Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng giống lúa lai Q.ưu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.84 KB, 1 trang )

CÔNG TY C.P GIỐNG CÂY TRỒNG BẮC NINH
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng giống lúa lai Q.ưu 1
1. Nguồn gốc và một số đặc điểm chủ yếu
Giống lúa lai Q. ưu 1 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty giống cây trồng thành
phố Trùng Khánh – Trung Quốc lai tạo và tuyển chọn, đưa vào trồng ở Việt Nam từ
vụ xuân 2003, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức năm 2006
(quyết định số 2878 QĐ/ BNN- TT ngày 4/10/2006). Là giống cảm ôn, thích ứng
rộng, cấy được cả 2 vụ trong năm, thích hợp trên chân vàn, vàn cao. Thời gian sinh
trưởng vụ xuân muộn 125-130, vụ mùa 105 – 110 ngày, chiều cao cây 95-105 cm.
Bông dài, nhiều hạt, dạng hạt dài, vỏ trấu màu vàng sáng, P1000 hạt: 28gam. Năng
suất trung bình 70 – 80 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt tới 90 tạ/ha. chất lượng cơm
ngon.
2. Yêu cầu kỹ thuật
* Thời vụ: Vụ xuân muộn: gieo mạ 25/01 – 5/02, nên gieo mạ thưa, có che phủ
nilon, cấy khi mạ đạt 3 – 3,5 lá.
+ Vụ hè thu và vụ mùa: Gieo theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương, cấy
khi mạ đạt 15 – 20 ngày tuổi.
* Mật độ cấy: 40 – 45 khóm/m
2
; cấy1- 2 dảnh / khóm, cấy nông tay.
* Phân bón và cách bón ( cho 1 sào Bắc bộ):
+ Số lượng: Phân chuồng 3 – 4 tạ; Supe lân 15 - 20 kg; đạm urê 8 – 9 kg; ka ly
6 – 8 kg.
+ Cách bón: Bón lót trước khi bừa cấy 100% phân chuồng + 100% Supe lân +
40% đạm.
Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm + 50% kaly, kết hợp làm cỏ
sục bùn.
Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái làm đòng (trước trỗ 15 – 18 ngày) : bón toàn
bộ lượng phân còn lại.
Lưu ý: Điều tiết nước hợp lý, phát hiện kịp thời và phòng trừ có hiệu quả các
đối tượng sâu bệnh hại.


Thóc sau khi thu hoạch không sử dụng làm giống cho vụ sau./.

×