Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG GIỐNG LÚA LAI B - T E 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.01 KB, 1 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG BẮC NINH
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG GIỐNG LÚA LAI B - T E 1
1. Nguồn gốc và một số đặc điểm chủ yếu
B - T E 1 là giống lúa lai 3 dòng do tập đoàn Bayer CropScience (Ấn độ) lai
tạo và sản xuất. Được Bộ NN & PTNT công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh
miền Bắc tháng 2 năm 2007. Thời gian sinh trưởng 120 -125 ngày, thích hợp
trong vụ mùa ( trà mùa trung) trên chân đất đã và đang cấy các giống hệ Bác ưu ở
các tỉnh miền Bắc. Bộ lá đứng, màu xanh sáng, cứng cây, chiều cao cây 105-
110cm, đẻ khoẻ, chống đổ tốt, hạt thon nhỏ, cơm mềm, thơm nhẹ. Chống chịu
bệnh bạc lá tốt hơn Bác ưu 903 và Bác ưu 253. Năng suất trung bình 60- 70
tạ/ha.
2. Kỹ thuật canh tác
* Thời vụ gieo mạ: vụ mùa gieo từ 1 – 20/6, nên gieo mạ thưa (1kg thóc giống
gieo 40 m2), cấy khi mạ đạt 18-20 ngày tuổi.
Mật độ cấy: 40 - 45 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm
* Phân bón: (tính cho 1 sào bắc bộ) Phân chuồng 300kg, supelân 15kg, đạm u
rê 8 kg, ka ly 7 kg.
Cách bón: bón lót 100% phân chuồng, 100% supelân, 40% đạm u rê.
Thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm u rê + 30% ka ly
Thúc lần 2 khi lúa phân hoá đòng: toàn bộ lượng phân còn lại
3. Lưu ý: Thường xuyên giữ một lớp nước 2-3 cm, kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu
rút nước phơi ruộng đến nẻ chân chim, sau đó tiếp tục đưa nước vào ruộng, trước
khi thu hoạch 7 ngày thì tháo cạn nước.
Phát hiện kịp thời và phòng trừ có hiệu quả các đối tượng sâu , bệnh hại nhất
là sâu đục thân cuối vụ.
Thóc sau khi thu hoạch không làm giống cho vụ sau.

×