Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Tìm hiểu thêm về hen suyễn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.59 KB, 11 trang )

Tìm hiểu thêm về hen suyễn


Triệu chứng của hen suyễn. Trình bày những vấn đề mà người bị
hen suyễn hay gặp phải
.


Tôi có bị hen suyễn hay không? Gồm bộ câu hỏi, trả lời theo kiểu
“có, không”. Cần nhớ rằng, chỉ có bác sĩ mới xác định bạn có bị bệnh suyễn hay
không.



Hỏi & Đáp. Giúp bạn giải tỏa thắc mắc những câu hỏi về hen
suyễn.



Triệu chứng của hen suyễn
Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít
nghe được khi thở? Căng lồng ngực? Đa số những người bị hen suyễn có một hay
nhiều hơn những triệu chứng sau:

Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ
dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.

Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu
nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc
biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là
viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh


nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặc.

Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.
Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị không
đúng bệnh hen suyễn của bạn, hoặc khi bạn tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen
suyễn của bạn. Hai yếu tố xảy ra trong đường dẫn khí của bạn để gây ra cơn hen suyễn
là:

Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay
thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có
thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.

Viêm đường dẫn khí Nếu bị bệnh suyễn đường dẫn khí ở phổi
luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen
suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm
lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một
số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc,
và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù
bạn đang ở nơi đầy không khí.
Điểm cốt yếu của hen suyễn là đây: ngay cả khi bạn không để ý đến nó, viêm
đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bạn. Đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn đang
có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức
quan trọng là tại sao bạn phải điều trị hen suyễn mỗi ngày – ngay cả khi bạn cảm thấy
khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị,
hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính.




Tôi có bị hen suyễn hay không?
Hen suyễn là một bệnh thường gặp – có hơn 300 triệu người trên toàn thế giới
mắc bệnh hen suyễn, trong đó có hơn 30% là trẻ em. Nếu không được điều trị thích
hợp, người bị hen suyễn có thể phải nghỉ làm, giới hạn vận động hoặc thậm chí phải
điều trị cấp cứu hay nhập viện. May mắn thay, phát hiện và điều trị sớm hen suyễn có
thể giúp người bị hen suyễn có được một cuộc sống trọng vẹn, một cuộc sống năng
động.
Dưới đây là một số câu hỏi mà có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn đánh giá bạn
có bị hen suyễn hay không? Nhớ rằng: chỉ có bác sĩ của bạn mới có thể xác định bạn
có bị hen suyễn hay không? Trong những câu hỏi này, một khi là bạn trả lời là “có”,
hãy in trang này và mang đến nói chuyện với bác sĩ của bạn.
1. Khi vận động, bạn có bị ho hay khó thở không?
2. Bạn có nghe thấy tiếng khò khè – cò cữ trong ngực bạn không?
3. Bạn có bị ho hay khó thở khi trời rất nóng hay rất lạnh không?
4. Bạn có bị ho hay khó thở hay không khi tiếp xúc với vật nuôi,
bụi, khói thuốc lá hay các chất kích ứng khác?
5. Khi ngủ, bạn có phải thức dậy do khó thở hay ho hay không?
6.
Hỏi & Đáp
Câu 11:
Hỏi:
Con trai tôi năm nay 14 tuổi, cháu cao 1.45m và nặng 68 kg. Gần một năm nay
tôi cố gắng cho cháu ăn kiêng nhưng vẫn không giảm cân. Hơn nửa năm nay cháu hay
bị ho, khó thở đặc biệt là ban đêm, tối ngủ tôi nghe cháu thở cò cữ như tiếng mèo rên.
Xin hỏi bác sĩ là con tôi có bị béo phì hay không? Khó thở của cháu là do mập phì (tôi
thấy người lớn bụng phệ thường thở rất nặng nhọc) hay do hen suyễn? Xin cảm ơn bác
sĩ.
Đáp:
Theo bạn mô tả thì


Nếu tính BMI dựa theo cân nặng và chiều cao thì BMI của con
bạn là 32,3. Nghĩa là đã … dư tiêu chuẩn bị béo phì rồi. (
cách tính BMI theo
cân nặng & chiều cao)

Nếu tính BMI theo tuổi thì con của bạn … đã bị thừa cân. (cách
tính BMI theo tuổi)
Như vậy, rõ ràng rằng vấn đề cân nặng của con bạn là … không thể xem thường
rồi nhé. Giảm cân cần phải thực hiện cả vấn đề ăn & uống (nhiều bà mẹ chỉ cho con
kiêng ăn, nhưng lại cho uống nước ngọt thoải mái) và tập luyện về thể lực. Bạn nên
đưa con bạn đến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn nhé. Đúng như bạn biết, người
béo phì thường khó khăn để thở. Tuy nhiên, theo bạn kể thì rất có thể … con bạn bị
suyễn. Và những người bị béo phì cũng dễ có kèm theo bệnh suyễn. Một số nghiên
cứu đã cho thấy có một sự liên quan mật thiết giữa hen suyễn và chỉ số khối của cơ thể
cao (BMI cao – bạn tạm hiểu BMI cao là béo phì – dù chưa thật chính xác), người bị
béo phì thì dễ bị hen suyễn và ngược lại. Điều này đang được cố gắng chứng minh
bằng có một bộ gen chung ảnh hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Bạn nên đưa con
bạn đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây con bạn sẽ được khám & hỏi bệnh, chụp
Xquang phổi, đo chức năng hô hấp. Tổng hợp 3 yếu tố này, bác sĩ sẽ có câu trả lời cho
bạn.
Chúc bạn vui khỏe.
Câu 10
Hỏi: Tôi bị ho, khò khè về đêm đã nhiều năm nay dù không điều trị gì vẫn hết.
Tuy nhiên, năm nay tôi bị ho, khò khè nhiều và nửa đêm phải thức giấc vì khó thở. Tôi
đã đến khám ở Bệnh Viện M, được chẩn đoán là suyễn. Dùng thuốc tại đây một tuần
tôi thấy rất khỏe. Tuần rồi, tôi bị cảm, có đi khám bác sĩ gần nhà. Tôi có trình đơn
thuốc mà Bệnh Viện M kê cho tôi. Bác sĩ bảo tôi không nên dùng thuốc Prednisone, vì
đây là thuốc giống Dexa, giống hạt dưa, dùng nguy hiểm, dễ bị lủng bao tử, gãy
xương, … (Prednisone mà Bác sĩ ở BV M cho tôi dùng là Prednisone 5mg 1 viên x 2
lần/ngày). Tôi hoang mang, không biết tin ai? Uống thuốc tôi thấy khỏe: hết ho, hết

khò khè, hết khó thở, nhưng tôi rất sợ lủng bao tử, gãy xương.
(hungnv…@yahoo.com) Đáp: Bạn Hùng thân mến,
Theo như bạn kể thì Bệnh Viện M đã chẩn đoán đúng bệnh của bạn rồi. Thuốc
mà Bệnh Viện M đã cho bạn dùng (dù bạn không kể đầy đủ) là đúng với minh chứng
thuyết phục là bạn đã hết ho, hết khò khè, hết khó thở. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo
hiện hành của các tổ chức có uy tín về hen suyễn thì liều lượng Prednisone mà Bệnh
Viện M cho bạn dùng là quá thận trọng. Liều cho phép là 0,5 – 1 mg/kg/ngày (nghĩa là
nếu bạn nặng 50 kg thì bạn phải dùng 25 mg – 50 mg/ngày, tương đương với 5 – 10
viên Prednisone 5mg, uống một lần sau khi ăn sáng) và uống trong 7 – 10 ngày. Việc
sử dụng theo hướng dẫn trên đây là an toàn với đa số người. Tuy nhiên, việc dùng
thuốc là do bác sĩ cân nhắc về những vấn đề liên quan như chú ý, thận trọng, chống chỉ
định, …(bạn không được tự mua thuốc để uống khi không có chỉ định của bác sĩ). Khi
ấy, bạn hãy yên tâm về lủng bao tử, loãng xương, …
Hãy đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh bạn ạ.
Chúc bạn khỏe.
Câu 9

×