Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Viêm tai giữa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.48 KB, 6 trang )

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là gì ?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm ở tai giữa. Có thể cấp tính hay mạn tính
Viêm tai giữa cấp thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn. Viêm tai
giữa cấp điển hình là sự ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo những dấu hiệu hay triệu
chứng của nhiễm trùng tai; màng nhĩ phình ra kèm theo đau, hay thủng màng nhĩ,
thường chảy ra mủ.
Viêm tai giữa mạn là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là
nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, và có thể liên tục chảy
dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa cấp như thế nào ?
Viêm tai giữa cấp là chẩn đoán thường gặp nhất ở trẻ bị bệnh. Nhóm tuổi dễ
mắc nhất là trẻ nhỏ, trẻ nhỏ hơn 27 tháng và tuổi mầm non. Hầu như mọi trẻ con đều
có ít nhất một lần bị viêm tai giữa cấp trước 6 tuổi.
Tại sao trẻ nhỏ có khuynh hướng nhiễm trùng tai ?
Ở trẻ nhỏ thì vòi eustachian ngắn và nằm ngang hơn so với trẻ lớn và người
trưởng thành. Đây là lối vào thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn vào tai giữa gây
nhiễm trùng và dẫn đến viêm tai giữa.
Tại sao trẻ nhỏ có khuynh hướng nhiễm trùng tai ?
Ở trẻ nhỏ thì vòi eustachian ngắn và nằm ngang hơn so với trẻ lớn và người
trưởng thành. Đây là lối vào thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn vào tai giữa gây
nhiễm trùng và dẫn đến viêm tai giữa.
Vòi eustachian thay đổi như thế nào khi trẻ lớn lên ?
Lúc mới sinh, vòi eustachian dài khoảng 17-18mm và nằm ngang. Đến tuổi
trưởng thành vòi dài gấp đôi và dốc 45 độ vì vậy lỗ vòi phía mũi hầu thấp hơn lỗ vòi
phía màng nhĩ.
Ở lứa tuổi nhi đồng vòi eustachian ngắn và nằm ngang nên bảo vệ tai giữa rất
kém, làm giảm dẫn lưu dịch từ tai giữa làm cho trẻ có khuynh hướng nhiễm trùng tai
giữa. Khi lớn lên vòi dài và dốc hơn thì việc bảo vệ tai giữa hiệu quả hơn.
Vòi eustachian ở người trưởng thành được mở bởi hai cơ ( cơ căng khẩu cái và


cơ nâng khẩu cái ). Đặc điểm giải phẩu ở trẻ con chỉ cho phép một trong hai cơ hoạt
động.
Tại sao trẻ bị sứt môi có khuynh hướng bị nhiễm trùng tai ?
Nhiễm trùng tai là vấn đề đặc biệt ở những trẻ bị sứt môi bởi vì cơ căng khẩu
cái hoạt động kém, cơ duy nhất có thể mở vòi eustachian ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, trẻ bị sứt
môi phải chịu đựng tình trạng này cho đến khi cơ thứ hai hoạt động (cơ nâng khẩu cái)
thì vòi eustachian mở được và bắt đầu hoạt động.
Những vi khuẩn nào gây viêm tai giữa ?
Vi khuẩn và vi rút đều gây viêm tai giữa. Vi khuẩn như Streptococcus
pneumoniae (pneumococcus) và Hemophilus influenzae (H.flu) chiếm khoảng 35%
trường hợp viêm tai giữa cấp tính. Vi rút chiếm 15%. Trẻ nhỏ hơn 6 tuần tuổi có
khuynh hướng bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
Liên quan giữa trẻ bú bình và viêm tai giữa ?
Trẻ bú bình có nguy cơ bị viêm tai giữa, do chức năng vòi eustachian chưa phát
triển đầy đủ nên rất dễ dẫn đến viêm tai giữa. Tư thế trẻ nằm khi bú mẹ tốt hơn tư thế
nằm khi bú bình. Nếu trẻ cần phải bú thêm sữa bình, tốt nhất là bế trẻ trong khi bú (
giống như tư thế bú mẹ) hơn là cho trẻ nằm ngữa bú.
Lý tưởng nhất, trẻ không nên bú bình khi ngủ ( ngoài tăng cơ hội bị viêm tai
giữa cấp, còn làm tăng nguy cơ sâu răng nếu trẻ đi vào giấc ngủ với đầy sữa trong
miệng).
Những yếu tố nguy cơ của viêm tai giữa cấp là gì?
Nhiễm trùng đường hô hấp trên làm tăng nguy cơ viêm tai giữa cấp. Theo dõi
nhóm trẻ (ở trung tâm chăm sóc nhi khoa) kết quả là thường do lạnh, bệnh đau tai.
Không khí có chất kích thích như khói thuốc lá cũng làm gia tăng viêm tai giữa. Trẻ
em bị sứt môi hay hội chứng Down dễ mắc các bệnh ở tai.
Trẻ em đã bị viêm tai giữa cấp trước 6 tháng tuổi có khuynh hướng dễ nhiễm
trùng tai hơn sau lần đó.
Triệu chứng viêm tai giữa cấp là gì ?
Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa có thể có triệu chứng kích thích, ù tai, hay có vấn đề về
bú sữa và giấc ngủ. Trẻ lớn hơn có thể phàn nàn đau và cảm giác đầy tai. Sốt có thể có

ở bất kì tuổi nào. Những triệu chứng này thường phối hợp với nhiễm trùng đường hô
hấp trên như chảy nước mũi hay nghẹt mũi hay ho.
Sự hình thành mủ trong tai giữa gây đau, làm ẩm ảnh hưởng rung động màng
nhĩ ( vì vậy thường mất đi thính giác tạm thời ).
Nhiễm trùng tai nặng có thể làm thủng màng nhĩ. Mủ từ tai giữa chảy vào ống
tai. Lỗ thủng màng nhĩ thường chữa khỏi bằng điều trị nội khoa.
Điều trị viêm tai giữa cấp như thế nào ?
Điều trị viêm tai giữa cấp là dùng kháng sinh từ 7-10 ngày. Khoảng 10% trẻ em
không đáp ứng với kháng sinh trong 48 giờ đầu. Thậm chí, sau khi dùng kháng sinh,
40% trẻ em có một ít dịch trong tai giữa, đây có thể là nguyên nhân gây mất thính giác
tạm thời kéo dài từ 3-6 tuần.
Ở hầu hết trẻ em, dịch này có thể biến mất nhanh.
Trẻ em có những đợt viêm tai giữa tái phát, có thể cần phải đặt một ống trong
tai ( thủ thuật chọc thủng màng nhĩ ) cho phép dẫn lưu dịch ra ngoài.
Nếu đứa bé có màng nhĩ phình ra và đau quá nhiều. Có thể rạch màng nhĩ để
dẫn lưu mủ ra ngoài . Sau đó màng nhĩ thường lành trong 1 tuần.
Viêm tai giữa vô trùng là gì ?
Viêm tai giữa vô trùng là tình trạng viêm ở tai giữa nhưng không có nhiễm
trùng. Điển hình, do vòi eustachian chưa phát triển đầy đủ chức năng và không thể
thông khí tai giữa như bình hường. Do dịch tiết ứ đọng trong tai giữa dẫn tới hậu quả
trẻ mất linh hoạt và chậm hiểu cùng với sự giảm thính giác.
Trẻ bị viêm tai giữa cấp có những giới hạn nào ?
Viêm tai giữa cấp không phải là bệnh truyền nhiễm. Trẻ bị viêm tai giữa có thể
du lịch bằng máy bay, nếu vòi eustachian không hoạt động tốt, sự thay đổi áp lực khi

×