Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Viêm xoang pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.1 KB, 9 trang )

Viêm xoang

Viêm xoang là gì ?
Viêm xoang, sự viêm các xoang cạnh mũi, là một trong những bệnh thường gây
đau khổ trong cuộc sống sinh hoạt bệnh nhân. Mỗi năm ước lượng nhiễm trùng hô hấp
trên cỡ 3 -4 % ở người lớn trong đó viêm xoang chiếm khoảng 1%.
Ngoài viêm xoang phối hợp với nhiễm siêu vi đường hô hấp, phần nhiều viêm
xoang là kết quả của dị ứng mùa hay viêm mũi dị ứng. Những kích thích đường mũi có
thể dẫn đến viêm xoang gồm việc sử dụng hoặc lạm dụng quá mức thuốc xịt mũi và
những chất không phù hợp khi nghẹt mũi.
Các xoang cạnh mũi là gì ?
Các xoang cạnh mũi là các khoang lấp đầy không khí với phần đặc là các
xương của hộp sọ, các khoang này làm giảm trọng lượng hộp sọ, phần không khí trong
khoang chủ yếu là ở 4 cặp khoang hai bên. Hai xoang trán ở ngay phía sau trán, hai
xoang lớn nhất ở phía sau hai má.
Hai xoang bướm và hai xoang sàng nằm ở sâu hơn phía sau mắt và hai xoang
lớn nhất. Các xoang được lót bởi các tế bào tiết nhầy. Không khí vào xoang xuyên qua
lỗ xương nhỏ thông với đường mũi, gọi là lỗ. Nếu những lỗ này bị tắc, không khí
không thể vào xoang được và đồng thời chất nhày do tế bào lót xoang tiết không thể
thải ra ngoài.
Nguyên nhân gây viêm xoang ?
Bất kì nguyên nhân nào cản trở luồng không khí vào xoang và sự dẫn lưu chất
tiết ra khỏi xoang đều có thể gây viêm xoang. Các lỗ xoang có thể bị tắc nghẽn do
những nguyên nhân nào làm sưng phù mô tuyến của lỗ hoặc mô kề cận đường mũi, ví
dụ như lạnh, dị ứng, chất gây kích thích mô (thuốc xịt mũi, chất than, khói thuốc lá).
Các xoang có thể bị tắc nghẽn do u bướu ở gần lỗ xoang. Sự dẫn lưu chất nhày
từ xoang kém có thể do chất nhày tiết ra đặc hơn, giảm lượng nước trong chất nhày do
bệnh lý (xơ hoá nang), do thuốc, và giảm độ ẩm không khí.
Những tế bào tiết dịch có những sợi nhỏ giống như tóc, gọi là lông mao, di
chuyển về phía trước giúp đẩy chất nhầy ra khỏi xoang. Những lông mao có thể bị tổn
thương do nhiều kích thích, đặc biệt là khói, cản trở việc dẫn lưu chất nhầy ra khỏi


xoang. Ứ đọng chất nhày tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vài loại nấm phát
triển trong các xoang.
Phân loại viêm xoang
Viêm xoang được phân loại ít nhất theo hai cách, thường nhất theo thời gian
tiến triển của bệnh ( cấp, bán cấp, mạn), và theo tình trạng viêm ( nhiễm trùng, không
nhiễm trùng). Viêm xoang cấp thường định nghĩa kéo dài ít hơn 3 ngày; viêm xoang
bán cấp kéo dài hơn một tháng nhưng ít hơn 3 tháng; và viêm xoang mạn kéo dài hơn
3 tháng.
Viêm xoang do nhiễm trùng, nguyên nhân thường do vi khuẩn phát triển, trong
khi viêm xoang không nhiễm trùng nguyên nhân thường do các yếu tố kích thích (điều
kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng
hay nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn thường là kết quả của việc
điều trị viêm mũi cấp không triệt để.
Triệu chứng của viêm xoang cấp ?
Triệu chứng thường gặp viêm xoang là đau đầu, tăng nhạy cảm vùng mặt hay
đau, và sốt. Tuy nhiên, 25% bệnh nhân có sốt trong viêm xoang cấp.
Những triệu chứng khác như chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu, cảm giác nghẹt
mũi, đau họng, và ho.
Vài người có tăng nhạy cảm hay đau đầu khi họ nghiêng về phía trước. Trong
viêm xoang dị ứng có thể kèm những triệu chứng dị ứng ngứa mắt và nhảy mũi.
Chẩn đoán viêm xoang ?

Viêm xoang thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám bệnh bởi bác sĩ.
Bởi vì X- quang thô có thể nhầm lẫn trong khi đó CT hay MRI thì nhạy cảm hơn trong
chẩn đoán viêm xoang nhưng đắt, đa số viêm xoang được chẩn đoán và điều trị ban
đầu dựa trên dấu hiệu lâm sàng.
Những dấu hiệu lâm sàng có thể là đỏ và sưng phù đường mũi, chất nhày mủ từ
đường mũi, tăng cảm giác đau khi ấn lên má hay trán (ứng vị trí các xoang), sưng
quanh mắt và má. Nếu điều trị viêm xoang bước đầu thất bại thì nên chụp cắt
lớp(CT,MRI).

Nội soi mũi cho phép quan sát trực tiếp đường mũi, với ống soi mềm nhỏ được
làm bằng sợi quang học(với một sợi quang mềm nhỏ), có thể nhìn trực tiếp lỗ xoang
và kiểm tra sự tắc nghẽn, sưng nề, u bướu. Ðôi khi cần thực hiện hút xoang để xác
định chẩn đoán viêm xoang, và cấy dịch nhiễm trùng trong xoang để xác định vi khuẩn
nào gây ra nhiễm trùng xoang. Cấy dịch đường mũi hiếm khi xác định được vi khuẩn
hay nấm gây nhiễm trùng xoang.
Điều trị viêm xoang như thế nào?
Viêm xoang cấp thường được điều trị bằng kháng sinh nhằm mục đích điều trị
loại vi khuẩn thường gặp nhất đã biết gây viêm xoang, có thể điều trị như vậy mà
không cần hút dịch xoang để thử vi trùng.
Năm loại vi trùng thường gây viêm xoang là : Streptococcus pneumoniae,
Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus và
Streptococcus pyogenes .Kháng sinh có hiệu quả trong điều trị viêm xoang là những
kháng sinh có khả năng tiêu diệt những loại vi trùng này, Amoxicilline có thể được
chọn lựa đầu tiên cho những trường hợp viêm xoang cấp không biến chứng.
Ở những bệnh nhân dị ứng với pénicilline các kháng sinh như : cefaclor
(Ceclor), loracarbef (Lorabid), clarithromycin (Biaxin), azithromycin (Zithromax),
trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim có thể được chọn lựa đầu tiên.
Nếu viêm xoang không cải thiện sau 5 ngày điều trị bằng amoxicilline, bệnh
nhân có thể được dùng một loại kháng sinh khác cùng họ như Augmentin. Thông
thường, cần phải điều trị liên tục tối thiểu 10-14 ngày. Tuy nhiên, hiếm khi điều trị
viêm xoang kéo dài tới 14-21 ngày.
Điều trị sung huyết mũi bằng pseudoephedrine, tiêu nhày (guaifenesin ) dùng
bằng đường uống có thể hỗ trợ trong việc dẫn lưu dịch xoang, thường người ta tránh
dùng thuốc kháng histamine trừ khi viêm xoang do dị ứng từ bụi nhà, lông thú hay

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×