồi bán cho các công ty đa quốc
gia. Gần đây Inventec bắt đầu bán máy tính tại Đài Loan và Trung Quốc bằng thương
hiệu riêng của mình. Và trong tương lai không xa chắc chắn Inventec sẽ cạnh tranh với
chính những người khách hàng khổng lồ của mình.
Tương tự như vậy, Bunge, hãng sản xuất tinh dầu lớn nhất thế giới đã liên kết
với những người nông dân để cung cấp hàng trên toàn cầu. Những hiểu biết về nhu cầu
tinh dầu đã giúp cho các nhà lãnh đạo của hãng có những quyết định đúng đắn: khi nào
thì mua vào; khi nào thì bán đi và bán ở đâu; khi nào cần vận chuyển dầu đến cho
khách hàng. Bunge thuê khoảng 100 thuyền trọng tải cỡ lớn, các kho chứa hàng và
nhiều nhà máy ép dầu trên toàn thế giới, đồng thời hãng cũng luôn đặt sẵn chỗ tại các
cảng. Nhờ vào cơ sở hạ tầng này mà hãng có thể đối phó nhanh chóng trước những
yêu cầu của khách hàng và giúp hãng giải quyết các vấn đề về vận chuyển khi xảy ra
các sự cố đặc biệt như cơn bão Katrina năm 2005. Cuối cùng, công ty có doanh số 24
tỷ USD/1 năm này được tiếp sức bởi các nông dân . Hãng cung cấp phân bón và
hướng dẫn kỹ thuật, ngược lại nông dân cung cấp những loại tinh dầu tốt nhất cho
hãng. Kết quả, sản lượng bán lẻ của Bunge tăng 235% từ năm 1997 đến 2004, từ 7,4 tỷ
USD lên 25,1 tỷ USD. Lãi ròng của Bunge tăng 425% cùng kỳ, từ 83 triệu USD lên
469 triệu USD.
Để phát triển, những người khổng lồ mới nổi xân nhập thị trường quốc tế theo
ba bước. Thứ nhất, họ tìm kiếm khách hàng tại những thị trường phát triển cho những
sản phẩm/dịch vụ được sản xuất trong nước. Thứ hai, khi việc sản xuất trong nước
không thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng và chi phí trở nên đắt đỏ, những
doanh nghiệp này sẽ tìm kiếm nguồn tài nguyên tương tự tại các nước đang phát triển
khác. Cuối cùng, khi những công ty này đã có vị trí vững chắc, họ bán thương hiệu
(đặt hàng ở các nước mới phát triển khác theo yêu cầu của mình và dán thương hiệu
của hãng để xuất khẩu ra thế giới) hoặc cung cấp các giải pháp cho các doanh nghiệp ở
các nước mới phát triển khác. Đây chính xác là điều mà các nhà lãnh đạo của các công
ty công nghệ Ấn Độ đang làm. Sau khi được trở thành nhà cung cấp dịch vụ IT tại Bắc
Mỹ, họ nhanh chóng chuyển sang thị trường Mỹ Latin và Châu Á. Thông qua việc đặt
các cơ sở sản xuất tại các nước đang phát triển như Trung Quốc và Nga, các công ty
Ấn Độ đã tận dụng nguồn tài nguyên nhân lực của hai nước này. Họ cũng mua lại
những hãng tư vấn nhỏ của Mỹ và Châu Âu, nhờ vậy củng cố khả năng phát triển các
giải pháp cuối cùng cho khách hàng.
3. Coi các khoảng trống hành chính như những cơ hội kinh doanh
Cách thứ ba để xây dựng nên những công ty lớn tại thị trường mới nổi là lấp
đầy khoảng trống hành chính. Chỉ chính phủ mới có thể đặt ra hệ thống hành chính
nhưng các công ty địa phương thường biết cách nắm lấy hệ thống hành chính trung
gian và tận dụng nó nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Hệ thống hành chính trung gian bao gồm: các các nhà xuất bản, các tòa báo
khuyến khích dòng chảy thông tin trong thị trường; các hãng tài chính, văn phòng đại
diện có thể giúp cung cấp dữ liệu và chứng nhận chất lượng nhằm gia tăng sự tín
nhiệm của các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ; một vài tổ chức khác thì phân tích
thông tin và đưa ra các khuyến cáo cho người bán và người mua như văn phòng tư
vấn, công ty tư vấn sản phẩm hay những hiệp hội hoặc các trường đại học và trung học
chuyên ngành.... Những hiệp hội - các nhà đầu tư, các hãng tư nhân, và các ngân hàng
đối với thị trường tài chính, những nhà phân phối sản phẩm/dịch vụ đối với tất cả các
thị trường, và rộng ra là các trường đại học trong thị trường nhân sự - sẽ giúp người
mua và người bán tìm ra điểm chung. Sàn chứng khoán, các trang web online hoạt
động như một diễn đàn nơi có thể diễn ra các giao dịch.
Các công ty đa quốc gia có những lợi thế rõ ràng trong ngành kinh doanh dịch
vụ vì họ mang đến sự chuyên nghiệp, tín nhiệm và kinh nghiệm. Tuy nhiên, các công
ty thuộc thị trường mới nổi có thể cạnh tranh với họ vì ba nguyên nhân. Thứ nhất, họ
có sự tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Thứ hai, họ tận dụng được lợi thế của các
tổ chức trung gian để thu thập thông tin chuyên ngành. Thứ ba, chính phủ nước sở tại
bao giờ cũng coi một vài tổ chức như truyền thông, ngân hàng và dịch vụ tài chính là
những thành phần kinh tế quan trọng của quốc gia, vì vậy họ thường ngăn cản các
công ty đa quốc gia thâm nhập quá sâu vào các tổ chức này hoặc ra lệnh cho các tổ
chức chính phủ hợp tác với các công ty địa phương.
Các thị trường tài nguyên có thể bị chia thành bốn phần như chúng ta đã đưa ra
ở đầu bài viết - một “global” và ba “local”. Các công ty đa quốc gia được tổ chức phù
hợp với việc phục vụ thị trường “global”, nhưng các công ty địa phương lại phục vụ
tốt hơn ở các phần còn lại. Ví dụ, ngân hàng đa quốc gia phục vụ tốt những khách
hàng lớn tại những thị trường mới nổi vì nó định giá trung thực khả năng của những
công ty này. Ngoài ra, những công ty nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ tài chính
chất lượng cao, được kiểm toán bởi các hãng kiểm toán toàn cầu và nếu họ có phát
hành cổ phiếu tại nước ngoài, thì đều theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, định giá tài
khoản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với họ lại là một việc khó khăn. Các công
ty đa quốc gia có rất ít dữ liệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn các ngân hàng
trong nước với hiểu biết của mình về các doanh nghiệp và biết cách thu thập các
nguồn thông tin không chính thức, thì lại có thể làm tốt điều này. Ví dụ, tại Thổ Nhĩ
Kỳ, các ngân hàng như Garanti Bank Turkey và Akbank có thể phục vụ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tốt hơn các ngân hàng đa quốc gia.
Hay lấy ví dụ từ Old Mutual, một công ty bảo hiểm Nam Phi đã nhận ra nước
mình thiếu các quỹ chung và các dịch vụ đầu tư dài hạn khác. Hãng đã đưa ra các
chính sách bảo hiểm dành cho người nghèo tương tự như một tài khoản tiết kiệm.
Bằng cách quảng bá chính sách này đến hàng triệu người dân Nam Phi, công ty đã trở
thành hãng dịch vụ tài chính lớn. Khi nền kinh tế Nam Phi hội nhập thế giới vào đầu
những năm 90 của thế kỷ trước, Old Mutual chuyển thị trường sang các nước Châu Phi
khác như Botswana, Kenya, Malawi, Namibia và Zimbabwe, giờ đây hãng đã niêm yết
trên thị trường chứng khoán London (Anh) và Johannesburg (Đức).
Một ví dụ khác, Agora là một trong những công ty truyền thông thành công
nhất Ba Lan. Công ty là chủ của tờ báo phát hành rộng rãi nhất nước này - Gazeta
Wyborcza và chiếm 62% thị phần quảng cáo. Tờ báo này được thành lập vào tháng
04/1989 với mục đích tuyên truyền chính sách đoàn kết dân tộc, nhưng sau chiến
thắng của Đảng Đoàn Kết trong cuộc bầu cử vào tháng 06/1989, những người lập ra
Agora đã biến công ty này thành một tổ chức độc lập. Agora lấp đầy các khoảng trống
thông tin tại Ba Lan không chỉ bằng cách cung cấp các tin tức mà còn trở thành một
phương tiện quảng cáo. Công ty đã niêm yết chứng khoán trên thị trường Warsaw và
London nhằm tăng vốn để phục vụ phát triển. Vào năm 1993, Agora đã bán 20% cổ
phần cho Cox Enterprises, một hãng truyền thông của Mỹ nhờ đó hãng đã nhận được
sự trợ giúp chuyên môn và vốn từ Cox.
Hãng vận tải Emerge của Trung Quốc là một công ty khác đã tận dụng được
khoảng trống hành chính tại nước mình để thu lợi nhuận. Mặc dù, tại Trung Quốc có
rất nhiều đường cao tốc tám làn xe nhưng việc vận chuyển hàng hóa không hề dễ dàng
vì hệ thống vận chuyển kém phát triển. Không một hãng xe tải nào hoạt động xuyên
quốc gia. Thêm vào đó, từng địa phương lại quản lý riêng đường hàng không, đường
sắt, đường bộ và đường thủy vì thế hãng vận tải phải chịu cùng một lúc nhiều thứ thuế.
Những nhân tố này khiến cho chi phí vận tải tăng lên và ngăn cản việc phân phối sản
phẩm.
Hãng vận tải Emerge, một trong số không nhiều nhà cung cấp vận tải đã giúp
các công ty đa quốc gia bán sản phẩm tại mọi vùng của đất nước nhờ vào hiểu biết của
mình về hệ thống giao thông không liền mạch cũng như các trở ngại do tệ quan liêu
gây ra. Khởi đầu từ một kho hàng cách thành phố Thượng Hải một giờ đi xe, hãng vận
tải Emerge phục vụ các công ty nước ngoài thông qua quá trình giao hàng - từ việc
điền vào các đơn nhập khẩu trước khi hàng về đến cảng cho đến việc thu các hóa đơn