Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Làm gì khi được mời phỏng vấn? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.81 KB, 4 trang )

Làm gì khi được mời phỏng vấn?










Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực
để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm
cuối cùng đã mang lại kết quả.Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho
buổi phỏng vấn để bạn chắc chắn giành được công việc mơ ước.




Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không
chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về
công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có
với công việc bạn muốn làm.

Trang phục
Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh
tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.
Đúng giờ
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15
phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong


nghiêm túc của bạn.Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập
trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng
vấn.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt
NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu
tự tin và không đáng tin cậy.
Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn
sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm
việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên,
người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự
nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm
với công việc.
Thể hiện tinh thần đồng đội
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng
làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng
những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm
hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví
dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục
vụ một khách hàng quan trọng.
Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần
chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc
gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.
Hãy trung thực
Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn.
Với sự phát triển của internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những
thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên
NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải

một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.

Tác phong chuyên nghiệp
Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc
phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.
Mạnh dạn đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt
câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ
ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác.
Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát
và không có khả năng làm việc hiệu quả.
Hãy nói lời cảm ơn
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười.
Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên
“theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn
NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến công việc này
và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.

×